Đề cương ôn tập Địa lí Lớp 7 - Chương trình học kì 2 - Năm học 2022-2023

doc 16 trang binhdn2 09/01/2023 3530
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập Địa lí Lớp 7 - Chương trình học kì 2 - Năm học 2022-2023", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_cuong_on_tap_dia_li_lop_7_chuong_trinh_hoc_ki_2_nam_hoc_2.doc

Nội dung text: Đề cương ôn tập Địa lí Lớp 7 - Chương trình học kì 2 - Năm học 2022-2023

  1. ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN ĐỊA LÍ LỚP 7 HỌC KÌ II CHƯƠNG VII: CHÂU MĨ Câu 1: - Em hãy nêu khái quát về châu Mĩ ? - Tại sao nói châu Mĩ nằm hoàn toàn ở nửa cầu Tây ? Cho biết ý nghĩa kinh tế của kênh đào Pa-na-ma. - Em hãy trình bày các thành phần chủng tộc của châu Mĩ ? - Quan sát hình 35.2, nêu các luồng nhập cư vào châu Mĩ ? Giải thích tại sao có sự khác nhau về ngôn ngữ giữa dân cư ở khu vực Bắc Mĩ với dân cư ở khu vực Trung và Nam Mĩ ? * Khái quát về châu Mĩ: - Châu Mĩ rộng 42 triệu km2, nằm hoàn toàn ở nửa cầu Tây. - So với các châu lục khác, châu Mĩ nằm trải dài trên nhiều vĩ độ hơn cả, từ vùng cực Bắc đến tận vùng cận cực Nam. Nơi hẹp nhất của châu Mĩ là eo đất Pa-na-ma rộng không đến 50km. Kênh đào Pa-na-ma đã cắt qua eo đất này, nối liền Thái Bình Dương và Đại Tây Dương. - Châu Mĩ tiếp giáp với 3 đại dương lớn (Bắc Băng Dương, Thái Bình Dương, Đại Tây Dương). * Châu Mĩ nằm hoàn toàn ở nửa cầu Tây: - Vì ranh giới nửa cầu Đông và nửa cầu Tây là hai đường kinh tuyến 20 0T và 1600Đ. Do vậy nên châu Mĩ nằm hoàn toàn ở nửa cầu Tây. * Ý nghĩa kinh tế của kênh đào Pa-na-ma: - Kênh đào Pa-na-ma cắt qua eo đất Pa-na-ma, nối liền Thái Bình Dương và Đại Tây Dương, là hệ thống giao thông đường thủy có vai trò rất quan trọng về kinh tế, góp phần tăng cường giao lưu mậu dịch quốc tế. Ngoài ra, kênh đào Pa-na-ma còn rút ngắn thời gian di chuyển từ Thái Bình Dương sang Đại Tây Dương, tiết kiệm nguồn nhiên liệu, tăng thu nhập (thu thuế) cho kênh đào. * Các thành phần chủng tộc của châu Mĩ: - Trước thế kỉ XVI, chủ nhân của châu Mĩ là người Anh-điêng và người E-xki-mô thuộc chủng tộc Môn- gô-lô-it. - Từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XX, thành phần chủng tộc đa dạng, các chủng tộc hòa huyết -> thành phần người lai. * Các luồng nhập cư vào châu Mĩ: - Các luồng nhập cư vào châu Mĩ là : người Anh, Pháp, I-ta-li-a, Đức, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, chủng tộc Nê-grô-it. * Có sự khác nhau về ngôn ngữ giữa dân cư ở khu vực Bắc Mĩ với dân cư ở khu vực Trung và Nam Mĩ: - Do các nguồn nhập cư khác nhau về ngôn ngữ : + Bắc Âu nói tiếng Anh nên gọi là châu Mĩ Ăng-glô-xắc-xông. + Trung và Nam Mĩ nói tiếng theo ngữ hệ La-tinh nên gọi là châu Mĩ La-tinh. Câu 2: Lãnh thổ châu Mĩ (phần lục địa) kéo dài trên khoảng bao nhiêu vĩ độ ? - Châu Mĩ trải dài trên rất nhiều vĩ độ, từ vùng cực Bắc đến tận vùng cận cực Nam (71059'B đến 53054'N) khoảng 129 vĩ độ. Câu 3: Các luồng nhập cư có vai trò quan trọng như thế nào đến sự hình thành cộng đồng dân cư châu Mĩ ? - Các luồng nhập cư có vai trò đến sự hình thành cộng đồng dân cư châu Mĩ. Khiến cho cộng đồng dân cư châu Mĩ trở nên đa dạng, phức tạp và có đầy đủ các thành phần chủng tộc trên thế giới. Ngoài ra còn làm xuất hiện các thành phần người lai cho cộng đồng dân cư châu Mĩ. Câu 4: Nêu đặc điểm cấu trúc địa hình của Bắc Mĩ. - Địa hình chia làm ba khu vực rõ rệt, kéo dài theo chiều kinh tuyến. * Hệ thống Cooc-đi-e ở phía tây: - Hệ thống Cooc-đi-e cao, đồ sộ, hiểm trở là một trong những miền núi lớn trên thế giới. Miền núi này chạy dọc bờ phía tây của lục địa, kéo dài 9000 km, cao trung bình 3000m - 4000m, gồm nhiều dãy chạy song song, xen vào giữa là các cao nguyên và sơn nguyên.
  2. - Miền núi Cooc-đi-e có nhiều khoáng sản như đồng, vàng, quặng đa kim, uranium. * Miền đồng bằng ở giữa: - Miền đồng bằng ở giữa rộng lớn, tựa như một lòng máng khổng lồ, cao ở phía bắc và tây bắc, thấp dần về phía nam và đông nam. Do địa hình lòng máng, không khí lạnh ở phía bắc và không khí nóng ở phía nam dễ dàng xâm nhập sâu vào nội địa. - Trong miền đồng bằng có nhiều hồ rộng như hệ thống Hồ Lớn ở phía bắc và nhiều sông dài như hệ thống sông Mit-xu-ri - Mi-xi-xi-pi. * Miền núi già và sơn nguyên ở phía đông: - Phía đông của Bắc Mĩ gồm sơn nguyên trên bán đảo La-bra-đo của Ca-na-đa và dãy núi A-pa- lat trên đất Hoa Kì, chạy theo hướng đông bắc - tây nam. - A-pa-lat là dãy núi cổ, tương đối thấp, chứa nhiều than và sắt. Phần bắc A-pa-lat chỉ cao 400m - 500m. Phần nam A-pa-lat cao 1000m - 1500m. Câu 5: - Trình bày sự phân hóa của khí hậu Bắc Mĩ. Giải thích sự phân hóa đó. - Quan sát các hình 36.2 và 36.3, giải thích tại sao có sự khác biệt về khí hậu giữa phần phía tây và phần phía đông kinh tuyến 1000 T của Hoa Kì ? * Sự phân hóa của khí hậu Bắc Mĩ. Giải thích sự phân hóa đó - Khí hậu Bắc Mĩ phân hóa theo chiều bắc - nam và theo chiều tây - đông - Trải dài từ vòng cực Bắc đến vĩ tuyến 15 0B, Bắc Mĩ nằm trên các vành đai khí hậu hàn đới, ôn đới và nhiệt đới. Khí hậu ôn đới chiếm diện tích lớn nhất. - Trong mỗi đới khí hậu ở Bắc Mĩ lại có sự phân hóa theo chiều tây - đông, đặc biệt là sự phân hóa khí hậu giữa phần phía tây và phần phía đông kinh tuyến 1000T của Hoa Kì. - Các dãy núi thuộc hệ thống Cooc-đi-e kéo dài theo hướng băc - nam ngăn cản sự di chuyển của các khối khí từ Thái Bình Dương vào. Vì vậy, các cao nguyên, bồn địa và sườn đông Cooc-đi-e mưa rất ít. - Ngoài ra, khí hậu ở Bắc Mĩ còn phân hóa theo độ cao. - Giải thích: + Do Bắc Mĩ trải dài nhiều vĩ độ, từ vòng cực Bắc đến vĩ độ 15°B, nên đã tạo ra sự phân hoá bắc - nam. + Do yếu tố địa hình ngăn cản gió từ biển và vị trí gần hay xa biển đã tạo ra sự phân hoá đông - tây. + Hệ thống Coóc-đi-e đồ sộ kéo dài theo hướng bắc - nam đã ngăn cản sự di chuyển của các khối khí từ biển vào, làm cho các cao nguyên, bồn địa và sườn đông Coóc-đi-e có lượng mưa rất ít, hình thành khí hậu hoang mạc và nửa hoang mạc. Đồng thời các dãy núi cao cũng làm thay đổi nhiệt độ và lượng mưa khi lên cao. * Có sự khác biệt về khí hậu giữa phần phía tây và phần phía đông kinh tuyến 100 0 T của Hoa Kì: - Do trải dài trên nhiều đới khí hậu. Ngoài ra còn do địa hình núi phía Tây cao và đồ sộ kéo dài theo hướng băc - nam ngăn cản sự di chuyển của các khối khí từ Thái Bình Dương vào. Vì vậy, các cao nguyên, bồn địa và sườn đông Cooc-đi-e mưa rất ít. Câu 6: Trình bày sự phân bố dân cư ở Bắc Mĩ. Trình bày đặc điểm đô thị của Bắc Mĩ. * Sự phân bố dân cư ở Bắc Mĩ: - Năm 2001, dân số Bắc Mĩ là 419,5 triệu người, mật độ dân số trung bình khoảng 20 người/km2. - Do chịu ảnh hưởng của sự phân hóa về tự nhiên và sự phát triển của công nghiệp nên dân cư Bắc Mĩ phân bố rất không đồng đều giữa miền bắc và miền nam, giữa phía tây và phía đông. Mật độ dân số Vùng phân bố chủ yếu Giải thích - Dưới 1 người/km2 - Bán đảo A-la-xca - Khí hậu rất khắc nghiệt và lạnh giá, băng bao phủ - Phía bắc Ca-na-đa quanh năm - Từ 1 - 10 người/km2 - Phía tây, trong khu vực hệ thống - Địa hình đồi núi rất cao và hiểm trở. Khí hậu rất Cooc-đi-e khắc nghiệt. - Từ 11 - 50 người/km2 - Dải đồng bằng hẹp ven Thái - Sườn đón gió phía tây của hệ thống Cooc-đi-e có Bình Dương lượng mưa tương đối nhiều, khí hậu cận nhiệt, tập trung đông dân hơn.
