Đề cương ôn tập Địa lí, học kì II

docx 3 trang hoaithuong97 8440
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập Địa lí, học kì II", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_cuong_on_tap_dia_li_hoc_ki_ii.docx

Nội dung text: Đề cương ôn tập Địa lí, học kì II

  1. ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP ĐỊA LÍ HKII NĂM HỌC: 2019 – 2020 Vùng Đồng bằng sông Cửu Long Câu 1: Những thế mạnh nào tạo điều kiện cho Đồng bằng sông Cửu Long phát triển ngành thủy sản hơn các vùng khác? - Đồng bằng sông Cửu Long có thế mạnh phát triển nghề nuôi trồng và đánh bắt thủy sản do: + Tiếp giáp vùng biển rộng có nguồn lợi hải sản phong phú, có ngư trường trọng điểm Cà Mau - Kiên Giang. + Bờ biển dài (hơn 700 km) có nhiều cửa sông, bãi triều, rừng ngập mặn thích hợp cho việc nuôi trồng thủy sản nước lợ, nước mặn. Nội địa có nhiều mặt nước của sông rạch, ao, hồ thích hợp để nuôi thủy sản nước ngọt. + Khí hậu cận xích đạo, thời tiết ít biến động thuận lợi để nuôi trồng, đánh bắt quanh năm. + Lũ hàng năm ở sông Mê Công đem lại nguồn lợi thủy sản nước ngọt to lớn. + Nguồn thủy sản tự nhiên phong phú, đa dạng: tôm, cá, cua biển, nghêu, sò huyết + Nguồn thức ăn khá dồi dào từ trồng trọt, chăn nuôi. + Nguồn lao động đông và năng động, dân cư có truyền thống, nhiều kinh nghiệm nuôi trồng, đánh bắt, chế biến thủy sản. Câu 2: Các khó khăn mà ngành nuôi trồng thủy sản ở Đồng bằng sông Cửu Long còn gặp phải là gì? *Khó khăn: - Thiên tai, lũ lụt - Triều cường - Môi trường nuôi tôm bị ô nhiễm, tôm chết hàng loạt - Vốn đầu tư đánh bắt xa bờ còn hạn chế - Cơ sở hạ tầng chưa trang bị, đầu tư cho tàu lớn - Ngành công nghiệp chế biến chưa phát triển mạnh - Cạnh tranh thị trường nước ngoài *Biện pháp: - Phòng chống thiên tai, bảo vệ môi trường - Cần có hướng đầu tư vốn, kỹ thuật, tàu thuyền cho đánh bắt xa bờ - Đầu tư cho ngành công nghiệp chế biến thủy sản chất lượng cao - Chủ động thị trường, tránh các rào cản của các nước nhập khẩu sản phẩm thủy sản Việt Nam Câu 3: Cần Thơ trở thành trung tâm kinh tế lớn nhất của vùng Đồng bằng sông Cửu Long là nhờ các điều kiện nào? Thành phố cần Thơ trở thành trung tâm kinh tế lớn nhất ở Đồng bằng sông Cửu Long nhờ có nhiều điều kiện thuận lợi: - Vị trí địa lí: ở trung tâm của Đồng bằng sông Cửu Long, giao lưu thuận lợi với các địa phương khác trong đồng bằng, với các vùng trong nước và với nước ngoài 1
  2. - Có sở hạ tầng phát triển nhất so với các thành phố khác trong vùng, khu công nghiệp, sân bay quốc tế - Có quy mô dân số lớn nhất ở Đồng bằng sông Cửu Long, tập trung nhiều lao động có tay nghề, có chuyên môn kĩ thuật, đây cũng là thị trường tiêu thụ lớn. - Có đại học Cần Thơ là trung tâm đào tạo và nghiên cứu khoa học quan trọng nhất đối với Đồng bằng sông Cửu Long. -Cần Thơ là thành phố công nghiệp, dịch vụ quan trọng. - Là thành phố trực thuộc Trung ương, thu hút nhiều dự án đầu tư trong và ngoài nước. Câu 4: Phát triển mạnh công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm có ý nghĩa như thế nào đối với sản xuất nông nghiệp ở Đồng bằng sông Cửu Long? Ý nghĩa của việc phát triển mạnh công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm đối với sản xuất nông nghiệp ở Đồng bằng sông Cửu Long: - Nâng cao giá trị và sức cạnh tranh của nông sản, tăng khả năng xuất khẩu, đem lại nguồn thu lớn. - Góp phần sử dụng và bảo quản sản phẩm lâu dài hơn, đa dạng hóa sản phẩm lương thực, thực phẩm. - Giải quyết đầu ra ổn định cho nông sản, tạo điều kiện đẩy mạnh phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa và chuyên môn hóa. - Làm cho nền nông nghiệp của vùng tiến dần tới mô hình sản xuất liên kết nông, công nghiệp. Đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Biển và đảo Câu 1: Tại sao phải phát triển tổng hợp các ngành kinh tế biển? Phải phát triển tổng hợp