Đề cương ôn tập Học kì 1 môn Tiếng Việt Lớp 2 - Năm học 2021-2022 (Bộ sách Cánh Diều)

docx 4 trang Hùng Thuận 26/05/2022 6020
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập Học kì 1 môn Tiếng Việt Lớp 2 - Năm học 2021-2022 (Bộ sách Cánh Diều)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_cuong_on_tap_hoc_ki_1_mon_tieng_viet_lop_2_nam_hoc_2021_2.docx

Nội dung text: Đề cương ôn tập Học kì 1 môn Tiếng Việt Lớp 2 - Năm học 2021-2022 (Bộ sách Cánh Diều)

  1. ÔN THI HỌC KÌ I MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 2 (2021- 2022 CÁNH DIỀU) Đề 1 Đọc thầm bài Tập đọc: Trên chiếc bè Tôi và Dế Trũi rủ nhau đi ngao du thiên hạ. Chúng tôi ngày đi, đêm nghỉ, cùng nhau say ngắm dọc đường. Ngày kia, đến một bờ sông, chúng tôi ghép ba bốn lá bèo sen lại, làm một chiếc bè. Bè theo dòng nước trôi băng băng. Mùa thu mới chớm nhưng nước đã trong vắt, trông thấy cả hòn cuội trắng tinh nằm dưới đáy. Nhìn hai bên bờ sông, cỏ cây và những làng gần, núi xa hiện ra luôn mới. Những anh gọng vó đen sạm, gầy và cao, nghênh cặp chân gọng vó đứng trên bãi lầy bái phục nhìn theo chúng tôi. Những ả cua kềnh cũng giương đôi mắt lồi, âu yếm ngó theo. Đàn săn sắt và cá thầu dầu thoáng gặp đâu cũng lăng xăng cố bơi theo chiếc bè, hoan nghênh váng cả mặt nước. Theo TÔ HOÀI Khoanh tròn vào chữ trước câu trả lời đúng. 1. Đôi bạn trong câu chuyện trên đi đâu? a. Đi tới trường học b. Đi thăm nhà bạn c. Đi ngao du thiên hạ 2. Chiếc bè của đôi bạn được làm bằng gì? a. Ghép ba bốn lá bèo sen lại, làm thành một chiếc bè. b.Tha một chiếc lá rụng làm bè, cành củi khô làm mái chèo. c. Đứng trên lưng cụ Rùa mà trôi theo dòng nước. 3. Cảnh vật trên đường đi đẹp và mới lạ như thế nào? a. Nước trong vắt trông thấy cả hòn cuội. b. Hai bên bở sông cỏ cây và những làng gần, núi xa luôn luôn mới. c. Nước trong vắt trông thấy cả hòn cuội, hai bên bở sông cỏ cây và những làng gần, núi xa luôn luôn mới. 4. Những từ ngữ nào cho thấy đôi bạn được gọng vó, cua kềnh, cá săn sắt, cá thầu dầu rất khâm phục và quý mến? a. bái phục nhìn theo, âu yếm ngó theo b. lăng xăng cố bơi theo chiếc bè, hoan nghênh văng cả mặt nước. c. Cả hai ý trên đều đúng. 5. Dòng nào dưới đây gồm những từ ngữ nói về tình cảm anh chị em? a. nhường nhịn, giúp đỡ, chăm sóc b. yêu thương, quý trọng, quý mến c. đoàn kết, chăm sóc, dìu dắt
  2. Đề 2 Đọc thầm bài Tập đọc: Bố vắng nhà Mâm cơm mẹ nấu thật ngon Có cá, có canh, có thịt Mà mẹ chỉ ăn qua quýt Rồi buông đũa lặng nhìn con. Hình như mẹ có gì lo Vẩn vơ mắt nhìn ra cửa À, bé biết rồi, vắng bố Sáng vừa đi công tác xa. “Mai mốt bố về thôi mà Mẹ ăn thêm cơm, kẻo ốm ” Ồ, bữa nay mẹ trẻ con Còn bé hóa ra người lớn. CAO XUÂN SƠN Khoanh tròn vào chữ trước câu trả lời đúng. 1. Bé nhận ra điều gì lạ bên mâm cơm? a. Mâm cơm có một món ngon. b. Mẹ chỉ ăn cơm qua quýt. c. Mẹ không ăn tí cơm nào. 2. Theo bé, vì sao mẹ lo? a. Vì mẹ rất ốm yếu. b. Vì mẹ lo lắng cho con. c. Vì bố đi công tác xa. 3. Vì sao bé nghĩ bữa nay bé là người lớn? a. Vì bé phải an ủi mẹ ăn thêm cơm. b. Vì bé khuyên mẹ chớ lo cho con. c. Vì bé phải chăm mẹ ốm. 4. Ghép mỗi câu ở bên A với mẫu câu thích hợp ở bên B 5. Đọc truyện vui sau. Dấu câu nào phù hợp với mỗi ô vuông : dấu chấm hay dấu chấm hỏi, dấu chấm than? Bé Hoa mới đi học lớp 1 được một tuần Bé nói với bố: - Có nhiều điều cô giáo con không biết đâu, bố ạ. - Sao con lại nghĩ thế - Vì thỉnh thoảng, cô lại bảo: "Các em hãy trả lời cho cô câu hỏi này nhé ".
