Bài tập trắc nghiệm môn Lịch sử Lớp 9 - Bài 14: Việt Nam sau chiến tranh thế giới thứ nhất - Năm học 2022-2023 (Có đáp án)

docx 3 trang binhdn2 07/01/2023 3292
Bạn đang xem tài liệu "Bài tập trắc nghiệm môn Lịch sử Lớp 9 - Bài 14: Việt Nam sau chiến tranh thế giới thứ nhất - Năm học 2022-2023 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxbai_tap_trac_nghiem_mon_lich_su_lop_9_bai_14_viet_nam_sau_ch.docx

Nội dung text: Bài tập trắc nghiệm môn Lịch sử Lớp 9 - Bài 14: Việt Nam sau chiến tranh thế giới thứ nhất - Năm học 2022-2023 (Có đáp án)

  1. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM LỊCH SỬ LỚP 9 BÀI 14: VIỆT NAM SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ NHẤT Câu 1: Tư bản Pháp đầu tư vốn nhiều nhất vào lĩnh vực nào? A. Nông nghiệp. B. Công nghiệp. C. Khai mỏ D. Giao thông vận tải. Câu 2: Số vốn mà Pháp đầu tư vào nông nghiệp lên tới 400 triệu phơrăng, gấp 10 lần trước chiến tranh được thực hiện vào năm nào? A. 1926 B. 1928 C. 1929 D. 1927 Câu 3: Tại sao tư bản Pháp tập trung vốn vào việc lập đồn điền cao su và khai thác than? A. Cao su và than có giá trị cao. B. Việt Nam nhiều cao su và than. C. Cao su và than là hai mặt hàng thị trường Pháp và thế giới có nhu cầu lớn. D. Cao su và than dễ khai thác. Câu 4: Thủ đoạn thâm độc nhất về chính trị của thực dân Pháp để nô dịch lâu dài nhân dân ta là gì? A. Thâu tóm quyền hành trong tay người Pháp. B. Thực hiện chính sách “chia để trị” C. Cấu kết với vua quan Nam triều để đàn áp nhân dân. D. Tăng cường khủng bố, đàn áp nhân dân. Câu 5: Trong chính sách thương nghiệp, vì sao thực dân Pháp đánh thuế nặng các hàng hóa nước ngoài vào Việt Nam? A. Muốn độc chiếm thị trường Việt Nam và Đông Dương. B. Tạo sự cạnh tranh giữa hàng hóa các nước nhập vào Đông Dương. C. Tạo điều kiện cho thương nghiệp Đông Dương phát triển. D. Không cho hàng hóa nước ngoài vào Việt Nam. Câu 6: Thái độ chính trị của giai cấp đại địa chủ phong kiến đối với thực dân Pháp như thế nào? A. Sẵn sàng phối hợp với tư sản dân tộc để chống Pháp khi bị chèn ép. B. Sẵn sàng thỏa hiệp với Pháp để chống tư sản dân tộc. C. Sẵn sàng thỏa hiệp với Pháp để hưởng quyền lợi. D. Sẵn sàng đứng lên chống thực dân Pháp khi bị cắt xén quyền lợi về kinh tế. Câu 7: Chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp tác động như thế nào đến nền kinh tế Việt Nam? A. Nền kinh tế Việt Nam lệ thuộc hoàn toàn vào nền kinh tế Pháp. B. Nền kinh tế Việt Nam Phát triển độc lập. C. Nền kinh tế Việt Nam vẫn lạc hậu, không phát triển. D. Nền kinh tế Việt Nam phát triển thêm một bước nhưng bị kìm hãm, lệ thuộc vào nền kinh tế Pháp. Câu 8: Vì sao tư bản Pháp tăng cường đầu tư phát triển giao thông vận tải? A. Để phục vụ nhu cầu đi lại của người dân Việt Nam. B. Để đáp ứng việc chuyên chở hàng hóa. C. Để phục vụ nhu cầu đi lại của tư bản Pháp. D. Phát triển ngành dịch vụ vận tải. Câu 9: Giai cấp nào trở thành tay sai, làm chỗ dựa cho thực dân Pháp tăng cường chiếm đoạt, bóc lột kinh tế, đàn áp chính trị đối với người nông dân? A. Giai cấp địa chủ phong kiến. B. Tầng lớp đại địa chủ. C. Tầng lớp tư sản mại bản D. Giai cấp tư sản dân tộc. Câu 10: Điểm mới trong chương trình khai thác thuộc địa lần thứ 2 của Pháp là gì? A. Vừa khai thác vừa chế biến. B. Đầu tư phát triển công nghiệp nhẹ. C. Tăng cường đầu tư thu lãi cao D. Đầu tư phát triển công nghiệp nặng. Câu 11: Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất xã hội Việt Nam tồn tại nhiều mâu thuẫn, trong đó mâu thuẫn