các ngành kinh tế biển ở nước ta, vì: - Phát triển tổng hợp là sự phát triển nhiều ngành, giữa các ngành có mối quan hệ chặt chẽ, hỗ trợ nhau để cùng phát triển và sự phát triển của một ngành không được kìm hãm hoặc gây thiệt hại cho các ngành khác. - Tài nguyên biển nước ta phong phú và đa dạng, nên các hoạt động kinh tế biển rất đa dạng: đánh bắt và nuôi trồng hải sản, khai thác các đặc sản, khai thác khoáng sản trong nước biển và lòng đất, du lịch biển và giao thông vận tải biển. Chỉ có khai thác tổng hợp mới đem lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần đẩy mạnh phát triển kinh tế — xã hội đất nước và bảo vệ môi trường. Câu 2: Dựa vào kiến thức đã học em hãy trình bày tiềm năng và sự phát triển của các hoạt động khai thác dầu khí ở nước ta? - Tiềm năng: dầu mỏ của nước ta được phân bố trong các bể trầm tích chứa dầu ngoài thềm lục địa; đặc biệt là thềm lục địa phía Nam, với trữ lượng vài tỉ tấn dầu và hàng trăm tỉ m3 khí. - Sự phát triển: + Dầu khí là ngành kinh tế biển mũi nhọn, chiếm vị trí quan trọng hàng đầu trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. + Những thùng dầu đầu tiên được khai thác ở nước ta vào năm 1986, từ đó sản lượng liên tục tăng qua các năm và đạt 18,5 triệu tấn năm 2005 2
  3. + Công nghiệp hoá dầu đang dần hình thành, trước hết là xây dựng các nhà máy lọc dầu, cùng với các cơ sở hoá dầu khác để sản xuất chât dẻo, sợi tổng hợp, cao su tổng hợp và các hóa chất cơ bản. + Công nghiệp chế biến khí: phục vụ cho phát điện, sản xuất phân đạm, hóa lỏng khí, Câu 3: Việc phát triển giao thông vận tải biển có ý nghĩa to lớn như thế nào đối với ngành ngoại thương ở nước ta? Ý nghĩa của việc phát triển giao thông vận tải biển đối với ngành ngoại thương ở nước ta: - Thúc đẩy hoạt động giao lưu, buôn bán với các quốc gia được dễ dàng hơn thông qua tuyến đường biển quốc tế. - Vận tải biển có ưu điểm trong vận chuyển hàng hóa nặng, cồng kềnh trên những tuyến đường dài xuyên lục địa. Góp phần mở rộng thị trường xuất nhập khẩu, thay đổi và chuyển dịch cơ cấu hàng hóa giữa nước ta với các quốc gia trong khu vực, trên thế giới. Câu 4: Trình bày sự giảm sút tài nguyên biển đảo ở nước ta. Cho biết nguyên nhân và hậu quả của thực trạng trên? * Nguyên nhân của sự giảm sút tài nguyên và ô nhiễm môi trường biển -đảo: - Khai thác nguồn lợi thủy sản vượt quá mức độ phục hồi, nhất là thủy sản ven bờ - Khai thác bằng cách thức mang tính hủy diệt như sử dụng chất độc, chất nổ, điện - Chưa bảo vệ tốt các diện tích rừng ngập mặn ven biển và các tài nguyên sinh vật khác (các loài lưỡng cư, chim biển, các rạn san hô ) của vùng biển - đảo. - Các chất thải từ sinh hoạt, sản xuất công nghiệp của các khu dân cư, đô thị, các khu công nghiệp, các khu du lịch ở ven biển và trên các đảo. - Hoạt động khai thác khoáng sản biển, nhất là khai thác dầu khí. - Nạn tràn dầu từ các phương tiện vận tải biển. * Sự giảm sút tài nguyên và ô nhiễm môi trường biển – đảo dẫn đến những hậu quả sau: - Làm suy giảm tính đa dạng sinh vật của nước ta, cạn kiệt tài nguyên. - Ảnh hưởng xấu tới việc phát triển tổng hợp kinh tế biển theo hướng bền vững (đặc biệt là phát triển nghề cá, du lịch biển - đảo). - Gây khó khăn cho việc nâng cao chất lượng cuộc sống dân cư vùng biển — đảo. Câu 5: Chúng ta cần thực hiện các biện pháp cụ thể gì để bảo vệ tài nguyên môi trường biển đảo? Các biện pháp:: - Điều tra, đánh giá tiềm năng sinh vật tại các vùng biển sâu. Đầu tư để chuyển hướng khai thác hải sản từ vùng biển ven bờ sang vùng nước sâu xa bờ. - Bảo vệ rừng ngập mặn hiện có, đồng thời đẩy mạnh các chương trình trồng rừng ngập mặn. - Bảo vệ rạn san hô ngầm ven biển và cấm khai thác san hô dưới mọi hình thức. - Bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản. - Phòng chống ô nhiễm biển bởi các yếu tố hóa học, đặc biệt là dầu mỏ. 3