Bộ đề kiểm tra học kỳ II môn Toán Lớp 2 - Năm học 2016-2017

docx 26 trang dichphong 7420
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bộ đề kiểm tra học kỳ II môn Toán Lớp 2 - Năm học 2016-2017", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxbo_de_kiem_tra_hoc_ky_ii_mon_toan_lop_2_nam_hoc_2016_2017.docx

Nội dung text: Bộ đề kiểm tra học kỳ II môn Toán Lớp 2 - Năm học 2016-2017

  1. KIỂM TRA HỌC KỲ II, 2016 – 2017 MÔN: TOÁN 2 Thời gian: 40 phút Bài 1 (1 điểm): a) Đọc, viết các số thích hợp vào ở bảng sau : Đọc số Viết số Chín trăm ba mươi hai Bốn trăm mười tám 502 600 b) Điền dấu > ,.< , = ? 819 □ 828 512 □ 521 908 □ 809 693 □ 693 Bài 2 (1 điểm): Khoanh vào chữ cái câu trả lời đúng: a) 0 : 4 = ? M1 a. 0 b . 1 c. 4 d. 40 b) 4: 1 = ? a. 0 b. 1 c. 4 d. 40 Bài 3: Đặt tính rồi tính (1 điểm): 537 + 85 100 – 65 8 x 3 36 : 4 Bài 4: Tính: (1 điểm): 36 : 4 + 56 = 4 x 8 – 17 = Bài 5 (1 điểm): Viết số thích hợp vào ô trống: a) . = 1000m b) 5m = .cm
  2. c) 40dm + 10dm = .dm d) 39m – 20m = m. Bài 6 (2 điểm): Lớp 2A trồng được 250 cây hoa, lớp 2B trồng được ít hơn lớp 2A 50 cây hoa. Hỏi lớp 2B trồng được bao nhiêu cây hoa? Bài 7 (1 điểm): Bài 8 (1 điểm): Khoanh vào chữ đặt trước kết quả đúng (như hình vẽ): a) Số hình chữ nhật là: A. 1 B.2 C.3 D.4 b) Số hình tam giác là: A. 2 B.3 C.4 D.5 Bài 9 (1 điểm): Tìm x: a ) x + 78 = 582 b) 45 : x = 5 Bài 10 (1 điểm): Tìm hiệu của số tròn chục lớn nhất và số chẵn lớn nhất có một chữ số?
  3. ĐỀ THI CUỐI HỌC KÌ 2 – NĂM HỌC 2016 – 2017 MÔN: TOÁN – LỚP 2 I. TRẮC NGHIỆM: (6 điểm) Khoanh vào đáp án 1. Số 456 được viết thành tổng các trăm, chục, đơn vị là: ( 1 điểm) a. 400 + 60 + 5 b. 400 + 50 + 6 c. 500 + 40 2 : Chọn dấu >,<,= điền vào ô trống cho phù hợp: (1 điểm) 631 .642 372 299 3: Kết quả đúng của phép nhân : 3 x 9 là : 1 điểm a. 25 b. 26 c. 27 4 : Kết quả của phép tính : 256 – 144 là (1 điểm ) a. 112 b. 113 c. 114 5 : Số liền trước của 100 là : ( 1 điểm ) a. 97 b. 98 c. 99 6: Đồng hồ chỉ mấy giờ ? ( 1điểm) a. 12 giờ 2 phút b. 10 giờ 10 phút c. 11 giờ 10 phút II. TỰ LUẬN ( 4 điểm ) 7 : Đặt tính rồi tính : (1 điểm ) a. 27 + 35 b. 503 + 304 8: (1 điểm) Cho hình tứ giác như hình vẽ
  4. Tính chu vi của hình tứ giác ABCD. 9: (1,5 điểm) Cây dừa cao 8m, cây thông cao hơn cây dừa 5 m. Hỏi cây thông cao bao nhiêu mét ? 10 : Mảnh vải màu xanh dài 20 cm. Mảnh vải màu đỏ dài 3dm. Hỏi cả hai mảnh vải dài bao nhiêu xăng – ti mét ? Đề thi: A. Kiểm tra kĩ năng đọc và kiến thức Tiếng việt : I. Đọc thành tiềng kết hợp trả lời câu hỏi ( 4 điểm) II. Đọc thầm đoạn văn và trả lời các câu hỏi (6 điểm) Đọc thầm bài ‘‘Chú gà trống ưa dậy sớm” hãy khoanh vào chữ cái đặt trước ý trả lời đúng. Chú gà trống ưa dậy sớm Mấy hôm nay trời rét cóng tay. Càng về sáng, tiết trời càng lạnh giá. trong bếp, bác mèo mướp vẫn nằm lì bên đống tro ấm. Bác lim dim đôi mắt, luôn miệng gừ gừ kêu: “Eo ôi! Rét! Rét!”. Thế nhưng mới sớm tinh mơ, chú gà trống đã chạy tót ra giữa sân. Chú vươn mình, dang đôi cánh to, khoẻ như hai chiếc quạt, vỗ cánh phành phạch. Cái mào đỏ rực. Chú rướn cổ lên gáy “o o!” vang cả xóm. Bộ lông màu tía trông thật đẹp mắt. Chú chạy đi chạy lại quanh sân, đôi đùi mập mạp chắc nịch. (Tập đọc lớp 2, tập 1,trang 32, in năm 1999) 1. Càng về sáng, tiết trời như thế nào ?0,5 A. Lạnh giá B.Mát mẻ C.Ấm áp 2. Khi thời tiết lạnh con vật nào vẫn nằm lì bên đống tro ấm trong bếp ? 0,5
