Bài tập vật lý nâng cao của Vật lí lớp 7

doc 92 trang hoaithuong97 26171
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài tập vật lý nâng cao của Vật lí lớp 7", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docbai_tap_vat_ly_nang_cao_cua_vat_li_lop_7.doc

Nội dung text: Bài tập vật lý nâng cao của Vật lí lớp 7

  1. Hãy xác định vùng nhìn thấy ảnh S’ của S. 9.6. Tìm từ thích hợp điền vào chổ trống để hoàn chỉnh các câu sau: a.ảnh của các vật tạo bởi gương (1) không thể (2) trên màn. b.ảnh ảo của các vật tạo bởi gương: (3) có độ lớn(4) 9.7. Tìm từ thích hợp điền vào chổ trống để hoàn chỉnh câu sau: ảnh ảo của các vật tạo bởi gương cầu lõm (1) ảnh ảo (2) của vật đó nhìn thấy trong gương (2) 9.8. Một vật đặt cách đều một gương phẳng và một gương cầu lồi hướng mặt phản xạ vào nhau. Hỏi có bao nhiêu ảnh và ảnh của chúng có bằng nhau không? 2. Bài tập trắc nghiệm. 9.9. Khi có một chùm sáng song song chiếu vào gương phẳng. Khi đó chùm phản xạ sẽ là: A. Chùm phân kỳ trong mọi trường hợp B. Chùm hội tụ trong mọi trường hợp. C. Chùm song song trong mọi trường hợp D. Một chùm phức tạp vì chưa biết góc chiếu. E. Nếu chiếu vuông góc sẽ không có chùm phản xạ. Chọn câu đúng điền khuyết để hoàn chỉnh nhận định trên. 9.10. Khi có một chùm sáng song song chiếu vào gương cầu lõm. Khi đó chùm phản xạ sẽ là: A. Chùm phân kỳ trong mọi trường hợp B. Chùm hội tụ trong mọi trường hợp. C. Chùm song song trong mọi trường hợp D. Một chùm phức tạp vì chưa biết góc chiếu. E. Nếu chiếu vuông góc sẽ không có chùm phản xạ. Chọn câu đúng điền khuyết để hoàn chỉnh nhận định trên. 9.11. Khi có một chùm sáng song song chiếu vào gương cầu lồi. Khi đó chùm phản xạ sẽ là: A. Chùm phân kỳ trong mọi trường hợp B. Chùm hội tụ trong mọi trường hợp. C. Chùm song song trong mọi trường hợp D. Một chùm phức tạp vì chưa biết góc chiếu. E. Nếu chiếu vuông góc sẽ không có chùm phản xạ. Chọn câu đúng điền khuyết để hoàn chỉnh nhận định trên. 24
  2. 9.12. Định luật phản xạ ánh sáng áp dụng đúng cho đường truyền của các tia sáng tới : A. Gương cầu lồi và gương cầu lõm. B. Gương cầu lõm và gương phẳng C. Gương phẳng và gương cầu lồi. D. Gương phẳng và gương cầu lồi. E. Gương phẳng, gương cầu lồi và gương cầu lõm. Chọn câu đúng nhất điền khuyết để hoàn chỉnh nhận định trên. 9.13. ảnh ảo của vật tạo bởi gương cầu lõm có đặc điểm: A. Cùng chiều và bằng vật B. Cùng chiều bé hơn bằng vật C. Cùng chiều và lớn hơn vật D. Cùng chiều, đối xứng với vật. E. Ngược chiều lớn hơn vật. Chọn câu đúng trong các đáp án trên. 9.14. ảnh của vật tạo bởi gương cầu lồi có đặc điểm: A. Cùng chiều và bằng vật B. Cùng chiều bé hơn bằng vật C. Cùng chiều và lớn hơn vật D. Cùng chiều, đối xứng với vật. E. Ngược chiều lớn hơn vật. Chọn câu đúng trong các đáp án trên. 9.15. ảnh của vật tạo bởi gương lõm có đặc điểm: A.ảnh ảo cùng chiều và bằng vật B.ảnh ảo cùng chiều bé hơn bằng vật C.ảnh ảo cùng chiều và lớn hơn vật D.ảnh ảo cùng chiều, đối xứng với vật. E.ảnh ảo ngược chiều lớn hơn vật. Chọn câu đúng nhất trong các đáp án trên. 9.16. Mắt ta nhìn thấy vật khi: A. Khi có ánh sáng phát ra từ vật truyền đi. B. Khi có ánh sáng phát ra từ vật truyền đến mắt ta. C. Khi mắt ta hướng về phía vật. D. Khi vật phát ra ánh sáng thích hợp. E. Khi vật không bị che khuất. Chọn câu đúng nhất trong các trả lời trên trên. 25
  3. III. Hướng dẫn và đáp án 1.6. Ta biết nguồn sáng là những phát ra ánh sáng. Do đó các vật như : - Ngọn nến đang cháy - Mặt trời và các ngôi sao 1.7. Mắt ta chỉ nhìn thấy những vật khi có ánh sáng truyền vào mắt. Khi các vật ở trong tủ đóng kín do đó không có ánh sáng truyền từ vật đến mắt chúng ta vì thế ta không thể nhìn thấy. 1.8. Khi đọc sách ta thường ngồi nơi có ánh sáng thích hợp bởi: Khi đọc sách nơi có ánh sáng quá mạnh thì ánh sáng hắt từ sách đến mắt nhiều làm cho mắt ta bị chói gây cảm giác khó chịu và làm mỏi mắt. Ngược lại nếu ngồi nơi ánh sáng yếu thì lượng ánh sáng hắt từ sách vào mắt yếu, mắt ta rất khó nhận thấy rõ các dòng chữ vì thế làm cho mắt rất căng thẳng. Nếu đọc trong những tình trạng nêu trên dễ làm hỏng mắt. 1.9. Khi dùng đèn pin hoặc đuốc sáng có tác dụng chiếu sáng các vật xung quanh. Khi đó các vật hắt ánh sáng vào mắt ta và ta phân biệt được lối đi dễ dàng. 1.10. Mực viết có màu đen (hoặc tối ) không hắt ánh sáng ( hoặc ít hắt) ánh sáng trở lại. Mắt ta phân biệt được chữ viết nhờ ánh sáng được hắt từ phần giấy trống đến mắt. Nên giấy trắng thì việc phân biệt rõ ràng hơn giấy nâu sẫm. 1.11. Chất dạ quang có khả năng phát ra ánh sáng, vì thế ban đêm ta có thể xem đồng hồ một cách dễ dàng. 1.12. Đường nhựa màu đen không phát và cũng không hắt lại ánh sáng. Màu trắng có khả năng hắt ánh sáng tốt khi có ánh sáng chiếu vào. Vì thế để phân biệt luồng đường một cách dễ dàng khi mọi người tham gia giao thông người ta sơn các vạch màu trắng. 1.13. Các vật đựng trong hũ nút kín ví thế không có ánh sáng từ đó đến mắt ta nên ta không thấy gì. 1.14. Các vật chỉ thị sơn khác màu để dễ phân biệt. 26
  4. 1.15. Khi ánh sáng phát ra từ đèn pin không truyền đến mắt thì ta không thể nhìn thấy và không phân biệt được nơi có ánh sáng chiếu vào hay không. Để phân biệt một cách dễ dàng ta lấy một nén hương đốt tạo khói. Khi khói bay qua chỗ có ánh sáng chiếu vào nó sẽ sáng lên và hắt ánh sáng đến mắt và chúng ta phân biệt được nơi có ánh sáng chiếu vào. Câu A B C D E Câu A B C D E 1.16 x 1.20 x 1.17 x 1.21 x 1.18 x 1.22 x 1.19 x 1.23 x 2.5. Dùng các cặp cùm từ thích hợp điền vào: Ví du: a. (1) - c ; (2) - c ; (3) - d 2.6. a - e ; b - d ; c - c 2.7. Khi chiếu sáng, tia sáng truyền theo đường thẳng do vậy chổ lồi lõm trên tường sẽ không cùng nằm trên đường truyền của tia sáng. Những chổ lồi sáng lên, còn chổ lõm sẽ tối. Vì vậy người thợ có cơ sở để sữa chữa cho tường được phẳng hơn. 2.9. Bước 1: Đặt lần lượt ba tấm bìa A, B, C sao cho mắt ta nhìn thấy bóng đèn pin cháy sáng. Bước 2. Dùng thanh thép thẳng luồn qua các lỗ A, B, C ( luồn được) Bước 3. Xê dịch một trong ba tấm bìa, khi đó mắt ta không thấy đèn pin cháy sáng. Dùng thanh thép thẳng để luồn qua các lỗ ( không luồn được ) Kết luận: trong không khí, ánh sáng truyền theo đường thẳng. 2.10. Ta thấy ảnh của ngọn nến lộn ngược. Câu A B C D E Câu A B C D E 2.11 x 2.15 x 2.12 x 2.16 x 2.13 x 2.17 x 2.14 x 2.18 x 3.5. Việc lắp nhiều đèn trong lớp học đảm bảo thoả mãn 3 yêu cầu: - Đủ độ sáng cần thiết. - Học sinh ngồi học không bị loá khi nhìn lên bảng. - Tránh bóng đen và bóng mờ trên trang giấy do của tay hoặc người có thể tạo ra. 27
  5. 3.6. Xem bài 2.5. 3.7. Ban đêm đèn biển chiếu sáng và truyền ánh sáng đến các tàu thuyền trên biển theo đường thẳng. Vì thế nó trở thành cột mốc đánh dấu cho các tàu thuyền hường vào bờ một cách nhanh nhất. Mặt khác trái đất hình cầu vì thế nó phải được xây dựng trên cao để chiếu xa nếu không nó dễ khuất ( Hình vẽ) 3.8. Ngọn đèn phát ra một chùm sáng về mọi phía. Khi ta đứng gần chúng ta chắn phần lớn các tia sáng, do vậy tạo ra một cái bóng lớn. Khi ta đứng xa chỉ chắn các tia sáng phía dưới, còn các tia sáng phía trên không bị chắn sáng. Vì thế bóng tạo ra bé hơn. Câu A B C D E Câu A B C D E 3.10 x 3.14 x 3.11 x 3.15 x 3.12 x 3.16 x 3.13 x 3.17. x 4.5. 600 4.6. Khi quay gương theo bất cứ chiều nào vì thế góc tới tăng (hoặc giảm) 100. Ta biết góc phản xạ luôn bằng góc tới do vậy tia phản xạ quay một góc 100. 4.7. Dựng phân giác của góc SIR. Sau đó dựng gương vuông góc với phân giác của góc SIR. 4.8. Dựa vào định luật phản xạ vẽ các S tia phản xạ IJ nó vừa là tia tới đối với G2, R sau đó vẽ tia phản xạ JR. Tia phản xạ cuối I song song với tia tới SI. J N 4.9. a. Trên tia SI ta lấy một điểm M bất kỳ M M’ Sau đó dựng điểm M’ đối xứng vơi M qua pháp tuyến NI. Nối I với M’ ta được tia phản xạ. I S N b. Dựng một góc vuông SIR, sau đó dựng phân giác NI của góc SIR. Tiếp theo ta 28
  6. dựng doạn thảng vuông góc với NI đó I R chính là vị trí của gương. M * N 4.10. Lấy M’ đối xứng với M qua gương, sau đó * nối M’N cắt gương tại I I 4.11. Nếu tia phản xạ có phương nằm ngang khi đó góc SIR có hai giá trị : 1500 và 300. - Khi ta quay gương cùng chiều kim đồng hồ một góc 150 nó sẽ ứng với trường hợp thứ nhất - Khi quay gương 750 ngược chiều kim đồng hồ ứng với trường hợp hai. 0 4.12. Tia tới SI tạo với mặt gương G1 60 thì tia phản xạ IK cũng tạo với mặt 0 gương G1 một góc 60 . Do vậy ta thấy tam giác IOK đều vì thế tia IK hợp 0 với mặt gương G2 một góc 60 và khi đó tia KR tạo với mặt gương G2 một góc 600. 4.13. Sau hai lần phản xạ mà tia sáng đi thẳng S * tới nguồn thì tia sáng vạch thành một tam giác đều. Vì vậy góc tới các gương đều bằng 300. 0 Do đó các góc mà chúng tạo với gương bằng 60 . G1 G2 0 Tam giác G1G2O là tam giác đều do vậy góc bằng 60 Câu A B C D E Câu A B C D E 4.14 x x 4.18 x 4.15 x 4.19 x 4.16 x 4.20 x 4.17 x 4.21 x 5.5. Từ S kẻ hai tia SI , SK đến hai S * mép gương và dựng tia phản xạ của chúng. Kéo dài hai tia phản xạ chúng gặp nhau tại S’ là ảnh của S qua gương. Khi đó ta thấy để mắt S’ * trong vùng giới hạn bởi hai tia phản xạ ta sẽ thấy S’. 5.6. Vẽ AA’ vuông góc với gương sao cho AH = A’H 29
  7. tương tự BB’ vuông góc với gương và BH’ = B’H’ và CK = C’K ta được ảnh của tam giác ABC. 5.7. Ta biết khoảng cách từ một điểm của vật đến gương phẳng bao giờ cũng bằng khoảng cách từ ảnh của điểm đó đến gương ( hay nói cách khác là ảnh bao giờ cũng đối xứng với vật qua gương). Khi soi gương, phía “trước” của chúng ta gần gương hơn phía “lưng” và ảnh của phía “trước” cũng gần gương hơn ảnh của phía “lưng”. Như vậy ảnh của chúng ta thực chất là “ lộn ngược” chẳng khác gì ảnh của Tháp rùa Hồ gươm. Bạn có thể kiểm chứng bàng cách đưa trang sách lên phía trước gương hoặc đưa tay trái ra trước gương thì điều nói trên cáng nhận thấy rõ hơn. 5.8. Nguồn sáng S và các ảnh S1, S2 hợp với nhau thành tam giác vuông với cạnh huyền là S1S2 S * *S2 0 Từ đó ta thấy SS1 vuông góc với SS2. Do đó = 90 S1* 5.9. Phương thẳng đứng. 5.10. Khi một vật đứng trước hai gương đặt song song với nhau sẽ cho vô số ảnh của AB. Nếu tính ảnh thứ nhất của AB qua hai gương ta có: -ảnh A 1B1 qua G1 đối xứng với AB qua gương và các gương một khoảng 0,4m - Tương tự ta có ảnh A2B2 cũng đối xứng với vật qua G2 cách gương 0,6m. Như vậy hai ảnh trên cách nhau 2m. 5.11.Nguồn sáng S và các ảnh S1, S2 hợp với nhau thành tam giác vuông với cạnh huyền là S1S2 S * *S2 Do đó ta dễ thấy S1S2 bằng 10cm S1* Câu A B C D E Câu A B C D E 5.12 x 5.16 x 5.13 x 5.17 x 5.14 x 5.18 x 5.15 x 5.19 x 7.5. (1) - a; (2) - h; (3) - c; (4)- d; (5) - e ; (6)- g. 7.6. Vì vùng nhìn thấy của gương cầu lồi lớn hơn vùng nhìn thấy của gương phẳng. 30
  8. 7.7. Dựa vào định luật phản xạ ánh sáng ta vẽ các tia phản xạ ứng với các tia tới với S * việc xác định các pháp tuyến là các đường * S’ trùng với bán kính của mặt cầu tại điểm tới. 7.8. Lấy một điểm S” đối xứng với S * S qua xx’, sau đónối S” với S’ * S’ Cắt trục xx’ ở đâu đó là đỉnh gương. O C Nối S với một điểm I bất kỳ trên gương, sau đó nối S’ với I và dựng đường S’’ * phân giác của góc SIR kéo dài cắt xx’ ở đâu đó là tâm gương. 7.9. Dựa vào định luật phản xạ ánh sáng Ta vẽ các tia phản xạ ứng với các tia A tới với việc xác định các pháp tuyến là các đường trùng với bán kính của B mặt cầu tại điểm tới. 7.10. Lấy điểm A” đối xứng với A qua đường thẳng BB’ sau đố nối A” với A’ cắt trục BB’ ở đâu đó là tâm gương. Từ A nối với một điểm I bất kỳ trên gương và nôí I với A’ ta có góc AIR. Tiếp theo ta dựng đường phân giác của AIR và kéo dài cắt BB’ tại C. Đó là tâm gương. R I A A’ B O B’ C A” 7.11.Không thể xác định được vì S’ không phải là ảnh của S qua gương. Câu A B C D E Câu A B C D E 7.12 x 7.16 x 7.13 x 7.17 x 7.14 x 7.18 x 7.15 x 7.19 x 31
  9. 8.4. (1) - a; (2) - h ; (3) - b ; (4)- d; (5)- g. 8.5. a. Tia phản xạ trùng tia tới ( phản xạ ngược). b. Điểm C là tâm gương. 8.6. Các tia phản xạ tạo thành chùm song song với đường tẳng FO. 8.7. Chiếu lần lượt các tia SO và tia SI các tia phản xạ của các tia tới này gặp nhau tạo thành ảnh của S. * S * * * * C F O 8.8. Vẽ lần lượt các tia song song với trục chính. Tia qua đỉnh gương từ đó vẽ các tia phản xạ ta sẽ có ảnh A’B’. B A’ * * * C A F O B’ 8.9. Vẽ tương tự 8.8. 8.10. Lấy một điểm S” đối xứng với S’ qua trục, nối S với S” cắt trục CO ở đâu thì đó chính là đỉnh gương. Tiếp đến vẽ một tia bất kỳ cắt gương cầu tại điểm I, nối I với S’ ta có góc SIS’sau đó dựng đường phân giác của góc trên kéo dài cắt trục tại tâm C. S * * C O *S’ Câu A B C D E Câu A B C D E 8.11 x 8.15 x 8.12 x 8.16 x 8.13 x 8.17 x 8.14 x 8.18 x 9.1. a. (1) - đường thẳng 32
