Đề cương ôn tập môn Hóa học Lớp 10 - Lớp vỏ nguyên tử

docx 9 trang binhdn2 5721
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập môn Hóa học Lớp 10 - Lớp vỏ nguyên tử", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_cuong_on_thi_13473929.docx

Nội dung text: Đề cương ôn tập môn Hóa học Lớp 10 - Lớp vỏ nguyên tử

  1. ÔN TẬP LỚP VỎ NGUYÊN TỬ. I. MỨC ĐỘ BIẾT, HIỂU. Câu 1. Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về mô hình Rutherford - Bohr? A. Electron trên lớp K có năng lượng cao hơn trên lớp L. B. Electron trên lớp M có năng lượng cao hơn trên lớp K. C. Electron ở lớp K gần hạt nhân hơn so với electron ở lớp L. D. Electron ở lớp M xa hạt nhân hơn so với electron ở lớp L. Câu 2. Orbital là khu vực không gian xung quanh hạt nhân mà tại đó xác xuất có mặt electron vào khoảng A. 85%.B. 90%.C. 95%D. 80%. Câu 3. Các lớp electron được đánh số từ trong ra ngoài bằng các số nguyên dương: n= 1,2, 3, với tên gọi là các chữ cái in hoa là A. K, L, M, O, B. L, M, N, O, C. K, L, M, N, D. K, M, N, O, Câu 4. Các phân lớp trong mỗi lớp electron được kí hiệu bằng các chữ cái viết thường, theo thứ tự là A. s, d, p, f, B. s, p, d, f, C. s,p, f, d, D. f, d, p, s, Câu 5. Thứ tự các mức năng lượng trong nguyên tử được xếp theo chiều tăng dần là A. 2p < 2s < 3p. B. 3p < 2p < 2s. C. 2s < 2p < 3s. D. 3p < 2s < 2p. Câu 6. Phân lớp chứa tối đa 3 orbitan (AO) là A. s. B. p.C. d.D. f. Câu 7. Sự phân bố electron vào AO nào sau đây là đúng theo nguyên lí Pauli và quy tắc Hund? A. B. C. D. Câu 8. Cho các cấu hình electron của một số nguyên tử nguyên tố như sau: (1). ls22s22p6 ; (2). ls22s22p63s2; (3). ls22s22p63s23p63d64s2, (4). ls22s22p63s23p63d14s2. (5). ls22s22p63s23p4; (6). ls22s22p63s23p5, (7). 1s22s22p1. Số lượng các nguyên tố kim loại trong số các nguyên tố ở trên là A. 1.B. 2. C. 3. D. 4. Câu 9. Nguyên tử Fluorine có 9 electron. Theo mô hình Rutherford - Bohr, tỉ lệ số lượng electron trên lớp thứ hai so với số lượng electron trên lớp thứ nhất là A. 2 : 12. B. 7 : 2.C. 5 : 2.D. 2 : 7. Câu 10. Potassium có Z =19, phân mức năng lượng cao nhất chứa electron của nguyên tử potassium là A. 3s B. 3p. C. 3d. D. 4s. Câu 11. Lớp L có số phân lớp electron bằng A. 1.B. 2.C. 3.D. 4. Câu 12. Phân lớp chứa tối đa 5 orbital là A. s. B. p.C. d.D. f. Câu 13. Sự phân bố electron vào các lớp và phân lóp căn cứ vào A. nguyên tử khối tăng dần. B. điện tích hạt nhân tăng dần. C. số khối tăng đần. D. mức năng lượng electron.