  5. A. Con chó B.Con chuột C.Con mèo 3. Mới sánh tinh mơ con vật nào đã chạy tót ra giữa sân ?0,5 A. Con gà trống B.Con lợn C.Con mèo 4. Đôi cánh to khỏe của gà trống được sánh như gì ? 1 a) Như hai chiếc lá non b) Như hai chiếc quạt c) Như hai cánh buồm. 5. Em hãy đặt một tên khác cho bài văn nêu trên. 0,5 6. Em hãy gạch chân dưới từ chỉ màu sắc trong câu sau : 1 – Chú vươn mình, dang đôi cánh to, khoẻ như hai chiếc quạt, vỗ cánh phành phạch. Cái mào đỏ rực. 7. Tìm và ghi thêm 2 từ chỉ màu sắc mà em biết ? 1 8. Đặt câu hỏi có cụm từ ‘‘Như thế nào ’’ cho câu dưới đây : 1 – Càng về sáng, tiết trời càng lạnh giá. B.Kiểm tra kĩ năng viết chính tả và viết văn. 1 :Đọc cho hs viết đoạn chính tả “Người làm đồ chơi” trang 135, SGK Tiếng Việt 2 tập 2. (4 điểm) Câu 2.Tập làm văn: (6 điểm) Em – Hãy viết một đoạn văn ngắn từ 4 – 5 câu để nói về ảnh của Bác Hồ mà em được nhìn thấy theo gợi ý sau : – Em nhìn thấy ảnh Bác ở đâu ? – Trông Bác như thế nào (râu, tóc, vầng trán, đôi mắt, nụ cười ) ? – Em muốn hứa với Bác điều gì ?
  6. ĐỀ THI MÔN TOÁN LỚP 2 I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: ( 3 điểm) Chọn câu trả lời đúng Câu 1: Số gồm 5 trăm 8 đơn vị 4 chục là số nào? A. 584 B.458 C.548 D.854 Câu 2: Tìm x biết: 48 + x = 65 A. x = 113 B.x = 27 C.x = 17 D.x = 7 Câu 3: 812, 815, 818, ., , 827. Số cần điền vào chỗ chấm là A. 819, 820 B.821, 824 C.822, 824 D.821, 822 Câu 4: Thứ ba tuần này là ngày 29/9. Vậy thứ ba tuần đầu tiên của tháng là ngày? A. Ngày 1/9 B.Ngày 8/9 C.Ngày 15/ 9 D.Ngày 22/9 Câu 5: 30 + 50 [ ] 20 + 60 Dấu cần điền vào ô trống là: A. C.= D.không có dấu nào Câu 6: Một bác thợ may dùng 16 m vải để may 4 bộ quần áo giống nhau. Hỏi để may một bộ quần áo như thế cần bao nhiêu mét vải ? A. 20 m B.4 m C.8 m D.5 m II. PHẦN TỰ LUẬN: Bài 1: Đặt tính rồi tính ( 2 điểm) a) 100 – 28 b) 503 + 456 c) 48 + 121 d) 961 – 650
  7. Bài 2: Tính nhanh ( 1 điểm) a) 11 + 28 + 24 + 16 + 12 + 9 b) 75 – 13 – 17 + 25 Bài 3: Tìm x ( 1 điểm) a) 100 – x = 5 x 9 b) 5 x 7 + x = 100 Bài 4: ( 2 điểm) Ngày đầu cửa hàng bán được 15 kg đường. Ngày sau bán hơn ngày đầu 5 kg đường. Cửa hàng còn lại 40 kg đường. Hỏi a) Ngày sau bán được bao nhiêu kg đường? b) Trước khi bán cửa hàng có tất cả bao nhiêu kg đường? Bài 5: ( 1 điểm) Hình vẽ bên có: a) Có hình tứ giác b) Kể tên các điểm thẳng hàng: . MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 2 I. Đọc hiểu ( 4 điểm) Đọc thầm bài: “Chiếc rễ đa tròn” sách HD học TV tập 2B trang 43 – 44. Chọn ý trả lời đúng nhất. Câu 1: Thấy chiếc rễ nằm trên mặt đất, Bác Hồ bảo chua cần vụ làm gì? A. Đem trồng cho nó mọc tiếp. C.Đem vùi xuống đất. B.Đem bỏ vào xọt rác. D.Đem phơi khô làm củi. Câu 2: Chiếc rễ đa lớn lên có hình dạng như thế nào? A. To lớn B.Xum xuê C.Có vòng lá tròn.