  10. b. (2) - đường không thẳng. c. (3) - ánh sáng ; (4) - truyền tới 9.2. 1200. 9.3. Tiến hành vẽ ảnh A’, B’ của hai điểm A và B sau đó nối A’B’ ta có ảnh của AB qua gương phẳng. Vùng nhìn thấy được giới hạn bởi hai tiaphản xạ IR và KR’ R B R’ A I K A’ B’ 9.4. Vì mặt trời ở rất xa do đó các tia sáng xuất phát từ mặt trời tới gương coi như các tia song song. Khi phản xạ trên gương sẽ cho chùm phản xạ tập trung tại một điểm. R 9.5. Để xác đinh vùng nhìn thấy ta vẽ các tia phản I xạ của các tia tới xuất phát từ S đến * S các mép của gương I, K C Vùng nhìn thấy là vùng giới hạn bởi Tia phản xạ IR và kR’ K R’ 9.6. a. (1) - gương phẳng ( hoặc gương cầu lồi) ; (2) - hứng được b. (3) - Gương phẳng ; (4) - bằng vật (3) - Gương cầu lồi ; (4) - bé hơn vật (3) - Gưpưng cầu lõm ; (4) lớn hơn vât. 9.7. (1) - lớn hơn ; (2) - phẳng (1) - lớn hơn ; (2) - câu lồi 9.8. Có vô số ảnh và chúng không bằng nhau. Câu A B C D E Câu A B C D E 9.9 x 9.13 x 33
  11. 9.10 x 9.14 x 9.11 x 9.15 x 9.12 x 9.16 x Chương II . Âm học 10. Nguồn âm Chương 2. Âm học Bài 10. Nguồn âm I. Kiến thức cơ bản - Các vật phát ra âm gọi là nguồn âm. - Các nguồn âm đều dao động. II. Các bài tập cơ bản 1. Hướng dẫn các bài tập giáo khoa 10.1. D. Dao động. 10.2. D. khi làm cho vật dao động. 10.3. Khi gẫy đàn ghi ta: Dây đàn dao động. Khi thổi sáo : cột không khí trong ống sáo dao động. 10.4. Dây cao su dao động. 10.5. a. ống nghiệm và nước trong ống nghiệm dao động. b. Cột không khí trong ống nghiệm dao động. 2. Bài tập nâng cao. 10.6. Khi đi qua cây thông ta nghe tiếng vi vu. Khi đó lá thông hay gó phát ra tiếng kêu? 10.7. Khi dùng tay miết vào tờ giấy ta nghe tiếng rít. Khi đó vật nào phát ra tiếng kêu. 10.8. Tại sao khi gõ thìa vào thành cốc thuỷ tinh ta nghe được âm thanh? 10.9. Khi người ta thả Sáo diều chúng ta nghe tiếng sáo vi vu trong không gian . Vậy vật nào dao động để phát ra âm thanh. 34
  12. 10.10. Khi người ta gãy đàn bầu thì dây đàn hay bầu đàn phát phát ra âm thanh? 10.11.Khi đi qua một đường dây điện ta nghe tiếng ù ù. Đó có phải là âm phát ra do dòng điện chạy trong dây dao động phát ra không? 2. Bài tập trắc nghiệm 10.12. Khi dùng dùi gỗ gõ vào mõ. Khi đó: A. Dùi gỗ phát ra tiếng kêu. B. Mõ phát ra tiếng kêu. C. Mõ cùng dùi phát ra tiếng kêu. D. Cột không khí trong mõ phát ra tiếng kêu. Chọn câu đúng trong các trả lời trên. 10.13. Khi rót nước vào cốc thuỷ tinh: Khi đó: A. Cốc thuỷ tinh phát ra tiếng kêu. B. Nước trong cốc phát ra tiếng kêu C. Cột không khí trong cốc phát ra tiếng kêu. D. Nước cùng cố phát ra tiếng kêu. E. Dòng nước phát ra tiếng kêu. Chọn câu trả lời đúng nhất trong các câu trên. 10.14. Khi có gió thổi qua rặng cây, tai ta nghe tiếng lào xào. Âm đó do: A. Ngọn cây phát ra. B. Là cây phát ra. C. Luồng gió phát ra. D. Luồng gió cùng lá cây phát ra. E. Thân cây phát ra. Chọn câu trả lời đúng nhất. 1.15. Khi ta thổi tù và, khi đó: A. Miệng cuỉa tù và phát ra tiếng kêu. B. Thân của tù và phát ra tiếng kêu. C. Cột không khí trong tù và phát ra tiếng kêu D. Không khí xung quanh tù và phát ra tiếng kêu Chọn câu trả lời đúng trong các câu trên. 10.16. Những nhạc cụ phát ra âm nhờ cột không khí dao động: A. Đàn bầu B. Sáo. C. Khèn. 35
  13. D. Tù và. E. A, B và C Chọn câu trả lời đúng nhất. 10.17. Khi ta thổi còi, khi đó vật phát ra tiếng kêu là: A. Miệng còi nơi ta thổi. B. Hạt bi trong còi. C. Lỗ thoát hơi của còi. D. Luồng khí ta thổi. E. Còi và luồng khí ta thổi. Chọn câu trả lời đúng nhất. 10.18. Khi người ta huýt sáo, khi đó: A. Miệng ngưòi đó phát ra âm thanh. B. Lưỡi người đó phát ra âm thanh. C. Luồng khí ta thổi phát ra âm thanh. D. Miệng và luồng khí phát ra âm thanh. E. Thanh quản của người đó phát ra âm thanh. Chọn câu trả lời đúng nhất. Bài 11. Độ cao của âm I. Kiến thức cơ bản - Tần số là số dao động trong một giây. Đơn vị của tần số là 1/s gọi là héc (Hz). - Âm phát ra càng cao ( càng bổng) khi tần số dao động càng lớn. - Âm phát ra càng thấp ( càng trầm) khi tần số dao động càng bé. II. Các bài tập cơ bản 1. Hướng dẫn các bài tập giáo khoa 11.1. D. Khi tần số dao động lớn. 11.2. Số dao động trong một giây gọi là (tần số). Đơn vị đo tần số là (héc) (Hz). Ta bình thường nghe được những âm có tần số từ ( 20Hz) đến (20 000 Hz). Âm càng bổng thì tần số dao động càng (lớn) Âm càng trầm thì tần số dao động càng (nhỏ). 11.3. - Tần số dao động của âm cao lớn hơn tần số dao động của âm thấp. - Tần số của âm “đồ” nhỏ hơn tần số của âm “ rê”. - Tần số của âm “đồ” nhỏ hơn tần số của âm “ đố”. 11.14. a. Con muỗi vỗ cánh nhiều hơn con ong đất. b. Tần số dao động của cánh chimnhỏ hơn 20 Hz nên không nghe được âm do cánh chim tạo ra. 36
  14. 11.5. 1. Cách tạo ra nốt nhạc Gõ vào thành các chai Thổi mạnh vào các (từ chai 1 đến chai số 7) miệng chai từ 1 đến 7 2. Tên nguồn âm (bộ Nguồn âm là: Chai và Nguồn âm là: Cột phận phát ra âm) nước trong chai không khí trong chai. 3. Nhận xét về khối Khối lượng của nguồn Khối lượng của nguồn lượng của nguồn âm âm tăng dần âm giảm dần 4. Lắng nghe và ghi Độ cao các âm phát ra độ cao của âm phát ra nhận về độ cao các âm giảm dần tăng dần 5. rút ra mối liên hệ gữa Trong các điều kiện khác như nhau, khối lượng khối lượng của nguồn của nguồn âm càng ( nhỏ, hoặc lớn) thì âm phát ra âm và độ cao của âm càng 9 cao, hoặc trầm). phát ra 2. Bài tập nâng cao 11.6. Dùng các từ thích hợp để điền khuyết hoàn chỉnh các câu sau: a. Vật phát ra âm thanh .(1) khi vật dao động với tần số (2) a. Trầm ; b. Bổng b. Khi vật dao động với (3) thì âm c. Cao ; d.Thấp phát ra(4) e. Tần số cao c. Tần số dao động.(5) thì âm phát ra(6) f. Tần số thấp g. Khác nhau 11. 7. Chọn câu đúng trong các nhận định sau: h. Giống nhau a. Vật dao động càng mạnh âm phát ra càng cao. b. Vật dao động càng nhanh âm phát ra càng cao. c. Vật dao động yếu phát ra âm trầm. d. Vật dao động chậm phát ra âm trầm. e. Khi tần số thay đổi thì âm phát ra thay đổi. 11.8. Chọn câu sai trong các câu sau: a. Khi gõ trống nhanh âm phát ra càng cao b. Khi gõ trống chậm, âm phát ra trầm. c. Âm cao hay thấp không phụ thuộc vào cách gõ nhanh hay chậm. d. Khi gõ trống mạnh thì âm phát ra càng cao, và khi gõ nhẹ phát ra âm trầm. 11.9. Chọn câu sai trong các câu sau: a. Khi người ta nói nhanh phát ra âm cao. b. Khi nói chậm phát ra âm trầm. c. Khi nói nhỏ phát ra âm trầm. d. Khi nói to phát ra âm cao. 37
  15. 11.10. Chọn câu đúng trong các câu sau: a. Khi gió thổi mạnh qua cành cây thông thì phát ra âm cao. b. Khi gió thổi nhẹ qua cành cây thông thì phát ra âm trầm. c. Cành cây thông phát ra âm cao hay trầm không phụ thuộc vào tốc độ của gió ( mạnh hay yếu). 11.11.Tại sao khi có gió nhẹ mặt hồ gợn sóng lăn tăn ( dao động) ta lại không nghe thấy tiếng? 11.12. Tại sao khi bơm lốp xe ôtô người thợ lại lấy búa hoặc thanh sắt gõ vào lốp. Giải thích?. 11.13.Khi ta vỗ tay: Nếu hai bàn tay khum sẽ phát ra âm trầm còn nếu xoè tay phát ra âm cao hơn tại sao? 3. Bài tập trắc nghiệm 11.14. Khi mặt hồ gợn sóng lăn tăn, nhưng tai ta không nghe âm phát ra vi: A. Mặt nước không thể phát ra âm thanh. B. Mặt nước không phải là nguồn âm. C. Tần số dao động của mặt nước bé. D. Sóng không phải là nguồn âm. E. Tần số dao động nhỏ hơn 20Hz. Chọn câu đúng nhât trong các câu trả lời trên. 11.15. Tiếng chuông nghe bổng hơn tiếng trống vì: A. Mặt trống làm bằng da, tang trống làm bằng gỗ. B. Chuông làm bằng đồng và có hình dáng thon. C. Mặt trống dao động với tần số cao hơn chuông. D. Chuông dao động với tần số cao hơn trống. E. Trống được bịt kín, chuông thì hở một phía. Chọn câu đúng nhât trong các câu trả lời trên. 11.16. Kéo lệch một con lắc dây và buông nhẹ cho dao động. Khi đó ta không nghe thấy âm phát ra vì: A. Con lắc không phải là nguồn âm. B. Con lắc dao động quá nhẹ. C. Chiều dài con lắc dao động ngắn. D. Con lắc dao động với tần số bé. E. Con lắc dao động với tần số quá cao. Chọn câu đúng nhât trong các câu trả lời trên. 38
  16. 11.17. Khi gẫy đàn ghi ta, trên cùng một dây nếu ta bấm vào các phím khác nhau thì âm phát ra khác nhau vì: A. Chiều dài của dây thay đổi làm tần số dao động thay đổi. B. Chiều dài của dây không thay đổi nhưng do gẫy nhanh. C. Chiều dài của dây không thay đổi nhưng do gẫy chậm. D. Chiều dài của dây dao động thay đổi và do gẫy nhanh. E. Chiều dài của dây dao động không đổi nhưng do gẫy khác nhau. Chọn câu trả lời đúng trong các câu trên. 11.18. Tiếng nói của người khác nhau là do: A. Tần số mấp máy của miệng khác nhau. B. Tần số dao động của thanh quản khác nhau. C. Tần số dao động của thanh quản và vòm họng khác nhau. D. Có người nói nhanh, người nói chậm khác nhau. E. Khối lượng của mỗi người là khác nhau. Chọn câu trả lời đúng trong các câu trên. 11.19. Khi gõ vào cùng một vị trí của mặt trồng, nếu: A. Gõ nhanh thì âm phát ra cao ( bổng). B. Gõ chậm âm phát ra trầm. C. Gõ nhanh hay chậm âm phát ra vẫn cùng tần số. D. Gõ mạnh âm phát ra cao ( bổng). E. Gõ nhẹ âm phát ra trầm. Chọn câu trả lời đúng trong các câu trên. 11.20. Khi đi xe đạp, ta bóp phanh khi đó ta nghe tiếng rít là do: A. Bánh xe đạp quay nhanh quá. B. Má phanh cản trở sự quay của bánh xe. C. Má phanh cùng với bánh xe dao động. D. Bánh xe quay chậm dần. E. Khi phanh xe đạp rung động. Chọn câu trả lời đúng trong các câu trên. 12. Độ to của âm I. Kiến thức cơ bản - Biên độ dao động càng lớn âm phát ra càng to. - Độ to của âm được đo bằng đơn vị đêxiben (db) 39
  17. II. Các bài tập cơ bản 1. Hướng dẫn các bài tập giáo khoa 12.1. Câu B. 12. 2. Đơn vị đo độ to của âm là đêxiben (dB). Dao động càng mạnh thì âm phát ra càng to. Dao động càng yếu thì âm phát ra càng nhỏ. 12.3. Hải chơi đàn ghi ta: a. bạn ấy đã thay đổi độ to của âm bằng cách gẫy mạnh dây đàn. b. Dao động của dây đàn mạnh khi bạn ấy gảy mạnh và yếu khi gẫy nhẹ. c. Dao động của dây dàn nhanh khi chơi nốt caovà chậm khi chơi nốt thấp. 12.4. Khi thổi mạnh, ta làm cho lá chuối của kèn dao động mạnh và kèn kêu to. 12.5. Khi thổi sáo khi thổi mạnh thì âm phát ra càng to. 2. bài tập nâng cao 12.6. Chọn câu đúng trong các câu sau: a. Khi gõ vào cùng một vị trí của mặt trồng, nếu gõ nhanh thì âm phát ra to. b. Khi vật dao động nhanh phát ra âm to. c. Khi vật dao động chậm phát ra âm bé. d. Để phân biệt được âm to hay âm bé ta phải căn cứ vào biên độ dao động của âm. 12.7. Chọn câu đúng trong các câu sau: a. Khi gió thổi mạnh qua cành cây thông thì phát ra âm to. b. Khi gió thổi nhẹ qua cành cây thông thì phát ra âm bé. c. Cành cây thông phát ra âm to hay bé phụ thuộc vào tốc độ của gió ( mạnh hay yếu). 12.8. Khi các diễn viên biểu diễn ca nhạc trước công chúng tại sao người ta phải dùng máy tăng âm? Nêu công dụng của nó? 12.9. Xác định câu sai trong các câu sau: a. Khi gõ kẻng: gõ mạnh kẻng kêu to, gõ yếu kẻng kêu nhỏ. b. Âm phát ra trầm hay bổng do vật dao động mạnh hay yếu. c. Âm phát ra to do có tần số lớn d. Âm phát ra lớn hay bé do vật dao động mạnh hay yếu. 12.10. Một người khẳng định: khi Ông ta nghe tiếng sáo diều ông có thể biết được gió mạnh hay yếu. Bằng những kiến thức vật lý hãy giải thích và cho biết lời khẳng định trên đúng hay sai? 40
  18. 12.11.Bằng kiến thức vật lý hãy giải thích câu tục ngữ: “ Thùng rỗng kêu to” 3. Bài tập trắc nghiệm. 12.12. Một con lắc dây dao động, nhưng ta không nghe âm phát ra vì: A. Con lắc không phải là nguồn âm. B. Con lắc phát ra âm quá nhỏ. C. Con lắc không có âm phát ra. D. Biên độ dao động của con lắc bé. E. Tần số dao động của con lắc nhỏ hơn 20Hz. Chọn câu trả lời đúng trong các câu trên. 12.13. ở xa không nghe rỗ tiếng người nói còn tiếng loa phóng thanh thì nghe rất rõ vì: A. Tần số âm thanh của loa phát ra lớn hơn. B. Âm thanh của loa phát ra ro hơn. C. Âm của loa phát ra trầm hơn. D. Tần số âm của người khác tần số âm của loa. E. Tần số âm của người cao hơn tần số âm của loa. Chọn câu trả lời đúng trong các câu trên. 12.14. Khi một nghệ sỹ thổi sáo, muốn âm thanh phát ra lớn khi đó: A. Người nghệ sỹ phải thổi mạnh. B. Người nghệ sỹ phải thổi nhẹ và đều. C. Tay người nghệ sỹ bấm các nốt phải đều. D. Tay phải bấm đóng tất cả các nốt trên sáo. E. Người nghệ sỹ sử dụng sao có thân dài. Chọn câu trả lời đúng trong các câu trên. 12.15. Khi gõ trống, để có âm lớn phát ra khi đó ta phải: A. Gõ nhanh vào mặt trống. B. Gõ chậm rãi và đều vào trống. C. Gõ mạnh vào mặt trống. D. Chọn dùi trống chắc, khoẻ. E. Gõ nhanh và đều. Chọn câu trả lời đúng trong các câu trên. 12.16. Khi gõ giống nhau vào mặt của hai trống khác nhau, khi đó: A. Trống nhỏ âm phát ra to. B. Trống lớn âm phát ra to. C. Trống lớn âm phát ra cao hơn trống nhỏ. D. Trống nhỏ phát ra âm trầm và nhỏ. E. Âm phát ra to hay nhỏ không phụ thuộc vào trống nhỏ hay to. 41
