Đề cương ôn thi Hóa học Lớp 10 (Cánh diều)

docx 10 trang Đào Yến 11/05/2024 2191
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn thi Hóa học Lớp 10 (Cánh diều)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_cuong_on_thi_hoa_hoc_lop_10_canh_dieu.docx

Nội dung text: Đề cương ôn thi Hóa học Lớp 10 (Cánh diều)

  1. Bài 1:THÀNH PHẦN NGUYÊN TỬ 1. Bài tập trắc nghiệm Câu 1: Các hạt cấu tạo nên hạt nhân của hầu hết nguyên tử là A. electron, proton và neutron. B. electron và neutron. C. proton và neutron. D. electron và proton. Câu 2: Các hạt cấu tạo nên hầu hết các nguyên tử là A. electron, proton và neutron. B. electron và neutron. C. proton và neutron. D. electron và proton. Câu 3: Hạt mang điện trong hạt nhân nguyên tử là A. electron. B. proton. C. neutron. D. neutron và electron. Câu 4: Trong nguyên tử, loại hạt có khối lượng không đáng kể so với các hạt còn lại là A. Proton. B. Neutron. C. Electron. D. Neutron và electron. Câu 5: Nguyên tử luôn trung hoà về điện nên A. Số hạt proton = Số hạt neutron. B. Số hạt electron = Số hạt neutron. C. Số hạt electron = Số hạt proton. D. Số hạt proton = Số hạt electron = Số hạt neutron. Câu 6: Điện tích của hạt nhân do hạt nào quyết định ? A. Hạt proton. B. Hạt electron. C. Hạt neutron. D. Hạt proton và electron. Câu 7: Đây là thí nghiệm tìm ra hạt nhân nguyên tử. Hiện tượng nào chứng tỏ điều đó ? A. Chùm α truyền thẳng. B. Chùm α bị bật ngược trở lại. C. Chùm α bị lệch hướng. D. B và C đều đúng. Câu 8: Hình vẽ sau mô tả thí nghiệm một loại hạt cấu tạo nên nguyên tử. Đó là A. Thí nghiệm tìm ra electron. A. Thí nghiệm tìm ra electron. B. Thí nghiệm tìm ra neutron. C. Thí nghiệm tìm ra proton. D. Thí nghiệm tìm ra hạt nhân Câu 9: Vào năm 1897, nhà bác học nào đã phát hiện ra sự tồn tại của các hạt electron khi nghiên cứu hiện tượng phóng điện trong chân không? A. Tôm-xơn (J.J. Thomson)B. Rơ-dơ-pho (E. Rutherford) C. Chat-uých (J. Chadwick)D. Niu-tơn (Newton) Câu 10: Hạt nhân nguyên tử được tìm ra năm 1911 bằng cách cho hạt α bắn phá một lá vàng mỏng. Thí nghiệm trên được đưa ra đầu tiên do nhà bác học nào say đây? A. Mendeleep. B. Chatwick. C. Rutherfor. D. Thomson. Câu 11: Nguyên tử được cấu tạo như thế nào ? Chọn câu sai. A. Nguyên tử được cấu tạo bởi ba loại hạt cơ bản là proton, neutron và electron. B. Nguyên tử được cấu tạo bởi hạt nhân và vỏ electron. C. Nguyên tử được cấu tạo bởi các điện tử mang điện tích âm. D. Nguyên tử được cấu tạo bởi các hạt nhân mang điện tích dương và lớp vỏ e mang điện tích âm. Câu 12: Qui ước lấy amu (hay đvC) làm khối lượng nguyên tử. Một amu có khối lượng bằng A. 12 khối lượng nguyên tử C. B. 1,66.10-24g. C. 1,66.10-25kg. D. 1,66.10-25g. Câu 13: Giá trị điện tích -1 và khối lượng 0,00055 amu là của hạt nào dưới đây trong nguyên tử? A. Electron. B. Neutron. C. Proton. D. Ion. Câu 14: Trong nguyên tử, hạt mang điện là A. Electron. B. Electron và neutron. C. Proton và neuton. D. Proton và electron. Câu 15: Thành phần nào không bị lệch hướng trong trường điện? A. Tia .B. Proton. C. Nguyên tử hydrogen.D. Tia âm cực. Câu 16: Nguyên tử R có điện tích lớp vỏ nguyên tử là -41,6.10-19C. Điều khẳng định nào sau đây là không chính xác?
  2. A. Lớp vỏ nguyên tử R có 26 electron.B. Hạt nhân nguyên tử R có 26 proton. C. Hạt nhân nguyên tử R có 26 neutron. D. Nguyên tử R trung hòa về điện. Câu 17: Hạt nhân của nguyên tử nguyên tố A có 24 hạt, trong đó số hạt không mang điện là 12. Số electron trong A là A. 12.B. 24. C. 13.D. 6. Câu 18: Trong nguyên tử Al, số hạt mang điện tích dương là 13, số hạt không mang điện là 14. Số hạt electron trong Al là bao nhiêu? A. 13.B. 15. C. 27.D. 14. Câu 19: Phát biểu nào sai khi nói về neutron? A. Tồn tại trong hạt nhân nguyên tử. B. Có khối lượng bằng khối lượng proton. C. Có khối lượng lớn hơn khối lượng electron. D. Không mang điện. Câu 20: Phát biểu nào sau đây không đúng? A. Nguyên tử được cấu thành từ các hạt cơ bản là proton, neutron và electron. B. Nguyên tử có cấu trúc đặc khít, gồm vỏ nguyên tử và hạt nhân nguyên tử. C. Hạt nhân nguyên tử cấu thành từ các hạt proton và neutron. D. Vỏ nguyên tử cấu thành từ các hạt electron. Câu 21: Thông tin nào sau đây không đúng? A. Proton mang điện tích dương, nằm trong hạt nhân, khối lượng gần bằng 1 amu. B. Electron mang điện tích âm, nằm trong hạt nhân, khối lượng gần bằng 0 amu. C. Neutron không mang điện, khối lượng gần bằng 1 amu. D. Nguyên tử trung hòa điện, có kích thước lớn hơn nhiều so với hạt nhân, nhưng có khối lượng gần bằng khối lượng hạt nhân. Câu 22: Nhận định nào sau đây không đúng? A. Tất cả các hạt nhân nguyên tử đều chứa proton và neutron. B. Nguyên tử có kích thước vô cùng nhỏ và trung hòa về điện. C. Lớp vỏ nguyên tử chứa