  2. Câu 14. Phát biểu nào sau đây không đúng? A. Electron càng ở xa hạt nhân thì có năng lượng càng thấp. B. Số lượng electron tối đa trong một phân lớp luôn là một số chẵn, C. Phân lớp p có nhiều orbital hơn phân lớp s. D. Số electron tối đa trên phân lớp p gấp ba lần so electron tối đa trên phân lớp s. Câu 15. Cách biễu diễn electron vào AO ở lớp vỏ ngoài cùng của nguyên tố ( ở trạng thái cơ bản) không đúng là A. (Aluminum) B. (Phosphorus) C. (Chlorine) D. (Silicon) Câu 16. Một nguyên tử X có tổng số electron ở các phân lớp p là 8. Chọn câu đúng. A. X có số electron độc thân là 4.B. số electron ở lớp L gấp đôi số electron ở lớp M. C. Ở lớp M, số orbital còn trống là 1.D. số hạt mang điện trong X là 14. Câu 17. Chọn câu không đúng khi nói về lớp vỏ của nguyên tố Nitrogen. A. có tổng số orbital là 5. B. Số orbital chưa bão hòa electron là 3. C. 3 electron ở phân lớp ngoài cùng có mức năng lượng khác nhau. D. Số orbital đã bão hòa electron là 2. Câu 18. Nguyên tố nào sau đây có số electron độc thân là 1. A. Silicon.B. oxygen.C. Helium.D. Fluorine. Câu 19. X có electron có mức năng lượng cao nhất thuộc phân lớp 3p, phân lớp ngoài cùng có số electron bằng 1/3 số e của lớp vỏ nguyên tử. X là A. Phosphorus. B. Sulfur.C. Argon.D. Silicon. Câu 20. Nguyên tử Y có số electron độc thân bằng 3. X là A. Oxygen. B. Carbon.C. Nitrogen.D. Alumium. Câu 21. Orbital nguyên tử là A. đám mây chứa electron có dạng hình cầu. B. đám mây chứa electron có dạng hình số 8 nỗi. C. khu vực không gian xung quanh hạt nhân mà tại đó xác suất có mặt electron lớn nhất. D. quỹ đạo chuyển động của electron quay quanh hạt nhân có kích thước và năng lượng xác định Câu 22. Phát biểu nào sau đây đúng? A. Những electron ở lớp K có mức năng lượng thấp nhất. B. Những electron ở gần hạt nhân có mức năng lượng cao nhất. C. Electron ở orbital 3p có mức năng lượng thấp hơn electron ở orbital 3s. D. Các electron trong cùng một lớp có năng lượng bằng nhau. Câu 23. So sánh mức năng lượng của các phân lớp e nào sau đây đúng? A. 2p < 3p <4p < 3s. B. 3p< 4s < 3d < 3s. C. 3p < 4s < 3d < 5s.D. 3s< 3p < 3d < 4s. Câu 24. Lớp M có số electron tối đa bằng A. 3.B. 4.C. 9.D. 18.
  3. Câu 25. Trong các cách biểu diễn của electron vào các orbital 2p ở trạng thái cơ bản. Cách biễu diễn đúng là A. B. C. D. Câu 26. Cấu hình electron của nguyên tử nguyên tố X có dạng 1s22s22p63s23p3. Phát biểu nào sau đây là sai? A. X thuộc nguyên tố phosphorus. B. X là một phi kim. C. X có 9 electron p. D. X có 3 phân lớp electron. Câu 27. Cách biểu diễn electron trong AO nào sau đây không tuân theo nguyên lí Pauli? A. .B. .C. . D. . Câu 28. Biễu diễn electron vào AO ở lớp vỏ ngoài cùng của một nguyên tố X có dạng sau: . X là A. Silicon.B. Carbon.C. Magnesium.D. Nitrogen. Câu 29. Hãy chọn các phân lớp electron bán bão hòa. A. s1, p3, d7, f12.B. s 2, p5, d9, f13 C. s2, p4, d10, f11.D. s 1, p3, d5, f7. Câu 30. Lớp M (n=3) có bao nhiêu phân lớp? A. 1.B. 2.C. 3.D. 4. Câu 31. Phát biểu nào đúng khi nói về các orbital trong một phân lớp electron? A. Có cùng sự định hướng không gian. C. Khác nhau về mức năng