Đề cương ôn tập môn Hóa học Khối 10

docx 5 trang Hùng Thuận 21/05/2022 2900
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập môn Hóa học Khối 10", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_cuong_on_tap_mon_hoa_hoc_khoi_10.docx

Nội dung text: Đề cương ôn tập môn Hóa học Khối 10

  1. ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HOÁ HỌC 10 PHẦN I: TRẮC NGHIỆM I/ CHƯƠNG 1: NGUYÊN TỬ Câu 1. Trong nguyên tử, hạt mang điện là: A. electron B. electron, nơtron C. proton, nơtron D. proton, electron Câu 2. Số khối của nguyên tử bằng tổng: A. số p và n B. số p và e C. số n và e D. tổng số n, e, p. Câu 3. Nguyên tử của nguyên tố R có tổng số e, p, n là 137 trong đó có 56 proton. Số notron của R là: A. 56 B. 37 C. 65 D. 81 39 Câu 4. Số nơtron trong nguyên tử 19 K là: A. 19 B. 20 C. 39 D. 58 Câu 5. Nguyên tử F có 9 proton, 9 electron và 10 notron. Số khối của nguyên tử F là: A. 9 B. 10 C. 19 D. 28 23 13 19 Câu 6. Sắp xếp các nguyên tử sau theo thứ tự tăng dần số nơtron: (1) 11 Na; (2) 6 C; (3) 9 F; (4) 35 17 Cl. A. 1; 2; 3; 4 B. 3; 2; 1; 4 C. 2; 3; 1; 4 D. 4; 3; 2; 1 Câu 7. Kí hiệu hóa học biểu thị đầy đủ đặc trưng cho nguyên tử của nguyên tố hóa học vì cho biết: A. số A và số Z. B. số A. C. số electron và proton. D. số Z. Câu 8. Nguyên tố hóa học là những nguyên tử có cùng: A. số hạt cơ bản B. số nơtron C. số proton D. số khối. Câu 9. Cho tới nay, các nguyên tố có số lớp electron tối đa là: A. 8 B. 5 C. 7 D. 4 Câu 10. Nguyên tử Kali (Z = 19) có số lớp e là: A. 3 B. 2 C. 1 D. 4 Câu 11. Lớp thứ 4 (n = 4) có số electron tối đa là: A. 32 B. 16 C. 8 D. 50 Câu 12. Nguyên tử của nguyên tố R có 4 lớp e, lớp ngoài cùng có 1e. Vậy số hiệu nguyên tử của R là: A. 15 B. 16 C. 14 D. 19 Câu 13. Số e tối đa trong phân lớp d là: A. 2 B. 10 C. 6 D. 14 Câu 14. Nguyên tử của nguyên tố A có phân lớp ngoài cùng là 3p. Tổng electron ở các phân lớp p là 9. A là: A. P B. S C. Si D. Cl Câu 15. Nguyên tử Fe (Z = 26). Số lớp electron trong nguyên tử Fe là: A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
  2. Câu 16. Đồng vị là những nguyên tử có cùng: A. số proton nhưng khác nhau số nơtron. B. số khối nhưng khác nhau số nơtron. C. số khối nhưng khác điện tích hạt nhân. D. cùng điện tích hạt nhân và số khối. Câu 17. Đồng có 2 đồng vị 63Cu và 65Cu. Khối lượng nguyên tử trung bình của Đồng là 63,54. Xác định thành phần phần trăm của đồng vị 65Cu ? A. 20% B. 70% C. 73% D. 27% Câu 18. Nguyên tử khối trung bình của Brom là 