Chuyên đề Dạy ôn Hóa học Lớp 12 - Chương 3: Amin. Aminoaxit. Protein

docx 7 trang Hùng Thuận 21/05/2022 4030
Bạn đang xem tài liệu "Chuyên đề Dạy ôn Hóa học Lớp 12 - Chương 3: Amin. Aminoaxit. Protein", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxchuyen_de_day_on_hoa_hoc_lop_12_chuong_3_amin_aminoaxit_prot.docx

Nội dung text: Chuyên đề Dạy ôn Hóa học Lớp 12 - Chương 3: Amin. Aminoaxit. Protein

  1. CHƯƠNG 3. AMIN - AMINOAXIT - PROTEIN A. AMIN I - LÝ THUYẾT 1. ĐỒNG PHÂN  Thông hiểu Câu 1: Số đồng phân amin bậc một ứng với công thức phân tử C4H11N là A. 2. B. 3. C. 4. D. 5. Câu 2: Có bao nhiêu amin chứa vòng benzen có cùng công thức phân tử C7H9N ? A. 4. B. 5. C. 6. D. 7. Câu 3: Số đồng phân amin bậc một ứng với công thức phân tử C3H9N là A. 4. B. 2. C. 5. D. 3. Câu 4: Số đồng phân amin có công thức phân tử C2H7N là A. 2 B. 4. C. 5. D. 3. Câu 5: Số đồng phân amin có công thức phân tử C4H11N là A. 5. B. 7. C. 6. D. 8. 2. DANH PHÁP, CẤU TẠO Nhận biết Câu 1: Trong các tên gọi dưới đây, tên nào phù hợp với chất CH3CH(CH3)-NH2 ? A. Isopropylamin. B. Etylmetylamin. C. Metyletylamin. D. Isopropanamin. Câu 2: Anilin có công thức là A. C6H5OH. B. CH3COOH. C. C6H5NH2. D. CH3OH. Câu 3: Trong các amin sau: 1) (CH3)2CH-NH2; 2) H2N-CH2-CH2-NH2; 3) CH3CH2CH2-NH-CH3. Amin bậc 1 là A. (2). B. (1), (3). C. (2), (3). D. (l), (2). Câu 4: Trong các chất sau, chất nào là amin bậc II ? A. CH3-CH(CH3)-NH2. B. H2N-[CH2]6-NH2. C. C6H5NH2. D. CH3-NH-CH3. Câu 5: Ancol và amin nào sau đây cùng bậc ? A. CH3NHC2H5 và CH3CH(OH)CH3. B. C2H5NH2 và CH3CH(OH)CH3. C. (C2H5)2NC2H5 và CH3CH(OH)CH3. D. CH3NHC2H5 và C2H5OH. Câu 6: Chất nào là amin bậc II ? A. Phenylamin. B. Benzylamin. C. Anilin. D. Phenylmetylamin. Câu 7: Etylamin, anilin và metylamin lần lượt là: A. C2H5NH2, C6H5OH, CH3NH2. B. CH3OH, C6H5NH2, CH3NH2. C. C2H5NH2, C6H5NH2, CH3NH2. D. C2H5NH2, CH3NH2, C6H5NH2. Câu 8: Trong phân tử chất nào sau đây có chứa vòng benzen? A. Phenylamin. B. Propylamin. C. Etylamin. D. Metylamin. Câu 9: Etylmetylamin có công thức phân tử là A. C2H5-NH-C6H5. B. CH3NH-CH2CH2CH3. C. CH3NHCH3. D. CH3NHC2H5. Câu 10: Trong các tên dưới đây, tên nào phù hợp với chất C6H5CH2NH2 ? A. Phenylamin. B. phenylmetylamin. C. Anilin. D. Benzylamin. 3. SO SÁNH LỰC BAZƠ CỦA CÁC AMIN  Thông hiểu Câu 11: Cho dãy các chất: C2H5NH2, CH3NH2, NH3, C6H5NH2. Chất trong dãy có lực bazơ yếu nhất là A. NH3. B. CH3NH2. C. C2H5NH2. D. C6H5NH2. Câu 12: Trong các chất dưới đây, chất nào có lực bazơ mạnh nhất ? A. C6H5NH2. B. (CH3)2NH. C. C6H5CH2NH2. D. NH3. Câu 13: Độ mạnh bazơ xếp theo thứ tự tăng dần đúng trong dãy nào ? A. C6H5NH2, NH3, CH3NH2, C2H5NH2. B. CH3NH2, NH3, C2H5NH2, C6H5NH2. C. C2H5NH2, NH3, C6H5NH2, CH3NH2. D. NH3, CH3NH2, C2H5NH2, C6H5NH2. 