  8. Câu 3: Các em nhỏ thích chơi trò gì bên cây Bác? A. Trèo lên cây đa. B.Trốn tìm C.Chui qua chui lại vòng lá. Câu 4: Bộ phận gạch chân trong câu: “ Nhiều năm sau, chiếc rễ đa ấy có vòng lá tròn.” trả lời cho câu hỏi nào? A. Vì sao? B.Để làm gì? C.Khi nào? D.Ở đâu? Câu 5: Các cặp từ sau, đâu là cặp từ trái nghĩa? A. đi dạo – đi chơi B.Vui thích – vui sướng C.Méo – tròn Câu 6: Cho các từ ngữ: tinh khiết, đạm bạc, nhà sàn, giản dị. Hãy chọn từ thích hợp điền vào chỗ chấm. Bác Hồ sống rất . Bữa cơm của Bác như bữa cơm của mọi người dân. Bác thích hoa huệ, loại hoa trắng Nhà Bác ở là một ngôi . Khuất trong vườn Phủ Chủ tịch. Câu 7: Tìm từ trái nghĩa với mỗi từ sau: Hiền lành – . Nổi – . Chăm chỉ – Kín – . II. Tập làm văn: Đề bài: Viết một đoạn văn từ 4 đến 5 câu nói về loại quả mà em yêu thích nhất theo gợi ý sau: – Đó là loại quả gì? – Nó to bằng chừng nào? Vỏ nó màu gì? – Khi ăn quả, em thấy có vị gì, mùi gì? Bài làm mẫu Có một loại quả thường được trồng ở Miền Nam nhưng lại được mọi người ở Miền Bắc rất yêu thích, đó là quả thanh long. Quả thanh long được khoác một chiếc áo màu đỏ tươi. Xung quanh nó có những cái tai màu xanh nhạt. Khi bổ thanh long, em thấy một lớp thịt màu trắng trong và hàng nghìn cái hạt nhỏ ly ty màu đen nhánh. Thanh long không có mùi nhưng khi ăn vào ta cảm thấy vị hơi
  9. chua, hơi ngọt và rất mát. Quả thanh long có nhiều chất dinh dưỡng, nó tốt cho sức khỏe của tất cả mọi người. Em thích ăn rất nhiều loại quả nhưng em thích quả xoài nhất. Quả xoài khi non có màu xanh tươi, còn lúc chín lại màu vàng đậm. Nhìn bên ngoài,, quả xoài như một bàn tay mập mạp, mình dày ở giữa và thuôn dần sang hai bên. Mỗi khi mẹ bổ xoài, em rất thích được nhìn hai cái má xoài vàng ươm. Chiếc hột rất to nằm ở chính giữa chiếm khoảng một phần năm khối lượng của quà xoài. Mẹ em bảo : “Tùy từng giống xoài mà khi thưởng thức ta sẽ thấy vị ngọt khác nhau.” Xoài Cát Chu ngọt lịm, xoài Nha Trang thì thơm, mềm lại có rất nhiều nước, xoài Thái hơi cứng, vỏ xanh nhưng ruột lại chín vàng Em thấy quả xoài thật tuyệt. Nó là một món tráng miệng thật bổ dưỡng và thơm ngon. Loại quả em thích ăn nhất là dưa hấu. Nhìn bên ngoài, em thấy quả dưa gồm những vạch dài màu xanh đậm và nhạt xen kẽ nhau. Trái dưa hấu chín hình bầu dục, lại có giống dưa tròn xoe như quả bóng. Khi bổ dưa, em thấy ruột quả dưa màu đỏ tươi. Những cái hạt đen nhánh nằm nép mình khiêm tốn giữa những lớp thịt mọng nước. Ăn dưa hấu ngày hè, em cảm nhận được vị ngọt mát và hương thơm dịu nhẹ. Chẳng những thế, dưa hấu chứa nhiều Vitamin A còn làm con người sáng mắt và tăng cường sức khỏe. Em thích dưa hấu lắm. Đề thi môn Toán lớp 2 học kì II I. Trắc nghiệm: (4 điểm) Khoanh tròn vào chữ cái trước kết quả đúng nhất: 1. Kết quả của phép tính 4 x 5 = A. 9 B.20 C.25 D.15 (mức 1) 2. Kết quả của phép tính 0 x 2 = A. x = 1 B.x = 2 C.x = 0 D.x = 4 (mức 1) 3. Hình tam giác có độ dài các cạnh là: AB = 300 cm, BC = 200 cm, AC = 400cm. Chu vi của hình tam giác là: A. 900 cm B.600cm C.700cm D.800cm (mức 2) 4. Kết quả của phép tính : 30 + 4 x 5 =
  10. A. 16 B.26 C.50 D.30 (mức 3) 5. Số 203 đọc là: A. Hai không ba B.Hai mươi ba C.Hai trăm linh ba D.Ba không hai (mức 1) 6: Số? (M2) 1m = cm A. 10 B.20 C.100 D.1000 II. Tự luận: (6 điểm) Hoàn thành các bài tập sau: 7. Đặt tính rồi tính: a) 27 + 44 b) 503 + 456 c) 40 – 23 d) 961 – 650 (mức 2) 8. Tìm x: a) 5 x X = 25 b) x : 4 = 4 (mức 2) 9. Cuộn dây điện xanh dài 325 m, cuộn dây điện đỏ ngắn hơn dây điện xanh 112 m. Hỏi cuộn dây điện màu đỏ dài bao nhiêu mét? 10 : Nam có 20 chiếc kẹo Nam đem chia đều cho mọi người trong nhà. Nhà Nam gồm có bố, mẹ, chị, Nam và em của Nam. Hỏi mỗi người được mấy cái kẹo? ĐÁP ÁN I. Trắc nghiệm: (4 điểm) Khoanh tròn vào chữ cái trước kết quả đúng nhất: 1B; 2C; 3A; 4C; 5C; 6C; II. Tự luận: 7. Đặt tính rồi tính: a) 27 + 44 b) 503 + 456 c) 40 – 23 d) 961 – 650