electron mang điện tích âm. D. Khối lượng nguyên tử hầy hết tập trung ở hạt nhân. Câu 23: Phát biểu nào sau đây không đúng? A. Tất cả các nguyên tử đều có proton, neutron và electron. B. Proton và electron là các hạt mang điện, neutron là hạt không mang điện. C. Electron tạo nên lớp vỏ nguyên tử. D. Số lượng proton và electron trong nguyên tử là bằng nhau. Câu 24: Cho các phát biểu sau : (a) Điện tích của proton và electron có cùng độ lớn nhưng ngược dấu (b) Có những nguyên tử không chứa neutron. (c) Một số nguyên tử không chứa proton. (d) Điện tích của proton và neutron có cùng độ lớn nhưng ngược dấu. (e) Trong nguyên tử, số hạt proton luôn bằng số hạt electron. (g) Khối lượng của proton và neutron xấp xỉ bằng nhau và lớn hơn nhiều khối lượng của electron. Số phát biểu đúng là A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 25: Để đo kích thước của hạt nhân, nguyên tử hay các hệ vi mô khác, người ta không dùng các đơn vị đo phổ biến đối với các hệ vĩ mô như cm, m, km mà thường dùng đơn vị đo nanomet (nm) hay angstron (Å). Cách đổi đơn vị đúng là A. 1nm = 10–10m. B. 1 Å =10–9m. C. 1nm =10–7cm. D. 1 Å =10nm. Câu 26: Đặc điểm của electron là A. mang điện tích dương và có khối lượng. B. có khối lượng bằng khối lượng proton. C. mang điện tích âm và có khối lượng. D. không mang điện và có khối lượng. Câu 27: Nguyên tử chứa những hạt mang điện là A. proton và 훼.B. proton và neutron.C. proton và electron.D. electron và neutron. Câu 28: Nếu phóng đại một nguyên tử vàng lên 1 tỉ (109) lần thì kích thước của nó tương đương một quả bóng rổ (có đường kính 30 cm) và kích thước của hạt nhân tương đương một hạt cát (có đường kính 0,003 cm). Cho biết kích thước nguyên tử vàng lớn hơn so với hạt nhân bao nhiêu lần. A. 1000. B. 10000. C. 3000. D. 30000. Câu 29: Khối lượng của nguyên tử magnesium là 39,8271.10-24 g. Khối lượng của magnesium theo amu là (Cho 1amu=1,66.10-24g) A. 23,978.B. 66,133.10 -51.C. 29,99.D. 23,985.10 -3. Câu 30: Chọn phát biểu đúng ? A. Khối lượng riêng của hạt nhân lớn hơn khối lượng riêng của nguyên tử. B. Bán kính nguyên tử bằng bán kính hạt nhân. C. Bán kính nguyên tử bằng tổng bán kính e, p, n. D. Trong nguyên tử, các hạt p, n, e xếp khích nhau thành một khối bền chặt. Câu 31: Phát biểu nào sau đây không đúng?
  3. A. Nguyên tử được cấu tạo từ các hạt cơ bản là p, n, B. Nguyên tử có cấu trúc đặc khít, gồm vỏ nguyên tử và hạt nhân nguyên tử. C. Hạt nhân nguyên tử cấu tạo bởi các hạt proton và hạt neutron. D. Vỏ nguyên tử được cấu tạo từ các hạt electron. Câu 32: Nguyên tử X có 26 proton trong hạt nhân. Cho các phát biểu sau về X: (1) X có 26 neutron trong hạt nhân. (2) X có 26 electron ở vỏ nguyên tử. (3) X có điện tích hạt nhân là 26+. (4) Khối lượng nguyên tử X là 26 amu. Trong các phát biểu trên, số phát biểu đúng là A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 33: Năm 1911, Rơ-đơ-pho (E. Rutherford) và các cộng sự đã dùng các hạt α bắn phá lá vàng mỏng và dùng màn huỳnh quang đặt sau lá vàng để theo dõi đường đi của các hạt α. Kết quả thí nghiệm đã rút ra các kết luận về nguyên tử như sau: (1) Nguyên tử có cấu tạo rỗng. (2) Hạt nhân nguyên tử có kích thước rất nhỏ so với kích thước nguyên tử. (3) Hạt nhân nguyên tử mang điện tích âm. (4) Xung quanh nguyên tử là các electron chuyển động tạo nên lớp vỏ nguyên tử. Số kết luận sai làA. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 34: Cho các phát biểu sau: 1 (1) Đơn vị khối lượng nguyên tử kí hiệu là u, 1u= khối lượng của một nguyên tử C đồng vị 12. 12 (2) Nguyên tử luôn trung hòa điện nên tổng số hạt electron luôn bằng tổng số hạt proton. (3) Các nguyên tử thuộc cùng một nguyên tố hóa học là đồng vị của nhau. (4) Trong nguyên tử, điện tích hạt nhân bằng số proton. (5) Nguyên tử có cấu tạo đặc khít, gồm vỏ mang điện tích âm và hạt nhân mang điện tích dương. (6) Các electron chuyển động xung quanh hạt nhân trong không gian rỗng của nguyên tử. Số phát biểu đúng là A. 5. B. 4. C. 6. D. 3. Câu 35: Cho các phát biểu sau: (1) Tất cả hạt nhân nguyên tử của các nguyên tố đều luôn có 2 loại hạt cơ bản là proton và neutron. (2) Khối lượng nguyên tử tập trung ở lớp vỏ electron. (3) Trong nguyên tử, số electron bằng số proton. (4) Trong hạt nhân nguyên tử, hạt mang điện là proton và electron. Số phát biểu sai là A. 3. B. 4. C. 1. D. 2. Câu 36 : Cho biết nguyên tử chromium có khối lượng 52 amu, bán kính nguyên tử này bằng 1,28 Å. Khối lượng riêng của nguyên tử chromium là A. 2,47 g/cm3. B. 9,89 g/cm 3. C. 5,20 g/cm3. D. 5,92 g/cm 3. Câu 37: Fluorine và hợp chất của nó được sử dụng làm chất chống sâu răng, chất cách điện, chất làm lạnh, vật liệu chống dính, Nguyên tử fluorine chứa 9 electron và có số khối là 19. Tổng