  3. - Từ 51 - 100 người/km2 - Phía đông Hoa Kì - Công nghiệp phát triển sớm, mức độ đô thị hóa cao, tập trung nhiều thành phố, khu công nghiệp, hải cảng lớn - Trên 100 người/km2 - Ven bờ phía nam Hồ Lớn - Công nghiệp phát triển sớm, mức độ đô thị hóa cao, - Vùng duyên hải Đông Bắc Hoa tập trung nhiều thành phố, khu công nghiệp, hải cảng Kì lớn - Hiện nay, một bộ phận dân cư Hoa Kì đang di chuyển từ các vùng công nghiệp phía nam Hồ Lớn và Đông Bắc ven Đại Tây Dương tới các vùng công nghiệp mới năng động hơn ở phía nam và duyên hải ven Thái Bình Dương. * Đặc điểm đô thị của Bắc Mĩ: - Phát triển nhanh (Bắc Mĩ). - Phân hóa không đều: + tập trung ở ven biển và quanh Hồ Lớn. + vào nội địa đô thị thưa thớt và nhỏ dần. - Sự xuất hiện nhiều thành phố lớn, mới ở miền nam và ven Thái Bình Dương đã dẫn tới sự phân bố lại dân cư ở Hoa Kì. Câu 7: Trình bày sự thay đổi trong phân bố dân cư của Bắc Mĩ. - Hiện nay, một bộ phận dân cư Hoa Kì đang di chuyển từ các vùng công nghiệp phía nam Hồ Lớn và Đông Bắc ven Đại Tây Dương tới các vùng công nghiệp mới năng động hơn ở phía nam và duyên hải ven Thái Bình Dương. - Nguyên nhân: các thành phố mới với các ngành công nghiệp đòi hỏi kĩ thuật cao, năng động được hình thành ở phía nam và duyên hải Thái Bình Đương đã kéo theo sự di chuyển dân cư của Hoa Kì. Câu 8: Nêu những điều kiện giúp nền nông ngiệp ở Bắc Mĩ phát triển. Nêu đặc điểm của nền nông nghiệp ở Bắc Mĩ. Nêu những hạn chế trong nông nghiệp ở Bắc Mĩ. Trình bày sự phân bố các vùng nông nghiệp ở Bắc Mĩ. * Những điều kiện giúp nền nông nghiệp ở Bắc Mĩ phát triển: - Diện tích đất nông nghiệp lớn. - Hệ thống sông dài và Hồ Lớn. - Khí hậu ôn hòa. - Giống cây trồng và vật nuôi cho năng suất cao. - Trình độ khoa học - kĩ thuật tiên tiến. - Các hình thức tổ chức sản xuất hiện đại. * Đặc điểm của nền nông nghiệp ở Bắc Mĩ: - Nền nông nghiệp phát triển mạnh, đạt trình độ cao. - Phát triển nền nông nghiệp hàng hóa với quy mô lớn. - Nền nông nghiệp ít sử dụng lao động nhưng sản xuất ra khối lượng nông sản lớn. * Những hạn chế trong nông nghiệp ở Bắc Mĩ: - Nhiều nông sản có giá thành cao nên thường bị cạnh tranh mạnh trên thị trường. - Việc sử dụng nhiều phân hóa học và thuốc trừ sâu đã có những tác động xấu tới môi trường. - Khí hậu thay đổi thất thường. * Sự phân bố các vùng nông nghiệp ở Bắc Mĩ: - Phân hóa theo chiều Bắc - Nam. - Phân hóa theo chiều Tây- Đông Câu 9: Trình bày sự phân bố công nghiệp ở Bắc Mĩ. Tên quốc gia Các ngành công nghiệp Phân bố tập trung Ca-na-đa Khai thác và chế biến gỗ, luyện kim màu, lọc dầu, - Phía Bắc Hồ Lớn hóa chất - Ven biển Đại Tây Dương Hoa Kì Phát triển tất cả các ngành kĩ thuật cao. - Phía Nam Hồ Lớn - Đông Bắc ven Đại Tây Dương Mê-hi-cô Khai thác dầu khí, sản xuất ô tô, loc dầu - Thủ đô Mê-hi-cô Xi-ti - Ven vịnh Mê-hi-cô
  4. - Hoa Kỳ có nền Công Nghiệp đứng đẩu Thế giới , đặc biệt ngành hàng không và vũ trụ phát triển mạnh mẽ. - Công nghiệp chê biến chiếm ưu thế. Gần đây, nhiều ngành công nghiệp mũi nhọn như điện tử, hàng không vũ trụ được chú trọng phát triển. Câu 10: Dựa vào bảng số liệu dưới đây, cho biết vai trò của các ngành dịch vụ ở Bắc Mĩ. (năm 2001) Tên nước GDP Cơ cấu trong GDP(%) (triệu USD) Công nghiệp Nông nghiệp Dịch vụ Ca-na-đa 677178 27 5 68 Hoa Kì 10171400 26 2 72 Mê-hi-cô 617817 28 4 68 - Chiếm tỉ trọng lớn trong nền kinh tế ở Bắc Mĩ. Chiếm tỷ lệ cao trong cơ cấu GDP (Ca-na-đa: 68% ; Hoa Kì: 72% ; Mê-hi-cô: 68%). Câu 11: Em có nhận xét gì về vai trò của các ngành dịch vụ ở Bắc Mĩ. Dịch vụ hoạt động trong những lĩnh vực nào ? Phân bố ở đâu ? - Các ngành dịch vụ chiếm tỉ trọng lớn trong nền kinh tế ở Bắc Mĩ. Chiếm tỷ lệ cao trong cơ cấu GDP (Ca-na-đa: 68% ; Hoa Kì: 72% ; Mê-hi-cô: 68%). - Các ngành tài chính, bảo hiểm, bưu chính viễn thông, giao thông vận tải đóng vai trò quan trọng ở Bắc Mĩ. Các ngành này phân bố chủ yếu ở các thành phố quanh vùng Hồ Lớn, vùng Đông Bắc và “Vành đai Mặt Trời” của Hoa Kì. Câu 12: Hiệp định mậu dịch tự do Bắc Mĩ (NAFTA) thành lập vào năm nào, gồm bao nhiêu nước tham gia ? Hiệp định mậu dịch tự do Bắc Mĩ (NAFTA) có ý nghĩa gì với các nước Bắc Mĩ ? Nêu vai trò của Hoa Kỳ trong Hiệp định mậu dịch tự do Bắc Mĩ (NAFTA). - Năm 1993, Hiệp định mậu dịch tự do Bắc Mĩ được Hoa Kì, Ca-na-đa và Mê-hi-cô thông qua, hình thành một khối kinh tế gồm khoảng 419,5 triệu người (2001), có nguồn tài nguyên phong phú cả về nguyên liệu và nhiên liệu. - Khối kinh tế này được thành lập để kết hợp thế mạnh của cả ba nước, tạo nên một thị trường chung rộng lớn, tăng cường sức cạnh tranh trên thị trường thế giới. Chuyển giao công nghệ, tận dụng nguồn nhân lực và nguyên liệu ở Mê-hi-cô để tập trung phát triển các ngành công nghệ kĩ thuật ở Hoa Kì và Ca-na-đa. Mở rộng thị trường nội địa và thế giới. - Hoa Kì và Ca-na-đa là hai quốc gia có nền kinh tế phát triển cao, công nghệ hiện đại. Mê-hi-cô có nguồn lao động dồi dào, giá rẻ. - Trong nội bộ NAFTA, Hoa Kì chiếm phần lớn kim ngạch xuất khẩu và vốn đầu tư nước ngoài vào Mê-hi-cô, hơn 80% kim ngạch xuất khẩu của Ca-na-đa Câu 13: Những năm gần đây, sản xuất công nghiệp ở Hoa Kì biến đổi như thế nào? - Trong một thời gian dài, sản xuất công nghiệp ở Hoa Kì có những biến động lớn. Sau những cuộc khủng hoảng kinh tê liên tiếp (1970-1973, 1980-1982), vành đai các ngành công nghiệp truyền thống bị sa sút dần và phải thay đổi công nghệ để có thể tiếp tục phát triển. Trong khi đó, các ngành công nghiệp gắn với công nghệ kĩ thuật cao như sản xuất máy móc tự động, điện tử, vi điện tử, sản xuất vật liệu tổng hợp, hàng không vũ trụ được phát triển rất nhanh ở phía nam và duyên hải Thái Bình Dương, làm xuất hiện “Vành đai Mặt Trời”. Câu 14: Nêu khái quát tự nhiên về khu vực Trung và Nam Mĩ. Nêu đặc điểm địa hình của khu vực Trung và Nam Mĩ. - Khu vực Trung và Nam Mĩ gồm eo đất Trung Mĩ, các quần đảo trong biển Ca-ri-bê và toàn bộ lục địa Nam Mĩ. Với diện tích 20,5 triệu km2, Trung và Nam Mĩ là một không gian địa lí rộng lớn. * Eo đất Trung Mĩ và quần đảo Ăng-ti: - Phần lớn nằm trong môi trường nhiệt đới, có gió Tìn Phong Đông Nam thường xuyên thổi.
