Bài tập trắc nghiệm môn Lịch sử Lớp 6 - Bài 20: Từ sau Trưng Vương đến trước Lý Nam Đế (Tiếp theo) - Năm học 2022-2023 (Có đáp án)

docx 2 trang binhdn2 07/01/2023 4540
Bạn đang xem tài liệu "Bài tập trắc nghiệm môn Lịch sử Lớp 6 - Bài 20: Từ sau Trưng Vương đến trước Lý Nam Đế (Tiếp theo) - Năm học 2022-2023 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxbai_tap_trac_nghiem_mon_lich_su_lop_6_bai_20_tu_sau_trung_vu.docx

Nội dung text: Bài tập trắc nghiệm môn Lịch sử Lớp 6 - Bài 20: Từ sau Trưng Vương đến trước Lý Nam Đế (Tiếp theo) - Năm học 2022-2023 (Có đáp án)

  1. TRẮC NGHIỆM BÀI 20 MÔN LỊCH SỬ 6: TỪ SAU TRƯNG VƯƠNG ĐẾN TRƯỚC LÝ NAM ĐẾ (GIỮA THẾ KỈ I-GIỮA THẾ KỈ VI) (TIẾP THEO) Câu 1: Nhân dân và hào kiệt khắp nơi hưởng ứng cuộc khởi nghĩa của Lý Bí vì A. Thứ sử Giao Châu là Tiêu Tư tàn bạo. B. Lý Bí là người tài giỏi, có uy tín trong nhân dân. C. Do chính sách đô hộ tàn bạo của nhà Lương. D. Cả ba lí do trên. Câu 2: Lý Bí lên ngôi hoàng đế A. Mùa xuân năm 542 B. Mùa xuân năm 543 C. Mùa xuân năm 544 D. Mùa xuân năm 545 Câu 3: Lý Bí phất cờ khởi nghĩa năm A. 541 B. 542 C. 543 D. 544 Câu 4: Giúp vua cai quản mọi việc là A. Phạm Tu B. Triệu Túc C. Triệu Quang Phục D. Tinh Thiều Câu 5: Em có nhận xét gì về chính sách cai trị của nhà Lương đối với Giao Châu? A. Chính sách của nhà Lương tàn bạo, mất lòng dân. B. Đây chính là nguyên nhân dẫn tới các cuộc khởi nghĩa của nhân dân chống lại ách đô hộ của nhà Lương. C. Tạo điều kiện phát triển nền kinh tế nước ta. D. Câu A và B đúng. Câu 6: Nhà Lương chia nhỏ nước ta như vậy để A. Dễ bề cai trị, quản lí chặt chẽ hơn, siết chặt ách đô hộ. B. Cử được nhiều quan chức người Trung Quốc. C. Dễ bề cai trị, dễ bóc lột. D. Dễ thu thuế, dễ quản lí, dễ đàn áp. Câu 7: Lý Bí lên ngôi hoàng đế, sử cũ gọi là A. Lý Bắc Đế. B. Lý Đông Đế. C. Lý Nam Đế. D. Lý Tây Đế. Câu 8: Về mặt hành chính, chính quyền đô hộ nhà Lương đã chia nước ta thành A. Sáu châu (Giao Chỉ, Giao Châu, Ái Châu, Đức Châu, Minh Châu, Hoàng Châu). B. Sáu châu (Giao Châu, Ái Châu, Đức Châu, Lợi Châu, Minh Châu, Hoàng Châu). C. Hai quận (Giao Chỉ và Cửu Chân). D. Ba quận (Giao Chỉ, Cửu Chân và Nhật Nam). Câu 9: Đầu thế kỉ VI, đô hộ Giao Châu là A. Nhà Tần B. Nhà Ngô C. Nhà Hán D. Nhà Lương Câu 10: Niên hiệu của Lý Bí sau khi lên ngôi là A. Quang Đức B. Thiên Đức C. Thuận Đức D. Khởi Đức Câu 11: Khi được nhà Lương phong cho chức “gác công thành”, Thiều tỏ thái độ A. Bất bình, bỏ về quê. B. Thần phục, chấp nhận. C. Tập hợp lực lượng chống lại nhà Lương. D. Phản kháng chống lại nhà Lương. Câu 12: Khi Lý Bí nổi dậy khởi nghĩa hào kiệt bốn phương cùng liên kết hưởng ứng. Họ là ai? Ở đâu? A. Triệu Túc và con là Triệu Quang Phục ở Chu Diên (Hà Nội). B. Phạm Tu ở Thanh Liệt (Thanh Trì - Hà Nội). C. Lý Phục Man ở Cổ Sở (Hà Tây), Tinh Thiều ở Thái Bình.
  2. D. Tất cả các câu trên đều đúng. Câu 13: Để siết chặt ách đô hộ đối với nhân dân ta nhà Lương đã A. Phân biệt đối xử gay gắt, người Việt không được giữ chức vụ quan trọng. B. Chia lại các quận huyện để cai trị và đặt tên mới. C. Tiến hành bóc lột dã man, đặt ra những thứ thuế hết sức vô lí, tàn bạo. D. Cả ba câu trên đều đúng. Câu 14: Lý Nam Đế thành lập triều đình với hai ban văn, võ. Người đứng đầu ban văn, ban võ là ai A. Triệu Túc đứng đầu ban văn, Tinh Thiều đứng đầu ban võ. B. Phạm Tu đứng đầu ban văn, Triệu Túc đứng đầu ban võ. C. Phạm Tu đứng đầu ban văn, Tinh Thiều đứng đầu ban võ. D. Tinh thiều đứng đầu ban văn, Phạm Tu đứng đầu ban võ. Câu 15: Người được nhà Lương cử làm Thứ sử Giao Châu đầu thế kỉ VI A. Tiêu Tư. B. Tiết Tổng. C. Tôn Tư. D. Giả Tông. ĐÁP ÁN 1 B 4 B 7 C 10 B 13 D 2 C 5 D 8 A 11 A 14 D 3 B 6 A 9 D 12 C 15 A