  11. 8. Tìm x: a) 5 x x = 25 b) x : 4 = 4 X = 25 :5 x = 4 x 4 X = 5 x = 16 9. Cuộn dây điện màu đỏ dài là: 325 – 112 = 213 (m) Đáp số: 213 m 10. Số chiếc kẹọ mỗi người có là : 20 : 5 = 4 (cái kẹo) Đáp số : 4 cái kẹo KIỂM TRA ĐỊNH KÌ HỌC KÌ II Môn: Tiếng Việt– Lớp 2 I. Đọc thầm bài: Cây và hoa bên lăng Bác Trên quảng trường Ba Đình lịch sử, lăng Bác uy nghi mà gần gũi. Cây và hoa khắp miền đất nước về đây tụ hội, đâm chồi, phô sắc tỏa ngát hương thơm. Ngay thềm lăng, mười tám cây vạn tuế tượng trưng cho hàng quân danh dự đứng trang nghiêm. Hướng chính lăng, cạnh hàng dầu nước thẳng tắp, những đóa hoa ban đã nở lứa đầu. Sau lăng, những cành đào Sơn La khỏe khoắn vươn lên, reo vui với nhành sứ đỏ của đồng băng Nam Bộ. Trên bậc tam cấp, hoa dạ hương chưa đơm bông, nhưng hoa nhài trắng mịn, hoa mộc, hoa ngâu kết chùm đang tỏa hương ngào ngạt. Cây và hoa của non sông gấm vóc đang dâng niềm tôn kính thiêng liêng theo đoàn người vào lăng viếng Bác. I. Trắc nghiệm: Dựa vào nội dung bài đọc thầm trên, em hãy chọn và khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng nhất cho các câu hỏi dưới đây: (6 điểm) 1. Em hãy kể tên những loại cây và hoa được trồng trước lăng Bác ? a. Cây vạn tuế, cây dầu, hoa ban, hoa đào, hoa dạ hương, hoa nhài, hoa mộc, hoa ngâu.
  12. b. Cây vạn tuế, cây dầu, hoa ban, hoa lan c. Cây vạn tuế, cây dầu, hoa ban, hoa đào,hoa bưởi. d. Cây vạn tuế, cây dầu, hoa ban, hoa đào, hao dạ hương, hoa mai. 2. Em hãy điền những từ còn thiếu trong câu văn dưới đây ? Cây và hoa của non sông gấm vóc đang dâng .theo đoàn người vào lăng viếng Bác. 3. Bộ phận in đậm trong câu: “Tháng sáu, chúng em được nghỉ hè” trả lời cho câu hỏi nào?( M1) a. Vì sao? b. Để làm gì? c. Khi nào? d. Ở đâu? 4. Các cặp từ sau, đâu là cặp từ trái nghĩa?(M2) a. nặng quá – nặng nề b. hốt hoảng – bình tĩnh c. kéo dài – yên lặng d. tự tin – tự trọng 5. Hãy chọn tên cho con vật thích hợp để điền vào chỗ trống dưới đây?(M1) Nhanh như a. Thỏ b. Rùa c. Voi d. Khỉ II. Tự luận: Hoàn thành các bài tập sau: (M4) 6. Em Phải làm gì để tỏ lòng biết ơn Bác Hồ? 7. Đặt 1 câu với cụm từ Để làm gì? (M2) 8. Chính tả (nghe viết): (Thời gian 15 phút) Bài : Bóp nát quả cam 9. Tập làm văn: Viết đoạn văn (Thời gian 25 phút) Đề bài: Viết một đoạn văn từ 4 đến 5 câu nói về mùa mà em yêu thích nhất. A. Đọc thầm và làm bài tập ( 6 điểm) I. Trắc nghiệm: 1. a ; 2. niềm tôn kính thiêng liêng; 3. c ; 4. b; 5. a II. Tự luận: 6. Thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy, chăm chỉ học tập, đi học đúng giờ, (1 đ)
  13. 7. Người ta trồng cây cam để làm gì? B.Kiểm tra viết Chính tả: – Bài viết không mắc lỗi chính tả, viết chữ rõ ràng, trình bày sạch đẹp: – Mỗi lỗi chính tả trong bài viết (sai lẫn phụ âm đầu hoặc vần, thanh, không viết hoa đúng quy định) * Lưu ý : Nếu chữ viết không rõ ràng, sai độ cao – khoảng cách, trình bày bẩn trừ 0,25 điểm. C.Tập làm văn: Viết đoạn văn – Bạn thích nhất mùa nào? – Mùa đó vào những tháng nào? – Thời tiết mùa đó như thế nào? – Mùa đó có những loại hoa hoặc quả gì? – Bạn thường làm gì vào mùa đó? Mùa xuân đến tự bao giờ. Gió nhè nhẹ thổi mang theo khí xuân ấm áp. Mưa xuân như rắc bụi, cỏ cây hoa lá hân hoan rạo rực đón mừng, cỏ non ven đồi tua tủa mọc lên, chồi non trong vườn hé mắt khoe màu xanh nõn. Nước dâng đầy dòng sông, dòng kênh, lòng máng như cùng mùa xuân đem phù sa tưới tắm cho những cánh đồng. Lứa ngô khoai xanh biếc một màu trải dài, trải rộng đến chân trời xa. Từng đàn chim én bay lượn như dệt nắng xuân hồng. Cuối chân trời xa, những ngọn núi xanh thẫm nhô lên như những bức trường thành ngắm mãi không chán. Núi Thiên Nhẫn, núi Hùng Lĩnh, nhô lên, hiện lên, hiện lên trập trùng, tím biếc A- Kiểm tra kĩ năng đọc và kiến thức tiếng việt: Cho văn bản sau: Cô giáo lớp em Sáng nào em đến lớp Cũng thấy cô đến rồi Đáp lời “Chào cô ạ” Cô mỉm cười thật tươi. Cô dạy em tập viết Gió đưa thoảng hương nhài Nắng ghé vào cửa lớp Xem chúng em học bài.