  19. Chọn câu trả lời đúng trong các câu trên. 12.17. Khi thả sáo diều ta biết: A. Âm phát ra to khi có gió to. B. Âm phát ra to khi có gió vừa phải. C. Âm phát ra to khi có gió nhỏ. D. Gió to hay nhỏ không ảnh hưởng sự phát âm. E. Cánh diều to sáo phát ra âm to. Chọn câu trả lời đúng trong các câu trên. 13. Môi trường truyền âm I. Kiến thức cơ bản - Chất rắn, chất lỏng và chất khí là những môi trường có thể truyền được âm. - Chân không không thể truyền âm. - Nói chung vận tốc truyền âm trong chất rắn lớn hơn trong chất lỏng, trong chất khí. II. Các bài tập cơ bản 1. Hướng dẫn các bài tập giáo khoa 13.1. A. Khoảng chân không. 13.2. Tiếng động của chân người đi được truyền qua đất và nước cá nhận thấy và bỏ đi. 13.3. Ta biết ánh sáng truyền trong không khí nhanh hơn âm thanh: Vận tốc của ánh sáng truyền trong kông khí là 300000000 m/s trong khi đó âm thnh chỉ truyền với vận tốc 340m/s. Vì thế thời gian ánh sáng truyền ít hơn thời gian âm truyền, mắt ta thấy chớp snga trước âmthanh là lẽ đương nhiên. 13.4. Khoảng 1km ( 340 m/s . 3s = 1020m). 13.5. Âm được truyền từ bạn này qua bạn kia theo môi trường khí và rắn. 2. Bài tập nâng cao 13.6. Chọn các câu đúng trong các câu sau: a.ánh sáng và âm có thể truyền được trong các môi trường. b.ánh sáng và âm có thể truyền được trong các môi trường trong suốt. c. Âm có thể truyền đi trong các môi trường như: chất lỏng, chất rắn và các môi trường trong suốt khác. d. Âm có thể truyền trong các chất lỏng, rắn và chất khí . 42
  20. 13.7. Tại sao khi xem phim nếu đứng xa màn ảnh ta thường thấy miệng các diễn viên mấp máy sau đó mới nghe tiếng. 13.8. Tại sao khi gõ vào đầu của một ống kim loại dài thì người ở đầu kia nghe thấy hai tiếng tách rời nhau? 13.9. Trong thời kỳ chiến tranh chống Mỹ, để phát hiện xe tăng địch từ xa các chiến sỹ ta thường áp tai vào mặt đất. Tại sao? 13.10. Một người nhìn thấy một người gõ trống, sau 2s mới nghe được tiếng trống. Hỏi người đó đứng cách chỗ đánh trống bao xa? Cho biết vận tốc truyền âm trong không khí là 340m/s. 13.11. Một người đứng cạnh ống kim loại. khi gõ vào đầu kia của ống, người đó nghe nghe hai âm cách nhau 0,5s. Tính chiều dài của ống kim loại nếu biết vận tốc âm truyền trong không khí và trong kim loại lần lượt là 340m/s và 610m/s. 3. Bài tập trắc nghiệm 13.12. Chọn câu sai trong các nhận định sau: A. Các chất rắn, lỏng và khí đều truyền được âm thanh. B. Các chất rắn, lỏng khí và chân không đều truyền được âm thanh. C. Chất rắn truyền âm tốt hơn chất lỏng và chất khí. D. Chất lỏng truyền âm kém hơn chất rắn nhưng tốt hơn chất khí. E. Chất khí truyền âm kém hơn chất lỏng và chất rắn. 13.13. Ban đêm ta nghe rõ âm thanh vì: A. Ban đêm không khí truyền âm tốt hơn ban ngày. B. Ban đêm không khí loảng hơn ban ngày. C. Ban đêm âm thanh thường phát ra to. D. Ban đêm tần số của âm thanh lớn hơn. E. Do ban đêm không có ánh sáng mặt trời. Chọn câu đúng trong các câu trên. 13.14. Khi gõ vào một đầu ống kim loại dài, người đứng phía đầu kia ống nghe được 2 âm phát ra vì: A.ống kim loại luôn phát ra hai âm khác nhau và truyền đến tai ta. B. Âm đầu được kim loại truyền đi, âm sau truyền trong không khí. C. Âm đầu do kim loại phát ra, âm sau do không khí phát ra. D. Âm đầu do kim loại phát ra, âm sau do vọng lại. E. Âm có tần số cao truyền trước, âm trầm truyền sau. Chọn câu trả lời đúng trong các câu trên. 43
  21. 13.15. ở trên các núi cao, khi gọi nhau khó nghe hơn ở chân núi vì: A. Không khí ở trên cao lạnh, nên truyền âm kém hơn. B.ở trên cao nắng hơn nên âm thanh truyền đi kém hơn. C. Không khía ở trên cao loảng hơn, nên truyền âm kém hơn. D.ở trên cao gió cản trở việc truyền âm. E. Không khí loảng nên có sự hấp thụ bớt âm thanh. Chọn câu trả lời đúng trong các câu trên. 13.16. Một người nhìn thấy máy bay phản lực bay, vài dây sau mới nghe tiếng máy bay vì: A. Máy bay bay khá cao âm thanh truyền đi khó. B. Máy bay bay cao không khí hấp thụ bớt âm thanh. C. Trên cao có nhiều gió nên cản trở việc truyền âm. D. Vận tốc của máy bay lớn hơn vận tốc truyền của âm. E. Máy bay thường được tăng tốc, còn âm thanh thì không. Chọn câu trả lời đúng trong các câu trên. 13.17. Khi ở xa, ta nhìn thấy một ngưòi đánh trống và sau hai giây moéi nghe thấy tiếng trống. Khoảng cách từ trống đến ta là: A. 480m B. 580m C. 680m D. 780m E. 980m Chọn câu kết quả đúng trong các đáp án trên. 13.18. Khi đánh trống, sau 3 giây nghe tiếng trống vọng lại từ một bức tường gần đó. Khi đó khoảng cách từ bức tường đến nơi đặt trống là: A. 920m B. 410m C. 610m D. 820m E. 510m Kết quả nào trên đây đúng? 14. Phản xạ âm - tiếng vang I. Kiến thức cơ bản - Âm truyền gặp màn chắn đều bị phản xạ nhiều hay ít. Tiênga vang là âm phản xạ nghe được cách âm trực tiếp ít nhất là 1/15giây. - các vật mềm, có bề gồ ghề phản xạ âm kém. Các vật cứng, có bề mặt nhẵn, phản xạ âm tốt ( hấp thụ âm kém). 44
  22. II. Các bài tập cơ bản 1. Hướng dẫn các bài tập giáo khoa 14.1. C. 14.2. C. 14.3. Khi nói chuyện với nhau cạnh bờ ao, khi đó tai ta nghe được gần như đồng thời cả âm trực tiếp và âm phản xạ từ mặt nước. Vì thế ta nghe rõ hơn. 14. 4. Trong bể có nắp đậy và miệng nhỏnhững âm phản xạ từ mặt nước và thành bể nhiều lần rồi mới đến tai ta, vì vậy ta phân biệt được nó với âm phát ra. Đối với bể không có nắp đậy, âm phản ra từ mặt nước, thành bể một phần không đến tai ta một phần đến tai ta gần như cùng lúc với âm phát ra nên ta không nghe tiếng vang. 14.5. Những từ mô tả bề mặt phản xạ âm tốt: phẳng, nhẵn, cứng. Những từ mô tả vạt phản xạ âm kém: mấp mô, gồ ghề, mềm, xốp. 14.6. Có nhiều ứng dụng như: Dùng siêu âm để khám bệnh, thăm dò dòng cá 2. Bài tập nâng cao 14.7. Tại sao khi nói chuyện trong phòng ta thường nghe tiếng to hơn ngoài trời. 14. 8. Một người đứng cách bờ tường một khoảng nào đó, sau khi phát ra một tín hiệu âm thanh sau 1s nghe tiếng vọng lại. Hãy tính khoảng cách từ người đó đến bức tường. Biết vận tốc truyền âm trong không khí là 340m/s. 14.9. Để đo sự nông sâu của các vùng biển người ta thường phát các tín hiệu siêu âm, một thời gian sau thu tín hiệu phản hồi và xác định được độ sâu của vùng biển đó. Hãy giải thích cách làm trên và đưa phương án thực hiện quá trình trên. 14.10. Chọn câu đúng trong các nhận định sau: a. Mặt kính trong suốt phẳng phản xạ âm tốt hơn gỗ. b. Mặt gỗ phẳng nhẵn phản xạ kém hơn mặt gỗ phẳng. c. Các vật mềm, xốp phản xạ âm kém. d. Các vật sần sùi có khả năng phản xạ âm tốt hơn các vật phẳng cứng. 14.11. Tại sao trong các phòng thu thanh người ta lại phải làm các bức tường cách âm, sần sùi và treo rèm nhung ? 3. Bài tập trắc nghiệm. 45
  23. 14.13. Những vật sau đây phản xạ âm tốt: A. Các vật cứng, gồ ghề. B. Các vật mềm, nhẵn. C. Các vật cứng, phẳng và nhẵn. D. Các vật mềm, xốp và thô. E. Vật có mặt sần sùi, thô ráp. Chọn câu đúng nhất trong các trả lời trên. 14.14. Một tàu thăm dò biển, khi phát một siêu âm xuống nước sau 5 giây nhận lại được tín hiệu phản hồi từ đáy biển. Biết vận tốc truyền âm của nước là 1500m/s. Khi đó biển có độ sâu là: A. 7500m. B. 3500m C. 3750m D. 4550m E. 6550m. Chọn đáp án đúng. 14. 15. Trong các rạp chiếu bóng, người ta làm cho các bức tường sần sùi, thô ráp hoặc treo rèm nhung nhằm mục đích: A. Để cách âm tốt. B. Chống phản xạ âm. C. Gây tiếng vang trong phòng. D. Tạo ra các âm thanh lớn. E. Trang trí phòng. Chọn câu đúng trong các nhận định trên. 14.16. Nhận định nào sau đây đúng nhất: A. Âm nằm trong ngưỡng nghe có khả năng pảan xạ. B. Các hạ âm không có hiện tượng phản xạ. C. Các siêu âm mới có hiện tượng phản xạ. D. Mọi âm có tần số bất kỳ đều cho âm phản xạ. E. Âm có tần số phù hợp mới cho âm phản xạ. 14.17. Khi đứng sau một bức tường ta nghe thấy tiếng nói từ phía bên kia. Khia đó ta nghe: A. Âm vọng lại từ phía bên kia. B. Âm phản xạ từ phía bên kia. C. Âm từ bên kia truyền qua tường. D. Âm truyền qua và âm phản xạ. E. Nghe tiếng nhỏ hơn do có âm phản xạ. Chọn câu đúng trong các câu trên. 46
  24. 14.18. Những vật sau đây phản xạ âm tốt: A. Mặt tường gồ ghề. B. Tấm lụa trải phẳng. C. Vài bông, nhung, gấm. D. Mặt kính, tường phẳng. E. Mặt nền trải thảm, Nhận định nào trên đây đúng. 14.19. Những vật có khả năng hấp thụ âm tốt là những vât: A. Phản xạ âm tốt. B. Có bề mặt nhẵn, cứng. C. Truyền âm tốt. D. Mềm và phẳng. E. Phản xạ âm kém. Nhận định nào trên đây đúng. 14.20. Những âm phản xạ bao giờ cũng: A. Lớn hơn âm âm tới. B. Truyền ngược chiều âm tới. C. Có thể vượt qua vật chắn. D. Nhỏ hơn âm tới. E. Bằng một nửa âm tới. Nhận định nào trên đây đúng. 15. Chống ô nhiễm tiếng ồn I. Kiến thức cơ bản - Ô nhiễm tiếng ồn xảy ra khi tiếng ồn to, kéo dài gây ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ và hoạt động bình thường của con người. - Để chống ô nhiễm tiếng ồn cần làm giảm độ to của tiếng ồn phát ra, ngăn chặn đường truyền âm, làm cho âm lệch theo hướng khác. - Để chống ô nhiễm tiếng ồn người ta thường sử đụng các vật liệu khác nhau như bông, vải, xốp, gạch, gỗ, bê tông để làm giảm tiếng ồn đễn tai. Những vật liệu này thường được gọi là những vật liệu cách âm. II. Các bài tập cơ bản 1. Hướng dẫn các bài tập giáo khoa 15.1. Tuỳ theo cách ttổ chức của lớp. 15.2. Câu D. 47
  25. 15.3. Câu C. 15.4. Ba cách chống ô nhiễm tiếng ồn: - Giảm độ to của âm phát ra. - Ngăn chặn đường truyền âm. - Hướng âm đi nơi khác. 15.5. - Yêu cầu không hoạt động tronmg giờ nghỉ. - Đóng cửa, che rèm nhà mình. 15.6.áp tai để nghe tiếng nói của phòng bên cạnh vì tường là vật rắn có thể truyền âm tốt. Còn khi tai để tự do ngoài không khí âm đã bị chặn đường truyền nên tai ta không nghe được. 2. Bài tập nâng cao 15.7. Những ngôi nhà ở mặt phố tại sao các cửa ra vào người ta thường lắp các cửa kính và làm cửa 2 lớp? 15.8. Bạn hãy nêu tác dụng của trần nhà. Tại sao người ta thường đóng trần nhà bằng hai lớp? 15.9. Tại sao xung quang các nhà máy hoặc các trường học, các công sở người ta thường trồng các rặng cây? 15.10. Hãy chọn các phương án thích hợp trong các phương án sau để chống ô nhiễm tiếng ồn cho khu dân cư: a. Trồng các rặng cây xung quanh các nhà máy, công xưởng. b. Di chuyển các nhà máy ra xa các trung tâm dân cư. c. Xây dựng các bức tường. d. Đào các hào xung quanh nhà máy. 15.11. Để kiểm tra một bộ phận nào đó của động cơ đang làm việc, những người thợ thường đặt búa vào gần vị trí đó và ghé tai vào đầu kia của cán búa. Em hãy cho biết cơ sở khoa học của phương pháp này? 15.12. Khi chiếc quạt đặt trực tiếp trên sàn nhà thì người ở tầng dưới nghe thấy tiếng quạt chạy rất rõ. Để chống ồn cho tầng dưới ta làm thế nào? 3. Bài tập trắc nghiệm 15. 13. Âm nào sau đây gây ô nhiễm tiếng ồn: A. Tiếng hát của điễn viên trên sân khấu. B. Tiếng nô đùa của lớp mẫu giáo khi ra chơi. C. Âm thanh phát ra trong phòng hoà nhạc. D. Tiếng rít của động cơ máy bay. E. Tiếng sáo diều vi vu. 48
  26. 15.14. Tiếng ồn gây ra những tác động xấu: A. Tăng huyết áp và nhịp thở của người. B. Tăng nhịp tim và nhịp thở. C. Làm mệt mỏi và rối loạn thần kinh. D. Làm đau nhức và co giật các cơ. E. Gây buồn ngủ, buồn nôn. Nhận định nào trên đây đúng? 15.15. Cửa sổ hai lớp kính có tác dụng: A. Cách nhiệt, làm mát phòng ở. B. Cách âm chống ô nhiễm tiếng ồn. C. Không cho âm truyền ra ngoài. D. Giảm bớt ánh sáng chiếu vào nhà. E. Làm điều hoà nhiệt độ phòng ở. 15.16. Những nhà ở thường bị ô nhiễm tiếng ồn khi ở gần: A. Các ao hồ. B. Đường ray xe lửa. C. Gần trường học. D. Gần cánh đồng. E. Gần các rặng cây. Nhận định nào trên đây đúng? 15.17. Tiếng loa phát ra từ máy tăng âm, sẽ gây ô nhiễm tiếng ồn khi: A. Khi tổ chức đám cưới. B. Khi mít tinh trong hội trường. C. Khi mở to trong không gian chật. D. Mở lớn khi phát thanh trong xóm. E. Mở bé khi nghe nhạc vui nhộn. Nhận định nào trên đây đúng? 15.18. Gạch lỗ dùng xây nhà có tác dụng: A. Nhẹ bức tường khi xây nhà cao tầng. B. Cách âm, cách nhiệt và giảm trọng lượng nhà. C. Chủ yếu để cách nhiệt với những vùng nóng. D. Điều hoà nhiệt độ phòng ở cho ngôi nhà. E. Làm tăng độ liên kết, giảm vật liệu cho ngôi nhà. Nhận định nào trên đây đúng nhât? 15.19. Đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy có tác dụng: A. Tăng thêm tự tin cho người đi xe. 49
  27. B. Cách âm, cách nhiệt cho người đi xe. C. Chống ô nhiễm tiếng ồn khi tham gia giao thông. D. Đề phòng tai nạn giao thông. E. Làm gọn, đẹp cho người đi xe. Nhận định nào trên đây đúng? 15.20. Các cây xanh trong thành phố có tác dụng: A. Trang trí đường phố, gây vui vẻ cho nhiều người khi qua lại. B. Cách âm, cách nhiệt, làm vui mắt cho người khi qua lại. C. Chống bụi, điều hoà không khí và chống ồn, làm đẹp cảnh quan. D. Điều hoà nhiệt độ môi trường, làm chổ nghỉ ngơi cho con người. E. Chống gió bão, và treo panô áp phích khi cần. Nhận định nào trên đây đúng nhât? Tổng kết chương 2: Âm học I. Kiến thức cơ bản * Nguồn âm: - Các vật phát ra âm gọi là nguồn âm. - Các nguồn âm đều dao động. * Độ cao của âm: - Tần số là số dao động trong một giây. Đơn vị của tần số là 1/s gọi là héc (Hz). - Âm phát ra càng cao ( càng bổng) khi tần số dao động càng lớn. - Âm phát ra càng thấp ( càng trầm) khi tần số dao động càng bé. * Độ to của âm: - Biên độ dao động càng lớn âm phát ra càng to. - Độ to của âm được đo bằng đơn vị đêxiben (dB) * Môi trường truyền âm: - Chất rắn, chất lỏng và chất khí là những môi trường có thể truyền được âm. - Chân không không thể truyền âm. - Nói chung vận tốc truyền âm trong chất rắn lớn hơn trong chất lỏng, trong chất khí. * Phản xạ âm - Tiếng vang: - Âm truyền gặp màn chắn đều bị phản xạ nhiều hay ít. Tiênga vang là âm phản xạ nghe được cách âm trực tiếp ít nhất là 1/15giây. - các vật mềm, có bề gồ ghề phản xạ âm kém. Các vật cứng, có bề mặt nhẵn, phản xạ âm tốt ( hấp thụ âm kém). * Chống ô nhiễm tiếng ồn 50