  5. + Eo đất Trung Mĩ là nơi tận cùng của hệ thống Cooc-đi-e, có núi cao chạy dọc eo đất và nhiều núi lửa hoạt động. Ở các sườn núi hướng về phía đông và các đồng bằng ven vịnh Mê-hi-cô mưa nhiều, rừng rậm nhiệt đới bao phủ. + Quần đảo Ăng-ti là một vòng cung gồm vô số các đảo lớn nhỏ, kéo dài từ của vịnh Mê-hi-cô đến bờ đại lục Nam Mĩ, bao quanh biển Ca-ri-bê. Phía đông các đảo có mưa nhiều nên rừng rậm phát triển, phía tây mưa ít nên phát triển xavan và rừng thưa, cây bụi. * Khu vực Nam Mĩ: - Nam Mĩ có 3 khu vực địa hình: + Dãy núi trẻ An-đét chạy dọc phía tây của Nam Mĩ. Đây là miền núi trẻ, cao và đồ sộ nhất châu Mĩ. Độ cao trung bình từ 3000m đến 5000m, nhưng nhiều đỉnh vượt quá 6000m, băng tuyết bao phủ quanh năm. Giữa các dãy núi có nhiều thung lũng và cao nguyên rộng, quan trọng nhất là cao nguyên Trung An-đét. Miền núi An-đét có độ cao lớn lại trải dài trên nhiều vĩ độ nên thiên nhiên thay đổi từ bắc xuống nam và từ thấp lên cao, rất phức tạp. + Ở giữa là các đồng bằng rộng lớn. Phía bắc là đồng bằng Ô-ri-nô-cô hẹp, nhiều đầm lầy. Tiếp đến là đồng bằng A-ma-dôn, rộng và bằng phẳng nhất thế giới. Phía nam có đồng bằng Pam-pa và đồng bằng La-pla-ta, địa hình cao dần về phía dãy An-đét; đây là vựa lúa và vùng chăn nuôi lớn của Nam Mĩ. + Phía đông là các sơn nguyên. Sơn nguyên Guy-a-na được hình thành từ lâu đời và bị bào mòn mạnh, trở thành một miền đồi và núi thấp xen các thung lũng rộng. Sơn nguyên Bra-xin cũng được hình thành từ lâu nhưng được nâng lên, bề mặt bị cắt xẻ; rìa phía đông sơn nguyên có nhiều dãy núi khá cao xen các cao nguyên núi lửa; đất tốt, khí hậu nóng và ẩm ướt nên rừng cây phát triển rậm rạp. Câu 15: So sánh đặc điểm địa hình Nam Mĩ với đặc điểm địa hình Bắc Mĩ. - Giống nhau: Địa hình có sự phân hóa rõ rệt từ Tây sang Đông, được chia ra làm 3 khu vực địa hình: + Phía Tây là dãy núi trẻ cao đồ sộ. + Ở giữa là đồng bằng rộng lớn. + Phía Đông là núi già và sơn nguyên. - Khác nhau: Đặc điểm Bắc Mĩ Nam Mĩ Phía Tây - Hệ thống Cooc-đi-e cao trung - Hệ thống An-đét cao trung bình 3000m - 5000m. bình 3000m - 4000m. - Hệ thống An-đét cao và đồ sộ hơn nhưng chiếm - Hệ thống Cooc-đi-e chiếm ½ diện tích nhỏ hơn nhiều so với hệ thống Cooc-đi-e. diện tích lục địa Bắc Mĩ. Ở giữa là - Đồng bằng trung tâm có cấu - Là một chuỗi các đồng bằng nối liền với nhau từ đồng bằng trúc lòng máng, cao ở phía bắc đồng bằng Ô-ri-nô-cô hẹp đến đồng bằng Pam-pa. và tây bắc, thấp dần về phía nam Các đồng bằng đều thấp trừ đồng bằng Pam-pa và và đông nam. đồng bằng La-pla-ta cao lên tạo thành một cao nguyên. Phía Đông Núi già A-pa-lat Sơn nguyên Câu 16: - Trình bày sự phân hóa tự nhiên ở Trung và Nam Mĩ. - Quan sát hình 41.1 và 42.1, cho biết: + Sự khác nhau giữa khí hậu lục địa Nam Mĩ với khí hậu Trung Mĩ và quần đảo Ăng-ti. + Sự phân bố các kiểu khí hậu này có mối quan hệ như thế nào với sự phân bố địa hình ? * Sự phân hóa tự nhiên ở Trung và Nam Mĩ: - Khí hậu: + Trung và Nam Mĩ có gần đủ các kiểu khí hậu trên Trái Đất. + Khí hậu phân bố theo chiều Bắc - Nam, theo chiều Tây - Đông và từ thấp lên cao. - Các đặc điểm khác của môi trường tự nhiên: - Rừng xích đạo xanh quanh năm - Rừng rậm nhiệt đới - Rừng thưa và xavan - Thảo nguyên Pam-pa - Hoang mạc và bán hoang mạc => Tự nhiên thay đổi từ Bắc Nam, từ chân núi đỉnh núi.
  6. * Sự khác nhau giữa khí hậu lục địa Nam Mĩ với khí hậu Trung Mĩ và quần đảo Ăng-ti: - Khí hậu ở eo đất Trung Mĩ và quần đảo Ăng-ti không phân hóa phức tạp như ở Nam Mĩ do địa hình đơn giản, giới hạn lãnh thổ hẹp. Khí hậu lục địa Nam Mĩ phân hóa phức tạp chủ yếu có các kiểu khí hậu thuộc đới nóng và ôn đới, vì lãnh thổ trải dài trên nhiều vĩ độ, kích thước lãnh thổ rộng lớn, địa hình phân hóa đa dạng. * Sự phân bố các kiểu khí hậu này có mối quan hệ như thế nào với sự phân bố địa hình ? - Các kiểu khí hậu có mối quan hệ với sự phân bố địa hình : + Nếu chỉ tính theo chiều vĩ độ thì khu vực Trung và Nam Mĩ chỉ có các kiểu khí hậu xích đạo, nhiệt đới, cận nhiệt đới và khí hậu ôn đới. + Do ảnh hưởng của dãy An-đét đã làm cho khí hậu phía tây An-đét khác biệt với khí hậu phía đông An-đét (đồng bằng trung tâm và cao nguyên phía đông). • Phía tây của An-đét có khí hậu núi cao, khí hậu nhiệt đới khô và cận nhiêt đới địa trung hải, ôn đới hải dương. • Phía đông của An-đét có khí hậu cận xích đạo, khí hậu nhiệt đới ẩm, cận nhiệt địa trung hải và ôn đới lục địa. Câu 17: Quan sát hình 41.1 và 42.1, giải thích vì sao dải đất duyên hải phía tây An-đét lại có hoang mạc ? - Do ảnh hưởng của dòng biển lạnh Pê-ru chạy sát bờ phía Tây nên hơi nước từ biển vào gặp lạnh bị ngưng đọng thành sương mù. Khi vào trong đất liền, không khí đã mất hơi nước, không gây mưa, tạo điều kiện cho hoang mạc hình thành. Câu 18: Trình bày về dân cư ở Trung và Nam Mĩ. Trình bày đặc điểm đô thị hóa ở Trung và Nam Mĩ. * Dân cư: - Dân cư Trung và Nam Mĩ phần lớn là người lai, do sự hợp huyết giữa người Âu gốc Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha thuộc nhóm ngôn ngữ Latinh với người gốc Phi và người Anh-điêng bản địa. Sự hòa trộn này đã tạo nên nền văn hóa Mĩ Latinh độc đáo. - Trung và Nam Mĩ có tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên cao (trên 1,7%). Dân cư tập trung ở một số miền ven biển, cửa sông hoặc trên các cao nguyên có khí hậu khô ráo, mát mẻ; còn các vùng ở sâu trong nội địa dân cư thưa thớt. * Đô thị hóa: - Trung và Nam Mĩ đang dẫn đầu thế giới về tốc độ đô thị hóa. Tỉ lệ dân đô thị chiếm khoảng 75% dân số. Tuy nhiên, 35% - 45% dân đô thị phải sống ở ngoại ô, trong các khu nhà ổ chuột, với những điều kiện khác nhau. - Các đô thị lớn nhất ở Trung và Nam Mĩ là Xao Pao-lô, Ri-ô đê Gia-nê-rô, Bu-ê-nôt Ai-ret. Tốc độ đô thị hóa nhanh trong khi kinh tế còn chậm phát triển đã dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng. Câu 19: Tại sao Nam Mĩ còn được gọi là châu Mĩ Latinh? - Dân cư Trung và Nam Mĩ phần lớn là người lai, do có sự hợp huyết giữa người Âu gốc Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha thuộc nhóm ngôn ngữ Latinh với người gốc Phi và người Anh-điêng bản địa nên văn hóa có sự hòa trộn của các nhóm ngôn ngữ này tạo thành nền văn hóa Mĩ Latinh độc đáo nên Nam Mĩ còn được gọi là châu Mĩ Latinh. Câu 20: Quan sát hình 43.1, hãy: + Cho biết sự phân bố các đô thị từ 3 triệu người trở lên ở Trung và Nam Mĩ có gì khác với ở Bắc Mĩ. + Nêu những vấn đề xã hội nảy sinh do đô thị tự phát ở Trung và Nam Mĩ. * Cho biết sự phân bố các đô thị từ 3 triệu người trở lên ở Trung và Nam Mĩ có gì khác với ở Bắc Mĩ: - Trung và Nam Mĩ có các đô thị trên 3 triệu dân ở ven biển, Bắc Mĩ ngoài những đô thị trên 3 triệu dân ở ven biển còn có cả trong nội địa ven Hồ Lớn, vịnh Mêhicô. * Những vấn đề xã hội nảy sinh do đô thị tự phát ở Trung và Nam Mĩ: - Quá trình đô thị hóa diễn ra tự phát dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng như: đời sống khó khăn, thiếu nhà ở, thiếu việc làm, xảy ra tệ nạn xã hội, ảnh hưởng xấu đến môi trường đô thị và gây ảnh hưởng đến nền kinh tế, tệ nạn xã hội phát sinh