  14. Những lời cô giáo giảng Ấm trang vở thơm tho Yêu thương em ngắm mãi Những điểm mười cô cho. (Nguyễn Xuân Sanh) A.1- Đọc thành tiếng (1,5 điểm): Đọc hai khổ thơ của văn bản trên. A.2- Đọc thầm và làm bài tập (4,5 điểm) – (khoảng 15 – 20 phút) * Trắc nghiệm: Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng cho từng câu hỏi dưới đây: Câu 1 (0,5 điểm): Ở khổ thơ 1 cho em biết điều gì về cô? a. Cô giảng bài rất hay b. Cô rất nghiêm khắc với học sinh. c. Cô luôn đến lớp sớm, tươi cười đón học sinh vào lớp. Câu 2 (0,5 điểm): Những từ ngữ nào nói lên tình cảm của học sinh đối với cô giáo? a. giảng, lời cô, em b. thơm tho, điểm mười, trang vở c. ấm, yêu thương, ngắm mãi Câu 3 (0,5 điểm): Trong khổ thơ 2 nắng ghé vào cửa lớp để làm gì? a. Sưởi ấm cho học sinh b. Xem chúng em học bài c. Chiếu sáng Câu 4 (0,5 điểm): Những từ chỉ hoạt động trong câu: “Cô dạy em tập viết” là: a. cô, em b. dạy, tập viết c. em, tập viết Câu 5 (0,5 điểm): Câu: “Cô giáo là người mẹ hiền thứ hai của em.” thuộc kiểu câu gì? a. Ai là gì? b. Ai thế nào?
  15. c. Ai làm gì? Câu 6 (0,5 điểm): Từ chỉ đặc điểm trong câu: “Cô mỉm cười thật tươi” là: a. mỉm cười, tươi b. cô, cười c. tươi * Tự luận: Câu 7 (0,5 điểm): Khi thấy cô giáo, học sinh làm gì? Khi đó, cô giáo thế nào? Câu 8 (1,0 điểm): Bài thơ nói lên tình cảm giữa ai với ai? B. Kiểm tra kĩ năng viết chính tả và viết văn (viết đoạn, bài) B.1- Chính tả nghe – viết: (2,0 điểm) – (Thời gian 15 phút) Cây xoài của ông em Giáo viên đọc cho học sinh viết đoạn: “Ông em trồng bày lên bàn thờ ông”. B.2- Viết đoạn, bài: (2,0 điểm) – (Thời gian 30 phút) Viết một đoạn văn ngắn từ 3 đến 5 câu kể về gia đình em. Gợi ý: a. Gia đình em gồm mấy người? Đó là những ai? b. Nói về từng người trong gia đình em? c. Em yêu quý những người trong gia đình em như thế nào? Hướng dẫn: A. Kiểm tra kĩ năng đọc và kiến thức tiếng Việt: A.1- Đọc thành tiếng (1,5 điểm): Đọc đúng, trôi chảy, rõ ràng, – được 1,5 điểm; Đọc đúng nhưng chưa trôi chảy, rõ ràng, – được 1,0 điểm; Đọc còn sai (Không quá 5 tiếng) , – được 0,5 điểm A.2- Đọc thầm và làm bài tập (4,5 điểm): – Chọn và khoanh tròn đúng các câu 1, 2, 3, 4, 5, 6. Mỗi câu được 0,5 điểm Câu 1: Chọn C
  16. Câu 2: Chọn C Câu 3: Chọn B Câu 4: Chọn B Câu 5: Chọn A Câu 6: Chọn C – Trả lời và làm bài tập Câu 7: Đáp lời “Chào cô ạ” Cô mỉm cười thật tươi. – được 0,5 điểm Câu 8: Bài thơ nói lên tình cảm giữa học sinh với cô giáo – được 1,0 điểm. B- Kiểm tra kĩ năng viết chính tả và viết văn: Viết đoạn văn ngắn kể về gia đình em. Bài mẫu Gia đình em có bốn người, gồm có: Bố em 37 tuổi, là kỹ sư Quản lý đất đai