  28. - Ô nhiễm tiếng ồn xảy ra khi tiếng ồn to, kéo dài gây ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ và hoạt động bình thường của con người. - Để chống ô nhiễm tiếng ồn cần làm giảm độ to của tiếng ồn phát ra, ngăn chặn đường truyền âm, làm cho âm lệch theo hướng khác. Để chống ô nhiễm tiếng ồn người ta thường sử đụng các vật liệu khác nhau như bông, vải, xốp, gạch, gỗ, bê tông để làm giảm tiếng ồn đễn tai. Những vật liệu này thường được gọi là những vật liệu cách âm. II. Các bài tập cơ bản 16.1. Chọn câu sai trong các nhận định sau: A. Tất cả các vật phát ra âm thanh đều dao động. B. Vật phát ra âm thanh cao khi dao động với tần số lớn. C. Tần số dao động cao vật phát ra âm to, tần số dao động nhỏ vật phát ra âm bé. D. Biên độ dao động lớn, vật phát ra âm to. E. Biên độ dao động bé, vật phát ra âm bé. 16.2. Nối các cụm từ ở cột A, B và C sao cho đúng với các ý nghĩa vật lý. A B C 1. Dao động mạnh 5. Biên độ nhỏ 9. Âm phát ra to 2. Dao động nhanh 6. Biên độ lớn 10. Âm phát ra nhỏ 3. Dao động chậm 7. Tần số lớn 11. Âm phát ra trầm 4. Dao động yếu 8. Tần số nhỏ 12. Âm phát ra bổng 16.3. Chọn câu đúng trong các nhận định sau: 1. Âm có thể truyền qua nước, nước đá, không khí và thuỷ tinh. 2. Âm không thể truyền qua nước, kim loại và dầu hoả. 3. Âm có thể truyền qua nước, dầu hoả, xăng và dầu nhờn. 4. Âm có thể truyền qua các chất như lỏng, rắn nhưng không thể truyền qua chân không. 16.4. Một người phát ra âm, sau 5 giây thì nghe tiếng của mình vọng lại từ một bức tường gần đó. Xác định khoảng cách giữa người đó và bức tường. Cho biết vận tốc truiyền âm trong không khí là 340m/s. 16.5. Tại sao những nơi công cộng các trạm điện thoại thường làm bằng buồng kính? 16.6. Một người nhìn thấy máy bay bay trước mặt mình sau 1,5 giây mới nghe tiếng máy bay. Tính vận tốc của máy bay? Cho biết vân tốc truyền âm trong không khí là 340m/s. 51
  29. 16.7. Tai ta nghe được những âm có: A. Tần số 56Hz. B. Tần số 256Hz. C. Tần số 2200Hz. D. Tần số 22000Hz. E. Tần số 1800Hz. Câu trả lời nào trên đây không đúng? 16.8. Tai ta nghe được âm bổng khi: A. Âm của nguồn phát ra lớn. B. Tần số dao động của nguồn tăng. C. Tần số dao động của nguồn giảm. D. Nguồn âm dao động mạnh. E. Tần số dao động của nguồn cao. Nhận định nào trên đây đúng? 16.9. Tai người nghe khó chịu khi: A. Độ to của âm cỡ 40dB. B. Độ to của âm cỡ 120dB C. Độ to của âm cỡ 60dB D. Độ to của âm cỡ 30dB E. Độ to của âm cỡ 70dB. Khẳng định nào trên đây đúng? 16.10. Khi âm truyền trong nước gặp vật chắn, khi đó: A. Âm không có hiện tượng phản xạ. B. Âm không có thể truyền đi tiếp. C. Không gây ra tiếng vang. D. Có hiện tượng phản xạ âm xẩy ra. E. Âm không thể truyền qua. Nhận định nào trên đây đúng? 16.11. Trong các phòng thu thanh, người ta treo các tấm nhung hoặc các tấm vải nỉ xung quang phòng nhằm mục đích: A. Chống ô nhiễm tiếng ồn, bảo vệ môi trường người hát. B. Làm cho âm thu vào to hơn để băng đĩa phát tiếng to hơn. C. Chống phản xạ âm, tăng chất lượng âm thanh thu được. D. Cách nhiệt để phòng thu mát mẻ hơn khi thu thanh. E. Điều hoà nhiệt độ cho phòng thu thanh. Nhận định nào trên đây đúng? 52
  30. 16.12. Khi nghe nhạc từ máy, khi đó: A. Máy dao động phát ra âm thanh. B. Loa dao động phát ra âm thanh. C. Máy và loa cùng dao động phát ra âm thânh. D. Màng loa bị nén phát ra âm thanh. E. Màng loa dao động phát ra âm thanh. Khẳng định nào trên đây đúng? III. Hướng dẫn và đáp số 10.6. Các lá thông và luồng gió đều dao động và phát ra âm thanh. 10.7. Tay cùng trang giấy dao động tạo thành tiếng kêu. 10.8. Khi đó cốc thuỷ tinh dao động và phát ra âm thanh. 10.9. Khi đó cột không khí trong ống sáo dao động phát ra tiếng kêu. 10.10. Cả dây đàn và bầu đàn dao động và phát ra âm thanh. 10.11. Không phải. Khi có gió dây điện bị rung động tạo ra tiếng ù ù ( nó vẫn phát ra tiếng khi không có dòng điện). Câu A B C D E Câu A B C D E 10.12 x 10.16 x 10.13 x 10.17 x 10.14 x 10.10 x 10.15 x 11.6. a. (1) - b ; (2) - d hoặc (1) - a ; (2) - c b. (3) - e ; (4) - b hoặc (3) - f ; (4) - a c. (5) - g ; (6) - g hoặc (5) - h ; (6) - h 11.7.: Các câu đúng: b, d và e. 11.8. Các câu a,b và d 11.9. Tất cả đều sai. 11.10. Câu C. 11.11. Khi đó mặt hồ dao động với tần số thấp nhỏ hơn 20 Hz nên tai ta không nghe được. 53
  31. 11.12. Khi lốp xe được bơm căng nếu gõ vào ta sẽ nghe tiếng đanh hơn khi lốp chưa căng. Tương tự như khi gõ trống nếu mặt trống căng tiếng đanh ( âm cao) hơn gõ mặt trống bị chùng. 11.13. Khi gõ trống nếu mặt trống căng tiếng đanh ( âm cao) hơn gõ mặt trống bị chùng. Tương tự ta thấy khi bàn tay khum ( chùng) nên tiếng trầm và ngược lại. Câu A B C D E Câu A B C D E 11.14 x 11.18 x 11.15 x 11.19 x 11.16 x 11.20 x 11.17 x 12.6. Câu d đúng. 12.7 Tất cà các câu đều đúng. 12.8.Trước một không gian rộng, tiếng hát của diễn viên nhỏ vì thế người ta dùng tăng âm để khuyếch đại âm thanh lên nhiều lần và phát ra loa. Vì thế tiếng hát của diễn viên nghe to hơn, vang xa hơn. 12.9. Câu b và câu c. 12.10. Tiếng sáo diều to hay nhỏ là nhờ gió thổi mạnh hay yếu. Vì thế ở cùng một khoảng cách nếu ta nghe tiếng sáo lớn ta biết gió mạnh và tiếng sáo nhỏ khi gió thổi yếu. 12.11. Nếu gõ vào thùng đặc do cấn các vật trong đó nên thùng dao động yếu ( kêu nhỏ). Khi thùng rỗng: thùng dao động mạnh hơn, mặt khác thùng rỗng còn đóng vai trò như một hộp đàn ( hộp cộng hưởng) là cho tiếng lớn hơn và có sắc thái hơn. Câu A B C D E Câu A B C D E 12.12 x 12.16 x 12.13 x 12.17 x 12.14 x 12.15 x 13.6. Câu d 13.7. ánh sáng truyền với vận tốc rất lớn hơn âm truyền trong không khí. Vì thế ta thấy điến viên mấp máy miệng trước khi nghe thấy tiếng hát. 13.8. Tiếng đầu âm truyền qua ống kim loại truyền còn tiếng sau âm truyền trong không khí. 13.9. Mặt đất truyền âm tốt hơn không khí vì vậy việc áp tai lên mặt đất giúp các chiến sí bộ đội phát hiện sự di chuyển của xe tăng một cách nhanh chóng và rõ ràng hơn. 13.10. Người đó đứng cách vị trí đánh trống 680m. 54
  32. 13.11. Thời gian truyền âm trong kim loại từ đầu ống đến cuối ống là t1 Thời gian truyền của âm trong không khí là t2 = t1 + 0,5 Ta có khoảng cách để âm truyền: S = v1t1 = v2 (t1 +0,5) Hay 610t1 = 340t1 + 170 170 Giải phương trình trên ta có: t s 1 270 170 S 610 384,07m 240 Câu A B C D E Câu A B C D E 13.12 x 13.16 x 13.13 x 13.17 x 13.14 x 13.18 x 13.15 x 14.7. Khi nói chuyện với nhau trong phòng, khi đó tai ta nghe được gần như đồng thời cả âm trực tiếp và âm phản xạ từ mặt tường. Vì thế ta nghe rõ hơn. 14.8. 170m 14.9. Khi âm thanh truyền trong nước sau khi đến đáy biển nó sẽ phản xạ trở lại. Quảng đường âm truyền bằng hai lần độ sâu của biển. Khi biết vận tốc truyền âm trong nước biển và thời gian để âm truyền ta có thể tính được quãng đường mà âm đã truyền qua. 14.10. Câu a, b và c đúng. 14.11. Việc ghi âm người ta cần âm trong sáng không bị pha tạp bởi các âm do phản xạ làm cho âm được ghi không rõ. Mặt khác nếu cách âm không tốt thì các tạp âm từ bên ngoài sẽ làm giảm chât lượng của âm thanh. Câu A B C D E Câu A B C D E 14.13 x 14.17 x 14.14 x 14.18 x 14.15 x 14.19 x 14.16 x 14.20 x 15.7. Nhà ở mặt phố, gần đường khi ô tô và xe cộ chuyển động gây ra tiếng ồn. Để chống lại tiếng ồn người ta thường cửa hai lớp kính. Mặt khác cửa kính vẫn đảm bảo cho trong nhà vẫn được chiếu sáng. 15.8. Trần nhà có các tác dụng: chống nóng ( cách nhiệt), chống bụi và đặc biệt là chống tiếng ồn do những trận mưa to dội trên mái nhà. Nếu trần hai lớp việc cách âm và cách nhiệt càng tốt hơn. 55
  33. 15.9. Trồng các rặng cây để vừa tạo quang cảnh và vệ sinh, nhưng quan trọng hơn là để chống ô nhiễm tiệng ồn. 15.10. Phương án a và b. 15.11. Khi các máy móc hoạt động gây ra tiếng ồn vì thế chúng ta rất khó phân biệt được tiếng hoạt động của các bộ phận. Vì vậy ghé sát tai vào cán búa dao động âm của bộ phận được kiểm tra truyền qua đầu búa đến tai ta. 15.12. Để phía dưới không nghe thấy tiếng hoạt động của quạt ta chỉ cần đặt quạt lên trên một gối bông hay một tấm xốp. Câu A B C D E Câu A B C D E 15.13 x 15.17 x 15.14 x 15.18 x 15.15 x 15.19 x 15.16 x 15.20 x 16.1. Câu C. 16.2 (1) - (6) - (9) ; (2) - (7) - (12) ; (3) - (8) - (11) ; (4) - (6) - (10) 16.3. Các câu đúng: 1,3 và 4. 16.4. Đáp số: 850m 16.5. Buồng điện thoại làm bằng kính có hai lý do: - Khi đàm thoại âm truyền vào micrô lớn hơn. - Giảm âm truyền ra ngoài gây ồn ào. 16.6. 510m/s 16.7. Câu D 16.8. Câu E. 16.9. Câu B. 16.10. Câu D. 16.11. Câu C. 16.12. Câu E. Chương 3. Điện học 17. Sự nhiễm điện do cọ xát I. kiến thức cơ bản * Có thể làm nhiễm điện các vật bằng cách cọ xát. * Vật bịnhiễm điện ( mang điện tích) có khả năng hút các vật khác. 56
  34. II. Các bài tập cơ bản 1. Hướng dẫn các bài tập giáo khoa 17.1. - Những vật bị nhiễm điện là: Vỏ bút bi nhựa, lược nhựa. - Những vật không bị nhiễm điện là: bút chì vỏ gỗ, lưỡi kéo, chiếc thìa, mảnh giấy. 17.2. D. Một ống bằng nhựa. 17.3. a. Khi cọ xát thước nhựa, tia nước chảy thẳng. Khi thước nhựa bị cọ xát, tia nước bị hút, uốn cong về phía thước nhựa. b. Thước nhựa sau khi bị cọ xát, bị nhiễm điện. 17.4. Khi ta mặc áo len dạ hàng ngày ta thường đi lại, cử động làm cọ xát do vậy áo bị nhiễm điện. Khi cởi áo các điện tích trên các sợi len hay dạ có hiện tượng phóng điện gây ra chớp nhỏ li ti kèm theo tiếng lách tách. Hiện tượng này tương tự như các đám mây tích điện phóng điện gây ra sấm sét. 2. Các bài tập nâng cao. 17.5. Chọn câu đúng trong các nhận định sau: a. Khi một vật hút các vật khác, chứng tỏ nó đã nhiễm điện. b. Một vật nhiễm điện có thể hút các vật khác. c. Một vật nhiễm điện có thể hút các vật khác hoặc phóng điện qua các vật khác. d. Một vật nhiễm điện chỉ hút các vật ở gần nó. 17.6. Khi cọ xát thước nhựa vào mảnh dạ, nhận định nào sau đây đúng: a. Thước nhựa bị nhiễm điện còn mảnh dạ không nhiễm điện. b. Thước nhựa và mảnh dạ đều bị nhiễm điện. c. Thước nhựa chỉ nhiễm điện khi cọ xát lâu vào mảnh dạ. 17.7. Khi cọ xát một chiếc đũa thuỷ tinh vào tấm lụa, đũa thuỷ tinh nóng lên đồng thời nhiễm điện. Như vậy do cọ xát đũa thuỷ tinh nóng lên nên bị nhiễm điện. Nói như vậy có đúng không? Tại sao? 17.8. Tại sao cánh quạt điện tạo ra gió mà vẫn bị bụi bám? 17.9. Có hai mảnh giấy bìa giống nhau được treo trên hai sợi chỉ tơ một bị nhiễm điện và một không nhiễm điện. Làm thế nào để nhận ra mảnh nào nhiễm điện nếu không được sử dụng một dụng cụ nào? 17.10.Vào những ngày hanh khô không nên lau cửa kính hoặc màn hình Tivi bằng khăn khô mà chỉ cần lấy chổi lông quét nhẹ. Tại sao? 57
  35. 17.11.Treo hai quả cầu Bấc bằng các sợi tơ. Trong đó có một quả cầu nhiễm điện một không nhiễm điện. Hỏi khi đưa chúng lại gần nhau thì có hiện tượng gì xẩy ra? 17.12.Một cuốn sách cũ, lâu năm giấy bị ẩm rất khó lật các trang sách. Để tách rời các trang sách mà không làm rách giấy ta làm thế nào? 17.13. Hãy cho biết cách nhận biết một vật bị nhiễm điện (không được sử dụng bút thử ). 17.14. Trong các phân xưởng dệt may người ta thường treo các tấm kim loại đã nhiễm điện ở trên cao. Làm như vậy có tác dụng gì? tại sao? 3. Các bài tập trắc nghiệm. 17.15. Khi lau kính bằng dẻ khô ta thấy các sợi bông bám vào kính bởi: A. Tấm kính bị nóng lên nên có thể hút các sợi bông. B. Nhiệt độ của tấm kính thay đổi do vậy nó hút các sợi bông. C. Tấm kính bị nhiễm điện do vậy nó hút các sợi bông. D. Khi lau chùi, kính bị xước và hút các sợi bông. E. Khi lau sạch tấm kính nhẵn hơn nên có thể hút các sợi bông. Chọn câu trả đúng trong các câu trên. 17.16. Có thể nhận biết vật nhiễm điện bằng cách: A. Đưa vật có khả năng tích điện lại gần, nó bị hút. B. Đưa vật nhẹ lại gần nó sẽ bị hút. C. Đưa các sợi tơ lại gần nó bị duỗi thẳng. D. Đưa các sợi tóc lại gần tóc chúng bị xoắn lại. E. Búng một vài hạt bụi thấy bụi bám. Chọn câu sai trong các câu trên. 17.17. Bụi bám vào cánh quạt điện vì : A. Khi quạt chạy nhanh bụi bị cuốn vào do vậy bụi bám lại. B. Cánh quạt cọ xát với không khí bị nhiễm điện và hút bụi. C. Gió làm cho bụi xoáy vào bám lên cánh quạt điện. D. Cánh quạt quay tạo ra những vòng xoáy hút bụi. E. Khi quạt quay gió thổi phía trước ép bụi vào cánh quạt. Chọn câu đúng trong các câu trên. 17.18. Chọn câu đúng trong các nhận định sau: A. Chỉ có các vật rắn khi cọ xát mới bị nhiễm điện. B. Chất lỏng không bị nhiễm điện khi cọ xát. C. Các vật đều có khả năng bị nhiễm điện. 58
