Bài tập trắc nghiệm môn Lịch sử Lớp 11 - Bài 8: Ôn tập lịch sử thế giới cận đại - Năm học 2022-2023 (Có đáp án)

docx 4 trang binhdn2 07/01/2023 3050
Bạn đang xem tài liệu "Bài tập trắc nghiệm môn Lịch sử Lớp 11 - Bài 8: Ôn tập lịch sử thế giới cận đại - Năm học 2022-2023 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxbai_tap_trac_nghiem_mon_lich_su_lop_11_bai_8_on_tap_lich_su.docx

Nội dung text: Bài tập trắc nghiệm môn Lịch sử Lớp 11 - Bài 8: Ôn tập lịch sử thế giới cận đại - Năm học 2022-2023 (Có đáp án)

  1. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM MÔN LỊCH SỬ 11 BÀI 8: ÔN TẬP LỊCH SỬ THẾ GIỚI CẬN ĐẠI Câu 1: Một trong những điểm tích cực của cách mạng tư sản thời cận đại là: A. xoá bỏ chế độ phong kiến, xác lập ché độ tư bản chủ nghĩa. B. đưa loài người bước vào nên văn minh mới - văn minh hậu công nghiệp. C. đưa giai cấp tư sản lên vũ đài chính trị. D. tạo điều kiện cho sự phát triển kinh tế, chính trị. Câu 2: “Vô sản tất cả các nước đoàn kết lại”, đó là chủ trương của A. Quốc tế thứ hai. B. Quốc tế Cộng sản. C. Quốc tế thứ nhất. D. Mác và Ăng-ghen trong Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản. Câu 3: Một điểm nổi bật trong chính sách đối ngoại của các nước tư bản khi chuyển sang giai đoạn độc quyền là A. Thành lập nhiều tổ chức độc quyền xuyên quốc gia B. Xuất khẩu tư bản ra nước ngoài C. Hợp tác với các nước, các khu vực trên thế giới D. Đẩy mạnh các cuộc chiến tranh xâm lược thuộc địa Câu 4: Chủ nghĩa tư bản chuyển từ giai đoạn ự do cạnh tranh sang giai đoạn độc quyền vào thời gian nào? A. Những năm cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX B. Cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX C. Giữa thế kỉ XIX D. Đầu thế kỉ XX Câu 5: Nét chung giống nhau giữa ba nước Đông Dương trong sự nghiệp đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân Pháp cuối thế kỉ XIX đầu thể kỉ XX là: A. biểu hiện tinh thần đoàn kết của nhân dân ba nước Đông Dương. B. mang tính chất tự phát, do sĩ phu phong kiến hay nông dân lãnh đạo. C. sử dụng bạo lực cách mạng còn hạn chế. D. mang tính tự giác, do giai cấp vô sản lãnh đạo. Câu 6: Cuộc cách mạng tư sản dưới sự lãnh đạo của liên minh giữa tư sản với quý tộc mới là A. Cách mạng Anh thế kỉ XVII B. Cải cách nông nô ở Nga (1860 – 1861) C. Cách mạng Mĩ cuối thế kỉ XVIII D. Cách mạng Pháp cuối thế kỉ XVIII Câu 7: Nguyên nhân sâu xa làm bùng nổ các cuộc cách mạng tư sản thời cận đại là: A. trong lòng xã hội phong kiến đã chất chứa nhiều mâu thuẫn không thể giải quyết được. B. trong lòng xã hội phong kiến đã hình thành và phát triển lực lượng sản xuất tư bản chủ nghĩa. C. xã hội phong kiến đã mất hết vai trò lịch sử. D. trong lòng xã hội phong kiến đã có chế độ tư bản chủ nghĩa. Câu 8: Năm 1889, tổ chức nào ra đời ở Mĩ Latinh? A. “Liên mình tôn giáo của các nước cộng hoà châu Mĩ" B. “Châu Mĩ là sân sau của Mĩ”. C. "Châu Mĩ của người châu Mĩ". D. “Liên mình dân tộc các nước cộng hoà châu Mĩ". Câu 9: Hạn chế của Cách mạng Tân Hợi năm 1911 ở Trung Quốc là: A. không giải quyết vấn đề ruộng đất cho nông dân. B. tât cả đều đúng. C. Không thủ tiểu tận gốc chế độ phong kiến ở Trung Quốc. D. không đụng chạm đến các nước đế quốc xâm lược. Câu 10: Mâu thuẫn cơ bản trong xã hội tư bản chủ nghĩa là:
  2. A. mâu thuẫn giữa giai cấp tư sản và giai cấp nông dân. B. mâu thuẫn giữa giai cấp tư sản và giai cấp phong kiến. C. mâu thuẫn giữa giai cấp tư sản và giai cấp công nhân. D. mâu thuẫn giữa giai cấp nông dân và giai cấp phong kiến. Câu 11: Nguyên nhân cơ bản làm cho phong trào đấu tranh của nhân dân các nước châu Phi chống thực dân phương Tây bị thất bại là: A. phong trào nổ ra chưa đồng bộ. B. trinh độ tổ chức còn thấp, chênh lệch về lực lượng. C. các nước phương Tây liên kết nhau đàn áp. D. các nước châu Phi chưa có kinh nghiệm trong đấu tranh chống thực dân. Câu 12: Cuộc cách mạng tư sản nào được coi là “Đại cách mạng”? A. Cách mạng Nga 1905- 1907 B. Cách mạng Mĩ cuối thế kỉ XVII C. Cách mạng Pháp cuối thế kỉ XVIII D. Cách mạng Đức, Italia cuối thế kỉ XIX Câu 13: Một cuộc tấn công “chọc trời” của giai cấp vô sản diễn ra vào ngày 18-3-1871, đó là sự kiện nào? A. Phong trào Hiến chương ở Anh. B. Khởi nghĩa Sơ-lê-din ở Đức. C. Phong trào Li-ông ở Pháp. D. Công xã Pa-ri (Pháp). Câu 14: Cuộc cách mạng thời cận đại nào được Lê-nin đánh giá là một cây chổi không lồ quét sách mọi rác rưởi ở châu Âu? A. Cách mạng tư sản Hà Lan. B. Cách mạng tư sản Pháp. C. Cách mạng tư sản Anh. D. Cách mạng tư sản Đức. Câu 15: Nước nào ở Đông Nam Á trong nửa sau thể kỉ XIX trở thành "vùng đệm" của đế quốc Anh và Pháp? A. Xiêm (nay là Thái Lan). B. Mã Lai (nay là Ma-lai-xi-a). C. Miễn Điện (nay là Mi-an-ma). D. Xing-ga-po. Câu 16: Cuộc cách mạng được đánh giá là cuộc cách mạng mạng tính chất tư sản chống đế quốc đầu tiên ở Đông Nam Á là: A. cách mạng ở In-đô-nê-xi-a. B. cách mạng ở Xing-ga-po. C. cách mạng ở Phi-lip-pin. D. cách mạng ở Miến Điện. Câu 17: Mục tiêu chung của các cuộc cách mạng tư sản là A. Đánh đổ giai cấp địa chủ phong kiến, thiết lập chính quyền nhà nước của giai cấp tư sản và nông dân B. Giải quyết mâu thuẫn giữa quan hệ sản xuất phong kiến lỗi thời với lực lượng sản xuất tư bản chủ nghĩa C. Lật đổ giai cấp địa chủ phong kiến, giành quyền lợi cho giai cấp nông dân và nhân dân lao động D. Tấn công vào giai cấp địa chủ phong kiến, giành quyền lợi cho giai cấp tư sản Câu 18: Cuộc cách mạng tư sản diễn ra dưới hình thức cuộc vận động thống nhất đất nước là A. Cách mạng Mĩ cuối thế kỉ XVIII B. Cách mạng Nga 1905 – 1907 C. Cách mạng Pháp cuối thế kỉ XVIII D. Cách mạng Đức, Italia cuối thế kỉ XIX Câu 19: Người sáng lập học thuyết chủ nghĩa xã hội khoa học là A. Ăngghen và Lênin B. Ăngghen và Đimitơrốp C. Mác và Ăngghen D. Mác và Lênin Câu 20: Để giải quyết những mâu thuẫn xung quanh vấn đề thuộc địa, các nước đế quốc đã A. Đàn áp các phong trào đấu tranh của nhân dân trong nước B. Gây ra cuộc chiến tranh thế giới để chia lại thị trường, thuộc địa C. Tiến hành cải cách kinh tế, chính trị D. Tấn công nước Nga Câu 21: Ngày 1-1-1877 diễn ra sự kiện gì ở Ấn Độ?