4. TÍNH CHẤT CỦA AMIN Nhận biết Câu 1: Anilin và phenol đều có phản ứng với: A. Dung dịch HCl. B. Dung dịch NaCl. C. Dung dịch Br2. D. Dung dịch NaOH. Câu 2: Dung dịch etylamin không phản ứng với chất nào trong số các chất sau đây ? A. HNO3. B. KOH. C. quỳ tím. D. HCl. Câu 3: Amin không tan trong nước là A. trimetylamin. B. anilin. C. metylamin. D. etylamin. Câu 4: Anilin (C6H5NH2) và phenol (C6H5OH) đều có phản ứng với A. dd HCl. B. dd NaOH. C. nước Br2. D. dd NaCl. Câu 5: Anilin (C6H5NH2) có phản ứng với dung dịch
  2. A. Na2CO3. B. NaOH C. HCl. D. NaCl. Câu 6: Nếu chỉ dùng một ít dung dịch brom sẽ không phân biệt được hai dung dịch nào dưới đây ? A. Anilin và xiclohexylamin. B. Anilin và benzen. C. Anilin và phenol. D. Anilin và stiren. Câu 7: Dung dịch metylamin trong nước làm A. phenolphtalein hoá xanh. B. quỳ tím không đổi màu. C. phenolphtalein không đổi màu. D. quỳ tím hoá xanh. Câu 8: Cho các chất phenylamin, phenol, metylamin, axit axetic. Dung dịch chất nào làm đổi màu quỳ tím sang xanh ? A. phenol. B. metylamin. C. phenylamin. D. axit axetic. Câu 9: Dãy gồm các chất đều có thể làm giấy quỳ tím ẩm chuyển sang màu xanh là: A. anilin, amoniac, natri hiđroxit. B. metylamin, amoniac, natri axetat. C. amoni clorua, metylamin, natri hiđroxit. D. anilin, metylamin, amoniac. Câu 10: Để làm sạch ống nghiệm đựng anilin, ta thường dùng hoá chất nào? A. dd HCl. B. Xà phòng. C. Nước. D. dd NaOH. Câu 11: Kết tủa xuất hiện khi nhỏ dung dịch brom vào A. benzen. B. axit axetic. C. ancol etylic. D. anilin. Câu 12: Cho sơ đồ phản ứng: X → C6H6 → Y → Anilin. X và Y lần lượt là: A. CH4, C6H5NO2. B. C2H2, C6H5CH3. C. C6H12 (xiclohexan), C6H5CH3. D. C2H2, C6H5NO2.  Thông hiểu Câu 1: Cho dãy các chất: stiren, ancol benzylic, anilin, toluen, phenol (C6H5OH). Số chất trong dãy có khả năng làm mất màu nước brom là A. 5. B. 4. C. 3. D. 2. Câu 2: Dãy gồm các chất đều làm giấy quỳ tím ẩm chuyển sang màu xanh là: A. anilin, metyl amin, amoniac. B. amoni clorua, metyl amin, natri hiđroxit. C. anilin, amoniac, natri hiđroxit. D. metyl amin, amoniac, natri axetat. 