  36. D. Khi nhiễm điện nhiệt độ của vật thay đổi. E. Nhiệt độ của vật tăng, vật có thể bị nhiễm điện. 17.19. Xe ô tô sau một thời gian dài chuyển động, nó sẽ: A. Nhiễm điện, do cọ xát vào không khí. B. Không bao giờ bị nhiễm điện. C. Chỉ nhiễm điện khi ô tô chạy với tốc độ lớn . D. Không khí mềm nên cọ xát không gây nhiễm điện. E. Do không khí luôn thay đổi nên ô tô không nhiễm điện. Khẳng định nào trên đây đúng? 17.20. Các đám mây tích điện do nguyên nhân: A. Gió thổi làm lạnh các đám mây. B. Hơi nước chuyển động cọ xát với không khí. C. Khi nhiệt độ của đám mây tăng. D. Khi nhiệt độ thay đổi đột ngột. E. Khi áp suất của đám mây thay đổi. Nhận định nào trên đây đúng? 18. Hai loại điện tích I. kiến thức cơ bản * Có hai loại điện tích là điện tích dương và điện tích âm.Các vật nhiễm điện cùng loại thì đẩy nhau, khác loại thì hút nhau. * Nguyên tử gồmhạt nhân mang điện tích dương và các êlectrôn mạng điện tích âm chuyển động xung quanh hạt nhân. * Một vật nhiễm điện âm nếu nhận thêm êlectrôn, nhiễm điện dương nếu mất bớt êlectrôn. II. Các bài tập cơ bản 1. Hướng dẫn các bài tập giáo khoa 18.1. Câu D. 18.2. Hình a. Ghi dấu (+) cho vật B Hình b. Ghi dấu (-) cho vật C Hình c. Dấu (-) chovật F Hình d. Dấu (+) cho vật H 18.3. a. Khi chải tóc: các êlectrôn chuyển từ tóc sang nhựa do đó tóc nhiễm điện dương, nhựa nhiễm điện âm. b. các sợi tóc nhiễm điện cùng loại, chúng đẩy nhau. 18.4. Sơn và hải đều có thể đúng, có thể sai: 59
  37. Nếu đưa lần lượt đưa lược nhựa và mảnh nilông lại gần các giấy vụn nếu chúng hút các giấy vụn khi đó Hải đúng. Nếu một trong hai vật hútcác giấy vụn thì Sơn đúng. 2. Bài tập nâng cao. 18.5. Một quả cầu mang điện thì khối lượng của nó có thay đổi hay không? 18.6. Hai vật tích điện được treo trên hai sợi chỉ tơ, cả hai bị lệch khỏi vị trí cân bằng ( như hình vẽ). Hãy điền dấu của điện tích mà các vật có thể bị nhiễm. a b 18.7. Một học sinh cho rằng, khi cho một vật nhiễm điện âm tiếp xúc với một vật không nhiễm điện thì cả hai vật đều bị nhiễm điện âm. Điều đó đúng hay sai? Vì sao? 18.8. Ba quả cầu nhỏ A, B, C dược treo vào ba sợi dây tơ (bố trí như hình vẽ) a. Cho quả cầu C tích điện âm. Hỏi quả cầu A và B tích điện gì? b. Hãy so sánh điện tích của quả cầu A và C. A B C 18.9. Tại sao trong các thí nghiệm để kiểm tra các vật nhiễm điện, người ta thường sử dụng quả cầu bấc nhỏ? 3. Bài tập trắc nghiệm. 18.10. Chọn câu đúng trong các nhận định sau: A. Một vật nhiễm điện là vật đó luôn luôn mang điện tích. B. Một vật mang điện tích có thể bị nhiễm điện. C. Nhiễm điện là có sự hút hay đẩy nhau giữa các vật mang điện. D. Khi một vật nhiễm điện nó luôn luôn thừa êléctron. E. Khi một vật mạng điện luôn luôn thiếu các êlectrôn. 18.11. Chọn câu đúng trong các nhận định sau: A. Vật tích điện chỉ hút các chất cách điện như giấy, lông chim. B. Một vật tích điện luôn bị các vật không tích điện hút. C. Vật nhiễm điện hút một vật khác chứng tỏ vật kia nhiễm điện. D. Hai vật nhiễm điện chúng luôn luôn đẩy nhau. E. Một vật không tích điện không thể hút các vật khác. 18.12. Chọn câu sai trong các nhận định sau: 60
  38. A. Một vật nhiễm điện âm thì luôn luôn nhiễm điện âm. B. Một vật cô lập nhiễm điện dương thì luôn bị nhiễm điện dương. C. Một vật tích điện dương, nhận thêm điện âm,có thể nhiễm điện âm. D. Một vật mang điện âm có thể mất bớt điện âm và vẫn tích điện. E. Một vật tích điện dương nhận thêm êlectrôn vẫn mang điện dương. 18.13. Nguyên tử luôn cấu tạo bởi : A. Điện tích dương và điện tích âm hút nhau tạo thành. B. Một phần mang điện tích dương và một phần mang điện âm. C. Hạt nhân mang điện tích dương, electrôn mang điện tích âm. D. Nhờ tương tác giữa các điện tích âm và điện tích dương. E. Sự liên kết giữa các điện tích trái dấu. Chọn câu đúng trong các nhận định trên. 18.14.Một vật nhiễm điện âm khi: A. Vật đó nhận thêm êlectrôn. B. Vật đó mất bớt êlectrôn. C. Vật đó đã nhiễm điện mất bớt êlectrôn D. Vật mang điện dương mất bớt êlectrôn. E. Vật mang điện dương nhận thêm êlectrôn. Chọn khẳng định đúng nhất trong các câu trên. 18.15. Một vật nhiễm điện dương khi: A.Vật đó nhận thêm êlectrôn. B. Vật đó mất bớt êlectrôn. B. Vật đó đã nhiễm điện mất bớt êlectrôn. C. Vật mang điện âm mất bớt êlectrôn. D. Vật mang điện dương nhận thêm êlectrôn. Chọn khẳng định đúng nhất trong các câu trên. 19. dòng điện - nguồn điện I. kiến thức cơ bản * Dòng điện là dòng các điện tích dịch chuyển có hướng. * Mỗi nguồn điện đều có hai cực. Dòng điện chạy trong mạch điện kín bao gồm các thiết bị điện được nối liền với hai cực của nguồn điện bằng dây điện. 61
  39. II. Các bài tập cơ bản 1. Hướng dẫn các bài tập giáo khoa 19.1. a. Dòng điện là dòng (các điện tích dịch chuyển có hướng). b. Hai cực của pin hay ắc quy( dương và âm) của nguồn điện đó. c. Dòng điện chạy trong dây điện nối liền các thiết bị với nguồn điện được và duy trì lâu dài bởi nguồn điện. 19.2. Câu C. 19.3. a. sự tương tự: - Nguồn điện tương tự máy bơm nước -ống dẫn nước tương tự dây nối. - Công tắc tương tự van nước. - Bánh xe nước tương tự quạt điện. - Dòng điện tương tự dòng nước. - Dòng nước là do nước dịch chuyển còn dòng điện là do các điện tích dịch chuyển. b. Sự khác nhau: ống nước bị hở hay thủng, nước chảy ra ngoài còn mạch điện bị hở không có dòng điện. 2. Bài tập nâng cao. 19.4. Tại sao khi lắp pin vào rađiô hay các thiết bị dùng pin khác cần phải kiểm tra xem đã đúng ký hiệu “cực” của nó chưa? 19.5. Tại sao ở các tiệm điện lại bán đủ các pin hay ắc quy lớn nhỏ khác nhau? 19.6. Tại sao ta không nên nối hai cực của nguồn điện bằng các sợi dây kim loại. 19.7. Tại sao những người bán hay sửa chữa ắc quy thường nhắc nhở khách hàng, nên thường xuyên lau chùi sạch sẽ trên bề của mặt ắc quy? 19.8. Tại sao các xe chở xăng dầu người ta buộc một sợi dây xích sắt vào bệ xe và thả đầu kia xuống đất. 19.9. Nguồn điện không có dấu cực dương và cực âm, ta có thể xác định được các cực của nguồn điện bằng các dụng cụ sau: a. Bút thử điện, cuộn dây. b. Bóng đèn và công tắc 3. Bài tập trắc nghiêm. 19.10. Nối hai quả cầu A và B bằng một A B sợi dây kim loại ( hình vẽ). Hỏi có dòng điện chạy qua dây dẫn không?xét các trường hợp sau: 62
  40. A. A tích điện dương, B không tích điện. B. A và B không tích điện. C. A tích điện âm, B không tích điện. D. A không tích điện, B tích điện dương. E. A không tích điện, B tích điện âm. 19.11.Dòng điện là: A. Dòng các êlectrôn chuyển dời có hướng. B. Dòng các điện tích âm chuyển dời có hướng. C. Dòng các điện tích chuyển dời có hướng. D. Dòng các điện tích âm chuyển dịch. E. Sự chuyển dịch các điện tích. Nhận định nào đúng nhất trong các trường hợp trên? 19.12. Một bóng đèn đang sáng, quạt điện đang chạy chứng tỏ: A. Dòng điện chạy qua chúng. B. Các điện tích chạy qua dây dẫn. C. Các hạt mang điện đang chuyển dời trong dây dẫn. D. Bóng đèn và quạt đang bị nhiễm điện. E. Chúng đang tiêu thụ năng lượng điện. Khẳng định nào trên đây sai? 19.13. Dòng điện có thể chuyển dời trong các vật dưới đây: A. Sứ. B. Kim loại. C. Gỗ khô. D. Poliêtilen. E. Ni lông. 19.14. Nguồn điện là thiết bị: A. Sản xuất ra các êlectrôn. B. Trên đó có đánh dấu hai cực. C. Để duy trì dòng điện trong mạch. D. Luôn bị nhiễm điện. E. Có hai cực âm dương. Chọn khẳng định đúng nhất. 19.15. Sẽ có dòng điện chạy qua khi: A. Khi nối các thiết bị tiêu thụ điện với nguồn điện. B. Mạch điện có chứa đầy đủ các thiết bị điện và nguồn điện. C. Các thiết bị điện và nguông được nối kín bằng dây dẫn. D. Khi nguồn điện có điện và có các thiết bị điện. 63
  41. E. Trong mạch phải đầy đủ công tắc và các linh kiện. Chọn câu đúng trong các trả lời trên. 20. chất dẫn điện và chất cách điện dòng điện trong kim loại I. kiến thức cơ bản * Chât dẫn điện là chất cho dòng điện đi qua. Chất cách điện là chất không cho doàng điện đi qua. * Dòng điện trong kim loại là dòng các êlectrôn tự do dịch chuyển có hướng. II. Các bài tập cơ bản 1. Hướng dẫn các bài tập giáo khoa 20.1. a. Các điện tích có thể dịch chuyển qua các vật dẫn điện ( các chất dẫn điện). b. Các điện tích không thể dịch chuyển qua các vật liệu cách điện, chất cách điện. c. Kim loại là chất dẫn điện vì ở trong đó có các electrôn tự do có thể chuyển dời có hướng. d. trong trường hợp này không khí là chất cách điện. 20.2. a. Hai lá nhôm xoè ra vì chúng nhiễm điện cùng loại và đẩy nhau. b. Không có hiện tượng gì xẩy ra. Vì thanh nhựa là vật ách điện. c. Lá nhôm phía quả cầu A cụp lại bớt, còn lá nhôm gắn ở quả cầu B xoè ra. Vì dây đồng kim loại dẫn điện, các điện tích từ A chuyển bớt sang B. 20.3. Khi ô tô chuyển động, cọ xát vào không khí và nhiễm điện từng phần. Nếu nhiễm điện mạnh có thể gây cháy nổ, để bảo vệ xe và xăng dầu người ta dùng xích sắt thả trên đường chuyền bớt các điện tích xuống đất. 20.4. a. Các giấy bạc của giấy lót bên trong vỏ bọc thuốc lá thường dùng thiếc phủ lên giấy do vậy nó dẫn điện tốt. b. Giấy tráng kim là ni long phủ sơn màu nên cách điện tốt. 2. Bài tập nâng cao 20.5. Hãy kể tên mốt số chất cách điện và một số chất dẫn điện ở điều kiện thường. 20.6. Một học sinh lý luận rằng: “các vật dễ dàng làm nhiễm điện thì cũng dễ dàng cho dòng điện truyền qua, vì ta thấy vật đó đễ dàng nhận hay nhường electron”. Lý luận trên có chính xác không? Hãy cho một ví dụ để minh hoạ. 64
  42. 20.7. Trong khi sửa chữa điện những người thợ thường ngồi trên những chiếc ghế cách điện và bỏ hai chân lên ghế. Hãy giải thích tại sao? 20.8. Một học sinh thử kiểm nghiệm sự cách điện của gỗ khô bằng cách sau: đưa một đầu của chiếc bút chì có vỏ làm bằng gỗ chạm vào một vật mang điện và chạm tay vào đầu kia thì bị điện giật. Do đó học sinh này khẳng định: gỗ khô vẫn dẫn điện. Hãy phân tích sai lầm của bạn học sinh trên. 20.9. Tại sao trong các thí nghiệm để kiểm tra sự nhiễm điện của các vật người ta thường treo các vật bằng sợi chỉ tơ? 20.10. Theo bạn trong kỹ thuật điện thì chất cách điện quan trọng hơn hay chất dẫn điện quan trọng hơn? 3. Bài tập trắc nghiệm 20.11. Chất cách điện là những vật: A. Có thể cho các điện tích dịch chuyển. B. Không có khả năng nhiễm điện. C. Không cho các điện tích chạy qua. D. Chỉ cho phép các electrôn đi qua. E. Là những vật không phải là kim loại. Khẳng định nào trên đây đúng? 20.12. Vật dẫn điện là những vật: A. Chỉ cho phép các electrôn chạy qua. B. Cho phép các điện tích đi qua. C. Không có khả năng tích điện. D. Chỉ là các kim loại. E. Không phải là nhựa pôliêtylen. Khẳng định nào trên đây đúng? 20.13. Dây dẫn kim loại chỉ: A. Cho phép các electron chạy qua. B. Cho phép các điện tích chạy qua. C. Cho phép các điện tích dương chạy qua. D. Cho phép các điện tích âm chuyển qua. E. Cho điện tích dương di qua tuỳ vào điều kiện. Khẳng định nào trên đây đúng? 2.14. Các vật liệu sau thường dùng làm vật cách điện : A. Sứ, kim loại, nhựa, cao su. 65
  43. B. Sơn , gỗ , chì, gang, sành. C. Than, gỗ, đồng, kẽm nilông. D. Vàng, bạc, nhựa pôlyêtylen. E. Nhựa, nilông, sứ, cao su. Chọn câu trả lời đung trong các câu trên. 2.15. Ba kim loại sau đây thường dùng làm dây dẫn: A. Nhôm, kẽm, vàng. B. Nhôm ,đồng, vônfram. C. Đồng, chì và kẽm. D. Chì, kẽm và đồng. E. Đồng, sắt, nhôm. Chọn câu đúng nhất trong các câu trên. 20.16. Trong kim loại, các êlectrôn tự do là: A. Những êlectrôn quay xung quanh hạt nhân. B. Những êlectrôn dịch chuyển xung quanh nguyên tử. C. Những êlectrôn dịch chuyển từ vị trí này sang vị trí khác. D. Những êlectrôn thoát ra khỏi nguyên tử, chuyển dịch tự do. E. Những êlectrôn chỉ dịch chuyển khi có dòng điện. Chọn câu đúng trong các câu trên. 21. Sơ đồ mạch điện- chiều dòng điện. I. kiến thức cơ bản * Mạch điện được mô tả bằng sơ đồ và từ sơ đồ có thể lắp mạch điện tương ứng. * Chiều dòng điện là chiều từ cực dương qua dây dẫn và các thiết bị điên tới cực âm của nguồn điện. II. Các bài tập cơ bản 1. Hướng dẫn các bài tập giáo khoa 21.1. Đánh dấu số thứ tự các kí hiệu từ trên xuống:1,2,3.4.5.6. Ta thấy: bóng đèn - 4 ; Dây dẫn - 1 ; Công tắc đóng - 5 Nguồn điện - 6 ; Hai nguồn mắc nối tiếp - 3 ; công tắc ngắt - 2 21.2. + - K K + - 66