  7. Câu 21: Quá trình đô thị hóa ở Trung và Nam Mĩ khác với ở Bắc Mĩ như thế nào ? - Quá trình Đô thị hoá ở Trung và Nam khác với Bắc Mĩ là: + Bắc Mĩ: Phát triển đô thị gắn liền với phát triển kinh tế Công Nghiệp Hoá, hình thành nhiều trung tâm Công nghệ kĩ thuật cao, các ngành dịch vụ .giải quyết được công ăn vịệc làm nang cao đời sống nhân dân. + Trung và Nam Mĩ: Đô thị phát triển nhanh nhưng kinh tế chậm phát triển dẫn đến nhứng hậu quả nghiêm trọng về đời sông về môi trường Câu 22: Trình bày các hình thức sở hữu trong nông nghiệp. Trình bày các ngành nông nghiệp ở Trung và Nam Mĩ. * Các hình thức sở hữu nông nghiệp: - Có 2 hình thức sở hữu nông nghiệp: + Tiểu điền trang. + Đại điền trang. Tiểu điền trang Đại điền trang Quy mô diện tích Dưới 5 ha Hàng nghìn ha Quyền sở hữu Các hộ nông dân Các đại điền chủ Hình thức canh tác Theo lối cổ truyền Theo lối quảng canh Nông sản chủ yếu Cây lương thực Chăn nuôi, trồng cây công nghiệp Mục đích sản xuất Tự cung, tự cấp Xuất khẩu => Chế độ sở hữu ruộng đất còn bất hợp lí. Nền nông nghiệp nhiều nước còn lệ thuộc vào nước ngoài. * Các ngành công nghiệp: - Ngành trồng trọt: + Chủ yếu là cây công nghiệp, cây ăn quả. + Một số cây lương thực (Nam Mĩ). => Ngành trồng trọt mang tính chất độc canh. Một số quốc gia còn phải nhập lương thực. - Ngành chăn nuôi và đánh cá: + Ngành đánh cá tập trung ở vùng Pê-ru. + Sản lượng cá vào bậc nhất thế giới. Câu 23: Nêu sự bất hợp lí trong chế độ sở hữu ruộng đất ở Trung và Nam Mĩ. - Sự bất hợp lí trong chế độ sở hữu ruộng đất ở Trung và Nam Mĩ được thể hiện: + Có 2 hình thức sở hữu ruộng đất là đại điền trang và tiểu điền trang. + Đại điền trang thuộc sở hữu của đại điền chủ chỉ chiếm 5% dân số, chiếm trên 60% diện tích đất canh tác và đồng cỏ chăn nuôi.Quy mô đại điền trang lên tới hàng nghìn ha, sản xuất lớn, theo lối quảng canh, chăn nuôi và trồng cây công nghiệp xuất khẩu. + Tiểu điền trang thuộc sở hữu của các hộ nông dân, diện tích dưới 5 ha, sản xuất nhỏ, theo lối cổ truyền, chủ yếu là cây lương thực để tự cung, tự cấp. Câu 24: Trình bày sự phân bố sản xuất của một số ngành công nghiệp chủ yếu ở Trung và Nam Mĩ. - Phân bố không đều. - Công nghiệp phát triển tương đối toàn diện: Bra-xin, Ac-hen-ti-na, Chi-lê, Vê-nê-xu-ê-la. Các ngành công nghiệp chủ yếu là cơ khí chế tạo, lọc dầu, hóa chất, dệt, thực phẩm. - Các nước khu vực An-đét và eo đất Trung Mĩ phát triển công nghiệp khai khoáng. - Các nước trong vùng biển Ca-ri-bê phát triển công nghiệp thực phẩm và sơ chế nông sản. Câu 25: Trình bày vấn đề khai thác rừng A-ma-dôn. * Vai trò của rừng A-ma-dôn: - Là nguồn dự trữ sinh học quý giá. - Dự trữ nguồn nước dồi dào. - Có khả năng khai thác khoáng sản. - Có nhiều tiểm năng để phát triển kinh tế. * Ảnh hưởng của khai thác rừng A-ma-dôn : - Khai thác rừng tạo điều kiện phát triển kinh tế nâng cao đời sống người dân. - Sự hủy hoại môi trường tác động xấu đến môi trường sinh thái, khí hậu khu vực thế giới. Câu 26: Khối thị trường chung Mec-cô-xua được thành lập khi nào ? Có những quốc gia nào tham gia? Trình bày mục tiêu của khối thị trường chung Mec-cô-xua?
  8. - Khối thị trường chung Mec-cô-xua được thành lập vào năm 1991. gồm Bra-xin, Ac-hen-ti-na, U-ru-guay, Pa-ra-guay, Chi-lê, Bô-li-vi-a. - Mục tiêu: + Tháo rỡ hàng rào thuế quan. + Tăng cường trao đổi thương mại giữa các quốc gia trong khối. + Thoát khỏi sự lũng đoạn kinh tế của Hoa Kì. CHƯƠNG VIII: CHÂU NAM CỰC Câu 1: Trình bày những đặc điểm của châu Nam Cực. * Vị trí, giới hạn: - Châu Nam Cực bao gồm phần lục địa Nam Cực và các đảo ven lục địa. Diện tích 14,1 triệu km2. * Đặc điểm tự nhiên: a, Khí hậu: - Châu Nam Cực có khí hậu lạnh quanh năm, nhiệt độ dưới 0 oC. Châu Nam Cực còn được gọi là “cực lạnh” của thế giới. Vào năm 1967, các nhà khoa học Na Uy đã đo được nhiệt độ thấp nhất ở Nam Cực là -94,5oC. - Nơi đây là vùng khí áp cao; gió từ trung tâm lục địa tỏa ra theo hướng ngược chiều kim đồng hồ, với vận tốc thường trên 60 km/giờ. Vùng Nam Cực là nơi có gió bão nhiều nhất thế giới. b, Địa hình: - Do điều kiện khí hậu giá lạnh quanh năm, gần như toàn bộ lục địa Nam Cực bị băng bao phủ, tạo thành các cao nguyên băng khổng lồ. Độ cao trung bình: 2600m. Thể tích băng ở đây lên tới trên 35 triệu km2. - Lớp băng bao phủ ở lục địa Nam Cực thường xuyên di chuyển từ vùng trung tâm ra các biển xung quanh. Khi đến bờ, băng bị vỡ ra, tạo thành các băng sơn (núi băng) trôi trên biển, rất nguy hiểm cho tàu bè qua lại. - Ngày nay, dưới tác động của hiệu ứng nhà kính, khí hậu Trái Đất đang nóng lên, lớp băng ở Nam Cực ngày càng tan chảy nhiều hơn. c, Sinh vật: - Do khí hậu lạnh khắc nghiệt, trên lục địa Nam Cực, thực vật không thể tồn tại. Chim cánh cụt, hải cẩu, hải báo và các loài chim biển sống ở ven lục địa và trên các đảo, dựa vào nguồn tôm, cá và phù du sinh vật dồi dào trong các biển bao quanh. Cá voi xanh ở vùng biển Nam Cực trước kia rất nhiều, nhưng do con người đánh bắt quá mức nên chúng đang có nguy cơ tuyệt chủng, cần được bảo vệ nghiêm ngặt. d, Khoáng sản: - Lục địa Nam Cực giàu khoáng sản như than đá, sắt, đồng trong đó nhiều nhất là than và sắt. Ngoài ra, vùng thềm lục địa Nam Cực còn có nhiều tiểm năng về dầu mỏ và khí tự nhiên. => Nam Cực là châu lục duy nhất không có người cư trú thường xuyên. Câu 2: Quan sát hình 47.1, xác định vị trí địa lí của châu Nam Cực. Vị trí địa lí đó ảnh hưởng như thế nào đến khí hậu của châu lục. - Vị trí nằm từ đường vòng cực Nam đến cực Nam (nằm gần như hoàn toàn trong vòng cực Nam). - Vị trí đó làm cho khí hậu rất lạnh, châu Nam Cực còn gọi là cực lạnh của Thế giới với nhiệt độ thấp nhất là -94,50C (khí hậu lạnh giá quanh năm). Câu 3: Sự tan băng ở châu Nam Cực sẽ ảnh hưởng đến đời sống của con người trên Trái Đất như thế nào ? - Sự tan băng ở Nam Cực sẽ ảnh hưởng lớn đến đời sống của con người trên Trái Đất: Giao thông khó khăn. Nước biển dâng cao làm chìm ngập nhiều vùng ven biển. Thiên tai thường xuyên xảy ra hơn. Câu 4: Trình bày vài nét về lịch sử khám phá và nghiên cứu của châu Nam Cực. - Nam Cực là châu lục được biết đến muộn nhất, - Con người đã phát hiện ra châu Nam Cực vào cuối thế kỉ XIX, nhưng mãi đến đầu thế kỉ XX một số nhà thám hiểm mới đặt chân lên được lục địa và sau đó tiến sâu dần vào các vùng nội địa. - Từ năm 1957, việc nghiên cứu châu Nam Cực được xúc tiến mạnh mẽ và toàn diện. Đã có nhiều nước như Nga, Hoa Kì, Anh, Pháp, Ô-xtrây-li-a, Ác-hen-ti-na, Nhật Bản xây dựng các trạm nghiên cứu khoa học ở đây.