lượng. B. Có cùng mức năng lượng. D. Có hình dạng không phụ thuộc vào đặc điểm mỗi phân lớp. Câu 32. Lớp M có số orbital tối đa bằng A. 3.B. 4.C. 9.D. 18. Câu 33. Nguyên tử của hai nguyên tố X và Y có cấu hình e cuối cùng lần lượt là 4s x và 4py, với x+y=6. X và Y lần lượt có thể là A. Kim loại, phi kim. B. Phi kim,phi kim. C. Kim loại, kim loại. D. Phi kim,kim loại. Câu 34. Có bao nhiêu nguyên tố mà nguyên tử của nó có cấu hình electron ở lớp ngoài cùng là 4s1? A. 1. B. 3. C. 2.D. 4. Câu 35. Nguyên tử X có tổng số e trên các phân lớp p là 11 . Số hiệu nguyên tử của X là A.15.B.16.C.17.D.18. Câu 36. Một nguyên tử có tổng cộng 8e ở các phân lớp p. Số proton trong hạt nhân của nguyên tử đó là A. 14. B. 11. C. 12. D. 13. Câu 37. Nguyên tử của nguyên tố X và Y đều có phân lớp ngoài cùng là 2p. Tổng số e ở hai phân lớp này là 3. Vậy tổng số hiệu nguyên tử của X và Y là A. 11. B. 13. C. 16. D. 15. Câu 38. Cho các cấu hình electron sau: (1) 1s22s1 (2) 1s22s22p63s23p1 (3) 1s22s22p4 (4) 1s22s22p63s23p63d54s2 (5) 1s22s22p63s23p5 (6) 1s22s22p63s23p2 (7) 1s22s22p1. (8). 1s2. Có bao nhiêu nguyên tố có tính kim loại ? A. 2.B. 3.C. 4.D. 5.
  4. Câu 39. Một nguyên tử X có tổng số electron ở các phân lớp s là 6 và tổng số electron ở lớp ngoài cùng cũng là 6, cho biết X là nguyên tố hóa học nào sau đây? A. Oxygen.B. Sulfur. C. Iron.D. Chromium. Câu 40. A là nguyên tố có tổng số electron ở lớp M là 14. Câu nào sau đây không đúng. A. A có 4 electron độc thân.C. tổng số electron s của A là 8. B. tổng số hạt mang điện của A là 26.D. X có 7 phân lớp electron. Câu 41. Cách biểu diễn electron trong AO nào sau đày không tuân theo nguyên lí Pauli? A. B. C. D. Câu 42. Biễu diễn sự sắp xếp electron trong nguyên tử oxygen theo orbital ở lớp ngoài cùng nào sau đây là đúng? A. B. C. D. Câu 43. Biễu diễn sự sắp xếp electron trong nguyên tử oxygen ( Z = 8) theo obitan ở lớp ngoài cùng nào sau đây là đúng. A. B. C. D. Câu 44. Theo mô hình nguyên tử hiện đại, xác suất tìm thấy electron lớn nhất là ở A. bên ngoài các orbital nguyên tử.B. trong các orbital nguyên tử. C. bên trong hạt nhân nguyên tử.D. bất kì vị trí nào trong không gian. Câu 45. Phát biểu nào sau đây đúng? A. Lớp K là lớp xa hạt nhân nhất. B. Các electron trong cùng một lớp có mức năng lượng bằng nhau. C. Các electron trên cùng phân lớp có mức năng lượng bằng nhau. D. Lớp N có 4 orbital. Câu 46. Cho các nguyên lý hoặc quy tắc sau: (1). Ở trạng thái cơ bản, các electron trong nguyên tử chiếm lần lượng những orbital có mức năng lượng từ thấp đến cao. (2) Sự phân bố electron trong một orbital: “mỗi orbital chỉ chứa tối đa 2 electron và có chiều tự quay ngược nhau”. (3). Trong cùng một phân lớp chưa bão hòa các electron sẽ phân bố vào các orbital sao cho số electron độc thân là tối đa. Các nguyên lý hoặc quy tắc ở trên đúng là A. (1). Nguyên lý vững bền, (2). Quy tắc hund. (3). Nguyên lý Pauli. B. (1). Nguyên lý vững bền, (2). Nguyên lý Pauli. (3). Quy tắc hund. C. (1). Nguyên lý Pauli , (2). Nguyên lý vững bền, (3). Quy tắc hund. D. (1). Quy tắc hund. (2). Nguyên lý Pauli , (3). Nguyên lý vững bền.