  44. Sơ đồ mạch điện 21.1 Sơ đồ mạch điện 21.2 21.3. a. Dây thứ hai chính là khung xe đạp, nối cực thứ hai của đinamô (vỏ) với cực thứ hai của đèn. b. Sơ đồ: Khung xe Đinamô dây nối 2. Bài tập nâng cao. 21.4. Cho mạch điện như hình vẽ: a. Điền các kí hiệu của các linh kiện được mắc trong mạch. b. Trong mạch các bóng có sáng không? c. Vẽ ký hiệu chiều dòng điện nếu có. 21.5. Hãy vẽ sơ đồ mạch điện của đèn pin trong hình 21.2 của sách giáo khoa vật lý 7. 21.6. Cho một mạch điện như hình vẽ: Đ1 a. Nếu mở khoá k thì các bóng đèn có sáng không? b. Vẽ ký hiệu các cực của nguồn và kí hiệu dòng điện trong mạch. K Đ2 21.7. Cho ba bóng đèn được gắn trên bảng gỗ như hình vẽ. Hãy vẽ sơ đồ mắc các đèn nối với cực của nguồn điện để các bóng sáng. + - Nguồn 21.8. Cho mạch điện như hình vẽ. K1 Đ1 Đóng những khoá nào để: a. K2 đóng đèn Đ1 sáng, đèn Đ2 tắt. K2 b. K2 đống đèn Đ1 tắt, đèn Đ2 sáng. c. Cả hai đèn đều sáng. Đ2 K3 Nguồn K1 21.9. Cho mạch điện như hình vẽ Đ1 Đ2 Đ3 67 Nguồn
  45. a. K2 đóng, K1 ngắt đèn nào sáng? b. K2 đóng K1 đóng, đèn nào sáng? K2 + - 21.10. Cho mạch điện như bài tập 21.9 khi đóng K1 thì trong nguồn điện có dòng điện chạy qua không? 3. Bài tập trắc nghiệm. 21.11. Sơ đồ mạch điện có tác dụng: A. Mô tả mạch điện một cách đơ giản. B. Dựa vào nó người ta lắp đặt mạch điện tương ứng. C. Làm cơ sở để lắp đặt mạng điên thực tế. D. Là cơ sở để thợ điện kiểm tra, bảo dưỡng, sữa chữa. E. Mô tả chiều dòng điện chạy trong dây dẫn. Chọn câu sai trong các câu trên. 21.12. Một mạng điện thắp sáng gồm: A. Nguồn điện, bóng đèn và công tắc. B. Nguồn điện, bóng đèn, công tắc và dây dẫn. C. Nguồn điện, bóng đèn và dây dẫn. D. Nguồn điện, bóng đèn và phích cắm. E. Dây dẫn, bóng đèn và công tắc. Chọn câu đúng trong các câu trên. 21.13. Chiều dòng điện trong một mạch điện là: A. Chiều hướng từ cực dương về phía cực âm của nguồn. B. Chiều từ cực dương, qua dây dẫn và các thiết bị tới cực âm. C. Chiều chuyển dịch của các điện tích từ cực âm về cực dương. D. Chiều chuyển dịch của các điện tích từ cực dương về cực âm. E. Chiều chuyển dời có hướng của các điện tích trên dây. Nhận định nào trên đây đúng? 21.14. Ký hiệu các bộ phận trong mạch điện mang ý nghĩa: A. Làm đơn giản các mạch điện khi cần thiết. B. Đơn giản sơ đồ của các vật dẫn, các linh kiện. C. Làm cho sơ đồ mạch điện đơn giãn hơn so với thực tế. D. Mô tả các mạch điện khi cần thiết. E. Đó là các quy ước cho đơn giản, không mang ý nghĩa gì. Chọn câu đúng nhất trong các câu trên. 68
  46. 21.15. Khí hiệu các cực của nguồn điện là do: A. Chiều dòng điện chạy từ cực dương sang cực âm của nguồn. B. Cực dương mang điện tích còn cực âm không mang điện tích. C. Cực âm của nguồn mang nhiều điện tích hơn cực dương. D. Cực dương mang điện tích dương, cực âm mang điện tích âm. E. Số điện tích trên hai cực là khác nhau, trên cực dương nhạy hơn. Chọn câu trả lời đúng trong các câu trên. 21.16. Cho bốn mạch điện sau: + - + - + - + - a b c d Nhận định nào sau đây đúng: A. Các mạch a, b và c tương đương nhau. B. Các mạch b, c và d tương đương nhau. C. a và b tương đương, c và d không tương đương. D. a và b tương đương, c và d tương đương. E. Không có mạch nào tương đương nhau. 22. Tác dụngnhiệt và tác dụng phát sáng của dòng điện I. kiến thức cơ bản * Dòng điện đi qua m,ột vật dẫn thông thường, đều làm chovật dẫn nóng lên. Nếu vật dẫn nóng lên tới nhiệt độ cao thì phát sáng. * Dòng điện có thể làm sáng bóng đèn bút thử điện và đi ốt phát quang mặc dù các đèn này chưa nóng tới nhiệt độ cao. II. Các bài tập cơ bản 1. Hướng dẫn các bài tập giáo khoa 22.1. Tác dụng nhiệt của dòng điện có ích trong hoạt động của nồi cơm điện, ấm điện, không có ích khi máy thu hình, quạt điện và máy thu thanh hoạt động. 22.2. a. Khi trong ấm còn nước, nhiệt độ của ấm là 1000C. b. ấm điện bị cháy. Vì khi cạn hết nước khi đó nhiệt độ của ấm lên rất cao, làm cháy ruột ấm và có thể gây hoả hoạn. 69
  47. 22.3. D. Đèn báo ti vi. 2. Bài tập nâng cao. 22.4 . Tác dụng nhiệt của dòng điện có lợi và cũng có khi có hại. Hãy kể tên các tác dụng nhiệt có hại trong các dụng cụ sau: - Nồi cơm điện. - Bàn là. - Bóng đèn - Máy bơm nước ( mô tơ điện) - Máy ổn áp. 22.5. Khi dòng điện chạy trong vật dẫn đều nóng lên do tác dụng nhiệt. Vậy khi dòng điện chạy trên các trục điện tiêu thụ của thành phố thì tác dụng đó có lợi hay có hại. 22.6. Vì sao trong các bảng điện của gia đình người ta thường lắp các cầu chì? Cầu chì hoạt động dữa trên nguyên tắc nào. 22.7. Trong bàn là, bình nóng lạnh người ta có gắn “ rơle” nhiệt. Hỏi nó có tác dụng gì và hoạt động dựa trên nguyên tắc nào? 22.8. Nguyên nhân nhiều vụ cháy là do bị chập mạch điện. Hãy cho biết sự chập điện xảy ra trong điều kiện nào và cách đề phòng. 22.9. Tại sao đèn pin của chúng ta lúc mới lắp pin bóng đèn sáng hơn sau khi dùng nhiều ngày? 22.10. Khi nối một vật dẫn với nguồn điện ta không thấy vật phát sáng. Điều đó chứng tỏ dòng điện không có tác dụng phát quang. Hỏi nhận định trên có đúng không? 3. Bài tập trắc nghiệm. 22.11. Khi có dòng điện chạy qua một vật dẫn, khi đó: A. Vật dẫn nóng lên. B. Vật dẫn sẽ phát sáng. C. Vật dẫn vừa nóng lên vừa phát sáng. D. Làm không khí xung quanh nóng lên E. A, B và C đúng. Khẳng định nào trên đây đúng nhất? 22.12. Khi có dòng điện chạy qua dây tóc bóng đèn, khi đó: A. Dây tóc bóng đèn sẽ cháy sáng khi dòng điện . 70
  48. B. Dây tóc bóng đèn sẽ nóng lên khi có dòng điện lớn. C. Nếu dòng điện đủ lớn dây tóc bóng sẽ cháy sáng. D. Nếu dòng điện đủ lớn dây tóc nóng lên và phát sáng. E. Dây tóc có khả năng phát sáng khi dòng điện đủ lớn. Chọ câu đúng nhất trong các câu trên. 22.13. Tác dụng nhiệt có ích trong các dụng cụ sau: A. Quạt điện, nồi cơm điện. B. Bàn ủi và môtơ bơm nước. C. Máy làm lạnh, ổn áp. D. Máy giặt, máy cưa. E. Bàn ủi, nồi cơm điện. Chọn câu đúng nhất. 22.14. Các dụng cụ nào sau đây hoạt động dựa vào tác dụng nhiệt: A. Cầu chì, ổ cắm. B. Cầu chì, bàn ủi. C. Cầu chì Atômát. D. Cầu dao, ổ cắm. E. Máy ổn áp, cầu chì. Chọn câu đúng trong các câu trên. 22.15. Sự toả nhiệt vừa phát quang xẩy ra trong các hiện tượng sau: A. Khi loa phát thanh hoạt động. B. Khi chuông điện hoạt động. C. Khi tivi hoạt động. D. Khi máy bơn nước hoạt động. E. Máy điều hoà hoạt động. Chọn câu đúng trong các câu trên. 22.16. Dòng điện có tác dụng sau: A. Tác dụng nhiệt B. Tác dụng cơ học. C. Tác dụng phát quang. D. A và B đúng. E. A, B và C đúng. Chọn câu đúng nhất trong các câu trên. 23. Tác dụng từ, tác dụng hoá học và tác dụng sinh lý của dòng điện 71
  49. I. Kiến thức cơ bản * Dòng điện có tác dụng từ vì nó có thể làm quay nam châm. * Dòng điện có tác dụng hoá học, chẳng hạnkhi dòng điện đi qua dung dịch muối thì tạo thành lớp đồng bám trên thỏi than nối cực âm. * Dòng điện có tác dụng sinh lý, khi đi qua cơ thể người và động vật. II. Các bài tập cơ bản 1. Hướng dẫn các bài tập giáo khoa 23.1. B. các vụn sắt. 23.2. C. Tác dụng từ của dòng điện. 23.3. D. Làm biến đổi màu thgỏi than nối cực âm của nguồn điện nhúng trong dung dịch này. 23. 4. Đánh dấu thứ tự cột bên trái từ trên xuống: 1,2,3,4,5. Ta có thể ghép như sau: Tác dụng sinh lý - 5 ( cơ co giật) ; tác dụng nhiệt - 4 ( dây tóc bóng đèn sáng). ; Tác dụng hoá học - 2 ( mạ điện ) ; tác dụng phát sáng - 1 ( bóng bút thử điện) ; Tác dụng từ - 3 ( chuông điện kêu). 2. Bài tập nâng cao. 23.5. Nối hai thỏi than A và B nhúng trong A B dung dịch sun phát đồng ( CuSO4) như hình vẽ: a. Có dòng điện chạy trong mạch không? a. Hỏi có hiện tượng gì xẩy ra? b. Nếu biết sau một thời gian đồng bám vào Nguồn cực A hỏi cực nào là cực dương của nguồn? 23.6. Cần cẩu điện hoạt động dựa trên nguyên tắc nào? Em hãy thiết kế sơ đồ một cần cẩu dơn giản. 23.7. Để tránh điện giật khi sữa chữa điện ta cần phải làm thế nào? 23.8. Dòng điện có thể làm tê liệt thần kinh. Tại sao trong y học người ta lại sử dụng dòng điện để châm cứu? 23.9. Em hãy làm thí nghiệm chứng tỏ dòng điện có tác dụng từ bằng các dụng cụ sau: - Một nguồn điện 3V. - Một đoạn dây dẫn. - Một biến trở. - Một kim la bàn. 3. Bài tập trắc nghiệm 72
  50. 23.10. Dòng điện có thể gây ra những tác dụng nào sau đây: a. Làm quay kim nam châm b. Làm quay động cơ c. Làm tê liệt thần kinh d. Làm khô hồng huyết cầu e. Làm cháy sáng không khí. Chọn câu sai trong các câu trên. 23.11. Các vật sau chịu tác dụng từ của dòng điện: A. Bếp điện. B. Bóng đèn điện. C. Bình nóng lạnh. D. Chuông điện. E. Đèn LED. Chọn câu đúng trong các câu trên. 23.12. Dòng điện có tác dụng từ vì nó: A. Có thể làm quay động cơ điện. B. Làm quay kim la bàn. C. Làm chuông điện hoạt động. D. Làm đèn bàn sáng. E. Máy biến thế hoạt động. Chọn câu sai trong các câu trên. 23.13. Khi dòng điện đi qua cơ thể người gây ra: A. Tê liệt thần kinh. B. Làm cho tim ngừng đập. C. Các vết bỏng trên cơ thể. D. Khô hòng huyết cầu. E. Giảm béo cho người mập. Chọn câu sai trong các câu trên. 23.14. Tác dụng hoá học của dòng điện biểu hiện qua: A. Giải phóng đồng ở cực âm của nguồn điện. B. Khi bóng đèn phát ra ánh sáng. C. Giải phóng đồng ở thỏi than nối cực âm nguồn điện. D. Giải phóng đồng ở thỏi than nối hai cực nguồn điện. E. Giải phóng đồng ở thỏi than nối cực dương nguồn điện. Chọn câu đúng các câu trên. 23.15. Khi có dòng điện qua nam châm điện, nó có thể hút: A. Các mảnh nhôm nhỏ. 73
  51. B. Các vụn sắt. C. Các mảnh nhự xốp. D. Các vụn giấy. E. Bột kim loại đồng. Chọn câu đúng trong các câu trên. 24. Cường độ dòng điện I. Kiến thức cơ bản. * Dòng điện càng mạnh thì cường độ dòng điện càng lớn. * Đo cường độ dòng điện bằng Ampe kế. * Đơn vị cường độ dòng điện là Ampe. II. Các bài tập cơ bản 1. Hướng dẫn các bài tập giáo khoa 24.1. a. 0,35A = 350 mA ; b. 425mA = 0,425A ; c. 1,28 A = 1280 mA ; d. 32mA = 0,032A 24.2. a. GHĐ là 1,2A ; b. ĐCNN là 0,1A ; c. I1 = 0,3A ; d. I2 = 1.0A 24.3. a. Am pe kế số 3 ; b. Ampe kế số 1; c. Am pe kế số 2 hoặc số 4.; Ampe kế số 2 24.4. Dòng điện trong các sơ đồ đi vào các chốt (+) và đi ra khỏi chốt (-) của mỗi Ampe kế. 2. Bài tập nâng cao. 24.5. Chọn Am pe kế có giới hạn đo phù hợp với các dòng điện cần đo tương ứng trong các trường hợp sau: a. Dòng điện qua mạch có cường độ 0,35A 1. Am pe kế có giới hạn đo 100mA b. Dòng qua chuông điện có cường độ 90mA 2. Am pe kế có giới hạn đo 50mA c. Dòng qua đèn chiếu có cường độ 1,2A 3. Am pe kế có giới hạn đo 2,5A d. Dòng qua đèn nháy có cường độ 52mA 4. Am pe kế có giới hạn đo 1A + - 24.6. Một bạn vẽ sơ đồ để mắc Ampe kế để đo cường độ qua các bóng đèn như hình vẽ. Hỏi mắc mạch như thế đã đúng chưa? Tại sao? 24.7. Đề xuất phương án để sửa chữa sơ đồ mạch điện bài tập 24.6. để Ampe kế đo đúng dòng điện qua các bóng đèn. 24.8. Cho mạch điện như hình vẽ. K1 Đ1 Phải mắc Ampe kế ở đâu để biết dòng 74 Nguồn
  52. điện qua các bóng đèn khi hai khóa K2 K1 và K3 đều đóng, K2 mở. Đ2 K3 24.9. Cho một mạch điện như hình vẽ: Hỏi mắc am pe kế ở đâu để đo được dòng điện: a. Qua các bóng đèn? b. Qua nguồn. 24.10. Điền đấu thích hợp vào cực của các Ampe kế và chiều dòng điện trong mạch của bài tập 24.5 ở trên. Hỏi nếu có một Ampe kế bị ngược cực thì nó có chỉ đúng cường độ dòng điện chạy qua không? Tại sao? 24.11. Một Ampe kế bị lệch kim, khi chưa đo dòng điện mà kim không ở vị trí số không. Vì thế khi đo dòng không được chính xác. Để khắc phục tình trạng trên ta làm thế nào. 24.12. Khi nối một bóng đèn vào các cực của bình ắc quy, đèn sáng. Hỏi khi đó dòng điện có chạy qua bình ắc quy không? Tại sao? 3. Bài tập trắc nghiệm 24.13. Một bóng đèn mắc trong mạch sẽ: A. Sáng yếu khi có dòng điện. B. Không sáng khi dòng điện bình thường. C. Rất sáng khi cường độ dòng điện lớn. D. Sáng yếu khi cương độ dòng điện yếu. E. Sáng mờ khi điện tích dòng điện yếu. Chọn câu đúng trong các câu trên. 24.14. Để đo dòng điện qua vật dẫn, người ta mắc: A. Ampe kế song song với vật dẫn. B. Ampe kế nối tiếp với vật dẫn. C. Ampe kế trước với nguồn điện. D. Ampe kế sau với vật dẫn, nguồn điện. E. Ampe kế trước với vật dẫn, nguồn điện. Chọn câu đúng trong các câu trên. 75
  53. 24.15. để đo được dòng điện trong khoảng 0,10 A đến 2,20A ta nên sử dụng Ampe kế có GHĐ và ĐCNN như sau: A. 3A - 0,2A. B. 3000mA - 10mA. C. 300mA - 2mA D. 4A - 1mA E. 3A - 5mA. Chọn câu đúng trong các câu trên. 24.16. Một mạch điện gồm Am pe kế mắc nối tiếp với một bóng đèn có cường độ định mức 1,55A. Đèn sẽ sáng vừa khi : A. Am pe kế chỉ 1,75A. B. Am pe kế chỉ 0,75A. C. Am pe kế chỉ 1,45A. D. Am pe kế chỉ 2,5A. E. Am pe kế chỉ 3,5A. Chọn câu đúng trong các câu trên. 24.17. Dòng điện trong mạch có cường độ lớn, khi đó: A. Tác dụng từ trên nam châm điện càng mạnh. B. Tác dụng nhiệt trên bàn là, bếp điện càng mạnh. C. Tác dụng sinh lý đối với sinh vật và con người yếu. D. Lượng đồng bám ở thỏi than nối cực âm nguồn điên càng nhiều. E. Bóng đèn mắc trong mạch càng sáng. Chọn nhận định sai trong các nhận định trên. 24.18. Trong một mạch điện có hai ampe kế giống nhau, một đặt trước nguồn điện, một đặt sau nguồn. Khi đó : A. Số chỉ hai ampe là như nhau. B. Số chỉ hai ampe kế không như nhau. C. Ampe kế đầu có số chỉ lớn hơn. D. Ampe kế sau có số chỉ lớn hơn. E. Ampe nào có GHĐ số chỉ lớn. Chọn nhận định sai trong các nhận định trên. 25. Hiệu điện thế và hiệu điện thế giữa hai đầu dụng cụ điện I. Kiến thức cơ bản * Nguồn điện tạo ra sự nhiễm điện khác nhau ở hai cực của nó, do đó giữa hai cực của mỗi nguồn điện có một hiệu điện thế. 76