số hạt proton, electron và neutron trong nguyên tử fluorine là A. 19. B. 28. C. 30. D. 32. Câu 38: Hợp kim chứa nguyên tố X nhẹ và bền, dùng chế tạo vỏ máy bay, tên lửa. Nguyên tố X còn được sử dụng trong xây dựng, ngành điện và đồ gia dụng. Nguyên tử của nguyên tố X có tổng số hạt (proton, electron, neutron) là 40. Tổng số hạt mang điện nhiều hơn tổng số hạt không mang điện là 12. Số khối của nguyên tử X là A. 22. B. 27 C. 32.D. 34. Câu 39: Nitrogen giúp bảo quản tinh trùng, phôi, máu và tế bào gốc. Biết nguyên tử nitrogen có tổng số hạt là 21. Số hạt không mang điện chiếm 33,33%. Số đơn vị điện tích hạt nhân của nguyên tử Nitrogen là A. 4.B. 5. C. 6. D. 7. Câu 40: Các hợp chất của nguyên tố X được sử dụng như là vật liệu chịu lửa trong các lò sản xuất sắt, thép, kim loại màu, thủy tinh và xi măng. Oxide của X và hợp chất khác cũng được sử dụng trong nông nghiệp, công nghiệp hóa chất và xây dựng. Nguyên tử X có tổng số hạt là 36. Số hạt không mang điện bằng một nữa hiệu số giữa tổng số hạt với số hạt mang điện tích âm. Số neutron và electron của nguyên tử X là A. 11n, 12e. B. 12n, 11e. C. 12n, 12e. D. 13e, 13n. TỰ LUẬN Câu 41:Nguyên tử sodium (natri) có 11 proton và 12 neutron. Tính khối lượng hạt nhân nguyên tử và khối lượng nguyên tử sodium ra kg. 3,85.10-26kg Câu 42:Nguyên tử aluminium (nhôm) gồm 13 proton và 14 neutron. Tính khối lượng proton, neutron, e có trong 27 g Al. Câu 43: a) Cho biết 1 g electron có bao nhiêu hạt? 1,1.1027 b) Tính khối lượng của 1 mol electron (biết hằng số Avogadro có giá trị là 6,022 × 1023). 5,5.10-4g Câu 44:Xác định khối lượng của hạt nhân nguyên tử boron (bo) chứa 5 proton, 6 neutron và khối lượng nguyên tử boron. So sánh hai kết quả tính được và nêu nhận xét. 1,84.10-23 Câu 45:Khối lượng tuyệt đối của một nguyên tử oxygen bằng 26,5595.10-27 kg. Hãy tính khối lượng nguyên tử (theo amu) và khối lượng mol nguyên tử (theo g) của nguyên tử này. 15,99 Câu 46:Hợp kim chứa nguyên tố X nhẹ và bền, dùng chế tạo vỏ máy bay, tên lửa. Nguyên tố X còn được sử dụng trong xây
  4. dựng, ngành điện và đồ gia dụng. Nguyên tử của nguyên tố X có tổng số hạt (proton, electron, neutron) là 40. Tổng số hạt mang điện nhiều hơn tổng số hạt không mang điện là 12. a) Tính số mỗi loại hạt (proton, electron, neutron) trong nguyên tử X. b) Tính số khối của nguyên tử X. Câu 47:Nitơ giúp bảo quản tinh trùng, phôi, máu và tế bào gốc. Biết nguyên tử nitơ có tổng số hạt là 21. Số hạt không mang điện chiếm 33,33%. Xác định số đơn vị điện tích hạt nhân của nitơ. Câu 48:Bán kính nguyên tử hydrogen gần bằng 0,53.10-10m, còn bán kính hạt nhân bằng 10-15m. Cho rằng cả nguyên tử và hạt nhân đều có dạng hình cầu, hãy tính thể tích của toàn nguyên tử và thể tích của hạt nhân, từ đó suy ra tỉ lệ của chúng. Câu 49:Bán kính nguyên tử và khối lượng mol nguyên tử sắt (Fe) lần lượt là 1,28 A và 56 g/mol. Tính khối lượng riêng của Fe. Biết rằng trong tinh thể, các tinh thể sắt chiếm 74% thể tích còn lại là phần rỗng. 14,302g/cm3 Câu 50:Nguyên tử kẽm (Zn) có nguyên tử khối bằng 65 amu. Thực tế hầu như toàn bộ khối lượng nguyên tử tập trung ở hạt nhân, với bán kính r = 2×10-15 m. Khối lượng riêng của hạt nhân nguyên tử kẽm là bao nhiêu tấn trên một centimet khối (tấn/cm3)? 3219903442 Câu 51:Nguyên tử sắt (Fe) ở 20°C có khối lượng riêng là 7,87 g/cm3. Với giả thiết này, tinh thể nguyên tử Fe là những hình cầu chiếm 75% thể tích tinh thể, phần còn lại là những khe rỗng giữa các quả cầu. Cho biết khối lượng nguyên tử của Fe là 55,847 amu. Tính bán kính nguyên tử gần đúng của Fe. 1,28.10-10 Câu 52: Biết khối lượng riêng của natri bằng 0,97g/cm3 và khối lượng mol của natri là 23 g/mol. Giả thiết rằng trong tinh thể natri các nguyên tử là những hình cầu với chiếm 68% thể tích tinh thể, còn lại là phần rỗng. Tính bán kính gần đúng của nguyên tử natri. 1,86.10-8cm Câu 53: Trong phân tử MX2 có tổng số hạt p,n,e bằng 164 hạt, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 52 hạt. Số khối của ngtử M lớn hơn số khối của ngtử X là 5. Tổng số hạt p,n,e trong ngtử M lớn hơn trong ngtử X là 8 hạt. Tổng số hạt p,n,e trong nguyên tử M lớn hơn trong nguyên tử X là 8 hạt. Xác định số hiệu nguyên tử của M và 40 35 viết cấu hình e của M. 20 Ca , 17 Cl Bài 3: NGUYÊN TỐ HÓA HỌC Câu 54: Nguyên tử Gold có 79 electron ở vỏ nguyên tử. Điện tích hạt nhân của nguyên tử Gold là A. + 79 B. - 79 C. -1,26.10-17C D. +1,26.10-17C Câu 55: Điều khẳng định nào sau đây sai? A. Hạt nhân nguyên tử được cấu tạo nên bởi các hạt proton, electron, neutron. B. Trong nguyên tử số hạt proton bằng số hạt electron. C. Số khối A là tổng số proton (Z) và tổng số neutron (N). D. Nguyên tử được cấu tạo nên bởi các hạt proton, electron, neutron. Câu 56: Phát