  5. Câu 47. Dãy các phân lớp đã bão hòa electron là 1 3 7 12 2 5 9 13 2 4 10 11 2 6 10 14 A. s , p , d , f B. s , p , d , , f C. s , p , d , f D. s , p , d , f Câu 48. Ở trạng thái cơ bản, trong nguyên tử, electron chiếm các mức năng lượng A. lần lượt từ cao đến thấp. B. lần lượt từ thấp đến cao. C. bất kì. D. từ mức thứ hai trở đi. Câu 49. Mỗi orbital nguyên tử chứa tối đa A. 1 electron.B. 2 electron.C. 3 electron.D. 4 elecứon. Câu 50. Phân lớp 3d có số electron tối đa là A. 6.B. 18.C. 14.D. 10. Câu 51. Phân lớp chỉ chứa 1 orbital là A. s. B. p.C. d.D. f. Câu 52. Cấu hình electron nào sau đây là của nguyên tử fluorine ( Z = 9)? 2 2 3 2 3 4 2 2 4 2 2 5 A. 1s 2s 2p . B. 1s 2s 2p . C. 1s 2s 2p . D. 1s 2s 2p . Câu 53. Nguyên tử sulfur có 16 electron. tỉ lệ số lượng electron trên lớp M với lớp lớp K là A. 3 : 1. B. 3 : 4. C. 1: 4. D. 4 : 1 Câu 54. Hình ảnh bên mô tả AOpz với hai thùy ( hai vùng không gian) Cho các phát biểu sau: (a). Xác suất tìm thấy electron ở mỗi thuỳ là khoảng 45%. (b). Xác suất tìm thấy electron ở mỗi thuỳ là khoảng 90%. (c). Xác suất tìm thấy electron trong AOp là khoảng 90%. (d). Xác suất tìm thấy electron trong AOp là khoảng 45%. Số phát biểu đúng là: A. 1.B. 2. C. 3. D. 4 Câu 55. Cấu hình electron nào sau đây viết sai? A. 1s2 2s2 2p5 B. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 4s1 C. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 4s2 4p5 D. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 3d3 4s2 Câu 56. Hợp kim cobalt được sử dụng rộng rãi cho các bộ phận động cơ máy bay vì độ bền nhiệt độ cao là một yếu tố quan trọng. Nguyên tử cobalt có cấu hình electron ngoài cùng là 3d7 4s2 . Số hiệu nguyên tử của cobalt là: A. 24. B. 25 C. 27 D. 29 56 Câu 57. Nguyên tử Fe có kí hiệu 26 Fe . Cho các phát biểu sau về Fe: (1) Nguyên tử của nguyên tố Fe có 8 electron ở lớp ngoài cùng. (2) Nguyên tử của nguyên tố Fe có 30 neutron trong hạt nhân (3) Fe là một phi kim (4) Fe là nguyên tố d Số phát biểu đúng là A. 1. B. 2. C.3. D. 4. Câu 58. Cấu hình electron của nguyên tử nguyên tố X có dạng 1s2 2s2 2p6 3s2 3p3 . Phát biểu nào sau đây là sai?