  9. - Ngày 1-12-1959, đã có 12 quốc gia kí “Hiệp ước Nam Cực”, quy định việc khảo sát Nam Cực chỉ giới hạn trong mục đích vì hòa bình và không công nhận những đòi hỏi phân chia lãnh thổ, tài nguyên ở châu Nam Cực. - Cho đến nay, châu Nam Cực vẫn chưa có dân cư sinh sống thường xuyên, chỉ có các nhà khoa học sống trong các trạm nghiên cứu khoa học, được trang bị những phương tiện kĩ thuật hiện đại. Câu 5: Tại sao châu Nam Cực là một hoang mạc lạnh mà vùng ven bờ và trên các đảo vẫn có nhiều chim và động vật sinh sống. - Do khí hậu lạnh khắc nhiệt nên trên lục địa Nam cực, thực vật không thể tồn tại được. Nhưng vẫn có một số loài động vật như chim cánh cụt, hải cẩu, hải báo và các loài chim biển sống ở ven biển và trên các đảo vì những động vật này đều có những đặc điểm thích nghi với môi trường lạnh giá và đồng thời chúng còn dựa vào nguồn thức ăn dồi dào : cá , tôm và phù du sinh vật trong các biển bao quanh. CHƯƠNG IX: CHÂU ĐẠI DƯƠNG Câu 1: Trình bày vị trí địa lí, địa hình của châu Đại Dương. - Nằm giữa Thái Bình Dương, chiếm 1/3 diện tích bề mặt Trái Đất. - Gồm: + lục địa Ô-xtrây-li-a. + các chuỗi đảo (chuỗi đảo núi lửa Mê-la-nê-di, chuỗi đảo san hô Mi-crô-nê-di, chuỗi đảo núi lửa nhỏ và đảo san hô Pô-li-nê-di). Câu 2: Trình bày về khí hậu, thực vật và động vật của châu Đại Dương. - Phần lớn các đảo và quần đảo của châu Đại Dương có khí hậu nóng ẩm và điều hòa. Mưa nhiều nhưng lượng mưa thay đổi tùy thuộc vào hướng gió và hướng núi. Rừng xích đạo xanh quanh năm hoặc rừng mưa mùa nhiệt đới phát triển xanh tốt cùng với rừng dừa đã biến các đảo thành những “thiên đàng xanh” giữa Thái Bình Dương. Biển nhiệt đới trong xanh với các rặng san hô có nhiều hải sản, là nguồn sống của dân cư và là tài nguyên du lịch quan trọng của nhiều nước. - Phần lớn diện tích lục địa Ô-xtrây-li-a là hoang mạc. Ô-xtrây-li-a nguyên là một phần của lục địa Nam Cực, được tách ra và trôi dạt về phía Xích đạo cách đây từ 55 triệu năm đến 10 triệu năm nên đã bảo tồn được những động vật độc đáo duy nhất trên thế giới như các loài thú có túi, cáo mỏ vịt Ở đây có hơn 600 loài bạch đàn khác nhau. - Quần đảo Nui Di-len và phía nam Ô-xtrây-li-a có khí hậu ôn đới. - Bão nhiệt đới cùng với nạn ô nhiễm biển và mực nước biển dâng cao do Trái Đất nóng lên đang đe dọa cuộc sống của dân cư trên nhiều đảo thuộc châu Đại Dương. Câu 3: Cho biết nguồn gốc hình thành các đảo của châu Đại Dương. - Đảo của châu Đại Dương có 2 loại: đảo lục địa và đảo đại dương. + Đảo lục địa: được hình thành từ một bộ phận của lục địa do quá trinh đứt gãy và sụt lún. + Đảo đại dương được hình thành do 2 nguồn gốc: - Do hoạt động của núi lửa ngầm dưới đáy đại dương. - Do sự phát triển của san hô. Câu 4: Nguyên nhân nào đã khiến cho các đảo và quần đảo của châu Đại Dương được gọi là “thiên đàng xanh” của Thái Bình Dương ? - Vì phần lớn các đảo và quần đảo của châu Đại Dương có khí hậu nóng ẩm điều hòa , lượng mưa nhiều quanh năm, lượng mưa thay đổi tùy thuộc vào hướng gió và núi nên tạo điều kiện thuận lợi cho rừng xích đạo xanh quanh năm, rừng nhiệt đới cùng với rừng dừa phát triển xanh tốt đã biến các đảo và quần đảo của châu Đại Dương thành “ Thiên đàng xanh ” giữa biển cả mênh mông . Câu 5: Tại sao đại bộ phận diện tích lục địa Ô-xtrây-li-a có khí hậu khô hạn ? - Lãnh thổ có dạng hình khối. - Đường bờ biển ít bị chia cắt. - Phía Tây có dòng biển lạnh chảy ven bờ. - Phần lớn lãnh thổ nằm dọc theo chí tuyến Nam. - Phía Đông có dãy núi cao chắn gió ngăn cản sự ảnh hưởng của biển vào đất liền. Câu 6: Trình bày đặc điểm dân cư của châu Đại Dương. - Châu Đại Dương có dân số là 31 triệu người. Châu Đại Dương là châu lục có mật độ dân số thấp nhất thế giới. Phần lớn dân cư sống tập trung ở dải đất hẹp phía đông và đông nam Ô-xtrây-li-a, ở
  10. Bắc Nui Di-len và ở Pa-pua Nui Ghi-nê. Trong khi đó, nhiều đảo chỉ có vài chục người hoặc không có người ở. - Tỉ lệ dân thành thị cao, năm 2001 có tới 69% dân số sống trong các đô thị. - Dân cư gồm hai thành phần chính là người bản địa và người nhập cư: + Người bản địa chiếm khoảng 20% dân số, bao gồm người Ô-xtra-lô-it sống ở Ô-xtrây-li-a và các đảo chung quanh, người Mê-la-nê-diêng sống trên đảo Tây Thái Bình Dương và người Pô-li-nê-diêng sống trên các đảo Đông Thái Bình Dương. + Người nhập cư chiếm khoảng 80% dân số, phần lớn là con cháu người châu Âu đến xâm chiếm và khai phá thuộc địa từ thế kỉ XVIII. Các nước có tỉ lệ người gốc Âu lớn nhất Ô-xtrây-li-a và Nui Di-len. Gần đây còn có thêm người nhập cư gốc Á. - Châu Đại Dương còn có một số đảo thuộc chủ quyền của một số quốc gia ở các châu lục khác (như: Anh, Pháp, Hoa Kì, Chi-lê ). Câu 7: Qua bảng số liệu dưới đây, nhận xét về mật độ dân số và tỉ lệ dân thành thị ở một số quốc gia thuộc châu Đại Dương (năm 2001) Diện tích Dân số Mật độ dân số Tên nước Tỉ lệ dân thành thị (%) (nghìn km2) (triệu người) (người/ km2) Toàn châu Đại Dương 8537 31 3,6 69 Pa-pua Niu Ghi-nê 463 5 10,8 15 Ô-xtrây-li-a 7741 19,4 2,5 85 Va-nu-a-tu 12 0,2 16,6 21 Niu Di-len 271 3,9 14,4 77 - Mật độ dân số thấp nhất thế giới, trung bình 3,6 người/km 2. Do phần lớn diện tích lục địa Ô- xtrây-li-a là hoang mạc, các đảo lớn còn lại có diện tích đồi núi lớn. - Tỉ lệ dân thành thị cao, đạt 69%. Câu 8: Trình bày đặc điểm kinh tế của châu Đại Dương. - Trình độ phát triển kinh tế không đồng đều. - Ô-xtrây-li-a và Nui Di-len có trình độ kinh tế phát triển nhất. - Khoáng sản có trữ lượng lớn, tập trung chủ yếu ở phía Tây Thái Bình Dương. - Kinh tế: Các ngành Ô-xtrây-li-a và Nui Di-len Các quốc đảo Công nghiệp Rất đa dạng, gồm nhiều Phát triển công ngiệp chế biến thực ngành. phẩm. Nông nghiệp Nổi tiếng về xuất khẩu : lúa Chủ yếu dựa vào tài nguyên thiên mì, len, thịt bò nhiên để xuất khẩu. Dịch vụ Chiếm tỉ trọng cao nhất. Du lịch phát triển, đóng vai trò quan trọng. Câu 9: Dựa vào bảng số liệu thống kê dưới đây nhận xét trình độ phát triển kinh tế của một số quốc gia ở châu Đại Dương. (Năm 2000) Nước Ô-xtrây-li-a Niu Di-len Va-nu-a-tu Pa-pua Niu Ghi-nê Các tiêu chí 1-Thu nhập bình quân đầu 20337,5 13026,7 1146,2 677,5 người (USD) 2- Cơ cấu thu nhập quốc dân (%): - Nông nghiệp 3 9 19 27 - Công nghiệp 26 25 9,2 41,5 - Dịch vụ 71 66 71,8 31,5
