Đề cương ôn tập giữa kì I - Môn: Giáo dục công dân 8
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập giữa kì I - Môn: Giáo dục công dân 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_cuong_on_tap_giua_ki_i_mon_giao_duc_cong_dan_8.pdf
Nội dung text: Đề cương ôn tập giữa kì I - Môn: Giáo dục công dân 8
- UBND QUẬN HÀ ĐÔNG ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP GIỮA KÌ I TRƯỜNG THCS VĂN YÊN MÔN: GDCD KHỐI 8 NĂM HỌC 2021-2022 PHẦN I: NỘI DUNG ÔN TẬP BAN GIÁM HIỆU ĐÃ DUYỆT 1. Nội dung Nguyễn Thị Oanh - Tôn trọng lẽ phải, - Liêm khiết, - Tôn trọng người khác, - Pháp luật và kỷ luật - Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa ViệtNam 2. Yêu cầu - Học sinh nắm vững kiến thức cơ bản. - Biết vận dụng kiến thức để so sánh, đánh giá các hành vi chuẩn mực đạo đức,pháp luật trong cuộc sống hàng ngày. - Có kỹ năng trình bày lưu loát, khoa học theo đặc trưng môn GDCD. PHẦN II: CÂU HỎI LUYỆN TẬP Câu 1: Những điều được cho là đúng đắn, phù hợp với đạo lý và lợi ích chung của xã hội được gọi là ? A. Khiêm tốn. B. Lẽ phải. C. Công bằng. D. Trung thực. Câu 2: Công nhận ủng hộ, tuân theo và bảo vệ những điều đúng đắn; biết điều chỉnh suy nghĩ, hành vi của mình theo hướng tích cực; không chấp nhận và làm những việc sai trái được gọi là ? A. Tôn trọng lẽ phải. B. Tiết kiệm. C. Lẽ phải. D. Khiêm tốn. Câu 3 : Biểu hiện củatôn trọng lẽ phải là? A. Ủng hộ người nghèo. B. Trồng cây để bẻo vệ môi trường. C. Đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông. D. Cả A,B,C. Câu 4: Trên đường đi học về em nhìn thấy một thanh niên đi xe máy phóng nhanh vượt ẩu gây tai nạn khiến 1 em học sinh bị ngã gãy tay. Trong tình huống đó em sẽ làm gì? A. Lờ đi chỗ khác và coi như không biết. B. Nhờ sự giúp đỡ của người lớn, đưa em bé đó đến bệnh viện và gọi điện cho gia đình của em đó. C. Đèo em bé đó đến gặp công an. D. Đạp thật nhanh về nhà. Câu 5: Trong giờ ra chơi, A trêu đùa và đánh B gây chảy máu và gãy răng, các bạn trong lớp không ai có ý kiến gì vì sợ A đánh. Trong tình huống này em sẽ làm gì? A. Báo với cô giáo chủ nhiệm để tìm cách giải quyết. B. Mặc kệ vì không liên quan đến mình. C. Cùng với A đánh B cho vui. D. Chạy đi chỗ khác chơi. Câu 6: Các hành vi: Chơi ma túy, dùng thuốc lắc, buôn bán các chất gây nghiện là những hành vi như thế nào?
- 2 A. Không tôn trọng lẽ phải. B. Tôn trọng lẽ phải. C. Sống thực dụng. D. Sống vô cảm. Câu 7: Câu thành ngữ: Gió chiều nào theo chiều ấy nói về người như thế nào? A. Không tôn trọng lẽ phải. B. Không trung thực. C. Không chín chắn. D. Không có ý thức. Câu 8: Phát hiện có một tên trộm nhảy sang nhà hàng xóm bằng cách leo từ cây đu vào lan can để vào nhà ăn trộm tiền em sẽ làm gì? A. Báo với chủ nhà để chủ nhà đề phòng và báo với công an kịp thời. B. Mặc kệ vì không phải nhà mình. C. Theo dõi xem tên trộm đó lấy những gì. D. Hô thật to là có trộm Câu 9: Câu tục ngữ: Đói cho sạch, rách cho thơm nói đên điều gì ? A. Đức tính khiêm tốn. B. Đức tính liêm khiết, sống trong sạch. C. Đức tính cần cù. D. Đức tính trung thực. Câu 10: Không hám danh, hám lợi, không nhỏ nhen, ích kỉ được gọi là ? A. Liêm khiết. B. Công bằng. C. Lẽ phải. D. Khiêm tốn. Câu 11 : Biểu hiện của không liêm khiết là? A. Giả làm người khuyết tật đi ăn xin. B. Đút tiền cho cán bộ xã để làm hồ sơ hộ nghèo. C. Bác sỹ nhận phong bì của bệnh nhân. D. Cả A,B,C. Câu 12: Để đạt được danh hiệu học sinh giỏi toàn diện E đã đến nhà cô giáo V nhờ cô nâng điểm môn Văn. Gia đình E đến nhà cô V và biếu cô phong bì 2 triệu đồng. Cô V nhất quyết từ chối gia đình em E, trả lại số tiền trên và đề nghị gia đình không nên làm như