Đề cương ôn tập Học kì 1 môn Sinh học Lớp 10
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập Học kì 1 môn Sinh học Lớp 10", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_cuong_on_tap_hoc_ki_1_mon_sinh_hoc_lop_10.docx
Nội dung text: Đề cương ôn tập Học kì 1 môn Sinh học Lớp 10
- ĐỀ ÔN TẬP SINH 10 HKI Câu 1:Ở tế bào nào sau đây,lưới nội chất trơn không phát triển? A.Tế bào não. B.Tế bào niêm mạc ruột. C.Tế bào tuyến tiết. D.Tế bào gan. Câu 2:Cho các tế bào sau:Tế bào cơ,tế bào gan, tế bào bạch cầu kháng thể,tế bào hồng cầu,tế bào tim. Có bao nhiêu tế bào không cần ti thể? A.2. B.0. C.1. D.4. Câu 3:Cho đồ thị sau : Nhận xét nào sau đây là đúng? A.Trong khoảng nhiệt độ trên 400C thì nhiệt độ tăng thì hoạt tính của enzim giảm. B.Trong khoảng nhiệt độ từ 100C đến 370C thì nhiệt độ tăng thì hoạt tính của enzim tăng. C.Khi nhiệt độ vượt quá nhiệt độ tối ưu (< 38 0C), enzim bị mất hoạt tính không hoàn toàn ngay lập tức. D.Khi nhiệt độ vượt quá nhiệt độ tối ưu (< 370C), enzim dần dần bị mất hoạt tính. Câu 4: Câu thành ngữ/tục ngữ nào dưới đây cho ta thấy vai trò của nồng độ enzim đối với quá trình tiêu hoá ? A.Ăn cá nhả xương, ăn đường nuốt chậm B.Ăn mắm lắm cơm. C.Tay làm hàm nhai,tay quai miệng trễ. D.Nhai kĩ no lâu. Câu 5: “Sốt” là phản ứng tự vệ của cơ thể. Tuy nhiên, khi sốt cao quá 38,5°C thì cần phải tích cực hạ sốt vì một rong các nguyên nhân nào sau đây? A.Nhiệt độ cao quá sẽ làm cơ thể nóng bức, khó chịu B.Nhiệt độ cao quá làm tăng hoạt tính của enzim dẫn đến tăng tốc độ phản ứng sinh hóa quá mức C.Nhiệt độ cao quá sẽ gây tổn thương mạch máu D.Nhiệt độ cao quá gây biến tính, làm mất hoạt tính của enzim trong cơ thể Câu 6: Trong phòng thí nghiệm,người ta thí nghiệm enzim amilaza với cơ chất tinh bột ở 2 điều kiện khác nhau: Thí nghiệm 1:Nhiệt độ 37oC,độ pH 7-8. Thí nghiệm 2:Nhiệt độ 97oC,độ pH 7-8. Kết quả của hai thí nghiệm là A.Thí nghiệm 1 không sinh ra sản phẩm. B.Cả hai thí nghiệm đều thu được mantô. C.Cả hai thí nghiệm đều không sinh ra sản phẩm. D.Chỉ có thí nghiệm hai không sinh ra sản phẩm.