5. NHẬN ĐỊNH ĐÚNG, SAI Nhận biết Câu 1: Nhận định đúng là: A. Amin nào cũng có tính bazơ. B. Amin nào cũng làm xanh giấy quỳ ẩm. C. C6H5NH3Cl tác dụng nước brom tạo kết tủa trắng. D. Anilin có tính bazơ mạnh hơn NH3. Câu 2: Nhận định nào sau đây không đúng ? A. Metyl amin có tính bazơ mạnh hơn anilin. B. Công thức tổng quát của amin no, mạch hở là CnH2n+2+kNk. C. Tính bazơ của các amin đều mạnh hơn NH3. D. Các amin đều có khả năng nhận proton. Câu 3: Phát biểu sai khi nói về anilin là: A. Tác dụng dung dịch brom tạo kết tủa trắng. B. Ở thể lỏng trong điều kiện thường. C. Tan vô hạn trong nước. D. Có tính bazơ yếu hơn NH3. Câu 4: Phát biểu nào sau đây không đúng ? A. Anilin tác dụng được HBr vì trên N còn đôi e tự do. B. Anilin là bazơ yếu hơn NH3 là do ảnh hưởng của vòng benzen lên nhóm chức -NH2. C. Nhờ có tính bazơ mà anilin tác dụng được với dd Br2. D. Anilin không làm đổi màu giấy quì ẩm. Thông hiểu Câu 1: Cho các phát biểu sau: (a) Các chất CH3NH2, C2H5OH, NaHCO3 đều có khả năng phản ứng với HCOOH; (b) Phản ứng thế brom vào vòng benzen của phenol (C6H5OH) dễ hơn của benzen; (c) Oxi hóa không hoàn toàn etilen là phương pháp hiện đại để sản xuất anđehit axetic; (d) Phenol (C 6H5OH) tan ít trong etanol. Trong các phát biểu trên, số phát biểu đúng là A. 4. B. 1. C. 3. D. 2 6. HIỆN TƯỢNG, GIẢI THÍCH  Thông hiểu Câu 1: Tiến hành thí nghiệm trên hai chất phenol và anilin, hãy cho biết hiện tượng nào sau đây sai ? A. Cho nước brom vào thì cả hai đều cho kết tủa trắng. B. Cho 2 chất vào nước, với phenol tạo dd đục, với anilin hh phân hai lớp. C. Cho dd NaOH vào thì phenol cho dd đồng nhất, còn anilin thì tách làm 2 lớp. D. Cho dd HCl vào thì phenol cho dd đồng nhất, còn anilin thì tách làm 2 lớp. Câu 2: Cho vài giọt anilin vào nước, sau đó thêm dd HCl (dư) vào, rồi lại nhỏ tiếp dd NaOH vào, sẽ xảy ra hiện tượng: A. Dd trong suốt. B. Lúc đầu dd bị vẫn đục, sau đó trong suốt và cuối cùng bị vẫn đục lại.
  3. C. Dd bị vẫn đục hoàn toàn. D. Lúc đầu dd trong suốt, sau đó bị vẫn đục và cuối cùng trở lại trong suốt. II - BÀI TẬP 1. TOÁN XÁC ĐỊNH CTPT CỦA AMIN DỰA VÀO % KHỐI LƯỢNG CỦA NITƠ, CACBON, HIĐRO  Vận dụng cơ bản Câu 1: Amin đơn chức có 19,178% nitơ về khối lượng. CTPT của amin là A. C4H5N. B. C4H7N. C. C4H11N. D. C4H9N. Câu 2: Chất A (C, H, N) chứa 15,05%N về khối lượng. A tác dụng với dd HCl tạo muối. CTPT của A là A. CH3NH2. B. C6H5NH2. C. C2H5NH2. D. C3H7NH2. Câu 3: Thành phần % khối lượng của nitơ trong hợp chất hữu cơ CxHyN là 23,73%. Số đồng phân amin bậc một thỏa mãn các dữ kiện trên là A. 1. B. 3. C. 4. D. 2. Câu 4: Một amin đơn chức có chứa 31,111%N về khối lượng. Công thức phân tử và số đồng phân của amin lần lượt là: A. C3H9N; 4. B. C4H11N; 8. C. CH5N; 1. D. C2H7N; 2. Câu 5: Một amin A thuộc cùng dãy đồng đẳng với