công tác tại Bộ Tài nguyên và Môi trường. Mẹ em 35 tuổi là giáo viên và em 7 tuổi là học sinh lớp 2A trường Tiểu học Lĩnh Nam. Em có em trai 4 tuổi. Bố mẹ rất yêu thương hai anh em. Em rất yêu quý bố mẹ và thương em. Em rất vui được là một thành viên trong gia đình. Em sẽ cố gắng học hành chăm chỉ. ĐỀ THI MÔN TOÁN LỚP 2 Bài 1: Đặt tính rồi tính (2 điểm) a) 257 + 312 b) 629 + 40 c) 318 – 106 d) 795 – 58 Bài 2: Số (1 điểm) Đọc số Viết số Một trăm linh chín 321 906 Hai trăm hai mươi hai
  17. Sáu trăm bốn mươi Bài 3: Tính (2 điểm) a) 3 x 6 + 41 = c) 4 x 7 – 16 = b)45 : 5 – 5 = d) 16 : 2 + 37 = Bài 4: Giải bài toán (2 điểm) Nhà bác Hùng thu hoạch được 259 kg mận. Nhà bác Thoại thu hoạch nhiều hơn nhà bác Hùng 140 kg. Hỏi nhà bác Thoại thu hoạch được bao nhiêu ki-lô-gam mận? Bài 5: Tìm x (1 điểm) a) X : 4 = 5 b) 3 x X = 24 x = x = x = x = Bài 6: Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước đáp án đúng (2 điểm) a) Tam giác ABC có các cạnh lần lượt là 120 mm, 300 mm và 240 mm. Chu vi của tam giác ABC là: A. 606 mm B.660 mm C.660 cm D.606 cm b) Lúc 8 giờ đúng, A. Kim ngắn chỉ số 8, kim dài chỉ số 6 B.Kim ngắn chỉ số 12, kim dài chỉ số 6 C.Kim ngắn chỉ số 8, kim dài chỉ số 12 D.Kim ngắn chỉ số 8, kim dài chỉ số 3 c) Các số 456; 623 và 142 được viết theo thứ tự từ bé đến lớn là: A. 456; 623; 142 C.142; 623; 456 B.623; 456; 142 D.142; 456; 623 d) x : 2 = 0 ; x là:
  18. A. x = 1 B.x = 2 C.x = 0 D.x = 4 Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 2 của trường Tiểu Học Kim An – Hà Nội năm 2015: Viết một đoạn văn khoảng 4 đến 5 câu nói về một người thân của em (bố, mẹ, chú hoặc dì, ) A. KIỂM TRA ĐỌC I. ĐỌC THÀNH TIẾNG (6 điểm): GV cho học sinh bốc thăm đọc các bài tập đọc từ tuần 28 đến tuần 34 & trả lời 1 câu hỏi. II. ĐỌC THẦM VÀ LÀM BÀI TẬP (4 điểm): Học sinh đọc thầm bài “Kho báu” SGK Tiếng Việt tập 2 trang 83. Dựa vào nội dung bài đọc, đánh dấu X (vào ô trống) trước các ý đúng trong các câu trả lời dưới đây: 1. Trước khi mất, người cha cho các con biết điều gì? □ Ruộng nhà có đất rất tốt. □ Ruộng nhà có một kho báu. □ Ruộng nhà lúa bội thu. 2. Theo lời cha, hai người con đã làm gì? □ Họ đào bới cả đám ruộng để tìm kho báu. □ Tìm kho báu không thấy, họ đành trồng lúa. □ Cả hai câu trên đều đúng. 3. Vì sao mấy vụ liền lúa bội thu? □ Vì đất của hai anh em luôn luôn tốt. □ Vì họ đào bới tìm kho báu nên vô tình đã làm đất kĩ. □ Vì hai em giỏi nghề nông. 4. Câu chuyện muốn khuyên chúng ta điều gì? □ Đừng mơ tưởng kho báu. □ Cần cù lao động sẽ tạo ra của cải. □ Cả hai câu trên đều đúng. 5. Câu nào dưới đây trả lời cho câu hỏi “Để làm gì?”