  3. Đề 3 Đọc thầm bài Tập đọc: Bím tóc đuôi sam 1. Một hôm, Hà nhờ mẹ tết cho hai bím tóc nhỏ, mỗi bím buộc một cái nơ. 2. Khi Hà đi đến trường, mấy bạn gái cùng lớp reo lên: “Ái chà chà! Bím tóc đẹp quá!”. Điều đó làm Hà rất vui. Nhưng Tuấn bỗng sấn tới, nắm bím tóc và nói: - Tớ mệt quá, cho tớ vin vào nó một lúc. Tuấn lớn hơn Hà. Vì vậy, mỗi lần cậu kéo bím tóc, cô bé lại loạng choạng và cuối cùng ngã phịch xuống đất. Tuấn vẫn đùa dai, cứ cầm bím tóc mà kéo. Hà òa khóc. Rồi vừa khóc, em vừa chạy đi mách thầy. 3. Thầy giáo nhìn hai bím tóc xinh xinh của Hà, vui vẻ nói: - Đừng khóc, tóc em đẹp lắm! Hà người khuôn mặt đầm đìa nước mắt lên hỏi: - Thật không ạ? - Thật chứ! Nghe thầy nói thế, Hà nín hẳn: - Thưa thầy, em sẽ không khóc nữa. Thầy giáo cười, Hà cũng cười. 4. Tan học, Tuấn đến trước mặt Hà, gãi đầu ngượng nghịu: - Tớ xin lỗi vì lúc nãy kéo bím tóc của bạn. Thầy giáo đã phê bình tớ. Thầy bảo phải đối xử tốt với các bạn gái. Phỏng theo KU-RÔ-Y-A-NA-GI (Phí Văn Gừng dịch) Khoanh tròn vào chữ trước câu trả lời đúng. 1. Những ai khen bím tóc của Hà? a. Tuấn. b. Tuấn và các bạn gái. c. Các bạn gái và thầy cô. 2. Vì sao Hà khóc? a. Vì Tuấn kéo bím tóc, làm Hà ngã. b. Vì Tuấn chê bím tóc của Hà. c. Vì Tuấn xin lỗi Hà. 3. Thầy giáo làm cho Hà vui lên bằng cách nào? a. Thầy bảo Tuấn phải đối xử tốt với các bạn gái. b. Thầy khen bím tóc của Hà đẹp. c. Thầy phê bình Tuấn trêu chọc Hà. 4. Đặt câu hỏi cho bộ phận in đậm trong câu: Tóc hà rất đẹp. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 5. Nối mỗi câu sau với kiểu câu tương ứng:
  4. Đề 4 Đọc thầm bài Tập đọc: Câu chuyện bó đũa 1. Ngày xưa, ở một gia đình kia, có hai anh em. Lúc nhỏ, anh em rất hòa thuận. Khi lớn lên, anh có vợ, em có chồng, tuy mỗi người một nhà, nhưng vẫn hay va chạm. 2. Thấy các con không yêu thương nhau, người cha rất buồn phiền. Một hôm, ông đặt một bó đũa và một túi tiền trên bàn, rồi gọi các con, cả trai, gái, dâu, rể lại và bảo : - Ai bẻ gãy được bó đũa này thì cha thưởng cho túi tiền. Bốn người con lần lượt bẻ bó đũa. Ai cũng cố hết sức mà không sao bẻ gãy được. Người cha bèn cởi bó đũa ra, rồi thong thả bẻ gãy từng chiếc một cách dễ dàng. 3. Thấy vây, bốn người con cùng nói : - Thưa cha, lấy từng chiếc mà bẻ thì có khó gì ! Người cha liền bảo : - Đúng. Như thế các con đều thấy rằng chia lẻ ra thì yếu, hợp lại thì mạnh. Vậy các con phải biết thương yêu, đùm bọc lẫn nhau. Có đoàn kết thì mới có sức mạnh. Theo NGỤ NGÔN VIỆT NAM Khoanh tròn vào chữ trước câu trả lời đúng. Câu 1: Thấy các con không hòa thuận, người cha gọi họ đến, bảo họ làm gì? Người cha gọi họ đến, bảo: a. Con trai, con gái bẻ gãy được bó đũa này thì cha thưởng cho túi tiền. b. Con dâu, con rể bẻ gãy được bó đũa này thì cha thưởng cho túi tiền. c. - Ai bẻ gãy được bó đũa này thì cha thưởng cho túi tiền. Câu 2: Vì sao không có người con nào bẻ gãy được bó đũa. a. Vì họ bẻ từng chiếc một. b. Vì họ cầm cả bó đũa mà bẻ. c. Vì họ bẻ không đủ mạnh. Câu 3: Người cha bẻ gãy bó đũa bằng cách nào? a. Bẻ từng chiếc một. b. Cầm cả bó đũa mà bẻ. c. Lấy hết sức mà bẻ. Câu 4: Qua câu chuyện, người cha muốn khuyên các con điều gì? Đánh dấu tích vào ô trống trước ý em thích: a. Đoàn kết mới tạo nên sức mạnh. b. Chia lẻ ra thì yếu, hợp lại thì mạnh. c. Anh em phải thương yêu, đùm bọc nhau. Câu 5: Các dấu phẩy trong câu sau có tác dụng gì? Ông cụ bèn gọi con trai, con gái, con dâu, con rể cho dễ đọc. a. Phân biệt nghĩa các từ con trai, con gái, con dâu, con rể. b. Tách các từ ngữ con trai, con gái, con dâu, con rể cho dễ đọc, dễ hiểu. c. Thể hiện lời nói ngắt quãng của ông cụ khi gọi các con đến. Câu 6: Đặt thêm dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong câu in nghiêng: Anh Sơn đố Linh: “Đố em xe nào được đi trên vỉa hè?”. Linh lẩm nhẩm: “Xe máy xe đạp xe xích lô xe bò ”, rồi lắc đầu: - Không xe nào được đi trên vỉa hè đâu. Vìa hè là của người đi bộ. - Xe nôi được đi trên vỉa hè, em ạ.