- Câu 7:Trong cơ thể người, loại tế bào có lưới nội chất trơn phát triển nhất là A. tế bào bạch cầu B. tế bào gan C. nơron thần kinh. D. tế bào hồng cầu Câu 8:Điền vào vị trí còn thiếu trong câu:”khi đặt tế bào hồng cầu vào môi trường ” là A.Ưu trương,tế bào co lại do nước đi vào. B.Nhược trương,tế bào phình ra do nước đi ra. C.Đẳng trương,tế bào giữ nguyên do thể tích nước đi vào tự tiêu biến. D.Đẳng trương,tế bào giữa nguyên do thể tích nước vào bằng thế tích nước ra. Câu 9: Xác định X trong sơ đồ sau: A.Ức chế ngược B.Xúc tác C.Kích thích hoạt hóa D.Chất hoạt hóa Câu 10: Nguyên nhân dẫn đến các triệu chứng bệnh lí (bệnh rối loạn chuyển hóa) là do A.Cơ chất bị tích lũy gây độc cho tế bào B.Tốc độ phản ứng tăng cả triệu lần C.Trung tâm hoạt động enzim bão hòa D.Nồng độ enzim quá nhiều Câu 11:Bữa ăn trưa của A gồm:rau muống luộc,đậu rán,cơm.Để tiêu hóa bữa ăn trên thì không sử dụng enzim nào dưới đây? A.xenlulaza B. urêaza C. lipaza D. prôtêaza Câu 12: Cho các nhận định sau: 1. Bị biến đổi cấu trúc sau khi thực hiện phản ứng. 2. Mỗi enzim có thể xúc tác cho một số loại phản ứng khác nhau 3. Đa số enzim bị mất hoạt tính khi nhiệt độ cao 4. Thành phần cấu tạo chính của enzim là protein 5. Enzim có hoạt tính cao hơn chất xúc tác hoá học Có bao nhiêu nhận định là sai khi nói về enzim? A. 2 B. 5 C. 4 D. 3 Câu 13: Tế bào có thể điều chỉnh quá trình chuyển hoá vật chất bằng cách điều chỉnh hoạt tính của enzim. Trường hợp nào sau đây không phải là một cách thức điều chỉnh hoạt tính của các enzim ? A. Điều chỉnh bằng nhiệt độ hoặc độ pH B. Điều chỉnh bằng chất hoạt hóa. C. Điều chỉnh bằng chất chất ức chế. D. Điều chỉnh bằng ức chế ngược Câu 14:Loại enzim được sử dụng trong công nghiệp thuộc da và sử dụng làm bột giặt sinh học? A.catalaza B. urêaza C. lactaza D. prôtêaza Câu 15: Enzim có bản chất là: A. Pôlisaccarit B. Prôtêin C. Mônôsaccrit D. Photpholipit
- Câu 16: Điều nào dưới đây không phải là vai trò của ATP? A. Tổng hợp các chất hoá học cho tế bào B. Sinh công cơ học C. Vận chuyển các chất qua màng D. Phân giải các chất hữu cơ trong tế bào Câu 17: Cấu trúc có mặt trong cả tế bào thực vật, tế bào động vật và tế bào vi khuẩn: A. Màng sinh chất và ribôxôm. B. Lưới nội chất và không bào. C. Lưới nội chất và lục lạp. D. Màng sinh chất và thành tế bào. Câu 18:Trong sơ đồ chuyển hóa dưới đây, enzim Threonine dehydratase bị ức chế bởi chất nào? A. L- Threonin B.α - ketobutyrate C. α – aceto oxybutyrate D. L- Isoleucine Câu 19: Phát biểu sau đây có nội dung đúng là: A.Enzim là một chất xúc tác sinh học. B. Enzim được cấu tạo từ các đisaccarit. C. Enzim sẽ biến đổi khi tham gia vào phản ứng. D. Ở động vật, enzim do các tuyến nội tiết tiết ra. Câu 20: Cho các khẳng định sau: 1. Không đòi hỏi tiêu tốn năng lượng. 2. Có thể cần phải có sự trợ giúp của protein. 3. Thể hiện khi các phân tử vận chuyển từ nơi có nồng độ thấp đến nơi có nồng độ cao. 4. Là quá trình vận chuyển thụ động. Có bao nhiêu hẳng định đúng với hiện tượng khuếch tán là: A.2. B.1. C.3. D.4. Câu 21: Yếu tố nào dưới đây không ảnh hưởng đến hoạt tính của enzim? A. Nhiệt độ, độ pH B. Nồng độ cơ chất C. Nồng độ enzim D. Sự tương tác giữa các enzim Câu 22: Cấu trúc cơ chất phải phù hợp với trung tâm hoạt động của enzym giải thích cho đặc tính: A. Tăng năng lượng hoạt hóa → tăng tốc độ phản ứng B. Enzim chỉ có một trung tâm hoạt động C. Đặc hiệu D. Enzym là chất xúc tác sinh học.
- Câu 23: Nồng độ chất tan trong tế bào thực vật khoảng 0,8M. Co nguyên sinh xảy ra khi cho tế bào vào trong dung dịch nào sau đây? A. 1,0M. B. 0,4M. C. 0,8M. D. Nước cất. Câu 24: Màng sinh chất của tế bào ở sinh vật nhân thực được cấu tạo bởi: A. Các phân tử phôtpholipit và axit nuclêic. B. Các phân tử prôtêin. C. Các phân tử prôtêin và phôtpholipit. D. Các phân tử prôtêin và axit nuclêic. Câu 25: Tế bào thực vật không có trung thể nhưng vẫn tạo thành thoi vô sắc để các nhiễm sắc thể phân li về các cực của tế bào là nhờ: A. Mạch dẫn B. Các vi ống. C. Ti thể. D. Lạp thể. HẾT