79,91. Brom có 2 đồng vị là 79Br và ABr. Trong đó 79Br chiếm 54,5 %. Giá trị của A là: A. 80 B. 81 C. 82 D. 83 Câu 19. Cấu hình electron của nguyên tố S (Z = 16) là: A. 1s²2s²2p63s²3p². B. 1s²2s²2p63s²3p5. C. 1s²2s²2p63s²3p4. D. 1s²2s²2p63s²3p6. Câu 20. Cấu hình electron lớp ngoài cùng của một nguyên tố X là 2s²2p5, số hiệu nguyên tử của X là: A. 5 B. 3 C. 9 D. 7 Câu 21. Cấu hình e của một ion X2+ là 1s² 2s²2p6 3s²3p6. Cấu hình e của nguyên tử tạo nên ion đó là A. 1s² 2s²2p6 3s²3p6. B. 1s² 2s²2p6 3s²3p5. C. 1s² 2s²2p6 3s²3p6 4s². D. 1s² 2s²2p6 3s²3p4. Câu 22. Nguyên tử X, ion Y2+ và ion Z– đều có cấu hình e là 1s²2s²2p6. Các nguyên tử X, Y, Z lần lượt là: A. phi kim; khí hiếm; kim loại. B. khí hiếm; phi kim; kim loại. C. khí hiếm; kim loại; phi kim. D. phi kim; kim loại; khí hiếm. Câu 23. Cấu hình electron của nguyên tử Al (Z = 13) là 1s²2s²2p63s²3p1. Có thể kết luận rằng: A. Lớp electron ngoài cùng của nguyên tử nhôm có 1 electron B. Lớp electron ngoài cùng của nguyên tử nhôm có 3 electron C. Lớp thứ 2 (lớp L) của nguyên tử nhôm có 2 electron D. Lớp thứ 3 (lớp M) của nguyên tử nhôm có 6 electron Câu 24. Cho nguyên tử các nguyên tố X1, X2, X3, X4, X5, X6 lần lượt có cấu hình e như sau: 6 6 6 1 6 6 X1. 1s²2s²2p 3s² X2. 1s²2s²2p 3s²3p 4s . X3. 1s²2s²2p 3s²3p 4s². 6 5 6 6 6 6 4 X4. 1s²2s²2p 3s²3p . X5. 1s²2s²2p 3s²3p 3d 4s² X6. 1s²2s²2p 3s²3p . Các nguyên tố cùng phân nhóm chính là A. X1, X2 và X6. B. X1, X2. C. X1, X3. D. X1, X3 và X5. Câu 25. Cấu hình electron nào sau đây là của kim loại. A. 1s² 2s²2p6 3s²3p1. B. 1s² 2s²2p6 3s²3p5. C. 1s² 2s²2p6 3s²3p4. D. 1s² 2s²2p6 3s²3p3. II/ BẢNG TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN TỐ HOÁ HỌC Câu 1. Vị trí của nguyên tử có cấu hình electron 1s² 2s²2p6 3s²3p5 trong bảng tuần hoàn là: A. ô thứ 17, chu kì 3, nhóm VIIA B. ô thứ 17, chu kì 2, nhóm VIIA C. ô thứ 16, chu kì 3, nhóm VIIA D. ô thứ 12, chu kì 2, nhóm VIIA
  3. Câu 2. Nguyên tố M có cấu hình electron phân lớp ngoài cùng là 3s 1. Vị trí của M trong bảng tuần hoàn là: A. ô thứ 10, chu kì 2, nhóm IIA B. ô thứ 18, chu kì 3, nhóm VIIIA C. ô thứ 11, chu kì 3, nhóm IA D. ô thứ 12, chu kì 2, nhóm VIIA Câu 3. Nguyên tố A có Z = 10, vị trí của A trong bảng tuần hoàn là: A. chu kì 1, nhóm VIIA B. chu kì 2, nhóm VIIIA C. chu kì 4, nhóm VIA D. chu kì 3, nhóm IVA Câu 4. Nguyên tố G ở chu kì 3, nhóm IIA. Cấu hình electron của G là: A. 1s² 2s². B. 1s² 2s²2p6 3s²3p4. C. 1s² 2s²2p6 3s³. D. 1s² 2s²2p6 3s². Câu 5. Cho biết