biểu nào sau đây là đúng? A. Trong một nguyên tử: số electron = số proton = điện tích hạt nhân. B. Số khối là tổng số hạt proton và hạt electron. C. Số khối là khối lượng tuyệt đối của nguyên tử. D. Nguyên tử trung hòa về điện nên số electron = số proton. Câu 57 : Nhận định nào sau đây là sai ? A. Hạt nhân nguyên tử được cấu tạo nên bởi các hạt proton, electron, neutron. B. Trong nguyên tử, số hạt electron bằng số hạt proton. C. Số khối là tổng số hạt proton (Z) và số hạt neutron (N). D. Nguyên tử có cấu tạo rỗng. Câu 58: Khi nói về số khối, điều khẳng định nào sau đây luôn đúng? Trong nguyên tử, số khối: A. bằng tổng khối lượng các hạt proton và neutron. B. bằng tổng số các hạt proton và neutron. C. bằng nguyên tử khối. D. bằng tổng các hạt proton, neutron và electron. 31 Câu 59: Nguyên tử photpho 15 P có khối lượng nguyên tử gần bằng 30,98 amu. Phát biểu đúng là A. Số khối hạt nhân của photpho là 31; nguyên tử khối của photpho là 30,98 g/mol. B. Số khối hạt nhân của photpho là 31; nguyên tử khối của photpho là 30,98. C. Số khối hạt nhân của photpho là 31; nguyên tử khối của photpho là 31. D. Số khối hạt nhân của photpho là 30,98; nguyên tử khối của photpho là 30,98. 64 Câu 60: Nguyên tử Copper có kí hiệu là 29 Cu . Số hạt proton, nơtron và electron tương ứng của nguyên tử này là A. 29, 29, 29. B. 29, 29, 35. C. 29, 35, 29. D. 35, 29, 29. 27 Câu 61: Trong nguyên tử 13 Al tổng số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là A. 13 hạt. B. 14 hạt. C. 12 hạt. D. 1 hạt. Câu 62: Có 3 nguyên tử X (12 proton và 12 nơtron), Y (10 proton và 14 nơtron), Z (12 proton và 14 nơtron). Những nguyên tử nào là đồng vị của cùng 1 nguyên tố? A. X, Y. B. X, Y, Z. C. X, Z. D. Y, Z. Câu 63: Đồng vị nào sau đây không có nơtron? 2 3 1 4 A. 1H. B. 1H. C. 1H. D. 2 He.
  5. Câu 64: Số electron có trong nguyên tử chlorine (Z = 17) là A. 35. B. 18. C. 17. D. 16. Câu 65: Nguyên tử fluorine có 9 proton, 9 electron và 10 neutron. Số khối của nguyên tử fluorine là A. 9. B. 10. C. 19. D. 28. Câu 66: Nguyên tử P có Z = 15, A = 31 nên nguyên tử P có A. 15 hạt proton, 16 hạt electron, 31 hạt neutron. B. 15 hạt electron, 31 hạt neutron, 15 hạt proton. C. 15 hạt proton, 15 hạt electron, 16 hạt neutron. D. Khối lượng nguyên tử là 46 amu. 16 17 18 1 2 Câu 67: Cho O, O, O và H, H. Số phân tử H2O tạo thành là A. 6. B. 7. C. 8. D. 9. 63 65 16 17 18 Câu 68: Cho Cu, Cu và O, O, O. Số phân tử Cu2O tạo thành là A. 6. B. 12. C. 9. D. 10. 40 Câu 69: Nguyên tử calcium có kí hiệu là 20 Ca . Phát biểu sai là: A. Nguyên tử Ca có 2 electron lớp ngoài cùng. B. Số hiệu nguyên tử của Ca là 20. C. Calcium ở ô thứ 20 trong bảng tuần hoàn. D. Tổng số hạt cơ bản của Calcium là 40. Câu 70: Cho hình vẽ mô phỏng các nguyên tử với số liệu như sau: 8n 8n 9n 1 2 3 Nhận xét nào sau đây Sai? A. 1 và 2 là các đồng vị của cùng một nguyên tố hóa học. B. 1 và 3 là các đồng vị của cùng một nguyên tố hóa học. C. 1 và 2 là nguyên tử của hai nguyên tố hóa học khác nhau. D. 1 và 3 có cùng số proton trong hạt nhân. Câu 71: Có những phát biểu sau đây về các đồng vị của cùng một nguyên tố hóa học: (1) Các đồng vị có tính chất hóa học giống nhau. (2) Các đồng vị có tính chất vật lí khác nhau. (3) Các đồng vị có cùng số electron ở vỏ nguyên tử. (4) Các đồng vị có cùng số proton nhưng khác nhau về số khối. Trong các phát biểu trên, số phát biểu đúng là A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 72: Có các phát biểu sau: (1) Trong một nguyên tử luôn luôn có số proton bằng số electron và bằng số đơn vị điện tích hạt nhân. (2) Tổng số proton và số electron trong một hạt nhân được gọi là số khối. (3) Số khối A là khối lượng tuyệt đối của nguyên tử. (4) Số proton bằng số đơn vị điện tích hạt nhân. (5) Đồng vị là các nguyên tố có cùng số proton nhưng khác nhau về số neutron. Số phát biểu không đúng là A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 73: Cho 3 nguyên tố: 16 16 18 19 . Cho các phát biểu sau: 8 X, 6Y, 9 Z, 9T (1) X và Y là 2 đồng vị của nhau (2) X với Y là có cùng số khối. (3) Có ba nguyên tố hóa học. (4) Z và T thuộc cùng một nguyên tố hóa học. Số phát biểu đúng làA. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 74: Cho các phát biểu sau: (1). Đồng vị là những nguyên tử của cùng một nguyên tố, có số p bằng nhau và số n bằng nhau. (2). Các cặp nguyên tử 40 và 40 Ar , 16 và 17 O là đồng vị của nhau. 19 K 18 8 O 8 24 25 26 35 37 (3). Mg có 3 đồng vị Mg , Mg , Mg ; clo có 2 đồng vị Cl , Cl . Vậy có 9 loại phân tử MgCl2 khác tạo nên từ các đồng vị của 2 nguyên tố đó. (4). Oxygen có 3 đồng vị 16 , 17 , 18 và carbon có hai đồng vị là: 12 , 13 . Vậy có 12 loại phân tử khí carbonic được 8 O 8 O 8 O 6 C 6 C tạo thành giữa cacbon và oxi.
