Bài tập trắc nghiệm môn Lịch sử Lớp 8 - Bài 30: Phong trào yêu nước chống Pháp từ đầu thế kỉ XX đến năm 1918 - Năm học 2022-2023 (Có đáp án)

docx 2 trang binhdn2 07/01/2023 4290
Bạn đang xem tài liệu "Bài tập trắc nghiệm môn Lịch sử Lớp 8 - Bài 30: Phong trào yêu nước chống Pháp từ đầu thế kỉ XX đến năm 1918 - Năm học 2022-2023 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxbai_tap_trac_nghiem_mon_lich_su_lop_8_bai_30_phong_trao_yeu.docx

Nội dung text: Bài tập trắc nghiệm môn Lịch sử Lớp 8 - Bài 30: Phong trào yêu nước chống Pháp từ đầu thế kỉ XX đến năm 1918 - Năm học 2022-2023 (Có đáp án)

  1. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM LỊCH SỬ LỚP 8 BÀI 30: PHONG TRÀO YÊU NƯỚC CHỐNG PHÁP TỪ ĐẦU THẾ KỈ XX ĐẾN NĂM 1918 Câu 1: Phan Châu Trinh đã đề cao phương châm gì đối với nhân dân Việt Nam? A. “Tự lực, tự cường”. B. “Tự lực cánh sinh” C. “Tự lực khai hoá”. D. “Tự do dân chủ”. Câu 2: Ý định chuyến xuất dương đầu năm 1905 của Phan Bội Châu là gì? A. Cầu viện (khí giới, tiền bạc) để đánh Pháp. B. Mua khí giới để đánh Pháp. C. Liên hệ để đưa thanh niên sang Nhật du học. D. Nhờ Nhật đào tạo cán bộ cho cuộc vũ trang sau này. Câu 3: Vì sao Nguyễn Ái Quốc không đi theo con đường cứu nước mà Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh và các bậc tiền bối yêu nước đầu thế kỉ XX đã chọn? A. Con đường của họ là con đường cách mạng tư sản B. Nguyễn Ái Quốc nhìn thấy sự bế tắc của con đường đó. C. Con đường cứu nước của họ chỉ đóng khung trong nước, không thoát khỏi sự bế tắc của chế độ phong kiến D. Con đường của họ không có nước nào áp dụng Câu 4: Vì sao trong giai đoạn chiến tranh thế giới thứ nhất, sản xuất ở nông thôn Việt Nam giảm sút? A. Trồng cây công nghiệp phục vụ chiến tranh. B. Nhân dân bị bắt đi lính, diện tích trồng lúa bị thu hẹp. C. Thực dân Pháp tăng cường vơ vét phục vụ chiến tranh. D. Nước Pháp tham gia chiến tranh, Việt Nam bị ảnh hưởng. Câu 5: Điểm nào dưới đây là điểm giống nhau của Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh trong quá trình hoạt động cách mạng của mình? A. Đều chủ trương thực hiện cải cách dân chủ. B. Đều noi gương Nhật Bản để tự cường. C. Đều chủ trương giương cao ngọn cờ giải phóng dân tộc. D. Đều thực hiện chủ trương dùng bạo lực cách mạng để đánh đuổi thực dân Pháp. Câu 6: Kết quả lớn nhất của phong trào chống sưu thuế năm 1908? A. Địa chủ phong kiến phải giảm sưu thuế cho nông dân. B. Thức tỉnh phong trào chống sưu thuế ở các tỉnh Bắc Kì. C. Làm tê liệt chính quyền của thực dân phong kiến ở nông thôn. D. Lối làm ăn theo phương thức tư bản chủ nghĩa được truyền bá. Câu 7: Phong trào Duy tân của Phan Châu Trinh bùng nổ vào thời gian nào, khởi điểm của phong trào ở tỉnh nào? A. Bùng nổ vào tháng 2 - 1908, khởi điểm ở Quảng Ngãi. B. Bùng nổ vào tháng 5 - 1908, khởi điểm ở Bình Định. C. Bùng nổ vào tháng 3 - 1908, khởi điểm ở Phú Yên. D. Bùng nổ vào tháng 