metylamin có hàm lượng cacbon trong phân tử bằng 68,97%. CTPT của A là A. C3H9N. B. C5H13N. C. C4H11N. D. C2H7N. 2. ĐỐT CHÁY AMIN VÀ HỖN HỢP CÁC AMIN  Vận dụng cơ bản Câu 1: Đốt cháy hoàn toàn amin no đơn chức X, thu được 16,8 lít CO2; 2,8 lít N2 (đktc) và 20,25 gam H2O. Công thức phân tử của X là A. C2H7N. B. C3H7N. C. C4H9N. D. C3H9N. Câu 2: Đốt cháy hoàn toàn m gam metylamin (CH3NH2), sinh ra 2,24 lít khí N2 (đktc). Giá trị của m là A. 4,65. B. 1,55. C. 6,2. D. 3,1. Câu 3: Đốt cháy hoàn toàn 5,9 gam một amin no, mạch hở, đơn chức X thu được 6,72 lít CO2. Công thức phân tử của X là A. C2H5N. B. C2H7N. C. C3H9N. D. C3H7N. Câu 4: Đốt cháy 2 amin no đơn chức đồng đẳng liên tiếp nhau thu được 2,24 lít CO2 và 3,6g nước. CTPT của 2 amin lần lượt là: A. C2H7N và C3H9N. B. C3H9N và C4H11N. C. CH5N và C2H7N. D. C4H11N và C5H13N. Câu 5: Khi đốt cháy 4,5 gam một amin đơn chức giải phóng 1,12 lít N2 (đktc). Công thức phân tử của amin đó là A. CH5N. B. C2H7N. C. C3H9N. D. C3H7N. Câu 6: Đốt cháy hoàn toàn 6,2 gam một amin no, mạch hở, đơn chức X cần 10,08 lít O2 (đktc). Công thức phân tử của X là A. C4H11N. B. CH5N. C. C3H9N. D. C5H13N. Câu 7: Đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol metylamin (CH3NH2), thu được sản phẩm có chứa V lít khí N2 (đktc). Giá trị của V là A. 1,12. B. 4,48. C. 2,24 . D. 3,36. 3. BÀI TOÁN SỬ DỤNG PP TĂNG GIẢM KHỐI LƯỢNG HOẶC BẢO TOÀN KHỐI LƯỢNG TRONG PHẢN ỨNG CỦA AMIN VỚI AXIT  Vận dụng cơ bản Câu 1: Trung hoà 50 ml dung dịch metylamin cần 30 ml dung dịch HCl 0,1M. Giả sử thể tích không thay đổi. Nồng độ mol của metylamin trong dung dịch là A. 0,01M. B. 0,04M. C. 0,05M. D. 0,06M. Câu 2: Cho 0,1 mol anilin tác dụng vừa đủ với axit HCl. Khối lượng muối phenylamoni clorua thu được là A. 12,950 gam. B. 19,425 gam. C. 25,900 gam. D. 6,475 gam. Câu 3: Để trung hoà 20 gam dung dịch của một amin đơn chức X nồng độ 22,5% cần dùng 100ml dung dịch HCl 1M. Công thức phân tử của X là A. C2H7N. B. CH5N. C. C3H5N. D. C3H7N. Câu 4: Trung hoà 11,8 gam một amin đơn chức cần 200 ml dung dịch HCl 1M. Công thức phân tử của X là A. CH5N. B. C3H9N. C. C3H7N. D. C2H5N. Câu 5: Cho 3,04 gam hỗn hợp X gồm 2 amin đơn chức tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl được 5,96 gam muối. Thể tích N2 (đktc) sinh ra khi đốt hết hỗn hợp X là A. 0,224 lít. B. 0,896 lít. C. 0,672 lít. D. 0,448 lít. Câu 6: Cho anilin tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl thu được 38,85 gam muối. Khối lượng anilin đã phản ứng là A. 18,6 gam. B. 37,2 gam. C. 9,3 gam. D. 27,9 gam.