  6. (5). Hydrogen có 3 đồng vị 1 , 2 , 3 và oxygen có ba đồng vị 16 , 17 , 18 . Vậy có 18 phân tử H O được tạo thành 1H 1H 1H 8 O 8 O 8 O 2 từ hydrogen và oxygen. Số phát biểu đúng là A. 2. B. 3. C. 4. D. 5. Câu 75: Có những phát biểu sau đây về các đồng vị của một nguyên tố hóa học: (1) Các đồng vị có tính chất hóa học giống nhau. (2) Các đồng vị có tính chất vật lí khác nhau. (3) Các đồng vị có cùng số electron ở vỏ nguyên tử. (4) Các đồng vị có cùng số proton nhưng khác nhau về số khối. Trong các phát biểu trên, số phát biểu đúng là A. 1.B. 2. C. 3.D. 4. Câu 76: Một nguyên tử có 9 electron ở lớp vỏ, hạt nhân của nó có 10 neutron. Số hiệu nguyên tử đó là A. 9. B. 18. C. 19. D. 28. Câu 77: Một nguyên tử của một nguyên tố có tổng số hạt là 28. Vậy nguyên tử đó có số neutron là A. 10 B. 9 C. 8 D. 7 Câu 78: Nguyên tử X có số khối nhỏ hơn 36 và có tổng số các hạt là 52. Số hiệu nguyên tử của X là A. 17 B. 19 C. 11 D. 35 Câu 79: Nguyên tử của nguyên tố X có tổng số hạt là 40. Tổng số hạt mang điện nhiều hơn tổng số hạt không mang điện là 12 hạt. Nguyên tố X có số khối là A. 26 B. 27 C. 28 D. 23 Câu 80: Cho nguyên tử X có tổng số hạt là 28, trong đó số hạt không mang điện nhiều hơn số hạt mang điện dương là 1 hạt. Số electron của nguyên tử X là A. 9.B. 10C. 11.D. 14. Câu 81 : Cho nguyên tử X có tổng số hạt là 82, trong đó hạt mang điện âm ít hơn hơn số hạt không mang điện là 4 hạt. Số proton của nguyên tử X là A. 26.B. 27C. 28.D. 30. 12 13 Câu 82: Nguyên tố carbon (cacbon) có hai đồng vị bền: 6 C chiếm 98,89% và 6 Cchiếm 1,11%. Nguyên tử khối trung bình của nguyên tố carbon là A. 12,022. B. 12,011. C. 12,055. D. 12,500. Câu 83:Trong tự nhiên Ga có 2 đồng vị là 69Ga (60,1%) và 71Ga (39,9%). Khối lượng trung bình của Ga là A. 70.B. 71,20.C. 69,80.D. 70,20. 39 40 41 Câu 84:Biết rằng trong tự nhiên kali (potassium) có 3 đồng vị 19 K (93,08%); 19 K (0,012%); 19 K (6,9%). Khối lượng nguyên tử trung bình của nguyên tố Kali là A. 34,91.B. 39,14.C. 39,53.D. 34,14. Câu 85:Nguyên tử khối trung bình của bromine (brom) là 79,91. Bromine có hai đồng vị. Biết 81Br chiếm 45,5%. Số khối của đồng vị thứ 2 là A. 79.B. 80.C. 78.D. 82. Câu 86: Một nguyên tố X có 3 đồng vị A1X (79%), A2X (10%), A3X (11%). Biết tổng số khối của 3 đồng vị là 75, nguyên tử lượng trung bình của 3 đồng vị là 24,32. Mặt khác số nơtron của đồng vị A2X nhiều hơn số nơtron đồng vị A1X là 1 . A1, A2, A3 lần lượt là A. 24; 25; 26. B. 24; 25; 27. C. 23; 24; 25. D. 25; 26; 24. TỰ LUẬN Câu 87 :Viết công thức các loại phân tử nước biết rằng hydrogen và oxygen có các đồng vị sau: 1 2 3 16 17 18 1 H; 1 H; 1H vµ 8 O; 8 O; 8 O . 16 17 18 12 13 Câu 88:Oxygen có 3 đồng vị là 8 O; 8 O; 8 O . Carbon có 2 đồng vị là 6 C; 6 C . Hỏi có thể có bao nhiêu loại phân tử CO2? Viết công thức phân tử và tính khối lượng phân tử của chúng. 12 Câu 89:Trong tự nhiên hydrogen có 2 đồng vị bền là 1H, 2H ; Chlorine (clo) có 2 đồng vị bền là 35Cl , 37Cl. Viết công thức phân tử HCl và tính khối lượng phân tử của chúng. 4 Câu 90: Trong tự nhiên, đồng (copper) có hai đồng vị bền là 63Cu và 65Cu. Nguyên tử khối trung bình của đồng là 63,54. Tính số mol mỗi loại đồng vị có trong 6,354 gam đồng. 0,073 ; 0,027 Câu 91:Đồng vị phóng xạ colbat (60Co) phát ra tia γ có khả năng đâm xuyên mạnh, dùng điều trị các khối u ở sâu trong cơ 59 58 60 thể. Cobalt có ba đồng vị: 27 Co (chiếm 98%), 27 Co và 27 Co ; nguyên tử khối trung bình là 58,982. Xác định % số nguyên tử của đồng vị phóng xạ 60Co. 0,1% Câu 92:Tỉ lệ phần trăm số nguyên tử các đồng vị của lưu huỳnh được xác định theo phổ khối lượng (Hình 2.7). Tính nguyên tử khối trung bình của S. 32,0925
  7. Câu 93: Krypton là một trong những khí hiếm được ứng dụng trong chiếu sáng và nhiếp ảnh. Ánh sáng của krypton có nhiều dải phổ, do đó nó được sử dụng nhiều làm tia laser có mức năng lượng cao. Quan sát biểu thị phổ khối của krypton Tính thể tích của 1 gam krypton (đktc). Câu 94: Phổ khối, hay phổ khối lượng (MS: Mass Spectrum) chủ yếu được sử dụng đề xác định phân tử khối, nguyên từ khối của các chất và hàm lượng các đồng vị bền của một nguyên tố. Phổ khối của ion được biểu diễn như ở Hình 3.5 Trục tung biểu thị hàm lượng phần trăm về số nguyên tử của từng đồng vị, trục hoành biểu thị tỉ số của nguyên tử khối (m) của mỗi đồng vị với điện tích của các ion đồng vị tương ứng (điện tích Z của các ion đồng vị neon đều bằng +1). a) Neon có bao nhiêu đồng vị bền? 20,179 b) Tính nguyên tử khối trung bình của Neon. Câu 95:Cho một dd chứa 8,19g muối NaX tác dụng với một lượng dư dd AgNO3 thu được 20,09g kết tủa. a.Tìm NTK và gọi tên X? ĐS: X là Cl b.Nguyên tố X có 2 đv là X1 và X2 với số ngtử của X1 nhiều gấp 3 lần số nguyên tử X2.Hạt nhân X1 có ít hơn hạt nhân X2 là 2n.Tìm số khối mỗi đv? ĐS: A1 = 35; A2 =37. 