  19. □ Đến vụ lúa, họ cấy lúa. □ Hai người con đào bới cả đám ruộng để tìm kho báu. □ Nhờ làm đất kĩ nên vụ ấy lúa bội thu. B.KIỂM TRA VIẾT I. Chính tả (Nghe – Viết): Bài: Cây đa quê hương Đoạn viết: “Chiều chiều ruộng đồng yên lặng” 2. Tập làm văn: (5 Điểm) Viết một đoạn văn khoảng 4 đến 5 câu nói về một người thân của em (bố, mẹ, chú hoặc dì, ) dựa theo các câu hỏi gợi ý sau: Câu hỏi gợi ý: a) Bố (mẹ, chú, dì ) của em tên là gì? Làm nghề gì? b) Hàng ngày, bố (mẹ, chú, dì ) làm những việc gì? c) Những việc ấy có ích như thế nào? d) Tình cảm của em đối với bố (mẹ, chú, dì ) như thế nào? Đáp án: A. BÀI KIỂM TRA ĐỌC: I. Đọc thành tiếng: (6 điểm) – Đọc rõ ràng, rành mạch các bài TĐ đã học từ tuần 28 đến tuần 34 (phát âm rõ, tốc độ đọc 50 tiếng/phút); hiểu ý chính của đoạn, nội dung của bài (trả lời được câu hỏi về nội dung đoạn đọc). II. Đọc thầm và làm bài tập (5 điểm) – 30 phút Mỗi câu khoanh đúng cho 1 điểm. Câu 1: Ruộng nhà có một kho báu. Câu 2: Cả hai câu trên đều đúng. Câu 3: Vì họ đào bới tìm kho báu nên vô tình đã làm đất kĩ. Câu 4: Cả hai câu trên đều đúng.
  20. Câu 5: Hai người con đào bới cả đám ruộng để tìm kho báu. B.BÀI KIỂM TRA VIẾT: (10 điểm) 1. Chính tả (5điểm) (SGK TV tập 2 trang 93) Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày sạch đẹp: 5 điểm. Mỗi lỗi chính tả trong bài viết (sai – lẫn phụ âm đầu hoặc vần, thanh; không viết hoa đúng quy định), trừ 0,5 điểm. Lưu ý: Nếu chữ viết không rõ ràng, sai về độ cao – khoảng cách – kiểu chữ: tùy theo mức độ để trừ điểm toàn bài. 2. Tập làm văn (5 điểm) Bài làm (Ông) Ông nội của em năm nay đã ngoài 70 tuổi. Ông là kĩ sư chăn nuôi của Sở nông nghiệp tỉnh Hải Dương. Da mồi, tóc bạc phơ, ông đeo kính khi đọc sách báo. Ông thích uống trà vào buổi sáng. Bạn của ông là các cụ cán bộ trong huyện đã về hưu. Bà con anh em rất kính trọng ông, gọi ông là cụ Điền. Ông vui vẻ và hiền hậu. Các cháu nội, ngoại đều được ông yêu quý, săn sóc việc học hành. Bà em Em chỉ còn bà ngoại. Năm nay, bà em vừa tròn 60 tuổi. Bà là y sĩ bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội, về hưu đã được 9 năm. Lúc vui, bà vẫn nhắc: “Cháu Hoa ra đời thì bà nhận sổ hưu”. Mái tóc bạc quá nửa, mắt bà vẫn tinh anh, bà làm gì cũng nhanh và khéo. Bà rất hiền từ. Tối nào bà cũng kèm em học. Chữ bà rất đep. Em rất yêu bà em. Em chỉ mong bà khỏe, vui sống đến trăm tuổi cùng con cháu. Mẹ Em Bố mẹ em có hai người con: Anh Hùng học lớp 10 và em học lớp 2. Năm nay, mẹ em 39 tuổi, mẹ sống bằng nghề trồng rau, làm vườn. Vườn rau của mẹ em xanh tốt quanh năm. Hầu như ngày nào, mẹ cũng có rau xanh để bán. Mẹ siêng năng, tần tảo sớm hôm. Vườn rau xanh tốt, hai con khỏe, ngoan và học giỏi là mẹ vui. Em rất yêu mẹ em ĐỀ THI MÔN TOÁN LỚP 2 1. Viết số thích hợp vào chỗ chấm: (1 điểm) 87; 88; 89; .; .; ; ; 94; 95
  21. 82; 84; 86; ; ; ; ; 97; 98 2. Viết số hoặc chữ thích hợp vào chỗ chấm: (1 điểm) Đọc số Viết số Chín mươi sáu. . 84 3. Tính nhẩm: (1 điểm) a. 9 + 8 = c. 2 + 9 = b. 14 – 6 = . d. 17 – 8 = 4. Đúng ghi Đ, sai ghi S vào ô trống: (1 điểm) a. 8 + 9 = 16 □ b. 5 + 7 = 12 □ 5. Đặt tính rồi tính: (2 điểm) a. 57 + 26 b. 39 + 6 c. 81 – 35 d. 90 – 58 6. Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng: (1 điểm) a. 8 dm + 10 dm = dm A. 18 dm B.28 dm C.38 dm b. Tìm x biết: x + 10 = 10 A. x = 10 B.x = 0 C.x = 20 7. Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng: (1 điểm) a. Có bao nhiêu hình chữ nhật? A. 1 hình B.2 hình C.3 hình b. Có bao nhiêu hình tam giác? A. 2 hình B.3 hình