  54. * Đơn vị đo hiệu điện thế là vôn (V). Hiệu điện thế được đo bằng vôn kế. * Số vôn kế ghi trên mỗi nguồn điện là giá trị của hiệu điện thế giữa hai cực của nó khi chưa mắc vào mạch. II. Các bài tập cơ bản 1. Hướng dẫn các bài tập giáo khoa 25.1. a. 500kV = 500.000V ; b. 220V = 0,220 kV c. 0,5V = 500mV ; 6kV = 6000V. 25.2. a. GHĐ của vôn kế là 10V ; ĐCNN của vôn kế là 0,5V. c. Số chia của vôn kế khi kim nằm ở vị trí số (1) là 1,5V d. Số chia của vôn kế khi kim nằm ở vị trí số (2) là 7V 25.3. ta đánh số thứ tự từ trên xuống của cột bên phải lần lượt: 1,2,3,4. Khi đó ta có: Pin tròn 1,5V - (3) ; Pin vuông 4,5V - (4). ác quy 12V - (2) ; Pin mặt trời - (1). 2. Bài tập nâng cao 25.4. Trên một số dây điện có ghi: 250V - 5A. Con số đó có ý nghĩa gì? 25.5. Trong sơ đồ sau đây vôn kế nào mắc đúng. 1 2 25.6. Quan sát mạch điện như hình vẽ. Cho biết (V 1), (V2), (V3) cho biết điều gì? 1 A B 2 3 25.7. Tại sao khi đo hiệu điện thế giữa hai đầu nguồn điện ta phải nối cực dương của nguồn với cực dương của vôn kế và cực âm theocực âm của nguồn? Nếu nối sai có hiện tượng gì xẩy ra? 25.8. Mạng điện trong nhà em hiện nay đang sử dụng là bao nhiêu? Có thể mắc bóng đèn 110V - 40W và mạng điện đó được không? Tại sao? 77
  55. 25.9. Một vôn kế bị lệch kim, khi chưa đo hiệu điện thế mà kim không ở vị trí số không. Vì thế khi đo hiệu điện thế không được chính xác. Để khắc phục tình trạng trên ta làm thế nào? 25.10. Trên các viên pin con thỏ người ta đề 1,5V con số đó có ý nghĩa gì?. Em hãy dùng vôn kế đo hiệu điện thế giữa hai cực của viên pin và rút ra nhận xét. 2. Bài tập trắc nghiệm 25.11. Trong sơ đồ sau số chỉ của vôn kế vôn kế chính là: A. Hiệu điện thế giữa hai cực của nguồn điện. - + B. Hiệu điện thế của nguồn điện trong mạch. C. Hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn. D. Hiệu điện thế của dòng điện trong mạch. E. Hiệu điện thế toàn bộ mạch điện. Chọn câu đúng trong các câu trên. 25.12. Khi khoá K mở vôn kế chỉ: A. Hiệu điện thế giữa hai cực của nguồn điện. - + B. Hiệu điện thế của nguồn điện trong mạch. C. Hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn. K D. Hiệu điện thế của dòng điện trong mạch. E. Hiệu điện thế toàn bộ mạch điện. Chọn câu đúng trong các câu trên. 25.13. Nhìn vào mạch điện bên ta biết: A. Vôn kế (1) chỉ hiệu điện thế giữa hai đầu bóng Đ1. B. Vôn kế (1) chỉ hiệu điện thế giữa hai đầu hai bóng. C. Vôn kế (2) chỉ hiệu điện thế giữa hai đầu bóng Đ2. 1 2 Đ2 D. Vôn kế (2) chỉ hiệu điện thế giữa hai đầu bóng Đ1. E. Vôn kế (2) chỉ hiệu điện thế hai đầu hai bóng Đ1 Đ2. Đ1 Nhận định nào đúng trong các nhận định trên. 25.14. Cho mạch điện sau, khi đó: 1 A. V1 chỉ hiệu điện thế hai đầu nguồn điện. Đ2 B. V2 chỉ hiệu điện thế hai đầu bóng Đ1. Đ1 C. V2 chỉ hiệu điện thế hai đầu mạch điện. 2 D. V2 chỉ hiệu điện thế hai đầu mạch điện. E. V1 chỉ hiệu điện thế hai đầu bóng Đ2. Nhận định nào đúng trong các nhận định trên. 78
  56. 25.15. Cho mạch điện bên, biết hai bóng đèn cùng loại khi ta biết: A. K đóng số chỉ V1 luôn luôn lớn hơn số chỉ V2. B. K đóng số chỉ V2 luôn luôn lớn hơn số chỉ V1. 1 C. K mở số chỉ V2 luôn luôn lớn hơn số chỉ V1. Đ2 D. K đóng hay mở số chỉ V1 luôn lớn hơn số chỉ V2. Đ1 E. K đóng hay mở số chỉ V1 luôn không thay đổi. Nhận định nào đúng nhất trong các nhận định trên. 2 25.16. Hiệu điện thế luôn tồn tại ở: A. Hai đầu bình ắc quy. B.ở hai đầu viên pin. C.ở hai đầu vật dẫn. D.ở hai đầu đoạn mạch. E.ở hai đầu Đinamô. Nhận định nào đúng nhất trong các nhận định trên. 26. Hiệu điện thế giữa hai đầu dụng cụ điện I. Kiến thức cơ bản * Hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn tạo ra dòng điện chạy qua bóng đèn đó. * Hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn càng lớn thì dòng điện chạy qua bóng đèn có cường độ dòng điện cáng lớn. * Số vôn ghi trên mỗi dụng cụ điện cho biết hiệu điện thế định mức để dụng cụ đó hoạt động bình thường. II. Các bài tập cơ bản 1. Hướng dẫn các bài tập giáo khoa 26.1. Các trường hợp có hiệu điện thế khác 0 là a, c và d. 26.2. a. Ghi dấu (+) và chốt nối cực dương của nguồn. b. - Sơ đồ a: Vôn kế đo hiệu điện thế giữa hai cực để hở của nguồn điện . - Sơ đồ b: vôn kế đo hiệu điện thế giữa hài bóng đèn - Sơ đồ c. vôn kế đo hiệu điện thế giữa hai cực của nguồn trong mạch điện kín. ; Sơ đồ d: giống sơ đồ a. 26.3. trong sơ đồ d: vôn kế có số chỉ bằng 0. 2. Bài tập nâng cao A 26.4. Cho mạch điện như hình vẽ: 79
  57. a. Hỏi vôn kế nào chỉ hiệu điện thế lớn hơn? 220V 1 2 b. Khi mạch bị đứt tại A. Hỏi số các vôn kế có chỉ bao nhiêu? 26.5. Trong mạch điện hình bên vôn kế nào chỉ hiệu điện thế lớn hơn? 1 2 26.6. Hai bóng đèn giống hệt nhau. K được mắc vào mạng điện thành phố. a. Khi khoá K đóng cường độ dòng điện 220V Đ1 Đ2 chạy qua bóng đèn nào lớn hơn? b. Mở khoá K cường độ dòng điện qua các bóng thay đổi thế nào. 26.7. So sánh hiệu điện thế qua các bóng đèn trong mạch điện bên. Đ1 Đ2 Đ3 26.8. Hãy so sánh số chỉ của 1 hai vôn kế trong mạch điện bên. Biết các bóng đèn giống nhau. 2 26.9. Hãy so sánh hiệu điện thế hai đầu các bóng trong mạch điện . Biết các bóng đèn giống nhau. 3. Bài tập trắc nghiệm. 26.10. Ba bóng cùng loại 3V - 2W đèn mắc nối tiếp. Biết các bóng sáng bình thường (hình bên). Khi đó hiệu điên. thế của toàn mạch có giá trị: A. 7,5V. ; B. 6V. B. 9V. ; D. 6,5V ; E. 12V. Chọn câu trả lời đúng. 26.11. Khi các dụng cụ dùng điện mắc nối tiếp, khi đó: A. Cường độ dòng điện qua các dụng cụ không như nhau. B. Hiệu điện thế giữa hai đầu các dụng cụ như nhau. 80
  58. C. Dòng điện đi qua và hiệu điện thế hai đầu mỗi dụng cụ như nhau. D. Cường độ dòng điện qua các dụng cụ là giống nhau. E. Hiệu điện thế như nhau, dòng điện không như nhau. Chọn câu trả lời đúng. 26.12. Hai bóng đèn cùng loại mắc nối tiếp vào nguồn điện 9V, các bóng sáng bình thường. Khi đó: A. Hiệu điện thế định mức của chúng đều là 9V. B. Hiệu điện thế định mức của chúng bằng 4,5V. C. Hiệu điện thế định mức của chúng là 3V và 6V. D. Hiệu điện thế định mức của chúng là 6V và 3V. E. Hiệu điện thế định mức của chúng là 7V và 2V. Chọn câu trảlời đúng. 26.13. Hãy so sánh hiệu điện thế hai đầu các bóng trong mạch điện . M N P Q Biết các bóng đèn giống nhau loại 6V- 3W, các bóng sáng bình thường. Khi đó: A. UMN = UNP = UPQ = 6V B. UMN = UNP = UPQ = 9V C. UMN = UNP = UPQ = 12V D. UMN = UNP = UPQ = 3V E. UMN = UNP = UPQ = 7,5V Chọn câu đúng. 26.14. Có một số nguồn điện loại: 6V, 9V, 12V, 16V và hai bóng đèn loại 6V - 3W. Để các đèn sáng bình thường thì phải: A. Hai bóng nối tiếp với nguồn điện 9V. B. Hai bóng nối tiếp với nguồn điện 6V. C. Hai bóng song song với nguồn điện 9V. D. Hai bóng song song với nguồn điện 12V. E. Hai bóng nối tiếp với nguồn điện 12V. Chọn phương án đúng trong các phương án trên. 26.15. Hai bóng đèn khác loại, khi mắc nối tiếp với một nguồn điện. Khi đó: A. Một sáng bình thường, một không bình thường. B. Hai bóng mắc trong mạch đều sáng bình thường. C. Cường độ dòng như nhau nên chúng sáng bình thường. D. Nếu nguồn điện đủ hiệu điện thế chúng sáng bình thường. E. B và C đúng. Chọn nhận định đúng trong các nhận định trên. 81
  59. 27. Tổng kết chương 3 : Điện học I. Kiến thức cơ bản 1. Sự nhiễm điện do cọ xát, hai loại điện tích Có thể làm nhiễm điện nhiều vật bằng cách cọ xát. Một vật nhiễm điện có khả năng hút các vật khác. Các vật nhiễm điện cùng loại đẩy nhau, khác loại hút nhau. Một vật nhiễm điện âm nếu nhận thêm êlectron, nhiễm điện dương nếu mất bớt êlectrôn. 2. Dòng điện, nguồn điện Dòng điện là dòng chuyển dời có hướng của các điện tích. Mỗi nguồn điện đều có hai cực. 3. Chất dẫn điện và chất cách điện - Dòng điện trong kim loại Chất dẫn điện là chất cho dòng điện đi qua. Chất cách điệnlà chất không cho dòng điện đi qua. Dòng điện trong kim loại là dòng của các êlectron tự do dịch chuyển có hướng. 4. Sơ đồ mạch điện - chiều dòng điện Mạch điện có thể mô tả bằng sơ đồ và từ sơ đồ mạch điện cóthể lắp thêm mạch điện tương ứng. Chiều dòng điện là chiều từ cực dương qua dây dẫn và các thiết bị điện tới cực âm của nguồn điện. 5. Các tác dụng của dòng điện Dòng điện đi qua một vật dẫn thông thường, đều làm cho vật dẫn nóng lên. Nếu vật dẫn nóng lên tới nhiệt độ cao thì phát sáng. Dòng điện có tác dụng từ vì nó có thể làm quay nam châm. Dòng điện có tác dụng hoá học. Dòng điện có tác dụng sinh lý khi đi qua cơ thể người và các động vật, 6. Cường độ dòng điện và hiệu điện thế Dòng điện càng mạnh thì cường độ dòng điện càng lớn. Người ta đo cường độ dòng điện bằng Ampe kế - Đôưn vị cường độ dòng điện là ampe ( A). Nguồn điện tạo ra sự nhiễm điện khác nhau ở hai cực của nó, do đó giữa hai cực của mỗi nguồn điện đều có một hiệu điện thế. Hiệu điện thế giữa hai đầu vật dẫn tạo ra dòng điện chạy trong nó. Hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn càng lớn thì dòng điện chạy qua nó có cường độ càng lớn. Người ta đo hiệu điện thế bằng Vôn kế. Đơn vị của hiệu điện thế là von (V). 82
  60. II. Bài tập cơ bản 27.1. Tại sao khi cọ xát các thanh nhựa vào len dạ hoặc lụa thì thanh nhựa bị nhiễm điện, còn khi cọ xát thanh kim loại vào lụa thì nó không bị nhiễm điện. 27.2. Trên hai sợi tơ khô người ta treo hai quả cầu kim loại tiếp xúc nhau. Sau khi truyền cho một trong hai quả một lượng điện tích nào đó. Hỏi hiện tường gì sẽ xẩy ra? 27.3. Hiện tượng gì sẽ xẩy ra hai quả cầu trong bài 27.2 đang đẩy nhau cách một khoảng nào đó, nếu một trong trong hai quả bị phóng hết điện? 27.4. Trong mạch điện gồm nguồn điện và các thiết bị tiêu thụ điện. Khi có dòng điện trong mạch, nguồn điện chịu tác dụng nhiệt không? 27.5. Những vật sau đây vật nào là vật dẫn điện,vật cách điên? a. Dây kẽm. b. Dây cao su. c. Thanh gỗ d. Miếng gang. e. miếng nhựa. g. cốc nước muối. 27.6. Để làm kêu chuông điện, người ta lợi dụng tác dụng nào của dòng điện? 27.7. Đối với dây dẫn điện thì tác dụng nhiệt có lợi hay có hại? 27.8. Khi dòng điện chạy qua bình phân nó có gây ra tác dụng nhiệt không? 27.9. Phải mắc am pe kế và vôn kế như thế nào để đo hiệu điện thế và dòng điện qua vật dẫn? 27.10. Chọn câu sai trong các nhận định sau: A. Mỗi nguyên tử có các êlectron nên luôn bị nhiễm điện. B. Khi trung hòa khi: điện tích âm bằng điện tích dương. C. Khi nguyên tử mất bớt êlectron nó bị nhiễm điện. D. Khi nguyên tử nhận thêm êlectron nó bị nhiễm điện. E. Tất cả các nguyên tử đều có khả năng nhiễm điện. 27.11. Chọn câu sai trong các nhận định sau: A. Dòng điện là dòng chuyển dời có hướng của các điện tích. B. Trong kim loại dòng điện là dòng chuyển dời có hướng của các điện tích âm. C. Khi có hiệu điện thế giữa hai đầu vật dẫn, khi đó có dòng điện qua vật dẫn. D. Cường độ dòng điện như nhau, khi đi qua các vật dẫn mắc nối tiếp trong mạch. E. Khi hiệu điện thế giữa hai đầu vật dẫn càng lớn, dòng điện qua nõ càng lớn. 27.12. Dòng điện sẽ chạy qua vật dẫn khi: A. Hai đầu vật dẫn có một hiệu điện thế. B. Vật dẫn được nối với nguồn điện. C. Vật dẫn phải được nối tiếp với nguồn điện. 83
  61. D. Hai đầu vật dẫn phải có hiệu điện thế thích hợp. E. Vật dẫn chụi tác dụng từ và tác dụng hoá học. Chọn nhận định đúng. 27.13. Mạch điện bên là mạch gồm: A. Ba bóng mắc nối tiếp. Đ1 Đ2 Đ3 B. Đèn Đ1 nối tiếp Đ2 song song Đ3 C. Đèn Đ2 nối tiếp Đ3 song song Đ1 D. Đèn Đ1 song song Đ2 nối tiếp Đ3 E. Ba đèn cùng mắc song song. Chọn nhận định đúng. 27.14. Mạch điện bên là mạch gồm: A. Ba bóng mắc nối tiếp. B. Đèn Đ1 nối tiếp Đ2 song song Đ3 Đ1 Đ2 Đ3 C. Đèn Đ2 nối tiếp Đ3 song song Đ1 D. Ba đèn cùng mắc song song. E. Đèn Đ1 song song Đ2 nối tiếp Đ3 Chọn nhận định đúng. 27.15. Mạch điện bên gồm các bóng loại 3V, mắc vào nguồn 9V. Khi đó: A. Ba bóng sáng bình thường. B. Đèn Đ1 và Đ2 sáng Đ3 tối C. Ba sáng không bình thường. Đ1 Đ2 Đ3 D. Đèn Đ1 và Đ2 tối Đ3 sáng E. Ba bóng đều không sáng. Chọn nhận định đúng. III. Hướng dẫn và Đáp số 17.5. Câu b và câu c đúng. 17.6. Câu b đúng. 17.7. Sự nóng lên và sự nhiễm điện là hai hiện tượng không liên quan gì với nhau. Sự nhiễm điện của đũa thuỷ tinh do quá trình trao và nhận eléctron giữa lụa và đũa thuỷ tinh. 17.8. Khi cánh quạt hoạt động nó cọ xát liên tục với không khí và nó bị nhễm điện và nó hút các hạt bụi nên bụi bám vào. 17.9. Ta chỉ cần đưa ngón tay lại gần các mảnh giấy, nếu mảnh nào bị hút về phía tay chứng tỏ nó bị nhiễm điện. 17.10. Khi lau kính, màn hình Tivi vào những ngày hanh khô, vô tình ta đã làm cho chúng bị nhiễm điện và chúng có thể hút bụi nhiều hơn. 17.11. Khi hai quả cầu bấc treo gần nhau chúng hút nhau, khi đó các dây treo lệch khỏi vị trí cân bằng. 84