  2. nào là cơ bản nhất? A. Mâu thuẫn giữa tư sản và địa chủ. B. Mâu thuẫn giữa công nhân và tư bản C. Mâu thuẫn giữa nhân dân Việt Nam và chủ nghĩa thực dân Pháp D. Mâu thuẫn giữa nông dân và địa chủ. Câu 12: Vì sao giai cấp tư sản dân tộc không đủ khả năng nắm lấy sứ mệnh lãnh đạo cách mạng Việt Nam? A. A, B, C đúng B. Thái độ không kiên định dễ thỏa hiệp C. Số lượng ít, thế lực kinh tế yếu. D. Bị tầng lớp tư sản mại bản chèn ép. Câu 13: Lực lượng hăng hái và đông đảo nhất của cách mạng Việt Nam là giai cấp nào? A. Giai cấp tiểu tư sản. B. Giai cấp tư sản. C. Giai cấp nông dân. D. Giai cấp công nhân. Câu 14: Trong chính sách thương nghiệp, Pháp đã đánh thuế nặng các hàng hóa nước ngoài vì A. Tạo sự cạnh tranh giữa hàng hóa các nước nhập vào Đông Dương. B. Tạo điều kiện cho thương nghiệp Đông Dương phát triển. C. Muốn độc quyền chiếm thị trường Việt Nam và Đông Dương. D. Cản trở sự xâm nhập của hàng hóa nước ngoài. Câu 15: Giai cấp có số lượng tăng nhanh trong cơ cấu xã hội Việt Nam do hậu quả của cuộc khai thác lần thứ hai của thực dân Pháp sau chiến tranh là giai cấp nào? A. Công nhân B. Tư sản C. Địa chủ D. Nông dân Câu 16: Chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp bắt đầu vào năm nào? A. 1914 B. 1918 C. 1920 D. 1919 Câu 17: Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, xã hội Việt Nam tồn tại nhiều mâu thuẫn, trong đó mâu thuẫn cơ bản nhất là gì? A. Mâu thuẫn giữa nông dân và địa chủ. B. Mâu thuẫn giữa nhân dân Việt Nam và thực dân Pháp. C. Mâu thuẫn giữa công dân và tư bản. D. Mâu thuẫn giữa tư sản Pháp và tư sản dân tộc. Câu 18: Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, chính sách chính trị của pháp ở Việt Nam là gì? A. Mua chuộc, lôi kéo địa chủ và tư bản người Việt. B. Vua quan Nam Triều chỉ là bù nhìn, quyền lực trong tay người Pháp. C. Thẳng tay đàn áp, khủng bố nhân dân ta. D. A, B, C đúng. Câu 19: Nguyên nhân thúc đẩy cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của Pháp là gì? A. Chuẩn bị cho chiến tranh thế giới. B. Biến Việt Nam thành thị trường tiêu thụ của Pháp. C. Phát triển thuộc địa. D. Bù đắp những thiệt hại do chiến tranh thế giới gây ra. Câu 20: Giai cấp công nhân Việt Nam có những đặc điểm riêng nào? A. Đại diện cho lực lượng sản xuất tiến bộ B. Bị ba tầng lớp áp bức bóc lột, có quan hệ tự nhiên với giai cấp nông dân kế thừa truyền thống yêu nước của dân tộc C. Có tinh thần yêu nước chống giặc ngoại xâm. D. Điều kiện lao động và sinh sống tập trung. Câu 21: Thực dân Pháp thi hành chính sách "chia để trị", chia nước ta thành ba kỳ với ba chế độ chính trị khác nhau, đó là: A. Nam Kì: thuộc Pháp; Trung Kì: nửa bảo hộ; Bắc Kì: bảo hộ. B. Nam Kì: bảo hộ; Trung Kì: thuộc Pháp; Bắc Kì: bảo hộ. C. Nam Kì: nửa bảo hộ; Trung Kì: bảo hộ; Bắc Kì: thuộc Pháp. D. Nam Kì: thuộc Pháp; Trung Kì: bảo hộ; Bắc Kì: nửa bảo hộ.
  3. Câu 22: Giai cấp nào có tinh thần cách mạng triệt để, có ý thức tổ chức kỉ luật gắn với nền sản xuất hiện đại, có quan hệ mật thiết với giai cấp nông dân. A. Giai cấp tiểu tư sản. B. Giai cấp tư sản. C. Giai cấp nông dân. D. Giai cấp công nhân. ĐÁP ÁN 1 A 6 C 11 B 16 D 21 A 2 D 7 D 12 A 17 D 22 D 3 C 8 B 13 C 18 B 4 B 9 D 14 C 19 D 5 A 10 C 15 A 20 B