vậy. Cô V là người như thế nào? A. Cô V là người trung thực. B. Cô V là người thẳng thắn. C. Cô V là người sống trong sạch. D. Cô V là người ham tiền của. Câu 13: A ăn trộm tiền đóng học của B và bị em phát hiện, biết em đã phát hiện, A bèn nói : Tớ sẽ cho cậu 1 nửa số tiền tớ lấy được nhưng cậu phải giữ bí mật. Trong tình A. Báo với cô giáo chủ nhiệm để tìm cách giải quyết. B. Mặc kệ vì không liên quan đến mình. C. Lấy số tiền mà A cho và im lặng. D. Đe dọa A bắt A phải đưa hết tiền cho mình. Câu 14: Vụ án “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế, gây hậu quả nghiêm trọng; Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” xảy ra tại Công ty cổ phần dệt Quế Võ và Chi nhánh Quỹ hỗ trợ phát triển Bắc Ninh nói lên điều gì ? A. Sống không trong sạch, giả dối. B. Sống tiết kiệm. C. Sống thực dụng. D. Sống vô cảm. Câu 15: Câu thành ngữ: Giấy rách phải giữ lấy lề nói về đức tính nào? A. Liêm khiết. B. Trung thực. C. Tiết kiệm. D. Cần cù. Câu 16: Trên đường đi học, P nhặt được chiếc ví trong đó có các giấy tờ tùy thân và 5 triệu đồng, P đã mang chiếc ví đó đến đồn công an để trả lại người đã mất. Việc làm đó của P thể hiện điều gì? A. P là người tiết kiệm. B. P là người vô cảm.
- 3 C. P là người giả tạo. D. P là người liêm khiết, tốt bụng. Câu 17: Câu tục ngữ: Nhất tự vi sư bán tự vi sư nói đến điều gì ? A. Lòng tôn trọng đối với thầy giáo. B. Lòng trung thành đối với thầy giáo. C. Lòng tự trọng đối với thầy giáo. D. Lòng vị tha đối với thầy giáo. Câu 18: Sự đánh giá đúng mức, coi trọng danh dự, phẩm giá và lợi ích của người khác được gọi là ? A. Liêm khiết. B. Công bằng. C. Lẽ phải. D. Tôn trọng người khác. Câu 19: Hút thuốc lá và hà hơi vào mặt người khác, đặc biệt là phụ nữ có thai thể hiện hành vi? A. Coi thường người khác. B. Tôn trọng người khác. C. Không tôn trọng người khác. D. Xỉ nhục người khác. Câu 20: Nhà bà D và bà G cái nhau vì bà D vứt rác sang nhà bà G. Trước tình huống đó em sẽ làm gì? A. Nói với bố mẹ để bố mẹ sang hòa giải 2 bác để không có mâu thuẫn. B. Mặc kệ vì không liên quan đến mình. C. Đứng xem hai bà cãi nhau. D. Giúp bác D cãi nhau với bà G. Câu 21: Tôn trọng người khác thể hiện điều gì ? A. Thể hiện lối sống có văn hóa. B. Thể hiện lối sống tiết kiệm. C. Thể hiện lối sống thực dụng. D. Thể hiện lối sống vô cảm. Câu 22: Tôn trọng người khác được thể hiện thông qua đâu? A. Cử chỉ, hành động, lời nói. B. Cử chỉ và lời nói. C. Cử chỉ và hành động. D. Lời nói và hành động. Câu 23: Tôn trọng mọi người có ý nghĩa như thế nào? A. Giúp cho con người cảm thấy thanh thản. B. Nhận được sự quý trọng, tin cậy của mọi người. C. Làm cho xã hội trong sạch, tốt đẹp hơn. D. Cơ sở để quan hệ xã hội trở lên lành mạnh, trong sáng và tốt đẹp hơn. Câu 24: Vào lúc 12h đêm nhà hàng xóm vẫn bật nhạc hát karaoke. Trong tình huống này em sẽ làm gì? A. Mặc kệ. B. Sang đánh nhà hàng xóm. C. Sang chửi nhà hàng xóm. D. Sang nhà hàng xóm khuyên họ tắt máy vì đêm đã khuya nên để mọi người ngủ. Câu 25: Câu tục ngữ: Nói lời phải giữ lấy lời, đừng như con bướm đậu rồi lại bay nói đến điều gì? A. Lòng chung thủy. B. Lòng trung thành. C. Giữ chữ tín. D. Lòng vị tha. Câu 26: Coi trọng lòng tin của mọi người đối với mình, biết trọng lời hứa và tin tưởng nhau được gọi là ? A. Liêm khiết. B. Công bằng. C. Lẽ phải. D. Giữ chữ tín. Câu 27: Vào đợt lợn bị dịch tả châu phi, người dân mua thịt lợn ít dần. Biết được điều đó, bà A mở cửa hàng thịt lợn sạch nhưng thực tế vẫn lấy thịt lợn bọ ốm, bị bệnh để bán nhằm thu lợi nhuận cao. Hành vi đó của bà A thể hiện hành vi? A. Bà A coi thường người khác. B. Bà A không tôn trọng người khác.