  62. 17.12. Để tách các trang sách một cách đẽ dàng người ta cho cuốn sách nhiễm điện. Khi đó các trang sách đẩy nhau xoè ra sau đó ta sấy khô sách ta sẽ mở nó dễ dàng. 17.13. Đưa các vật nhẹ như mẫu giấy, lông chim lại gần nếu bị hút thì ta biết vật đó bị nhiễm điện. 17.14. Trong các phân xưởng dệt may thường có nhiều bụi bông bay lơ lững gây ô nhiễm không khí, ảnh hưởng sức khoẻ công nhân. Những tấm kim loại nhiễm điện hút các bụi bông thực hiện nhiệm vụ “ thu gom” và làm sạch không khí trong phân xưởng. Câu A B C D E Câu A B C D E 17.15 x 17.18 x 17.16 x 17.19 x 17.17 x 17.20 x 18.5. Khi một vật nhiễm điện thì có thể cho hoặc nhận thêm các electron nên khối lượng của nó thay đổi. Nhưng vì khối lượng của các electron rất nhỏ so với khối lượng của vật nên ta coi như khối lưọng của vật không đổi. 18.6. Hình a. Đánh dấu (+) hoặc cùng đánh dấu (-) cho cả hai. Hình b. Đánh dấu ngược nhau cho 2 quả cầu. 18.7. Ta biết rằng một vật nhiễm điện âm thì vật đó thừa một số electron. Khi cho vật này tiếp xúc với vật không nhiễm điện thì một số electron ở vật nhiễm điện di chuyển sang vật không nhiễm điện khi cân bằng điện tích xẩy ra thì cả hai vật đềuthừa electron nên cả hai đều bị nhiễm điện âm. Vậy nhận định trên hoàn toàn chính xác. 18.8. Khi quả cầu C tích điện dương nó tác dụng lực lên quả câu A và B. Ta thấy quả cầu B tích điện âm. Quả cấu A có thể tích điện âm cũng có thể tích điện dương. Nếu A dương chứng tỏ lực của C hút B lớn hơn A hút B. Nếu A mang điện âm khi đó lực hút của C đối với A lớn hơn lực đẩy của B đối với A. 18.9. Khi làm thí nghiệm để kiểm tra các vật nhiễm điện đa số là các vật mang điện tích nhỏ nên lực hút hoặc đẩy giữa chúng rất nhỏ. Người ta sử dụng quả cầu bấc nhỏ, nhẹ nhằm kiểm tra vật nhiễm điện một cách chính xác hơn. Câu A B C D E Câu A B C D E 18.10 x 18.13 x 18.11 x 18.14 x 18.12 x 18.15 x 19.4. Các thiết bị dùng pin như rađiô, đồng hồ treo tường người ta đã quy định sẵn chiều mà dòng điện di chuyển để nó hoạt động. Nên khi ta lắp pin vào cần phải kiểm tra xem đã đúng chiều hay chưa. 85
  63. 19.5. Để thuận tiện cho việc sử dụng cũng như tránh cồng kềnh cho các thiết bị điện, người ta sử dụng các nguồn điện thích hợp để khi lắp vào tạo thẩm mỹ cho sản phẩm. 19.6. Nếu nối tắt các cực của nguồn điện thì sẽ làm cho nguồn điệnphóng điện và nhanh chóng hết điện. 19.7. Trên bề mặt ắc quy ngoài các cọc để đưa dòng điện vào hoặc ra thì ngưòi ta thưòng làm nắp bằng nhựa để cách điện. Nếu ta để bề mặt của ắc quy bẩn, có thể trong các chất giây bẩn đó có các chất dẫn điện như vậy vô tình ta đã đưa dòng điện ra ngoài một cách vô ích, làm cho ắc quy nhanh hết điện. 19.8. Khi xe chở “téc” xăng dầu do quá trình chuyển động có sự cọ xát giữa xe và không khí, cọ xát giữa xăng dầu với thùng chứa làm cho xe và các vật trên xe nhiễm điện. Như vậy dễ có hiện tượng phóng điện giữa thùng xe và lốp, dễ gây nguy cơ cháy. Do đó để đề phòng cháy nổ người ta phải nối xe với mặt đất. 19.9. Không thể xác định được các cực của nguồn điện bằng các dụng cụ trên. Muốn xác định ta cần biết được chiều của dòng điện trong mạch. Với các dụng cụ trên không cho phép chúng ta xác định được chiều của dòng điện. Câu A B C D E Câu A B C D E 19.10 x 19.13 x 19.11 x 19.14 x 19.12 x 19.15 x 20.5. - Chất dẫn điện: các kim loại như: Bạc, đông, vàng, nhôm, sắt, thuỷ ngân, than chì các dung dịch axít, kiềm, muối, nước thường dùng - Các chất cách điện ở điều kiện thường: nước nguyên chất, không khí gỗ khô, nhựa, cao su, mê ca, thuỷ tinh 20.6. Lý luận trên không chính xác: vì dòng điện là dòng chuyển dời có hướng của các electron trong vật, mà nhiễm điện chỉ là sự nhận hay nhường các electron từ vật này sang vật khác. Ví dụ: chiếc thước nhựa là vật rất dễ làm nhiễm điện nhưng nó lại là vật cách điện rất tốt. 20.7. Trong quá trình sửa chữa có nhiều lúc sơ ý để các bộ phận của cơ thể chạm vào các chi tiết đang có dòng điện chạy qua rất nguy hiểm. Để cho dòng điện không truyền qua cơ thể thì nguời thợ điện phải ngồi trên ghế cách điện hoặc đi dày, dép cách điện. 20.8. Gỗ khô là chất cách điện rất tốt, nhưng trong thí nghiệm bạn học sinh này vô tình quên rằng ruột bút chì là một thỏi than dẫn điện rất tốt. Nên khi vừa chạm tay vào đầu kia của bút chì thì bị điện giật. 20.9. Sợi chỉ tơ là một chất cách điện rất rốt, vì thế các điện tíc trên vật nhiễm điện không truyền được sang vật khác. 86
  64. 20.10. Cả hai chất cách điện hay dẫn điện đều quan trọng như nhau. Thử nghĩ rằng giả sử trong các dây quấn của các động cơ đang hoạt động do một nguyên nhân nào đó mà các chất cách điện mất tác dụng cách điện thì lập tức máy hỏng. điều đó rất nghiêm trọng nó không những ảnh hưởng đến công việc mà còn gây ra nguy hiểm cho những người điều khiển. Câu A B C D E Câu A B C D E 20.11 x 20.14 x 20.12 x 20.15 x 20.13 x 20.16 x 21.5. Sơ đồ đèn pin: K 1.5. a. Khi k mở bóng Đ1 sáng, bóng Đ2 tối. 21.7. Ta có thể mắc theo các sơ đồ sau: + - + - Nguồn Nguồn Nguồn 21.8. a. K1 đóng, ngắt K3. b. K3 đóng, ngắt K1 c. Ngắt K2, K1 và K2 đều đóng. 21.9.a. Đèn Đ1 sáng, đèn Đ2 và Đ3 tắt. b. Cả 3 đèn sáng. 21.10. Khi k1 đóng có dòng điện chạy qua nguồn, đèn Đ1 sáng. Câu A B C D E Câu A B C D E 21.11 x 21.14 x 21.12 x 21.15 x 21.13 x 21.16 x 22.4. Tác dụng nhiệt có hại trong các dụng cụ: - Máy bơm nước. - Máy ổn áp. 22.5. Khi dòng điện chạy qua các vật dẫn đều làm cho vật dẫn nóng lên và toả nhiệt. Với các dây dẫn của mạng điện nhiệm vụ chính của nó là dẫn điện, nếu bị nóng lên có thể làm tổn hại đến tuổi thọ của dây, mặt khác nó còn làm cho nhiệt độ của môi trường tăng lên gây ảnh hưởng cho môi sinh. 87
  65. 22.6. Cầu chì là một đoạn dâydẫn mắc nối tiếp với mạch điện, các đoạn dây chì này có tiết diện khác nhau và được tính toán trước sao cho nó chịu được dòng điện theo yêu cầu sử dụng. Nếu quá giới hạn đó dây chì sẽ bị nóng chảy là dây bị dứt ngắt làm mạck điện 22.7. Rơle nhiệt của bàn là là một băng kép, khi có dòng điện chạy qua băng kép nóng lên và hai tấm kim loại khác nhau và giãn nở vì nhiệt khác nhau làm cho băng kép cong lên. Khi nhiệt độ đạt đễn mức nào đó băng kép nhấc khỏi tiếp điểm của rơle”làm ngắt mạch điện. 22.8. Khi do một nguyên nhân nào đó các dây dẫn điện chập vào nhau, dòng điện tăng lên và toả ra một nhiệt lượng lớn gây hoả hoạn. Để đề phòng người ta phải mắc các dây dẫn xa nhau và đúng theo các yêu cầu kỹ thuật và phải kiểm tra thường xuyên. Ngoài ra các mạng điện trong gia đình phải được gắn với cầu chì hoặc aptômat đúng tiêu chuẩn vào mạch để cắt điện khi quá tải. 22.9. Pin mới lắp pin mới có khả năng cung cấp dòng điện mạnh hơn khi pin đã sử dụng lâu ngày. Vì thế tác dụng nhiệt và phát sáng của dòng điện khi pin mạnh tốt hơn khi pin yếu. 22.10. Nhận định trên sai. Khi có dòng điện chạy qua các vật dẫn đều gây ra tác dụng nhiệt. Nhưng nhiệt độ của vật chưa cao hoặc chưa đủ điều kiện để phát sáng vật dẫn. Câu A B C D E Câu A B C D E 22.11 x 22.14 x 22.12 x 22.15 x 22.13 x 22.16 x 23.5. a. Khi nối hai thỏi than A,B với nguồn thì trong mạch xuất hiện dòng điện vì dung dịch muối dẫn điện. b. Sau một thời gian ta thấy bạc bám vào một trong hai cực than A hoặc B đồng thời ta thấy bình điện phân sủi bọt và nóng lên. c. Cực B là cực dương. 23.6. Bộ phận chính của cần cẩu điện chính là một nam châm điện. Khi có dòng điện đi qua lõi sát của nam châm điện bị nhiễm từ tính có thể hút các vật làm bằng sắt như côngtaine để chứa hàng, sau đó bộ phận tời chỉ việc nâng vật lên và bốc dỡ theo nhu cầu. Sơ đồ đơn giãn của cần cẩu điện: Máy tời Cáp Nam châm điện Hàng 88
  66. 23.7. Khi sữa chữa điện nếu không có biện pháp đúng đắn rất nguy hiểm có thể dẫn đến chết người do điện giật. Để tránh điện giật cần phải tránh không tiếp xúc trực tiếp với điện, các dụng cụ sữa chữa phải bọc cách điện chổ tay cầm và luôn được giữ khô ráo. Tốt nhất khi sữa chữa nên cắt điện trước khi sửa chữa. 23.8. Tác dụng sinh lý của dòng điện có hại hay có lợi tuỳ thuộc vào dòng điện mạnh hay yếu. Nếu dòng điện mạnh thì rất nguy hiểm, nhưng nếu dòng điện yếu và được tính toán phù hợp, nó sẽ kích thích các cơ và các trung khu thần kinh hoạt động. dây dẫn 23.9. Bình thường kim la bàn luôn chỉ hướng Bắc - Nam, khi nó đặt cạnh dây dẫn có Kim la bàn dòng điện sẽ làm cho kim la bàn quay. Để nhận thấy điều đó ta có thể bố trí thí Biến trở nghiệm như hình bên. Nguồn Câu A B C D E Câu A B C D E 23.10 x 23.13 x 23.11 x 23.14 x 23.12 x 23.15 x 24.5.Có thể ghép theo phương án sau: a - (4) ; b - (1) ; c - (3) ; d - (1). 24.6. Không đúng, vì Ampe kế đo cường độ dòng điện nên phải mắc nối tiếp với các bóng đèn. 24.7. Ta có thể mắc theo sơ đồ sau: + - 24.8. Ta có thể mắc thêm các Ampe kế như sau: Nguồn 24.9. Ta có thể mắc thêm các Ampe kế như sau: 89
  67. 24.10. a. Điền dấu như hình vẽ. - b. Nếu mắc Ampe kế ngược cực ta không + - + thể đo được dòng mà còn có thể làm cháy + dụng cụ. - 24.11. Bất cứ dụng cụ đo các đại lượng vật lý nào trước khi đo ta phải xem các vật chỉ thị của nó đã đúng vạch số “0” hay chưa. Nếu chưa đúng ta phải điều chỉnh để quy “ 0” . Đối với Ampe kế ta tiến hành lấy “ Tuốc- vít” xoay đinh ốc gần trục quay của kim về số “0” rồi sau đó mới tiến hành đo. 24.12. Khi đèn sáng chứng tỏ trong mạch có dòng điện và mạch kín vì thế dòng điện trong mạch chạy qua các vật dẫn có trong mạch. Bản thân nguồn điện cũng là vật dẫn và vì thế có dòng chạy qua nó. Câu A B C D E Câu A B C D E 24.13 x 24.16 x 24.14 x 24.17 x 24.15 x 24.18 x 25.4. Các con số trên dây chỉ hiệu điện thế và dòng điện mà sợi dây có thể chịu đựng. 25.5. Vôn kế 1 mắc sai. 25.6. Vôn kế V1 chỉ hiệu điện thế giữa hai bóng đèn (1) và (2) từ trái qua phải. Vôn kế V2Chỉ hiệu điện thế trên đoạn mạck chứa hai bóng (2), (3) và vôn kế V3 chỉ hiệu điện thế trên đoạn mạch AB. 25.7. Do cấu tạo của vôn kế khi có dòng điện vào sẽ làm cho kim quay một góc nào đó. Chiều quay và góc quay phụ thuộc vào chiều của dòng điện. Nếu để dòng ngược làm kim quay ngược làm hỏng vôn kế. 25.8. Mạng điện sinh hoạt của mạng điện quốc gia là 220V vì thế ta không thể mắc bóng đèn 110V - 40W vó mạng. Nếu mắc vào làm bóng đèn sẽ cháy. 25.9. Bất cứ dụng cụ đo các đại lượng vật lý nào trước khi dô ta phải xem các vật chỉ thị của nó đã đúng vạch số “0” hay chưa. Nếu chưa đúng ta phải điều chỉnh để quy “ 0” . Đối với vôn kế ta tiến hành lấy “ Tuốc- vít” xoay đinh ốc gần trục quay của kim về số “0” rồi sau đó mới tiến hành đo. 25.10. Con số đó chỉ hiệu điện thế giữa hai cực của pin ( sau này học lớp trên ta gọi nó là sức điện động của nguồn điện). Nếu dùng vôn kế đo trực tiếp trên hai cực của pin thì vôn kế sẽ chỉ 1,5V. 90
  68. Câu A B C D E Câu A B C D E 25.11 x 25.14 x 25.12 x 25.15 x 25.13 x 25.16 x 26.4. a. Hai vôn kế đều chỉ 220V b. Khi mạch điện đứt ở A khi đó vôn kế V2 chỉ số 0 còn V1 chỉ 220V. 26.5. số chỉ của vôn kế V2 lớn hơn V1. 26.6. a. Hiệu điện thế hai đầu các bóng đèn như nhau do đó cường độ dòng điện chạy qua chúng là như nhau. b. Khi mở khoá K, hiệu điện thế hai đầu bóng đèn Đ1 không thay đổi nên cường độ qua Đ1 không đổi. Khi đó hiệu điện thế qua Đ2 bằng không ( mạch hở) do vậy cường độ dòng điện qua Đ2 bằng không. 26.7. Hiệu điện thế của ba bóng đèn đều như nhau. 26.8. Số chỉ hai vôn kế như nhau. 26.9. Hiệu điện thế trên các bóng là như nhau. Câu A B C D E Câu A B C D E 26.10 x 26.13 x 26.11 x 26.14 x 26.12 x 26.15 x 27.1. Thanh nhựa là vật không dẫn điện vì thế tại một vùng nào đó nhận thêm êlectron, các electron không thể di chuyển từ điểm này đến điểm khác kết quả nhựa nhiễm điện. Ngược lại kim loại dẫn điện tốt, nó có có thể cho ác electron di chuyển một cách dễ dàng. Do vậy nếu tại một vùng nào đó mất bớt electron thì nó có thể nhận các electron từ vải hoặc tay người để bù đắp. 27.2. Sau khi tích điện cho một trong hai quả cầu, vì chúng tiếp xúc nhau nên cả hai đều nhiễm điện cùng loại. Kết quả chúng đẩy nhau làm cúng lệc ra khỏi vị trí cân bằng. 27.3. Khi một trong hai quả mất điện đột ngột, chúng thôi đẩy nhau, cả hai trở về vị trí cân bằng , tiếp xúc nhau và truyền điện tích cho nhau. Sau đó chúng tiếp tục đẩy nhau lệch khỏi vị trí cân bằng với một góc nhỏ hơn góc lệch ban đầu. 27.4. Bản thân nguồn điện tạo ra dòng điện trong mạch, vừa đóng vai trò một vật dẫn. Khi có dòng điện chạy qua nguồn cũng gây ra tác dụng nhiệt làm cho nguồn nóng lên. 27.5. Các vật dẫn điện: dây kẽm, miếng gang, cốc nước muối. Các vật cách điện: dây cao su, thanh gỗ, miếng nhựa. 27.6. Tác dụng từ. 27.7. Có hại. 27.8. Ngoài tác dụng hoá học, dòng điện còn làm cho bình điện phân nóng lên. 27.9. Am pe kế mắc nối tiếp, vôn kế mắc song song với vật dẫn. 91
  69. Câu A B C D E Câu A B C D E 27.10 x 27.13 x 27.11 x 27.14 x 27.12 x 27.15 x 92