  4. A. AMINO AXIT  Chú ý các phần sau đã giảm tải với ban cơ bản hoặc ban cơ bản không học  Phản ứng của amino axit với axit HNO2 (không học).  Phản ứng của amino axit viết dưới dạng ion lưỡng cực (không học). I LÝ THUYẾT 1. ĐỒNG PHÂN Amino axit Tyrosin (không học).  Thông hiểu Câu 1: AA X có CTPT C4H9O2N, phân tử có một nhóm NH2, một nhóm COOH. AA X có tất cả bao nhiêu đồng phân ? A. 7. B. 6. C. 8. D. 5. Câu 2: Ứng với CTPT C2H7O2N có bao nhiêu chất vừa pứ được với dd NaOH, vừa pứ được với dd HCl? A. 2. B. 3. C. 1. D. 4. Câu 3: Số đồng phân AA có CTPT C3H7O2N là A. 2. B. 3. C. 5. D. 4. 2. TÍNH AXIT-BAZƠ CỦA DUNG DỊCH AMINO AXIT  Thông hiểu Câu 1: Dung dịch chất nào sau đây làm quỳ tím chuyển thành màu hồng? A. Axit aminoaxetic. B. Axit α,ε-điaminocaproic. C. Axit α-aminopropionic. D. Axit α-aminoglutaric. Câu 2: Cho các pứ: H2N-CH2-COOH + HCl → ClH3N-CH2-COOH. H2N-CH2-COOH + NaOH → H2N-CH2-COONa + H2O. Hai pứ trên chứng tỏ axit aminoaxetic A. có tính oxi hoá và tính khử. B. có tính chất lưỡng tính. C. chỉ có tính bazơ. D. chỉ có tính axit. Câu 3: Có 3 ống nghiệm không nhãn chứa 3 dd sau: NH2(CH2)2CH(NH2)COOH; NH2CH2COOH; HOOCCH2CH2CH2CH(NH2)COOH. Có thể nhận ra được 3 dd hoá chất nào sau đây ? A. dd Br2. B. Giấy quỳ. C. dd HCl. D. dd NaOH. Câu 4: Dung dịch nào sau đây làm quỳ tím đổi thành màu xanh? A. Dung dịch lysin. B. Dung dịch valin. C. Dung dịch alanin. D. Dung dịch glyxin. Câu 5: Trong các chất sau: X1: H2N-CH2-COOH; X2: CH3NH2; X3: C2H5OH; X4: C6H5OH. Những chất có khả năng thể hiện tính bazơ là: A. X1,X2. B. X1,X2,X3. C. X2,X4. D. X1,X3. Câu 6: Chất nào sau đây vừa tác dụng được với H2NCH2COOH, vừa tác dụng được với CH3NH2? A. HCl. B. NaCl. C. CH3OH. D. NaOH. Câu 7: Chất X vừa tác dụng được với axit, vừa tác dụng được với bazơ. Chất X là A. CH3COOH. B. H2NCH2COOH. C. CH3CHO. D. CH3NH2 3. NHẬN ĐỊNH ĐÚNG-SAI Nhận biết Câu 1: Phát biểu không đúng là: + − A. Trong dd, H2N-CH2-COOH còn tồn tại ở dạng ion lưỡng cực H3N -CH2-COO . B. Hợp chất H2N-CH2-COOH3N-CH3 là este của glyxin. C. AA là những chất rắn, kết tinh, tan tốt trong nước và có vị ngọt. D. AA là hợp chất hữu cơ tạp chức, phân tử chứa đồng thời nhóm amino và nhóm cacboxyl. Câu 2: Có các nhận định sau: (1) AA là những chất rắn, kết tinh, có vị hơi ngọt và có tính chất lưỡng tính. (2) AA ít tan trong nước, tan tốt trong các dung môi hữu cơ. (3) Trong dung dịch, amino axit tồn tại dưới dạng ion lưỡng cực và một phần nhỏ dạng phân tử. (4) AA dùng để điều chế tơ nilon-7 là axit ω-aminoenantoic. (5) Dung dịch lysin có thể làm quỳ tím xanh. (6) Các AA có thể tham gia được phản ứng este hoá do trong phân tử có nhóm COOH. Số nhận định đúng là A. 4. B. 2. C. 5. D. 3. Câu 3: Cho các nhận định sau: (1) Alanin làm quỳ tím hoá xanh; (2) Axit glutamic làm quỳ tím hoá đỏ; (3) Lysin làm quỳ tím hoá xanh; (4) Axit -aminocaporic là nguyên liệu để sản xuất nilon-6. Số nhận định đúng là A. 1. B. 4. C. 2. D. 3. Câu 4: Ứng dụng nào của AA dưới đây được phát biểu không đúng ? A. AA thiên nhiên (hầu hết là α-AA) là cơ sở kiến tạo protein của cơ thể sống. B. Muối đinatri glutamat là gia vị cho thức ăn (gọi là bột ngọt hay mì chính). C. Axit glutamic là thuốc hỗ trợ thần kinh. D. Các AA (có nhóm -NH2 ở vị trí số 6,7 ) là nguyên liệu sản xuất tơ nilon.