  22. C.4 hình 8. a. Nhà bạn Mai nuôi 44 con gà. Nhà bạn Hà nuôi ít hơn nhà bạn Mai 13 con gà. Hỏi nhà bạn Hà nuôi bao nhiêu con gà? (1 điểm) b. Em hái được 20 bông hoa, chị hái được nhiều hơn em 5 bông hoa. Hỏi chị hái được mấy bông hoa? (1 điểm) ĐỀ THI MÔN TOÁN LỚP 2 Số ? 10, 20, 30, ., , 60, ., 80, .,100. 2: Đúng ghi Đ, sai ghi S vào chỗ của từng phép tính a, 12 – 8 = 5 . c, 17 – 8 = 9 b, 24 -6 = 18 . d, 36 + 24 = 50 3: Đặt tính rồi tính: 32 – 25 94 – 57 53 + 19 100 – 59 4: Tìm x: a, x + 30 = 80 b, x -22 = 38 5:a, Tổ em trồng được 17 cây. Tổ bạn trồng được 21 cây. Hỏi cả hai tổ trồng được bao nhiêu cây? b, Quyển truyện có 85 trang. Tâm đã đọc 79 trang. Hỏi Tâm còn phải đọc mấy trang nữa thì hết quyển truyện? 6: Viết tiếp vào chỗ chấm 17 giờ hay .giờ chiều 24 giờ hay giờ đêm 7: Xem tờ lịch tháng 5 dưới đây rồi trả lời câu hỏi: Thứ Thứ Thứ Thứ Thứ Thứ Chủ hai ba tư năm sáu bảy nhật 1 2 3 4 5 6 Tháng 7 8 9 10 11 12 13 5 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27
  23. 28 29 30 31 – Ngày 19 – 5 là thứ -Trong tháng 5 có . ngày chủ nhật. Đó là những ngày – Tuần này, thứ năm là ngày 17. Tuần trước, thứ năm là mgày . Tuần sau, thứ năm là ngày . – Em được nghỉ học thứ bảy và chủ nhật. Vậy em đi học tất cả . ngày. 8: Viết phép trừ có số bị trừ, số trừ và hiệu bằng nhau 9: Vẽ một đường thẳng và đặt tên cho đường thẳng đó. ĐỀ THI MÔN TOÁN LỚP 2 1: Số liền sau của số 499 là: A. 497 B.498 C.500 2: Điền dấu >, <, = tương ứng 457 467 650 650 299 399 401 397 3: Giá trị của biểu thức 20 : 2 – 5 là: A. 7 B.4 C.5 4: Giá trị của trong biểu thức x × 3 = 12 là: A. 6 B.4 C.5 5: Đặt tính rồi tính 738 + 241 846 – 734 48 + 37 92 – 19 6: Điền số thích hợp vào chỗ chấm 1m = .dm 100cm = m 1m = .cm 10dm = m
  24. 7: Số hình tứ giác trong hình bên là: A. 1 B.3 C.4 8: Tính chu vi tam giác ABC biết độ dài các cạnh là: AB = 20cm. BC = 30 cm. CA = 40cm 9: Đội một trồng được 350 cây, đội hai trồng được nhiều hơn đội một 120 cây. Hỏi đội hai trồng được bao nhiêu cây? I. Phần trắc nghiệm: (6 điểm) Khoanh tròn vào chữ cái có câu trả lời đúng nhất: 1: (1 điểm) Số lớn nhất trong các số: 989; 199; 879; 950 là: A. 989 B.199 C.879 D.950 2: (1 điểm) Kết quả của phép tính: 243 + 716 = ? A. 969 B.959 C.559. D.569 3: (1 điểm) Số bị chia và số chia lần lượt là 36 và 4. Vậy thương là: A. 40 B.32 C.9 D.8 4: (1 điểm) Số liền sau của số lớn nhất có ba chữ số là: A. 100 B.111
  25. C.999 D.1000 5: (1 điểm) 1km = m? A. 10m B.20m C.100m D.1000m 6: (1 điểm) Hình tứ giác bên có chu vi là: A.15cm B.10cm C.11cm D.12cm II/ Phần tự luận: (4 điểm) 7: (2 điểm) Đặt tính rồi tính: 532 + 245 351+ 46 972 – 430 589 – 35 . . . . . . . . . . . . 8: (2 điểm). Lớp em có 32 bạn, cô giáo chia đều thành 4 tổ. Hỏi mỗi tổ có bao nhiêu bạn? Đáp án đề kiểm tra cuối năm lớp 2 môn Toán I. Phần trắc nghiệm: (6 điểm) Khoanh tròn vào chữ cái có câu trả lời đúng nhất: 1: (1 điểm) Số lớn nhất trong các số: 989 ; 199 ; 879 ; 950 là: A. 989 2: (1 điểm) Kết quả của phép tính: 243 + 716 = ?
  26. B.959 3: (1 điểm) Số bị chia và số chia lần lượt là 36 và 4. Vậy thương là: C.9 4: (1 điểm) Số liền sau của số lớn nhất có ba chữ số là: D.1000 5: (1 điểm) 1km = m? D.1000m 6: (1 điểm) Hình tứ giác bên có chu vi là: A.15cm II/ Phần tự luận: (4 điểm) 7: (2 điểm) Đặt tính rồi tính: 8: (2 điểm). Lớp em có 32 bạn, cô giáo chia đều thành 4 tổ. Hỏi mỗi tổ có bao nhiêu bạn? Bài giải Số bạn mỗi tổ có là: (0,5đ) 32 : 4 = 8 (bạn) (1đ) Đáp số: 8 bạn (0.5đ)