- 4 C. Bà A giữ chữ tín. D. Bà A không giữ chữ tín. Câu 28: Nhiều lần B vi phạm lỗi nói chuyện trong giờ học, B đã nhiều lần hứa trước cô giáo và cả lớp sẽ không tái phạm nữa nhưng trên thực tế giờ học nào bạn B cũng nói chuyện trong giờ và bị ghi vào sổ đầu bài. Việc làm đó của B thể hiện điều gì? A. B là người không giữ chữ tín. B. B là người giữ chữ tín. C. B là người không tôn trọng người khác. D. B là người tôn trọng người khác. Câu 29: Câu tục ngữ: Hay gì lừa đảo kiểm lời/ Cả nhà ăn uống tội trời riêng mang khuyên chúng ta điều gì ? A. Giữ chữ tín. B. Giữ lòng tin. C. Giữ lời nói. D. Giữ lời hứa. Câu 30: Bà P mở cửa hàng bán rau sạch bà quan niệm rằng mặc dù sãi ít nhưng bà thấy vui vì cung cấp rau sạch là niềm vui cho mọi người, bảo vệ sức khỏe mọi người. Nhiều lần bà C ngỏ lời bảo bà P nhập thêm rau Trung Quốc cho rẻ, mã đẹp và thu lợi nhuận cao nhưng bà nhất quyết không đồng ý. Việc làm đó của bà P thể hiện điều gì? A. Bà P là người giữ lời hứa. B. Bà P là người thật thà. C. Bà P là người giữ chữ tín. D. Bà P là người tốt bụng. Câu 31: Câu tục ngữ: Phép vua thua lệ làng nói đến yếu tố nào? A. Pháp luật. B. Kỉ luật. C. Chữ tín. D. Liêm khiết. Câu 32: Quy tắc xử xự chung, có tính bắt buộc, do nhà nước ban hành, được nhà nước đảm bảo thực hiện bằng các biện pháp giáo dục, thuyết phục, cưỡng chế được gọi là ? A. Liêm khiết. B. Công bằng C. Pháp luật. D. Kỉ luật. Câu 33 : Biểu hiện của pháp luật là? A. Vượt đèn đỏ B. Buôn bán động vật quý hiếm. C. Đua xe trái phép. D. Bắt giam tội phạm buôn bán ma túy Câu 34 : Biểu hiện của kỉ luật là? A. Nói chuyện trong giờ học B. Đi xe máy không đổi mũ bảo hiểm C. Mặc sai đồng phục theo quy định D. Nội quy lớp học. Quy chế thi cử. Câu 35: Các hành vi: Buôn bán người qua biên giới, chặt gỗ trong khu du lịch sinh thái, bắt cóc trẻ em vi phạm điều gì? A. Vi phạm pháp luật. B. Vi phạm kỉ luật. C. Vi phạm quy chế. D. Vi phạm quy định. Câu 36: Các hành động : Coi cóp trong thi cử, nói chuyện riêng trong giờ vi phạm điều gì? A. Vi phạm pháp luật. B. Vi phạm kỉ luật. C. Vi phạm quy chế. D. Vi phạm quy định. Câu 37: Điều khác biệt căn bản nhất giữa pháp luật và kỉ luật là gì? A. Pháp luật mang tính chất bắt buộc còn kỉ luật thì không bắt buộc, chủ thể có thể làm theo hoặc không làm theo. B. Pháp luật không bắt buộc mọi người làm theo còn kỉ luật thì bắt buộc mọi người phải làm theo. C. Pháp luật và kỉ luật là một, không có điểm khác biệt.