37 35 Câu 96 : Trong tự nhiên, clo có hai đồng vị bền 17 푙 chiếm 25% tổng số nguyên tử, còn lại là 17 푙. Tính thành phần % theo 35 khối lượng của 17 푙 trong HClO4? ĐS: 26,12% Câu 97: Cu có 2 đv là 63Cu và 65Cu, NTK trung bình của Cu là 63,54. 63 23 a.Tìm % khối lượng của Cu trong phân tử CuSO4?Biết O=16,S=32; số Avogadro = 6.10 22 65 b.Tìm khối lượng CuSO4 chứa 5,4.10 nguyên tử Cu? ĐS: a) 28,83%; b) 53,18g Câu 98: Oxi có 3 đv:16O(99,757%),17O(0,039%),18O(0,204%). a.Tìm NTK trung bình của oxi? ĐS: a) 16,00477 ; c) 6 b.Tính số nguyên tử của mỗi loại đv khi có 50 nguyên tử 17O? ĐS: b) 127894 và 262 c.Hỏi có thể tạo thành bao nhiêu loại phân tử oxi .Viết công thức và tìm PTK của mỗi loại? Câu 99: Magie có 3 đv:24Mg(78,99%),25Mg(10%) và 26Mg(11,01%) a.Tính NTK trung bình của magie? ĐS: a) 24,32 ; b) 592 và 83 b.Giả sử trong hỗn hợp trên có 75 nguyên tử 25Mg thì có bao nhiêu n/ tử của 2 đv còn lại?
  8. 2 Câu 100: Hidro có nguyên tử khối là 1,008. Hỏi có bao nhiêu nguyên tử của đồng vị 1 trong 1ml nước (Cho rằng trong 1 2 23 nước chỉ có 2 đồng vị 1 và 1 , khối lượng riêng của nước là 1g/ml). số Avogadro = 6.10 ĐS: 5,329.1020 40 38 36 Câu 101: Agon tách ra từ không khí là hỗn hợp 3 đồng vị: 99,6% 18 ; 0,063% 18 ; 0,337% 18 . Tính thể tích của 10g Ar ở đktc. ĐS: 5,6lit Câu 102:Trong 1kg sắt có bao nhiêu gam e?Biết một n/tử sắt có 26e và khối lượng mol của sắt là 55,85g ĐS: 0,2544g Bài 4 : CẤU TRÚC LỚP VỎ ELECTRON CỦA NGUYÊN TỬ Câu 103 : Sự chuyển động của electron theo quan điểm hiện đại được mô tả A. Electron chuyển động rất nhanh xung quanh hạt nhân không theo một quỹ đạo xác định tạo thành vỏ nguyên tử. B. Chuyển động của electron trong nguyên tử theo một quỹ đạo nhất định hình tròn hay hình bầu dục. C. Electron chuyển động cạnh hạt nhân theo một quỹ đạo xác định tạo thành vỏ nguyên tử. D. Electron chuyển động rất chậm gần hạt nhân theo một quỹ đạo xác định tạo thành vỏ nguyên tử. Câu 104: Sự chuyển động của electron theo mô hình hành tinh nguyên tử A. Chuyển động của electron trong nguyên tử theo một quỹ đạo xác định hình tròn hay hình bầu dục. B. Electron chuyển động rất nhanh xung quanh hạt nhân không theo một quỹ đạo xác định tạo thành vỏ nguyên tử. C. Electron chuyển động xung quanh hạt nhân không theo một quỹ đạo xác định tạo thành đám mây electron. D. Các electron chuyển động có năng lượng bằng nhau. Câu 105: Electron nào quyết định tính chất hóa học của một nguyên tố? A. Electron ở lớp gần nhân nhất. B. Electron ở lớp kế ngoài cùng. C. Electron ở lớp Q. D. Electron ở lớp ngoài cùng. Câu 106: Cấu hình electron của nguyên tử biểu diễn : A. Thứ tự các mức và phân mức năng lượng. B. Sự phân bố electron trên các phân lớp thuộc các lớp khác nhau. C. Thứ tự các lớp và phân lớp electron. D. Sự chuyển động của electron trong nguyên tử. Câu 107: Orbital nguyên tử là A. đám mây chứa electron có dạng hình cầu. B. đám mây chứa electron có dạng hình số 8 nổi. C. khu vực không gian xung quanh hạt nhân mà tại đó xác suất có mặt electron lớn nhất. D. quỹ đạo chuyển động của electron quay quanh hạt nhân có kích thước và năng lượng xác định. Câu 108: Sự phân bố electron theo ô orbital nào dưới đây là đúng? A. ↑↑ B. ↑ ↑ ↑ C. ↑↓ ↑ D. ↑↑ ↑ ↑ Câu 109: Nguyên tử của nguyên tố potassium có 19 electron. Ở trạng thái cơ bản, potassium có số orbital chứa electron là A. 8. B. 9. C. 11. D.10. Câu 110: Phát biểu nào sau đây đúng? A. Những electron ở lớp K có mức năng lượng thấp nhất. B. Những electron ở gần hạt nhân có mức năng lượng cao nhất. C. Electron ở orbital 3p có mức năng lượng thấp hơn electron ở orbital 3s. D. Các electron trong cùng một lớp có mức năng lượng bằng nhau. Câu 111: Mỗi orbital nguyên tử chứa tối đa A. 1 electron.B. 2 electron.C. 3 electron.D. 4 electron. Câu 112: Mức năng lượng của các electron trên các phân lớp s, p, d thuộc cùng một lớp được xếp theo thứ tự là A. d < s < p.B. p < s < d. C. s < p < d.D. s < d < p. Câu 113: Ở trạng thái cơ bản, cấu hình electron của nguyên tử Na (Z = 11) là A. 1s22s22p53s2.B. 1s 22s22p63s1.C. 1s 22s22p63s2.D. 1s 22s22p43s1. Câu 114: Số electron lớp ngoài cùng của nguyên tử nguyên tố kim loại thường là A. 6,7,8.B. 1,2,3. C. 5,6,7.D. 2,3,4. Câu 115: Số electron lớp ngoài cùng của nguyên tử nguyên tố phi kim thường là A. 6,7,8.B. 