3 - 1908, khởi điểm ở Quảng Nam. Câu 8: Lực lượng chính của cuộc khởi nghĩa Thái Nguyên (1917) là A. Nông dân-thợ thủ công. B. Công nhân-tiểu tư sản. C. Tù chính trị phối hợp binh lính người Việt trong quân đội Pháp. D. Nông dân và công nhân. Câu 9: Số lính thợ người Đông Dương chiếm bao nhiêu tổng số lính thợ trong tất cả các thuộc địa của Pháp? A. 1/3 tổng số lính thợ. B. 2/3 tổng số lính thợ. C. 1/2 tổng số lính thợ. D. 1/4 tổng số lính thợ. Câu 10: Trong những năm trở lại Pháp, Nguyễn Ái Quốc đã nhanh chóng trở thành nhân vật lãnh đạo của tổ chức nào? A. Hội Việt kiều yêu nước tại Véc-xai. B. Hội Liên hiệp các dân tộc thuộc địa.
  2. C. Phong trào đấu tranh của công nhân Pháp. D. Hội người Việt Nam yêu nước ở Pa-ri. Câu 11: Chương trình học gồm các bài về địa lý, lịch sử, khoa học thường thức. Bên cạnh hình thức mở trường, các nhà Nho bến bộ còn tổ chức các buổi bình văn và xuất bản sách báo. Đó là hoạt động của tổ chức nào? A. Đông Kinh nghĩa thục. B. Cuộc vận động Duy tân. C. Hội Duy tân. D. Câu A và C đúng. Câu 12: Tổ chức phong trào Đông Du là ai? A. Phan Châu Trinh B. Hội Duy Tân C. Phan Bội Châu D. Lương Văn Can, Nguyễn Quyền. Câu 13: Sau nhiều năm bôn ba ở các nước châu Phi, châu Mĩ, châu Âu, Nguyễn Ái Quốc trở lại nước Pháp vào thời gian nào? A. Tháng 12 năm 1917. B. Tháng 11 năm 1917. C. Tháng 6 năm 1919. D. Tháng 2 năm 1918. Câu 14: Nguyễn Ái Quốc sinh ra và lớn lên trong một gia đình như thế nào? A. Gia đình công nhân nghèo yêu nước. B. Gia đình địa chủ nhỏ yêu nước. C. Gia đình trí thức yêu nước. D. Gia đình nông dân nghèo yêu nước Câu 15: Mở trường, diễn thuyết về các đề tài sinh hoạt xã hội, tình hình thế giới, tuyên truyền đả phá các hủ tục phong kiến lạc hậu, đua nhau cắt tóc ngắn, mặc áo ngắn, đả kích quan lại xấu, cổ động việc mở mang công thương Đó là hoạt động của phong trào nào? A. Đông Kinh nghĩa thục (1907) B. Cuộc vận động Duy tân (1908) C. Phong trào Đông du (1905) D. Phong trào chống thuế ở Trung Kì (1908) Câu 16: Nguyễn Tất Thành rời cảng Nhà Rồng (Sài Gòn) năm nào? A. Năm 1913. B. Năm 1914. C. Năm 1912. D. Năm 1911. Câu 17: Vào năm 1908, phong trào chống đi phu, chống sưu thuế diễn ra sôi nổi ở đâu? A. Quảng Nam-Quảng Ngãi. B. Quảng Nam-Đà Nẵng. C. Quảng Trị-Quảng Nam. D. Quảng Bình-Quảng Nam. Câu 18: Phong trào Đông Du đưa thanh niên Việt Nam sang nước nào học tập? A. Nước Pháp. B. Nước Nga. C. Nước Nhật. D. Nước Mỹ. Câu 19: Trong thời gian học ở trường Quốc học Huế, Nguyễn Ái Quốc thường được thấy câu khẩu hiệu gì của Pháp? A. “Tự do, bình đẳng, bác ái”. B. “Tự do, dân chủ, cơm áo, hoà bình”. C. “Độc lập dân tộc cho các nước thuộc địa”. D. “Tự do ngôn luận và tự do báo chí”. Câu 20: Hội Duy tân do Phan Bội Châu đứng đầu được thành lập năm nào? A. Năm 1908 B. Năm 1906 C. Năm 1902 D. Năm 1904 ĐÁP ÁN 1 C 5 B 9 D 13 A 17 A 2 A 6 C 10 D 14 C 18 C 3 B 7 D 11 A 15 B 19 A 4 B 8 C 12 B 16 D 20 D