Chuyên đề Phân biệt chất tinh khiết và hỗn hợp. Tách chất ra khỏi hỗn hợp

doc 2 trang mainguyen 6320
Bạn đang xem tài liệu "Chuyên đề Phân biệt chất tinh khiết và hỗn hợp. Tách chất ra khỏi hỗn hợp", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docchuyen_de_phan_biet_chat_tinh_khiet_va_hon_hop_tach_chat_ra.doc

Nội dung text: Chuyên đề Phân biệt chất tinh khiết và hỗn hợp. Tách chất ra khỏi hỗn hợp

  1. Chuyên đề PHÂN BIỆT CHẤT TINH KHIẾT VÀ HỖN HỢP. TÁCH CHẤT RA KHỎI HỖN HỢP. A. KIẾN THỨC CẦN NẮM: * Để phân biệt được chất tinh khiết hay hỗn hợp cũng như biết cách tách chất ra khỏi hỗn hợp, cần nắm vững các kiến thức: Hỗn hợp gồm nhiều chất, có tính chất không nhất định. Chất tinh khiết chỉ gồm một chất, có tính chất nhất định. * Các phương pháp tách chất dựa vào tính chất vật lý: - Phương pháp lọc (dùng phễu lọc): để tách rời các chất rắn không tan ra khỏi hỗn hợp. - Phương pháp chưng cất: để tách các chất lỏng hòa tan với nhau ra khỏi hỗn hợp (nhiệt độ sôi của các chất lỏng khác nhau). - Phương pháp chiết (dùng phễu chiết): để tách các chất lỏng không hòa tan với nhau ra khỏi hỗn hợp (như dầu ăn với nước). - Phương pháp cô cạn: để tách các chất rắn tan được ra khỏi hỗn hợp (như muối trong hỗn hợp nước muối). * Ngoài ra, ta cũng có thể tách chất ra khỏi hỗn hợp bằng phương pháp hóa học. Chẳng hạn, khí cacbonic tác dụng với nước vôi trong làm nước vôi trong bị đục còn khí oxi thì không, nhờ vậy ta có thể tách riêng khí oxi ra khỏi hỗn hợp hợp khí oxi và khí cacbonic. B. BÀI TẬP VẬN DỤNG: Bài 1: Trong các chất dưới đây, hãy chỉ ra đâu là chất tinh khiết, đâu là hỗn hợp: Sữa đậu nành, xenlulozơ, sắt, nhôm, đồng, axit, nước biển, nước chanh, khí oxi, không khí, nước khoáng, hơi nước, đường. Bài 2: a. Vì sao nói không khí và nước chanh là những hỗn hợp? Có thể thay đổi độ chua của chanh bằng cách nào? b. Người ta trộn rất cẩn thận bột sắt và bột lưu huỳnh, thu được một loại bột màu đen rất mịn. Có thể xem loại bột đó là hỗn hợp không? Vì sao? Bài 3: Rượu để uống là chất tinh khiết hay hỗn hợp? Vì sao? Trang 1
  2. Bài 4: Trình bày phương pháp tách riêng từng chất trong các hỗn hợp sau: a. Bột sắt, lưu huỳnh và muối ăn. b. Dầu ăn và nước. c. Dầu hỏa và nước. d. Nước và cát. e. Bột sắt, vụn gỗ, vụn đồng. f. Rượu và nước, biết rượu sôi ở 78,3oC. g. Muối, cát, nước. Bài 5: Khí nitơ và khí oxi là 2 thành phần chính của không khí. Trong kĩ thuật, người ta có thể hạ thấp nhiệt độ để hóa lỏng không khí. Biết nitơ lỏng sôi ở -196 oC, oxi lỏng sôi ở -183oC. Làm thế nào để tách riêng được khí oxi và khí nitơ từ không khí? Bài 6: Có 4 lọ bị mất nhãn, mỗi lọ đựng một chất lỏng sau: giấm ăn, nước đường, nước muối, cồn. Làm thế nào để nhận biết được chất lỏng đựng trong mỗi lọ. Bài 7: Có 2 lọ đậy kín bị mất nhãn, mỗi lọ đựng một chất khí oxi hoặc khí cacbonic. Làm thế nào để có thể nhận biết được chất khí đựng trong mỗi lọ? Trang 2