Đề cương ôn thi môn Hóa 9

pdf 2 trang hoaithuong97 8360
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn thi môn Hóa 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfde_cuong_on_thi_mon_hoa_9.pdf

Nội dung text: Đề cương ôn thi môn Hóa 9

  1. I. Tóm tắt nội dung kiến thức trọng tâm 1. Canxi oxit CTHH: CaO Tên thường: Vôi sống Khối lượng mol: M = 56 gam/mol Thuộc loại oxit bazơ b. Tính chất vật lý Là chất rắn, màu trắng, nóng chảy ở nhiệt độ rất cao khoảng 2585oC c. Tính chất hóa học Canxi oxit mang đầy đủ tính chất hóa học của một oxit bazơ Tác dụng với nước CaO + H2O → Ca(OH)2 Tác dụng với axit CaO + 2HCl → CaCl2 + H2O Tác dụng với oxit axit CaO + CO2 → CaCO3 d. Ứng dụng Sử dụng trong công nghệ luyện kim Nguyên liệu cho công nghiệp hóa học. Khử chua đất, xử lí nước thải, sát trùng, e. Sản xuất Canxi oxit Nguyên liệu: Đá vôi Chất đốt: Than đá, củi, dầu, Phương trình hóa học: Than cháy tạo ra CO2, phản ứng tỏa nhiều nhiệt: C + O2 CO2 Nhiệt sinh ra phân hủy đá vôi thành vôi sống: CaCO3 CaO + CO2 II. Bài tập mở rộng củng cố Câu 1. Oxit bazơ nào sau đây được dùng để làm khô nhiều nhất? A. CuO B. FeO C. CaO D. ZnO Câu 2. Cho dãy các oxit sau: FeO, CaO, CuO, K2O, BaO, CaO, Li2O, Ag2O. Số chất tác dụng được vơi H2O tạo thành dung dịch bazơ? A. 1 B. 3 C. 4 D. 5 Câu 3. Cho các oxit sau: K2O, CO, SO2, CaO, CO2, Al2O3. Số cặp chất tác dụng được với nhau? A. 5 B. 3 C. 4 D. 2 Câu 4. Để làm sạch khí O2 từ hỗn hợp khí gồm SO2 và O2, có thể dùng chất nào dưới đây? A. Ca(OH)2 B. CaCl2 C. NaHSO3 D. H2SO4 Câu 5. Có thể dùng chất nào dưới đây làm khô khí O2 có lẫn hơi nước A. SO3 B. SO2 C. CuO D. P2O5 Câu 6. Dùng thuốc thử nào sau đây để phân biệt được 2 chất bột P2O5 và CaO A. H2O B. Dung dịch HCl C. Dung dịch NaCl D. CO2 Câu 7. Hòa tan hết 11,2 gam CaO vào nước thu được 400 ml dung dịch A. Nồng độ mol của dung dịch A là? A. 0,25M B. 2,5M C. 0,5M D. 5M Câu 8. Phản ứng giữa hai chất nào dưới đây không tạo thành khí lưu huỳnh đioxit? A. Na2SO3 và HCl B. Na2SO3 và Ca(OH)2 C. S và O2 (đốt S) D. FeS2 và O2 (đốt quặng pirit sắt)
  2. Câu 9. Dẫn từ từ 6,72 lít khí CO2 (ở đktc) vào 2 lít dung dịch Ca(OH)2 0,1M, sau phản ứng thu được dung dịch A. CaCO3 B. CaCO3 và Ca(HCO3)2 C. Ca(HCO3)2 D. CaCO3 và Ca(OH)2 dư Câu 10. Khi nung hoàn toàn 250 kg đá vôi (có chứa 80% CaCO3) thu được 90 kg vôi sống. Hiệu suất của quá trình nung vôi là: A. 64,29% B. 62,49% C. 80,36% D. 83,06% Câu 11. Cho Na2SO3 tác dụng với a gam dung dịch H2SO4 10%. Dẫn toàn bộ khí SO2 sinh ra vào bình đựng dung dịch Ca(OH)2 dư thu được 12 gam kết tủa CaSO3. Giá trị nhỏ nhất của a là: A. 98 B. 9,8 C. 19,6 D. 49 Câu 12. Phương pháp nào sau đây dùng để điều chế khí sunfuro trong phòng thí nghiệm? A. Đốt lưu huỳnh trong không khí B. Cho dung dịch K2SO3 tác dụng với H2SO4 đặc C. Cho tinh thể K2SO3 tác dụng với H2SO4 đặc D. Đốt cháy khí H2S trong không khí - Hướng dẫn giải bài tập Câu 7. nCaO = 0,2 mol PTHH: CaO + H2O → Ca(OH)2 nCaO = nCa(OH)2 = 0,2 mol => CM = 0,2/0,4 = 0,5M Câu 9. nCO2 = 0,3 mol nCa(OH)2 = 0,2 mol Tỉ lệ: Vậy sản phẩm sau phản ứng gồm CaCO3 và Ca(HCO3)2 Câu 10. Ta có: Khối lượng CaCO3 trong 250 kg đá vôi là: CaCO3 CaO + CO2 Theo PTHH: nung 100 kg CaCO3 thu được 56 kg CaO Theo bài ra: nung 200 kg thu được 112 kg CaO => Hiệu suất phản ứng: Câu 11. nCaSO3 = 0,1 mol Na2SO3 + H2SO4 → Na2SO4 + H2O + SO2 SO2 + Ca(OH)2 dư → CaSO3 + H2O Theo (1) và (2): nH2SO4 = nCaSO3 = 0,1 mol => mH2SO4 = 0,1.98 = 9,8 gam Khối lượng dung dịch H2SO4 cần dùng là: 9,8.100/10 = 98 gam