  5. II - BÀI TẬP 1. Toán đốt cháy amino axit  Vận dụng cơ bản Câu 1: Đốt cháy hoàn toàn a mol một AA X thu được 2a mol CO2 và a/2 mol N2. CTCT của X là A. H2N-CH2COOH. B. H2N-CH2-CH2-COOH. C. H2N-(CH2)3COOH. D. H2N-CH(COOH)2. Câu 2: Đốt cháy hoàn toàn một α-amino axit X thu được CO2 và N2 theo tỉ lệ thể tích 4:1. CTCT của X là A. H2N-CH2-COOH. B. H2N-CH2-CH2-CH2-COOH. C. H2N-CH(NH2)-COOH. D. H2N-CH2-CH2-COOH. Câu 3: Đốt cháy 8,7 gam AA X thì thu được 0,3 mol CO2; 0,25mol H2O và 1,12 lít N2 (đkc). CTPT của X là A. C3H7O2N. B. C3H9O2N2. C. C3H7O2N2. D. C3H5O2N. 2. Toán sử dụng pp tăng giảm khối lượng, bảo toàn khối lượng  Vận dụng cơ bản Câu 1: Cho 7,5 gam axit aminoaxetic (H2N-CH2-COOH) phản ứng hết với dung dịch NaOH. Sau phản ứng, khối lượng muối thu được là A. 9,7 gam. B. 9,6 gam. C. 9,8 gam. D. 9,9 gam. Câu 2: Cho 11,5 gam hỗn hợp hai amino axit tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl thu được 12,23 gam muối. Khối lượng HCl phải dùng là A. 0,73. B. 0,95. C. 1,42. D. 1,46. Câu 3: Cho 7,5 gam axit aminoaxetic (H2N-CH2-COOH) phản ứng hết với dung dịch HCl. Sau phản ứng, khối lượng muối thu được là A. 44,00 gam. B. 11,05 gam. C. 43,00 gam. D. 11,15 gam. Câu 4: X là một α-amino axit no chỉ chứa 1 nhóm NH2 và 1 nhóm COOH. Cho 15,1 g X tác dụng với HCl dư thu được 18,75 g muối. CTCT của X là A. C6H5-CH(NH2)-COOH. B. C3H7-CH(NH2)-COOH. C. H2N-CH2-COOH. D. CH3-CH(NH2)-COOH. Câu 5: -AA X chứa một nhóm -NH2. Cho 10,3 gam X tác dụng với axit HCl (dư), thu được 13,95 gam muối khan. CTCT thu gọn của X là A. H2NCH2CH2COOH. B. CH3CH2CH(NH2)COOH. C. CH3CH(NH2)COOH. D. H2NCH2COOH. C. PEPTIT VÀ PROTEIN  Chú ý các phần sau đã giảm tải với ban cơ bản hoặc ban cơ bản không học  Khái niệm về enzim (giảm tải). I. LÝ THUYẾT Phản ứng của protein với HNO3 đặc (không học) 1. Xác định cấu tạo của peptit dựa vào phản ứng thuỷ phân  Thông hiểu Câu 1: Khi thủy phân hoàn toàn 1 polipeptit X, thu được các amino axit X, Y, Z, E, F. Khi thủy phân không hoàn toàn X, thu được các đi và tripeptit XE, ZY, EZ, YF, EZY. Thứ tự của của các amino axit tạo thành polipeptit X là A. X-Z-Y-E-F. B. X-E-Y-Z-F. C. X-Z-Y-E-F. D. X-E-Z-Y-F. Câu 2: Thủy phân hoàn toàn 1 mol pentapeptit (X) thu được 3 mol Gly; 1 mol Ala; 1 mol Phe. Khi thủy phân không hoàn toàn (X) thu được hỗn hợp gồm Ala-Gly; Gly-Ala và không thấy tạo ra Phe-Gly. CTCT của pentapeptit là A. Phe-Gly-Gly-Ala-Gly. B. Gly-Gly-Ala-Phe-Gly. C. Gly-Gly-Ala-Gly-Phe. D. Ala-Gly-Phe-Gly-Gly. Câu 3: Brađikinin có tác dụng làm giảm huyết áp, đó là một nonapeptit có công thức là Arg-Pro-Pro- Gly-Phe-Ser-Pro- Phe-Arg. Khi thủy phân không hoàn toàn peptit này có thể thu được bao nhiêu tripeptit mà thành phần có chứa phenyl alanin (Phe) ? A. 3. B. 4. C. 6. D. 5. Câu 4: Thuỷ phân không hoàn toàn tetrapeptit (X), ngoài các -amino axit còn thu được các đipetit: Gly-Ala; Phe-Val; Ala-Phe. Cấu tạo của X là A. Val-Phe-Gly-Ala. B. Gly-Ala-Phe-Val. C. Gly-Ala-Val-Phe. D. Ala-Val-Phe-Gly. 2. Phát biểu đúng, sai  Thông hiểu Câu 1: Cho các nhận định sau: a) Peptit là hợp chất được hình thành từ 2 đến 50 gốc -amino axit.