- 5 D. Pháp luật và kỉ luật đều bắt buộc chủ thể phải làm nhưng pháp luật mang tính chất cưỡng chế cao hơn. Câu 38: Những quy định , quy ước ở một tập thể, một cộng đồng người ở phạm vi hẹp hơn được gọi là? A. Liêm khiết. B. Công bằng C. Pháp luật. D. Kỉ luật. Câu 39: Phát hiện 1 đôi nam nữ vào nhà hàng xóm bắt cóc trẻ em em sẽ làm gì? A. Nói với bố mẹ và báo ngay với công an địa phương. B. Mặc kệ vì không liên quan đến mình. C. Theo dõi đôi nam nữ đó xem họ định làm gì. D. Hét thật to cho đôi nam nữ đó bỏ chạy. Câu 40: Những quy định của pháp luật và kỉ luật có ý nghĩa như thế nào với mọi người ? A. Giúp cho mọi người có một chuẩn mực chung để rèn luyện và thống nhất trong hoạt động. B. Giúp cho mọi người gần nhau hơn. C. Giúp cho mọi người tôn trọng nhau hơn. D. Giúp cho mọi người hoàn thiện mình hơn. Câu 41: Đặc điểm của Pháp luật là? A. Tính quy phạm phổ biến. B. Tính xác định chặt chẽ. C. Tính bắt buộc. D. Tính quy phạm phổ biến. Tính xác định chặt chẽ. Tính bắt buộc. Câu 42: Các quy định của pháp luật là thước đo hành vi của mọi người, có tính phổ biến chung, được áp dụng nhiều lần trong phạm vi rộng lớn thể hiện đặc điểm nào của pháp luật? A. Tính quy phạm phổ biến. B. Tính xác định chặt chẽ. C. Tính bắt buộc. D. Tính thuyết phục Câu 43 : Các điều luật được quy định rõ ràng, chính xác, chặt chẽ, thể hiện trong các văn bản pháp luật thể hiện đặc điểm nào của pháp luật ? A. Tính quy phạm phổ biến. B. Tính xác định chặt chẽ. C. Tính bắt buộc. D. Tính thuyết phục Câu 44 : Pháp luật do nhà nước ban hành, mang tính quyền lực, bắt buộc mọi người phải tuân theo, không phụ thuộc vào sở thích của bất cứ ai thể hiện đặc điểm nào của pháp luật? A. Tính quy phạm phổ biến. B. Tính xác định chặt chẽ. C. Tính bắt buộc. D. Tính thuyết phục Câu 45: Tại Hiến pháp và Luật giáo dục đều quy định quyền và nghĩa vụ của công dân điều đó thể hiện đặc điểm nào của pháp luật? A. Tính quy phạm phổ biến. B. Tính xác định chặt chẽ. C. Tính bắt buộc. D. Tính thuyết phục Câu 46: Bản chất pháp luật nước ta là? A. Thể hiện ý chí của giai cấp công nhân. B. Thể hiện quyền làm chủ của nhân dân Việt Nam trên các lĩnh vực.
- 6 C. Thể hiện ý chí của nhân dân lao động dưới sự lãnh đạo của Đảng. D. Thể hiện ý chí của giai cấp công nhân và nhân dân lao động đưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Thể hiện quyền làm chủ của nhân dân Việt Nam trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Câu 47: Pháp luật là công cụ để thực hiện quản lí nhà nước, quản lí kinh tế, văn hóa xã hội nói đến nội dung nào của pháp luật? A. Khái niệm pháp luật. B. Vai trò của pháp luật. C. Đặc điểm của pháp luật. D. Bản chất của pháp luật. Câu 48: So với đạo đức, điểm khác biệt căn bản nhất giữa pháp luật và đạo đức thể hiện ở đặc điểm nào? A. Tính quy phạm phổ biến. B. Tính xác định chặt chẽ. C. Tính bắt buộc. D. Tính thuyết phục Câu 49: Khi tham gia giao thông, người điều khiển xe gắn máy phải đội mũ bảo hiểm, chở đúng số người quy định, nếu vi phạm sẽ bị xử phạt, điều đó thể hiện đặc điểm nào của pháp luật? A. Tính quy phạm phổ biến. B. Tính xác định chặt chẽ. C. Tính bắt buộc. D. Tính thuyết phục Câu 50: Luật hôn nhân và gia đình quy định nữ đủ 18 tuổi mới được kết hôn, điêug đó thể hiện đặc điểm nào của pháp luật? A. Tính quy phạm phổ biến. B. Tính xác định chặt chẽ. C. Tính bắt buộc. D. Tính thuyết phục