  6. A. Điện tích hạt nhân trong X là +15. B. X là một phi kim C. Nguyên tử của nguyên tố X có 9 electron p D. Nguyên tử của nguyên tố X có 3 phân lớp electron Câu 59. Phát biểu nào đúng khi nói về các orbital trong một phân lớp electron? A. Có cùng sự định hướng không gian. B. Có cùng mức năng lượng C. Khác nhau về mức năng lượng D. Có hình dạng không phụ thuộc vào đặc điểm mỗi phân lớp Câu 60. Phát biểu nào sau đây không đúng? A. Lớp M có 9 phân lớp B. Lớp L có 4 orbital C. Phân lớp p có 3 orbital D. Năng lượng của electron trên lớp K là thấp nhất Câu 61. Cho các phát biểu sau đây về mô hình nguyên tử hiện đại như sau: (a). Theo mô hình nguyên tử hiện đại, electron chuyển động không theo những quỹ đạo xác định trong cả khu vực không gian xung quanh hạt nhân. (b). Tất cả các AO nguyên tử đều có hình dạng giống nhau. (c). Mỗi AO nguyên tử chỉ có thể chứa được 1 electron. (d). Các electron s chuyển động trong các AO có hình số tám nổi. Số phát biểu đúng là A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. II. MỨC ĐỘ VẬN DỤNG. Câu 1. Anion X2- có cấu hình electron lớp ngoài cùng là 3s23p6. Tổng số electron ở lớp vỏ nguyên tử X là A. 18. B. 16. B. 9. D. 20. Câu 2. Tổng số hạt cơ bản của nguyên tà X là 13. cấu hình election của nguyên tử X là A. ls22s22p3. B. ls22s22p2. C. 1s22s22p63s23p1. D. ls22s2 Câu 3. Tổng số phân lớp electron chứa electron của X là 8. Tổng số electron ở lớp M nhiều hơn tổng số electron ở các lớp còn lại là 1. Cho các câu sau. (1). Số electron độc thân của X là 1. (2). X có 4 lớp electron. (3). Lớp vỏ ngoài cùng của X có 6 electron. (4). X là nguyên tử thuộc nguyên tố phi kim. Số câu đúng là A. 1.B. 2.C. 3.D. 4. Câu 4. Cho các phát biểu sau: (1). Các electron trong lớp vỏ nguyên tử được phân bố vào các lớp và phân lớp dựa theo năng lượng của chúng. (2). Các electron thuộc cùng một lớp có năng lượng gần bằng nhau. (3). Các electron thuộc cùng một phân lớp có năng lượng bằng nhau. (4). Các electron ở lớp ngoài cùng có vai trò quyết định đến tính chất hoá học đặc trưng của nguyên tố. Số nhận định đúng. A. 1. B. 2. C. 3. D. 4 Câu 5. Cho các nhận định sau
  7. (1). Các electron trên orbital trong cùng một lớp sẽ có cùng mức năng lượng. (2). Vùng không gian xung quanh hạt nhân mà có mặt electron gọi là orbital nguyên tử. (3). Nếu nguyên tử X có electron ở lớp vỏ ngoài cùng thuộc phân lớp s, thì X thuộc nguyên tố s. (4). Nguyên tố Y có 3 obital s chứa electron, số electron tối đa trên lớp M là 18. (5). Khi lớp vỏ ngoài cùng của nguyên tử bằng 1, hoặc 2, hoặc 3 thì nguyên tử đó luôn có tính kim loại. Số nhận định không đúng là A. 4.B. 2.C. 3.D. 5 Câu 6. Cho các phát biểu sau đây: 1. Phân lớp d chứa tối đa 6 electron. 2. Số electron tối đa của lớp thứ n là 2n2 (n<5). 