  6. b) Tất cả các peptit đều pứ màu biure. c) Từ 3 -amino axit chỉ có thể tạo ra 3 tripeptit khác nhau. d) Sản phẩm của phản ứng thuỷ phân hoàn toàn peptit không tham gia được phản ứng màu biure. Số nhận định đúng là A. 2. B. 1. C. 3. D. 4. Câu 2: Phát biểu đúng là: A. Enzim amilaza xúc tác cho pứ thủy phân xenlulozơ thành mantozơ. B. Khi cho dd lòng trắng trứng vào Cu(OH)2 thấy xuất hiện phức màu xanh đậm. C. Khi thủy phân đến cùng các protein đơn giản sẽ thu được hh các α-amino axit. D. Axit nucleic là polieste của axit photphoric và glucozơ. Câu 3: Phát biểu không đúng là: A. Metylamin tan trong nước cho dung dịch có môi trường bazơ. B. Etylamin tác dụng với axit nitrơ ở nhiệt độ thường tạo ra etanol. C. Protein là những polipeptit cao phân tử có phân tử khối từ vài chục nghìn đến vài chục triệu. D. Đipeptit Gly-Ala (mạch hở) có 2 liên kết peptit. Câu 4: Khi nói về peptit và protein, phát biểu nào sau đây là sai? A. Tất cả các protein đều tan trong nước tạo thành dung dịch keo. B. Protein có phản ứng màu biure với Cu(OH)2. C. Liên kết của nhóm CO với nhóm NH giữa hai đơn vị -amino axit được gọi là liên kết peptit. D. Thủy phân hoàn toàn protein đơn giản thu được các -amino axit. Câu 5: Cho các phát biểu sau: a) Phân tử đipeptit có hai liên kết peptit. b) Phân tử tripeptit có 3 liên kết peptit. c) Số liên kết peptit trong phân tử peptit mạch hở có n gốc -amino axit là n - 1. d) Có 3 -amino axit khác nhau, có thể tạo ra 6 peptit khác nhau có đầy đủ các gốc -amino axit đó. Số phát biểu đúng là A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 6: Cho các nhận định sau: 1) Peptit có thể thủy phân không hoàn toàn thành các peptit ngắn hơn nhờ xúc tác axit hoặc bazơ; 2) Các peptit đều tác dụng với Cu(OH)2 trong môi trường kiềm tạo ra hợp chất có màu tím; 3) Enzim có tác dụng xúc tác đặc hiệu đối với peptit: mỗi loại enzim chỉ xúc tác cho sự phân cắt một số liên kết peptit nhất định; 4) Thủy phân protein đến cùng sẽ thu được hỗn hợp gồm các -amino axit; 5) Phân tử khối của một amino axit (gồm một nhóm NH2 và một nhóm COOH) luôn luôn là số lẻ; 6) Các amino axit tương đối dễ tan trong nước; 7) Dd amino axit không làm quỳ tím đổi màu. Số nhận định sai là A. 2. B. 1. C. 3. D. 4. 3. Nhận biết Nhận biết Câu 1: Để phân biệt các chất alanin, axit glutamic và lysin ta cần dùng: o A. Quỳ tím. B. dd Na2CO3. C. HNO2. D. Cu(OH)2, t . Câu 2: Có 4 dd loãng không màu đựng trong bốn ống nghiệm riêng biệt, không dán nhãn: Abumin, glixerol, CH3COOH, NaOH. Thuốc thử để phân biệt 4 dd trên là A. HNO3 đặc. B. Phenolphtalein. C. Quỳ tím D. CuSO4. Câu 3: Để phân biệt glixerol, dd glucozơ, lòng trắng trứng ta cần dùng: – A. Cu(OH)2/OH . B. AgNO3/NH3. C. dd Br2. D. dd HCl đặc.