  11. - Trình độ phát triển kinh tế của các nước ở Châu Đại Dương không đồng đều về thu nhập bình quân đầu người (USD) và cơ cấu thu nhập quốc dân (%). - Các nước có nền kinh tế phát triển nhất là: Ô-xtrây-li-a và Niu Di-len Câu 10: Nêu sự khác biệt về kinh tế của Ô-xtrây-li-a và Niu Di-len với các quốc đảo còn lại trong châu Đại Dương. Ô-xtrây-li-a và Niu Di-len Các quốc đảo Trình độ kinh tế Đạt trình độ cao hơn hẳn so với các quốc Là các nước đang phát triển. gia còn lại ở châu Đại Dương. Các ngành kinh tế Nông nghiệp, công nghiệp khai khoáng, Chủ yếu là các ngành khai thác khoáng sản, nổi bật chế tạo máy và phụ tùng điện tử, chế biến thủy sản, lâm sản, trồng trọt và công nghiệp thực phẩm, du lịch Các ngành kinh tế thực phẩm, du lịch. phân bố chủ yếu ở ven biển. Các sản phẩm xuất Các loại nông sản : lúa mì, len, thịt bò Chủ yếu là khoáng sản, nông sản, hải sản khẩu chính và gỗ ở dạng sơ chế. CHƯƠNG X: CHÂU ÂU Câu 1: Trình bày vị trí địa lí, địa hình của châu Âu. Trình bày về khí hậu, sông ngòi và thực vật của châu Âu. * Vị trí địa lí : - Châu Âu là một châu lục thuộc lục địa Á-Âu, diện tích chỉ chiếm trên 10 triệu km2. Dãy U-ran là ranh giới tự nhiên ở phía đông, ngăn cách châu Âu với châu Á. - Năm ở khoảng giữa các vĩ tuyến 36oB và 71oB, thuộc đới ôn hòa, châu Âu có ba mặt giáp các biển và đại dương. Bờ biển dài 43.000 km, bị cắt xẻ mạnh, tạo thành nhiều bán đảo, vũng vịnh và biển ăn sâu vào đất liền. * Địa hình : - Địa hình chủ yếu là đồng bằng. - Châu Âu có ba dạng địa hình chính : đồng bằng, núi già, núi trẻ. - Đồng bằng kéo dài từ tây sang đông, chiếm 2/3 diện tích châu lục. - Núi già nằm ở phía bắc và vùng trung tâm, với những đỉnh tròn, thấp, sườn thoải. - Núi trẻ nằm ở phía nam, với những đỉnh cao, nhọn bên cạnh những thung lũng sâu. * Khí hậu của châu Âu : - Đại bộ phận lãnh thổ châu Âu có khí hậu ôn đới hải dương và ôn đới lục địa, chỉ một diện tích nhỏ ở phía bắc vòng cực là có khí hậu hàn đới và phần phía nam có khí hậu địa trung hải. * Sông ngòi của châu Âu : - Sông ngòi ở châu Âu có lượng nước dồi dào. Các sông đổ ra Bắc Băng Dương thường đóng băng một thời gian dài trong mùa đông, nhất là khu vực các cửa sông. - Các sông quan trọng là Đa-nuyp, Rai-nơ và Von-ga. Nhiều sông ở châu Âu được nối với nhau bởi các kênh đào, tạo thành một hệ thống đường thủy dày đặc. * Thảm thực vật của châu Âu : - Thảm thực vật thay đổi từ tây sang đông và từ bắc xuống nam theo sự thay đổi của nhiệt độ và lượng mưa. Vùng ven biển Tây Âu phổ biến là rừng cây lá rộng (sồi, dẻ ). Vào sâu lục địa, rừng lá rộng nhường chỗ cho rừng lá kim (thông, tùng ). Ở phía đông nam, rừng được thay thế bằng thảo nguyên. Ven Địa Trung Hải có rừng lá cứng Câu 2: Dựa vào các hình 51.1 và 51.2, giải thích vì sao ở phía tây châu Âu có khí hậu ấm áp và mưa nhiều hơn ở phía đông ? - Vì phía Tây có dòng biển nóng Bắc Đại Tây Dương chảy ven bờ và gió Tây ôn đới mang theo hơi ẩm và ấm, vào trong đất liền gây mưa lớn ở vùng ven biển. Càng vào sâu phía đông và đông nam, ảnh hưởng của biển ít đi nên lạnh và khô hơn. Câu 3: Trình bày đặc điểm của các môi trường tự nhiên ở châu Âu. Tại sao thảm thực vật ở châu Âu lại thay đổi từ tây sang đông ? * Đặc điểm của môi trường ôn đới hải dương, môi trưởng ôn đới lục địa, môi trường địa trung hải.
  12. Đặc điểm Môi trường ôn đới hải Môi trường ôn đới lục địa Môi trường địa trung hải dương Phân bố Các đảo và vùng ven biển Khu vực Đông Âu Nam Âu - ven Địa Trung Hải Tây Âu Khí hậu - Khí hậu ôn hòa: ấm và ẩm. - Mùa hạ nóng, ẩm. - Mùa hạ nóng, khô, mưa ít. - Mùa hạ mát. - Mùa đông lạnh, khô, có - Mùa đông không lạnh lắm, mưa - Mùa đông không lạnh lắm. tuyết. nhiều. - Nhiệt độ thường trên 0oC. - Biên độ nhiệt trong năm - Mưa vào mùa thu - đông. - Mưa quanh năm và lượng lớn. mưa tương đối lớn (khoảng - Mưa theo mùa (Mưa vào 800 - 1000mm/năm). mùa hạ), lượng mưa giảm - Có nhiều sương mù, đặc dần, ít hơn môi trường ôn đới biệt là về mùa thu đông. hải dương (dưới 500mm). - Càng vào sâu trong đất liền, lượng mưa càng giảm dần. Sông ngòi Sông ngòi nhiều nước Sông ngòi nhiều nước vào Sông ngòi ngắn và dốc, mùa thu- quanh năm, không đóng mùa xuân - hạ, có thời kì đông có nhiều nước hơn và mùa hạ băng. đóng băng vào mùa đông. ít nước. Thực vật Thực vật phát triển : rừng lá Thực vật thay đổi từ Bắc Rừng thưa, bao gồm các loại cây lá rộng (sồi, dẻ ) xuống Nam : đồng rêu cứng và xanh quanh năm. -> rừng lá kim -> rừng hỗn giao -> rừng lá rộng -> thảo nguyên rừng -> nửa hoang mạc. - Rừng và thảo nguyên chiếm phần lớn diện tích. Nguyên Ảnh hưởng của dòng hải Vị trí sâu trong nội địa ít chịu Vị trí địa lí (nằm ở phía nam châu nhân lưu nóng Bắc Đại Tây ảnh hưởng của biển và gió lục). Dương và gió Tây ôn đới. Tây ôn đới. * Đặc điểm của môi trường núi cao : - Môi trường núi cao điểm hình là môi trường thuộc dãy An-pơ. - Dãy An-pơ nhận được nhiều mưa ở các sườn phía tây. - Thảm thực vật thay đổi theo độ cao : + Dưới 800m : đồng ruộng, làng mạc. + Từ 800m - 1800m : đai rừng hỗn giao. + Từ 1800m - 2200m : đai rừng lá kim. + Từ 2000m - 3000m : đai đồng cỏ núi cao. + Trên 3000m : băng tuyết vĩnh cửu và băng hà. * Tại sao thảm thực vật ở châu Âu lại thay đổi từ tây sang đông ? - Thảm thực vật ở châu Âu thay đổi từ tây sang đông theo sự thay đổi của nhiệt độ và lượng mưa. Câu 4: Trình bày sự đa dạng về tôn giáo, ngôn ngữ và văn hóa ở châu Âu. - Dân cư châu Âu chủ yếu thuộc chủng tộc Ơ-rô-pê-ô-it, gồm ba nhóm ngôn ngữ chính : nhóm Giecman, nhóm Latinh, nhóm Xlavơ. - Do tính chất đa dân tộc nên phần lớn các quốc gia ở châu Âu đều đa dạng về ngôn ngữ và văn hóa. - Phần lớn dân cư châu Âu theo Cơ Đốc giáo, gồm đạo Thiên Chúa, đạo Tin Lành và đạo Chính Thống. Ngoài ra, còn có một số vùng theo đạo Hồi. Câu 5: Trình bày đặc điểm dân cư và mức độ đô thị hóa của châu Âu. * Dân cư : - Dân số châu Âu là 727 triệu người (năm 2001).