3. Lớp electron bão hòa là lớp electron chưa đủ số số electron tối đa. 4. Lớp M có số orbital tối đa bằng 9. Số nhận định đúng là A. 1. B. 2. C. 3. D. 4 Câu 7. Nguyên tố X có 3 orbital s đã bão hòa, và có 3 electron độc thân. Nguyên tố Y có 7 electron s, có 6 electron độc thân. Tổng số hạt mang điện của X và Y là A. 31. B. 62. C. 39. D. 78. Câu 8. X là nguyên tố có tổng electron p trong lớp vỏ là 7. X kết hợp với Y tạo thành hợp chất A có dạng X2Y3. Trong A có tổng số hạt là 230 và số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 66. Cho các nhận định sau đây: (1). X thuộc nguyên tố p, Y thuộc nguyên tố s. (2). Tổng số electron độc thân của X và Y khi chưa tham gia liên kết hóa học là 3. (3). Số hạt mang điện của Y nhiều hơn số hạt mang điện của X là 16. (4). Số hạt electron ở lớp ngoài cùng của Y gấp đôi số hạt electron lớp ngoài cùng của X. Số nhận định đúng là A. 1.B. 2.C. 3.D. 4 Câu 9. X là nguyên tố có electron mức năng lượng cao nhất phân bố vào lớp M. Tổng số electron ở lớp ngoài cùng bằng 1/3 tổng số electron ở lớp vỏ. Y có 3 phân lớp chứa electron. Số lelectron ở phân lớp ngoài cùng bằng tổng số electron ở các phân lớp còn lại. X và Y lần lượt là A. phosphorus và nitrogen. B. Chlorine và oxygen. C. phosphorus và oxygen. D. Alumium và nitrogen. Câu 10. Nguyên tử nguyên tố X có tổng số hạt cơ bản là 82, số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 22. Ion X3+ có số electron ở lớp vỏ ngoài cùng là A. 2. B. 6. C. 13. D. 15. Câu 11. Cho các phát biểu sau đây về mô hình nguyên tử hiện đại như sau: (a). Theo mô hình nguyên tử hiện đại, electron chuyển động không theo những quỹ đạo xác định trong cả khu vực không gian xung quanh hạt nhân. (b). Tất cả các AO nguyên tử đều có hình dạng giống nhau. (c). Mỗi AO nguyên tử chỉ có thể chứa được 1 electron. (d). Các electron s chuyển động trong các AO có hình số tám nổi. Số phát biểu đúng là
  8. A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 12. X có số electron mức năng lượng cao nhất được phân bố vào lớp M, số electron ở phân lớp ngoài cùng bằng một nữa tổng số electron ở 2 lớp K và L. Nguyên tử của nguyên tố Y có có 4 lớp electron và có 1 electron ở lớp ngoài cùng, tổng số electron p và d là 17. Cho các câu sau đây (1). Tổng số electron độc thân của X và Y là 7. (2). X là nguyên tố p, Y là nguyên tố s. (3). Electron có mức năng lượng cao nhất của X và Y lần lượt thuộc phân lớp 3p và 3d. (4). Ion Y3+ có 11 electron ở lớp vỏ ngoài cùng. Số nhận định đúng là A. 1. B. 2. C. 3. D. 4 Câu 13. Cho các phát biểu sau (1). Electron trong cùng một lớp có năng lượng bằng nhau. (2). Electron ở các phân lớp 1s, 2s, 3s có năng lượng bằng nhau. (3). Electron ở lớp bên ngoài có năng lượng thấp hơn electron ở lớp bên trong. (4). Số lượng electron tối đa trong một phân lớp luôn là một số chẵn, (5). Phân lớp p có nhiều orbital hơn phân lớp s. (6). Số lượng các orbital trong một phân lóp (s, p, d, f) luôn là một số lẻ. Số nhận định đúng là A. 1. B. 2. C. 3. D. 4 Câu 14. Cho các nhận định sau: (1). Số lượng orbital trong các phân lớp 1s, 2s, 3s là bằng nhau. (2). Số lượng orbital trong các phân lớp 3s,3p,3d là bằng nhau. (3). Các electron trên các phân lớp 1s, 2s, 3s có năng lượng bằng nhau. (4). Các electron trên các phân lớp 3s, 3p, 3d có năng lượng bằng nhau. (5). Số lượng electron tối đa trong một lớp là 2n2 ( n 4). Số nhận định đúng là A. 1. B. 2. C. 3. D. 4 Câu 15. Nguyên tố X được sử dụng rộng rãi để chống đóng băng và khử băng như một chất bảo quản. Nguyên tố Y là nguyên tố thiết yếu cho các cơ thể sống, đồng thời nó được sử dụng nhiều trong công việc sản xuất phân bón. Nguyên tử của nguyên tố X có electron ở mức năng lượng cao nhất là 3p. Nguyên tử