Cr có 1s² 2s²2p6 3s²3p63d5 4s1. Vị trí của Cr trong bảng tuần hoàn là: A. ô 17, chu kì 4, nhóm IA B. ô 24, chu kì 4, nhóm VIB C. ô 24, chu kì 3, nhóm VB D. ô 27, chu kì 4, nhóm IB Câu 6. Ion X2+ có cấu hình electron 1s²2s²2p6. Vị trí của X trong bảng tuần hoàn là: A. ô thứ 10, chu kì 3, nhóm IA. B. ô thứ 8, chu kì 2, nhóm VIA. C. ô thứ 12, chu kì 2, nhóm VIIA. D. ô thứ 12, chu kì 3, nhóm IIA. Câu 7. Tổng số hạt e, p, n của một nguyên tố thuộc nhóm VIA là 25. Nguyên tố đó là: A. F (Z = 9) B. S (Z = 16) C. O (Z = 8) D. Mn (Z = 25). Câu 8. Nguyên tố có tính kim loại mạnh nhất là: A. Cl B. F C. K D. Cs Câu 9. Sắp xếp theo chiều tăng dần tính kim loại của các nguyên tố: 14Si, 13Al, 12Mg, 11Na. A. Si; Mg; Na; Al. B. Si; A; Mg; Na C. Al; Mg; Na; Al D. Na; Mg; Al; Si Câu 10. Sắp xếp theo chiều giảm dần tính kim loại của các nguyên tố sau 19K, 11Na, 12Mg, 13Al A. Na; Mg; Al; K B. K; Al; Mg; Na C. K; Na; Mg; Al D. Al; Na; Mg; K Câu 11. Sắp xếp theo chiều tăng dần tính phi kim của các nguyên tố sau 14Si, 17Cl, 15P, 16S. A. Cl > S > Si > P B. Cl > S > P > Si C. P > S > Cl > Si D. Si F > I > Br B. I > Br > Cl > F C. F > Cl > Br > I D. I > Br > F > Cl Câu 13. Tính axit tăng dần trong dãy: A. H3PO4; H2SO4; H3AsO4. B. H2SO4; H3AsO4; H3PO4. C. H3PO4; H3AsO4; H2SO4. D. H3AsO4; H3PO4; H2SO4. Câu 14. So sánh tính bazơ của các oxit sau Na2O, Al2O3, MgO, SiO2. A. Na2O > Al2O3 > MgO > SiO2. B. Al2O3 > SiO2 > MgO > Na2O. C. Na2O > MgO > Al2O3 > SiO2. D. MgO < Na2O < Al2O3 < SiO2. Câu 15. Tính bazơ tăng dần trong dãy: A. K2O; Al2O3; MgO; CaO B. Al2O3; MgO; CaO; K2O C. MgO; CaO; Al2O3; K2O D. CaO; Al2O3; K2O; MgO
  4. Câu 16. Mg là nguyên tố nhóm IIA, oxit cao nhất của nó có công thức là: A. MgO. B. MgO4. C. Mg2O. D. Mg2O3. Câu 17. Nguyên tố R có cấu hình e 1s² 2s²2p3 công thức hợp chất khí với Hidro và công thức hợp chất oxit cao nhất là: A. RH4 và RO2. B. RH3 và R2O5. C. RH2 và RO3. D. RH3 và R2O3. Câu 18. Hợp chất RH3, trong đó Hidro chiếm 17,65% về khối lượng. Nguyên tố R là A. K= 39. B. N = 14. C. P = 31. D. Br = 80. Câu 19. Số thứ tự ô nguyên tố trong hệ thống tuần hoàn bằng: A. số proton B. số khối C. số nơtron D. số e độc thân Câu 20. Trong bảng hệ thống tuần hoàn, số thứ tự của chu kỳ bằng số: A. e hóa trị. B. lớp e. C. e lớp ngoài cùng. D. p của hạt nhân. Câu 21. Cho một số nguyên tố: X (Z = 6); Y (Z = 7); M (Z = 20); Q (Z = 19). Nhận xét đúng là A. X, Y là phi kim; còn M, Q là kim loại.B. Tất cả đều là phi kim. C. X, Y, Q là phi