  13. - Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên của châu Âu rất thấp, chưa tới 0,1%. Nhiều nước Đông Âu và một số nước Bắc Âu, Tây Âu có tỉ lệ gia tăng tự nhiên âm. Dân số tăng ở một số nước chủ yếu là do nhập cư. => Dân cư của châu Âu đang có xu hướng già đi. - Dân cư của châu Âu phân bố không đều. Mật độ dân số trung bình của châu Âu là trên 70 người/km 2. Những vùng có mật độ dân số cao thường là các đồng bằng, các thung lũng lớn và đặc biệt là các vùng duyên hải. Trong khi đó, dân cư phân bố thưa thớt ở phía bắc và những vùng núi cao. * Đô thị hóa : - Mức độ đô thị hóa cao. Châu Âu có khoảng 75% dân số sống trong các đô thị và hơn 50 thành phố trên 1 triệu dân. => Tỉ lệ dân thành thị cao. - Ở những vùng công nghiệp lâu đời, các thành phố phát triển và nối liền với nhau tạo thành dải đô thị xuyên biên giới như dải đô thị kéo dài từ Li-vơ-pun (Anh) đến Côn (Đức). - Việc phát triển sản xuất công nghiệp ở vùng nông thôn cùng việc mở rộng ngoại ô của các đô thị đã thúc đẩy nhanh quá trình đô thị hóa nông thôn. Điều kiện sống của người dân nông thôn ngày càng gần với điều kiện sống của người dân thành thị. Câu 6: Trình bày về ngành nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ của châu Âu. * Nông nghiệp : - Quy mô sản xuất nông nghiệp ở các quốc gia châu Âu thường không lớn. Sản xuất được tổ chức theo các hộ gia đình hoặc các trang trại. Các hộ gia đình tiến hành sản xuất theo hướng đa canh ; trong khi đó mỗi trang trại là một xí nghiệp nông nghiệp, sản xuất chuyên môn hóa một số sản phẩm. - Nhìn chung, các quốc gia ở châu Âu có nền nông nghiệp thâm canh, phát triển ở trình độ cao, áp dụng các tiến bộ khoa học - kĩ thuật tiên tiến và gắn chặt với công nghiệp chế biến, nhờ đó mà sản xuất nông nghiệp có hiệu quả cao. - Ở hầu hết các nước, chăn nuôi có tỉ trọng cao hơn trồng trọt. * Công nghiệp : - Châu Âu là nơi tiến hành công nghiệp hóa sớm nhất thế giới. Từ lâu, các sản phẩm công nghiệp của châu Âu đã nổi tiếng về chất lượng cao. Các ngành công nghiệp được chú trọng phát triển là luyện kim, chế tạo máy, hóa chất, chế biến thực phẩm, sản xuất hàng tiêu dùng Sản xuất công nghiệp được phân bố tập trung như vùng Rua hoặc trải dài như trục công nghiệp dọc sông Rai-nơ. - Từ những năm 80 của thế kỉ XX, nhiều ngành công nghiệp truyền thống của châu Âu như khai thác than, luyện kim, đóng tàu, dệt, may mặc bị giảm sút mạnh do sự cạnh tranh của các nước và các lãnh thổ công nghiệp mới. Hàng loạt khu công nghiệp cũ ở Bỉ, Hà Lan, Luc-xem-bua, Pháp, Đức một thời phồn thịnh thì nay gặp nhiều khó khăn, đòi hỏi phải có sự thay đổi về cơ cấu, công nghệ - Nhiều ngành công nghiệp mới, trang bị hiện đại được xây dựng ở các trung tâm công nghệ cao. Các ngành công nghiệp mũi nhọn như điện tử, cơ khí chính xác và tự động hóa, công nghiệp hàng không nhờ liên kết chặt chẽ với các viện nghiên cứu và các trường đại học, có sự hợp tác rộng rãi giữa các nước nên năng suất và chất lượng sản phẩm được nâng cao, sản phẩm luôn thay đổi phù hợp với yêu cầu của thị trường. * Dịch vụ : - Dịch vụ là lĩnh vực kinh tế phát triển nhất ở châu Âu. Hoạt động dịch vụ thâm nhập vào và phục vụ cho sự phát triển của mọi ngành kinh tế. Châu Âu có nhiều sân bay, hải cảng, đường giao thông hiện đại, nhiều trung tâm tài chính, ngân hàng, bảo hiểm lớn, nhiều trường đại học và viện nghiên cứu nổi tiếng trên thế giới. Luân Đôn (Anh), Phrăng-phuốc (Đức), Duy-rich (Thụy Sĩ) là những trung tâm tài chính, ngân hàng, thương mại hàng đầu thế giới. - Du lịch là ngành kinh tế quan trọng, đem lại nguồn ngoại tệ lớn cho nhiều quốc gia ở châu Âu. Các hoạt động du lịch phong phú và đa dạng, hằng năm thu hút hàng trăm triệu lượt du khách nhưng môi trường vẫn được bảo vệ tốt. Câu 7: Trình bày khái quát tự nhiên và kinh tế của Bắc Âu. * Khái quát tự nhiên : a, Vị trí : - Khu vực Bắc Âu gồm Ai-xơ-len và ba nước trên bán đảo Xcan-đi-na-vi là Na Uy, Thụy Điển, Phần Lan. Phần lớn diện tích nằm trong vùng ôn đới lục địa, lạnh. b, Địa hình :
  14. - Địa hình băng hà cổ rất phổ biến ở khu vực Bắc Âu. Bờ biển Na Uy nổi bật với dạng địa hình fio. Phần Lan có hàng vạn hồ, đầm. - Ai-xơ-len có rất nhiều núi lửa với các suối nước nóng và nguồn nước nóng phun từ dưới đất lên. - Phần lớn diện tích của bán đảo Xcan-đi-na-vi là núi và cao nguyên. Dãy núi già Xcan-đi-na-vi là biên giới tự nhiên giữa Na Uy và Thụy Điển. c, Khí hậu : - Nhìn chung, Bắc Âu có khí hậu lạnh giá vào mùa đông, mát mẻ vào mùa hạ. Tuy vậy, vẫn có sự khác biệt giữa hai bên dãy núi Xcan-đi-na-vi. Ở phía đông, Thụy Điển và Phần Lan có mùa đông rất giá lạnh, tuyết rơi từ tháng X. Ở phía tây, ven biển Na Uy có mùa đông không lạnh lắm, biển không đóng băng, mùa hạ mát, mưa nhiều. - Ai-xơ-len nằm giáp vòng Bắc, được coi là xứ sở của băng tuyết. d, Tài nguyên : - Các nguồn tài nguyên trọng của Bắc Âu là dầu mỏ (vùng thềm lục địa Biển Bắc), rừng (trên bán đảo Xcan-đi-na-vi), quặng sắt, đồng, uranium, nguồn thủy năng và cá biển. Ai-xơ-len có diện tích đồng cỏ khá lớn. * Kinh tế : - Các nước Bắc Âu có mức sống cao, nhờ khai thác hợp lí tài nguyên thiên nhiên để phát triển kinh tế đạt hiệu quả cao. - Nguồn thủy điện dồi dào và rẻ là điều kiện thuận lợi để phát triển công nghiệp. - Kinh tế biển giữ vai trò quan trọng ở khu vực Bắc Âu. Các dân tộc ở Bắc Âu từ xưa đã nổi tiếng về nghề hàng hải và đánh cá. Na Uy và Ai-xơ-len có đội thương thuyền hùng mạnh và đội tàu đánh cá hiện đại. Công nghiệp khai thác dầu khí rất phát triển ở vùng Biển Bắc. - Công nghiệp khai thác rừng, sản xuất đồ gỗ và giấy xuất khẩu đem lại nguồn ngoại tệ lớn cho các nước trên bán đảo Xcan-đi-na-vi. Việc khai thác được tổ chức có kế hoạch, đi đôi với việc bảo vệ và trồng rừng. Gỗ được kết thành bè và thả trôi theo dòng sông tới các nhà máy chế biến gỗ nằm bên bờ biển. - Điều kiện tự nhiên của các nước Bắc Âu nhìn chung không thuận lợi để phát triển ngành trồng trọt. - Ngành chăn nuôi và chế biến các sản phẩm từ chăn nuôi (bơ, pho mát, sữa, thịt ) để xuất khẩu đóng vai trò quan trọng trong sản xuất nông nghiệp. - Đánh cá và xuất khẩu cá cũng là nguồn thu ngoại tệ quan trọng (cá chiếm 75% tổng sản phẩm xuất khẩu của Ai-xơ-len). Câu 8: Quan sát hình 56.4 kết hợp với kiến thức đã học, giải thích tại sao có sự khác biệt về khí