của nguyên tố Y có một electron ở lớp ngoài cùng 4s. Nguyên tử X và Y có số electron hơn kém nhau là 3. Nguyên tử X, Y lần lượt là A. khí hiếm và kim loại B. kim loại và khí hiếm C. kim loại và kim loại D. phi kim và kim loại PHẦN TỰ LUẬN. MỨC ĐỘ VẬN DỤNG – VÀ VẬN DỤNG CAO. Câu 1. Cho nguyên tố Phosphorus có Z = 15. Viết cấu hình electron, phân bố electron vào orbital ở lớp vỏ ngoài cùng. Từ đó xác định số electron độc thân của Phosphorus. Câu 2. Cho nguyên tố Sulfur có điện tích hạt nhân là +16. Viết cấu hình electron, phân bố electron vào orbital
  9. ở lớp vỏ ngoài cùng. Từ đó xác định số electron độc thân của Phosphorus. Câu 3. X là nguyên tố có electron có mức năng lượng cao nhất ở lớp M. Tổng số electron ở lớp vỏ gấp 4 lần số electron ở phân lớp ngoài cùng. Viết cấu hình electron. Gọi tên nguyên tố X. Cho biết X là kim loại, phi kim hay khí hiếm? Câu 4. X được dùng làm vỏ phủ vệ tinh nhân tạo hay khí cầu nhằm tăng nhiệt độ nhờ tính hấp thụ bức xạ điện từ mặt trời. Y là một trong những thành phần dể điều chế nước Javen tẩy trắng quần áo, vải sợi. Nguyên tử của X có tổng số electron trong các phân lớp p là 7. Số hạt mang điện của nguyên tử Y nhiều hơn số hạt mang điện của nguyên tố X là 8 hạt. Gọi tên nguyên tố X, Y. Cho biết X, Y là kim loại, phi kim, hay khí hiếm. Câu 5. Y là nguyên tố có 4 lớp electron, ion Y3+ có tổng số electron ở lớp ngoài cùng là 11. Gọi tên nguyên tố Y. Câu 6. Nguyên tố A có số electron ở lớp ngoài cùng là 4s. Ion A2+ có số electron ở lớp vỏ là 13. Viết cấu hình electron của A. Xác định tên nguyên tố. Câu 7. Trong tự nhiên, hợp chất X tồn tại ở dạng quặng có công thức ABY 2. X được khai thác và sử dụng nhiều trong luyện kim hoặc sản xuất acid. Trong phân từ X, nguyên tử của hai nguyên tố A và B đều có phân lớp ngoài cùng là 4s, các ion A 2+, B2+ có số electron lớp ngoài cùng lần lượt là 17 và 14. Tổng số proton trong phân tử ABY2 là 87. a. Viết cấu hình electron nguyên tử của A và B. b. Xác định X. Câu 8. Hợp chất A có công thức phân tử X3Y4 có ứng dụng trong luyện gang, thép. Trong hợp chất A có tổng số hạt là 346 ; số hạt không mang điện chiếm 36,416%; số hạt mang điện tích của các nguyên tố X nhiều hơn số hạt mang điện tích của các nguyên tố Y là 92. Viết công thức phân tử Câu 9. Một nguyên tử thuộc nguyên tố X có điện tích hạt nhân là +14. a. Gọi tên nguyên tố X, viết cấu hình electron và phân bố electron vào orbital ở lớp vỏ ngoài cùng từ đó xác định số electron độc thân của X. b. Nguyên tử thuộc nguyên tố M có 10 orbital chứa electron và có số electron độc thân bằng một nữa số electron độc thân của nguyên tố X ở trên. Viết cấu hình electron, gọi tên M, cho biết M là kim loại, phi kim hay khí hiếm? c. X và M ở trên cùng kết hợp với nguyên tố Y tạo ra hợp chất A có công thức phân tử M 2XY3. Trong A có tổng số hạt electron, proton, neutron là 234, số hạt mang điện gấp số hạt không mang điện sấp xỉ 1,85366 lần. Hãy viết công thức phân tử của A. Câu 10. Hợp chất A có công thức M4X3. Tổng số hạt proton, electron và neutron trong phân tử A là 214. Tổng số hạt proton, neutron, electron của [M]4 nhiều hơn so với [X]3 trong A là 106. a. Xác định công thức hoá học của A. b. Viết cấu hình electron của các nguyên tử tạo nên A.