kim; còn M là kim loại.D. Tất cả đều là kim loại. Câu 22. Trong một nhóm A của bảng tuần hoàn, đi từ trên xuống dưới thì điều khẳng định nào đúng: A. Bán kính nguyên tử giảm dần. B. Tính phi kim giảm dần. C. Độ âm điện tăng dần. D. Tính kim loại giảm dần. Câu 23. Nguyên tử X có cấu hình electron 1s² 2s² 2p6 3s² 3p6 3d10 4s1 thuộc nhóm nào sau đây trong bảng tuần hoàn? A. IA B. IIA C. IIB D. IB Câu 24. Nguyên tố M thuộc chu kỳ 3, nhóm IVA. Số hiệu nguyên tử của M là: A. Z = 34 B. Z = 12 C. Z = 14 D. Z = 13 Câu 25. Nhóm A bao gồm các: A. Nguyên tố s B. Nguyên tố p C. Nguyên tố d và nguyên tố f D. Nguyên tố s và nguyên tố p PHẦN II: TỰ LUẬN Câu 1. Viết cấu hình e nguyên tử của các nguyên tố A (Z = 20), B (Z = 36), X (Z = 4) và Y (Z = 16). Nguyên tố nào là kim loại, phi kim hay khí hiếm. Câu 2. Cho biết cấu hình electron ở phân lớp ngoài cùng của các nguyên tử A, B, D, E lần lượt là 3p1; 3d5; 4p³; 5s²; 4p64s1. a. Viết cấu hình electron của mỗi nguyên tử A, B, D, E. b. Viết sự phân bố electron trên mỗi lớp. Câu 3. Tổng số hạt (p, n, e) trong nguyên tử của một nguyên tố là 34. Xác định nguyên tử khối và viết cấu hình e nguyên tử của nguyên tố biết đó là nguyên tố kim loại? Câu 4. Mg có 3 đồng vị: 24Mg (78,99%), 25Mg (10%), 26Mg (11,01%). Tính nguyên tử khối trung bình của Mg. Câu 5. Biết khối lượng mol nguyên tử của lưu huỳnh là 32 g/mol và của oxi bằng 16 g/mol. a. Tính số nguyên tử lưu huỳnh có trong 12,8 gam lưu huỳnh.
  5. b. Tính số nguyên tử oxi có trong 560 cm³ khí oxi (đktc). Câu 6. Hãy xác định vị trí trong hệ thống tuần hoàn (số thứ tự, chu kỳ, nhóm) cho các nguyên tố sau a. Nguyên tố X có cấu hình e là 1s² 2s²2p5. b. Nguyên tố Y có tổng số e của các phân lớp p là 12. c. Nguyên tố Z có cấu hình e ở phân lớp cuối cùng là 3s². Câu 7. Viết cấu hình e của nguyên tử các nguyên tố có vị trí trong hệ thống tuần hoàn là a. chu kỳ 2, nhóm IVA. b. chu kỳ 3, nhóm IIIA. c. chu kỳ 4, nhóm IIIB. d. chu kỳ 4, nhóm VIIA. Câu 8. Nguyên tố R thuộc nhóm IIIA và có tổng số hạt cơ bản là 40. a. Xác định số hiệu nguyên tử và viết cấu hình e của R. b. Tính phần trăm theo khối lượng của R trong oxit cao nhất của nó. Câu 9. A và B là hai nguyên tố thuộc cùng một nhóm A và ở hai chu kỳ liên tiếp trong hệ thống tuần hoàn. Tổng số proton của chúng là 32. Xác định số hiệu nguyên tử và viết cấu hình e của A và B. Câu 10. Oxit cao nhất của nguyên tố R có công thức RO3. Hợp chất khí của nó với hiđro có 5,88 % hiđro về khối lượng. Tìm R. HẾT .