hậu giữa phía đông và phía tây dãy Xcan-đi-na-vi ? - Do ảnh hưởng của dòng biển nóng Bắc Đại Tây Dương và gió Tây ôn đới nên phía tây của dãy Xcan-đi-na-vi có khí hậu ấm và ẩm hơn ở phía đông .Dãy Xcan-đi-na-vi ngăn chặn ảnh hưởng của dòng biển nóng Bắc Đại Tây Dương và gió Tây ôn đới nên phía đông của dãy Xcan-đi-na-vi có khí hậu lạnh giá về mùa đông. Câu 9: Nêu những khó khăn về điều kiện tự nhiên của các nước Bắc Âu đối với đời sống và sản xuất. - Khí hậu lạnh giá về mùa đông ở khu vực Bắc Âu làm cho biển đóng băng vào mùa Đông ở khu vực giữa Thụy Điển và Phần Lan, gây khó khăn cho sản xuất và đời sống. Câu 10: Các nước Bắc Âu đã khai thác thiên nhiên hợp lí để phát triển kinh tế như thế nào ? - Ba thế mạnh của các nước Bắc Âu là biển, rừng và thủy năng + Ngành hàng hải và đánh cá là 2 ngành kinh tế khai thác hợp lý tài nguyên biển của các nước Bắc Âu. + Ngành khai thác rừng đi đôi với việc bảo vệ và trồng lại rừng là ngành kinh tế khai thác hợp lý tài nguyên rừng của các nước Bắc Âu + Nguồn thủy năng dồi dào được tận dụng để phát triển thủy điện . Thủy điện dồi dào và rẻ là điều kiện thuận lợi để phát triển công nghiệp. Câu 11: Trình bày khái quát tự nhiên và kinh tế của Tây và Trung Âu. * Khái quát tự nhiên: a, Vị trí: - Khu vực Tây và Trung Âu trải dài từ quần đảo Anh - Ai-len qua lãnh thổ các nước Pháp, Đức, Ba Lan, Xlô-va-ki-a, Ru-ma-ni, Hung-ga-ri, Áo, Thụy Sĩ
  15. b, Địa hình: - Địa hình gồm ba miền: miền đồng bằng ở phía bắc, miền núi già ở giữa và miền núi trẻ ở phía nam. + Miền đồng bằng Tây và Trung Âu nằm giáp Biển Bắc và biển Ban-tích, trải dài từ Bắc Pháp qua lãnh thổ Ba Lan. Phía bắc có nhiều đầm lầy và hồ, đất xấu. Phía nam là những dải đất sét pha cát mịn màu mỡ. Vùng đất thấp ven Biển Bắc hiện nay đang tiếp tục lún xuống mỗi năm vài xăngtimét. + Miền núi già Tây và Trung Âu nằm ở phía nam miền đồng bằng là miền núi uốn nếp-đoạn tầng. Địa hình nổi bật là các khối núi ngăn cách với nhau bởi những đồng bằng nhỏ hẹp và các bồn địa. + Miền núi trẻ Tây và Trung Âu gồm các dãy An-pơ và Cac-pat. Dãy An-pơ đồ sộ, uốn thành một vòng cung dài trên 1200km, gồm nhiều dải núi chạy song song, với các đỉnh cao trên 3000m, có tuyết và băng hà bao phủ. Dãy Cac-pat là một vòng cung núi dài gần 1500km, thấp hơn dãy An-pơ, trên các sườn núi còn nhiều rừng cây, khoáng sản có sắt và kim loại màu, đặc biệt vùng chân núi phía đông có nhiều mỏ muối kali, khí thiên nhiên và dầu mỏ. Tiếp giáp với dãy Cac-pat là bình nguyên trung lưu và bình nguyên hạ lưu sông Đa-nuyp. c, Khí hậu, sông ngòi: - Nằm hoàn toàn trong đới ôn hòa, có gió Tây ôn đới thường xuyên hoạt động. - Ảnh hưởng của biển đối với khí hậu rất khắc nghiệt. - Càng đi về phía đông ảnh hưởng của biển càng giảm dần. Ven biển phía tây có khí hậu ôn đới hải dương, sông ngòi nhiều nước quanh năm. Vào sâu trong đất liền có khí hậu ôn đới lục địa, sông ngòi đóng băng vào mùa đông. Câu 12: Trình bày về kinh tế khu vực Tây và Trung Âu. * Công nghiệp: - Tây và Trung Âu là khu vực tập trung nhiều cường quốc công nghiệp của thế giới như Anh, Pháp, Đức Ở đây, các ngành công nghiệp hiện đại (cơ khí chính xác, điện và điện tử, hóa dược ) phát triển bên cạnh các ngành công nghiệp truyền thống (luyện kim, dệt, may mặc, hàng tiêu dùng ). Đây cũng là nơi có nhiều vùng công nghiệp nổi tiếng thế giới như vùng Rua (Đức) và nhiều hải cảng lớn như Rốt-téc-đam (Hà Lan). * Nồng nghiệp: - Phía bắc miền đồng bằng Tây và Trung Âu trồng lúa mạch và khoai tây, phía nam đồng bằng trồng lúa mì và củ cải đường. Ở vùng đất thấp ven Biển Bắc, người dân Hà Lan xây đê ngăn biển, đào nhiều kênh tiêu nước, cải tạo đất, chuyên thâm canh rau, hạt giống, hoa, chăn nuôi bò sữa để xuất khẩu. Miền đồng bằng Tây và Trung Âu là khu vực có nền nông nghiệp thâm canh phát triển đa dạng và có năng suất cao nhất châu Âu. Trên các đồng cỏ ở vùng núi, người ta chăn thả bò, cừu. * Dịch vụ: - Các ngành dịch vụ phát triển mạnh ở khu vực Tây và Trung Âu, chiếm trên 2/3 tổng thu nhập quốc dân. - Các trung tâm tài chính lớn là Luân Đôn, Pa-ri, Duy-rich - Dãy An-pơ đồ sộ, phong cảnh núi non hùng vĩ thu hút nhiều du khách đến nghỉ ngơi, leo núi, trượt tuyết đem lại nguồn lợi lớn về du lịch. Câu 13: Quan sát hình 57.1, hãy giải thích tại sao khí hậu ở Tây và Trung Âu chịu ảnh hưởng rõ rệt của biển. - Bờ biển bị cắt xẻ mạnh. - Biển ăn sâu vào đất liền. - Ba mặt tiếp giáp với biển. Câu 14: Dựa vào bảng số liệu dưới đây: - Tính thu nhập bình quân đầu người của mỗi nước. - Nêu nhận xét về cơ cấu tổng sản phẩm trong nước (GDP) và rút ra kết luận về nền kinh tế của các nước trong bảng (năm 2000). Cơ cấu tổng sản phẩm trong nước (GDP) theo khu vực kinh tế(%) Tổng sản phẩm trong Dân số nước Nông-Lâm-Ngư Công nghiệp Nước (triệu người) ( triệu USD) nghiệp và xây dựng Dịch vụ
  16. Pháp 59,2 1294246 3,0 26,1 70,9 Đức 82,2 1872992 1,0 31,3 67,7 Ba Lan 38,6 157585 4,0 36,0 60,0 CH Séc 10,3 50777 4,0 41,5 54,5 * Tính thu nhập bình quân đầu người của mỗi nước: - Thu nhập bình quân đầu người = tổng sản phẩm trong nước/Dân số => Thu nhập bình quân đầu người của Pháp: 1294246000000 : 59200000 = 21862,2 USD/người. => Thu nhập bình quân đầu người của Đức: 1872992000000 : 82200000 = 22785,7 USD/người. => Thu nhập bình quân đầu người của Ba Lan: 157585000000 : 38600000 = 4082,5 USD/người. => Thu nhập bình quân đầu người của CH Séc: 50777000000 : 10300000 = 4929,8 USD/người. * Nêu nhận xét về cơ cấu tổng sản phẩm trong nước (GDP) và rút ra kết luận về nền kinh tế của các nước trong bảng (năm 2000). - Nhận xét: Cơ cấu tổng sản phẩm trong nước (GDP): + Các nước đều có khu vực dịch vụ chiếm tỉ lệ cao. + Khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm tỉ lệ nhỏ hơn nhưng khu vực nông - lâm - ngư nghiệp chiếm tỉ lệ thấp nhất. - Kết luận: Trình độ phát triển kinh tế giữa các nước khu vực Tây và Trung Âu không đồng đều. Các nước Tây Âu có trình độ phát triển kinh tế phát triển hơn hẳn so với các nước Trung Âu. Câu 15: Qua bảng số liệu dưới đây, vẽ biểu đồ thể hiện sản lượng và sản lượng bình quân đầu người về giấy, bìa (năm 1999) ở một số nước Bắc Âu; nêu nhận xét. Sản lượng giấy bìa Tên nước Sản lượng giấy, bìa (tấn) bình quân đầu người (kg) Na Uy 2.242.000 502,7 Thụy Điển 10.071.000 1137,1 Phần Lan 12.947.000 2506,7