1,2,3. C. 5,6,7.D. 2,3,4. Câu 116: Cho biết cấu hình electron của các nguyên tố sau : X : 1s22s22p63s23p4; Y : 1s22s22p63s23p64s2 ; Z : 1s22s22p63s23p6. Nguyên tố nào là kim loại ? A. X .B. Y. C. Z.D. X và Y. Câu 117: Nguyên tử X có tổng số hạt p,n,e là 52 và số khối là 35. Số hiệu nguyên tử của X là A. 17.B. 18. C. 34. D. 52. Câu 118: Cấu hình electron của 26Fe là A. 1s22s22p63s23p63d8. B. 1s22s22p63s23p6 4s2 3d6. C. 1s22s22p63s23p63d64s2. D. 1s22s22p63s23d6 3p64s2. Câu 119: Số electron lớp ngoài cùng của nguyên tử có 15p là A. 5.B. 3. C. 4. D. 2. Câu 120: Số lớp electron của nguyên tử có 12p là A. 5.B. 3. C. 4. D. 2. Câu 121: Số lớp electron của nguyên tử 19X là
  9. A. 5.B. 3. C. 4. D. 2. Câu 122: Đối với nguyên tử của tất cả các nguyên tố, lớp electron ngoài cùng có nhiều nhất là A. 4 electron.B. 6 electron. C. 2 electron. D. 8 electron. Câu 123: Nguyên tố có Z =11 thuộc loại nguyên tố A. s.B. p. C. d. D. f. Câu 124: Nguyên tố có Z = 25 thuộc loại nguyên tố A. s.B. p. C. d. D. f. Câu 125: Nguyên tử X có tối đa số electron ở lớp M, có 5 electron ở lớp N. Số hạt proton của nguyên tử X là A. 13.B. 7.C. 33.D. 26. Câu 126: Ở phân lớp 3d, số AO là A. 3.B. 5.C. 7.D. 1. Câu 127: Nguyên tử 27X có cấu hình electron là 1s22s22p63s23p1. Hạt nhân nguyên tử X có A. 13 proton và 14 nơtron.B. 13 proton và 14 electron. C. 14 proton và 13 nơtron.D. 14 proton và 14 electron. Câu 128: Cấu hình electron nào dưới đây là của nguyên tử nguyên tố X (Z=24)? A. [Ar] 3d54s1.B. [Ar] 3d 44s2.C. [Ar] 4s 24p6.D. [Ar] 4s 14p5. Câu 129: Trong nguyên tử 17Cl, số e ở phân mức năng lượng cao nhất là A. 5.B. 7.C. 9.D. 11. Câu 130: Cho các nguyên tử Na (Z = 11); K (Z = 19), Sc (Z = 21), Cr (Z = 24), Cu (Z = 29). Số nguyên tử có số electron lớp ngoài cùng bằng nhau là A. 2.B. 3.C. 4.D. 5. Câu 131: Số electron ở phân mức năng lượng cao nhất của 9F là A. 7.B. 2. C. 5. D.9. Câu 132: Số electron ở phân mức năng lượng cao nhất của 26Fe là A. 8.B. 2. C. 6. D.26. Câu 133: Nguyên tử X có tổng số hạt p,n,e là 52 và số khối là 35. Cấu hình electron của X là A. 1s22s22p63s23p6. B. 1s 2 2s2 2p6 3s2 3p5 . C. 1s22s22p63s23p4. D. 1s 2 2s2 2p6 3s2 3p64s23d105s24p3. Câu 134: Cấu hình electron của các nguyên tử sau: 10Ne, 18Ar, 36Kr có đặc điểm chung là A. số lớp electron bằng nhau . B. số phân lớp electron bằng nhau. C. số electron nguyên tử bằng nhau. D. số e lectron ở lớp ngoài cùng bằng nhau. Câu 135: Cấu hình e nguyên tử của nguyên tố có số hiệu 24 là : A. 1s22s22p63s23p63d5 4s1.B.1s 22s22p63s23p64s13d5. C. 1s22s22p63s23p63d4 4s2.D. 1s 22s22p63s23p64s23d4. Câu 136: Một nguyên tử X có 3 lớp electron. Ở trạng thái cơ bản, số electron tối đa trong lớp M là: A. 2. B. 8. C. 18.D. 32. Câu 137: Nguyên tử của nguyên tố R có 3 lớp e, lớp ngoài cùng có 3e. Vậy số hiệu nguyên tử của nguyên tố R là A.16. B. 15. C. 14. D. 13. Câu 138: Nguyên tử M có cấu hình electron của phân lớp cuối cùng là 3d7. Tổng số electron của nguyên tử M là A. 24. B. 25. C. 27.D. 29. Câu 139: Nguyên tử của nguyên tố X có tổng số e trong các phân lớp p là 7. Nguyên tử của nguyên tố Y có tổng số hạt mang điện nhiều hơn tổng số hạt mang điện của X là 8. X và Y là các nguyên tố: A. Al và Br.B. Al và Cl . C. Mg và Cl.D. Si và Br. Câu 140: Nguyên tử nguyên tố X có e cuối cùng điền vào phân lớp 3p1. Nguyên tử nguyên tố Y có e cuối cùng điền vào phân lớp 3p3. Số proton của X, Y lần lượt là A. 13 và 15.B. 12 và 14. C. 13 và 14.D. 12 và 15. Câu 141: Electron cuối cùng của ngtử nguyên tố X phân bố vào phân lớp 3d6. X là A. Zn. B. Fe. C. Ni.D. S. Câu 142 : Có các nhận định sau: a. Nguyên tử nguyên tố có cấu hình e lớp ngoài cùng là 3s23p5 thì nguyên tố đó là kim loại b. Hạt nhân nguyên tử gồm hạt proton và electron c. Lớp K là lớp có mức năng lượng thấp nhất d. Ion X- có cấu hình e là 1s22s22p6. Vậy nguyên tố X là khí hiếm e. Nguyên tử khối của nguyên tố X là 17. Tính gần đúng thì khối lượng nguyên tử nguyên tố đó nặng gấp 17 lần đơn vị khối lượng Số phát biểu đúng là A. 3. B. 5. C. 2. D. 1. Câu 143: Nguyên tử của nguyên tố X có electron ở mức năng lượng cao nhất là 3p. Nguyên tử của nguyên tố Y cũng có electron ở mức năng lượng 3p và có một electron ở lớp ngoài cùng. Nguyên tử X và Y có số electron hơn kém nhau là 2. Nguyên tố X, Y lần lượt là A. Khí hiếm và kim loại. B. Kim loại và kim loại. C. Phi kim và kim loại. D. Kim loại và khí hiếm. 56 Câu 144: Nguyên tử Fe có kí hiệu 26 Fe . Cho các phát biểu sau về Fe: (1) Nguyên tử của nguyên tố Fe có 8 electron ở lớp ngoài cùng. (3) Fe là một phi kim.
  10. (2) Nguyên tử của nguyên tố Fe có 30 neutron trong hạt nhân. (4) Fe là nguyên tố d. Số phát biểu đúng là A. 3. B. 4. C. 2. D. 1. Câu 145: Số orbital trong các phân lớp s, p, d lần lượt bằng A. 1,3,5.B. 1,2,4.C. 3,5,7.D. 1,2,3. Câu 146: Cho các phát biểu sau (a) Nguyên tử sắt (Z = 26) có số eletron hóa trị là 8. (b) Cấu hình electron 1s22s22p63s23p64s1 là của nguyên tử nguyên tố Natri 2 2 6 2 6 5 1 (c) Cấu hình electron của nguyên tử 24Cr là 1s 2s 2p 3s 3p 3d 4s . (d) Nguyên tử lưu huỳnh (Z=16) có 5 lớp e, phân lớp ngoài cùng có 6e (e) Trong nguyên tử clo (Z=17) số electron ở phân mức năng lượng cao nhất là 7 Số phát biểu đúng là A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 147: Ở trạng thái cơ bản, nguyên tử của nguyên tố nào dưới đây không có electron độc thân? A. Magnesium.B. Oxygen.C. Phosphorus.D. Chlorine. Câu 148: Cho các phát biểu sau đây về mô hình nguyên tử hiện đại: (1) Theo mô hình nguyên tử hiện đại, electron chuyển động không theo những quỹ đạo xác định trong cả khu vực không gian xung quanh hạt nhân. (2) Tất cả các AO nguyên tử đều có hình dạng giống nhau. (3) Mỗi AO nguyên tử chỉ có thể chứa được 1 electron. (4) Các electron s chuyển động trong các AO có hình số tám nổi. Số phát biểu đúng là A. 3. B. 4. C. 2. D. 1. TỰ LUẬN Câu 149:Viết cấu hình electron của các nguyên tử có : Z = 13; Z= 26; Z= 35; Z = 18; Z= 24 ; Z=27 ; Z= 16 ; Z= 29 ; Z=19 ; Z= 20 ; Z=7; Z=11; Z=34. Cho biết nguyên tố nào là kim loại ,phi kim, khí hiếm? Câu 150 : a/Nguyên tử X có 3 lớp e và 7 e lớp ngoài cùng.Viết cấu hình e của X và phân bố e ở lớp ngoài cùng lên ô lượng tử? b/Nguyên tử X có 3 lớp e và 2e lớp ngoài cùng.Viết cấu hình e của X và phân bố e ở lớp ngoài cùng lên ô lượng tử? Câu 151: Viết cấu hình electron của các nguyên tố trong các trường hợp sau: (a) Cấu hình electron lớp ngoài cùng là 3s23p5. (b) Cấu hình electron lớp ngoài cùng là 4s2. (c) Có 3 lớp e, lớp ngoài cùng có 5e. (d) Tổng số electron trên phân lớp p là 8. (e) Tổng số electron trên phân lớp s là 6. Câu 152: Cho các nguyên tố sau: C (Z=6); F (Z=9); Mg (Z=12); Si (Z=14); K (Z=19). (a) Viết cấu hình electron nguyên tử của các nguyên tố trên. (b) Xác định số lớp electron và số electron lớp ngoài cùng của các nguyên tố trên? (c) Trong các nguyên tố trên, nguyên tố nào là kim loại, phi kim, khí hiếm? Vì sao? Câu 153: Nguyên tố chlorine có Z = 17. Hãy cho biết số lớp electron, số electron thuộc lớp ngoài cùng, số electron độc thân của nguyên tử chlorine Câu 154: Cấu hình electron của: - Nguyên tử X: 1s22s22p63s23p64s1 - Nguyên tử Y: 1s22s22p63s23p4 a. Mỗi nguyên tử X và Y chứa bao nhiêu electron? b. Hãy cho biết số hiệu nguyên tử của X và Y. c. Lớp electron nào trong nguyên tử X và Y có mức năng lượng cao nhất? d. Mỗi nguyên tử X và Y có bao nhiêu lớp electron, bao nhiêu phân lớp electron? e. X và Y là nguyên tố kim loại, phi kim hay khí hiếm? Câu 155: Trong nguyên tử của nguyên tố X, các electron được phân bố trên 3 lớp, biết rằng lớp thứ 3 có 6 electron. a) Xác định số đơn vị điện tích hạt nhân của nguyên tử nguyên tố X. b) Viết cấu hình electron của X. c) Ở trạng thái cơ bản, nguyên tử X có bao nhiêu electron độc thân? Câu 156: Trên xe ô tô, phía trước thường được trang bị túi khí. Túi này được thiết kế nhằm giảm thiểu và hạn chế những chấn thương nghiêm trọng khi có sự cố va chạm, tai nạn xảy ra. Thành phần hóa chất bên trong túi khí có chứa hợp chất XY3. Mỗi phân tử XY 3 có tổng các hạt proton, neutron và electron bằng 97; trong đó, số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 31, số hạt mang điện của X ít hơn số hạt mang điện của Y là 20. Hãy xác định công thức hợp chất XY3.