  3. A. Cuộc khởi nghĩa Xi-pay bùng nổ. B. Ấn Độ chính thức rơi vào ách thống trị của thực dân Anh. C. Nữ hoàng Anh tuyên bố đồng thời là Nữ hoàng Ấn Độ. D. Ấn Độ tuyên bố độc lập. Câu 22: Mâu thuẫn sâu sắc giữa giai cấp vô sản và giai cấp tư sản đã dẫn đến cuộc đấu tranh của A. Công nhân chống ách áp bức bóc lột, đòi cải thiện đời sống B. Các tầng lớp nhân dân chống tư sản C. Công nhân và nông dân chống tư sản D. Vô sản chống tư sản Câu 23: Hồng Tú Toàn và Tôn Trung Sơn là hai vị lãnh đạo của: A. cuộc vận động Duy tân và Cách mạng Tân Hợi. B. cuộc khởi nghĩa Thái bình Thiên quốc và Cách mạng Tân Hợi. C. cuộc cách mạng dân tộc dân chủ ở Trung Quốc. D. Chiến tranh thuốc phiện và Cách mạng Tân Hợi. Câu 24: Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản ra đời vào năm A. 1846 B. 1887 C. 1889 D. 1848 Câu 25: Vì sao cuối thể kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, nhiều sĩ phu yêu nước Việt Nam lại đến Nhật Bản đề tìm con đường cứu nước cho dân tộc mình? A. Nhật Bản có Cải cách Minh Trị và đánh thắng Nga trong Chiến tranh Nga - Nhật (1904-1905). B. Nhật Bản là nước đồng văn, đồng chủng. C. Nhật Bản là nước đi tiên phong trong phong trào chống thực dân phương Tây. D. Nhật Bản có quan hệ lâu đời với Việt Nam. Câu 26: Sau cuộc Chiến tranh Trung - Nhật (1894 -1895), Nhật Bản thôn tính các vùng nào ở châu Á? A. Đông Nam Á, Triều Tiên. B. Đông Nam Á và Tây Á. C. Triều Tiên, Đài Loan, Bành Hồ. D. Triều Tiên, Phi-líp-pin, Đài Loan. Câu 27: Cuộc khởi nghĩa được coi là tiêu biểu nhất trong phong trào giái phóng dân tộc ở Ấn Độ nửa sau thế ki XIX là: A. Mi-rút. B. Xi-pay. C. Bom-bay và Can-cut-ta. D. Đê-li và Bom-bay. Câu 28: Cuộc cách mạng tư sản diễn ra dưới hình thức chiến tranh giành độc lập là A. Cải cách nông nô ở Nga ( 1860 – 1861) B. Cách mạng Mĩ cuối thế kỉ XVIII C. Cách mạng Pháp cuối thế kỉ XVIII D. Cách mạng Anh thế kỉ XVII Câu 29: Từ năm 1895 đến 1905, Đảng Quốc đại ở Ấn Độ phản đối phương pháp đấu tranh nào trong sự nghiệp chống thực dân Anh? A. Phương pháp đấu tranh ôn hoà. B. Phương pháp đấu tranh chính trỊ. C. Phương pháp đấu tranh bạo lực. D. Phương pháp đầu tranh chính trị kết hợp vũ trang. Câu 30: Trong Đảng Quốc đại của Ấn Độ đã hình thành phái dân chủ cấp tiến do Ti-lăc đứng đầu thường được gọi là: A. phái “Cấp tiền”. B. phái “Ôn hoà”. C. phái “Cực đoan". D. phái “Dân chủ”. Câu 31: Cuộc Cách mạng Tân Hợi năm 1911, là cuộc cách mạng theo khuynh hướng nào? A. Khuynh hướng vô sản. B. Khuynh hướng tư sản. C. Khuynh hướng dân chủ tư sản. D. Khuynh hướng xã hội chủ nghĩa. Câu 32: Cơ sở dẫn tới sự ra đời của học thuyết chủ nghĩa xã hội khoa học là A. Thực tiến phong trào đấu tranh của công nhân B. Lí luận của chủ nghĩa Mác C. Vai trò to lớn của Mác và Ăngghen
  4. D. Sự phát triển phong trào đấy tranh của giai cấp vô sản Câu 33: Ý nghĩa nào dưới đây không phải của Cách mạng Tân Hợi năm 1911 ở Trung Quốc? A. Cách mạng đã thủ tiêu chế độ phong kiến, đánh bại hoàn toàn các đế quốc xâm lược, giải phóng nhân dân Trung Quốc. B. Cách mạng đã ảnh hưởng nhất định đến cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc của các nước châu Á. C. Cách mạng đã lật đồ triểu Mãn Thanh ở Trung Quốc. D. Cách mạng đã chấm dứt chế độ chuyên chế ở Trung Quốc. Câu 34: Phong trào đấu tranh của nước nào ở châu Phi làm cho thực dân Pháp phải mất hàng chục năm mới chinh phục được? A. Nước Tuy-ni-di. B. Nước Ai Cập. C. Nước An-giê-ri. D. Nước Mô-dăm-bích. Câu 35: Sự kiện nào làm cho Trung Quốc từ một nước phong kiến độc lập trở thành một nước thuộc địa nửa phong kiến? A. Chính quyền Mãn Thanh kí Hiệp ước Nam Kinh, chấp nhận các điều khoản theo yêu câu của thực dân Anh. B. Chính quyên Mãn Thanh kí hiệp ước Bắc Kinh, theo các điều khoản của thực dân Anh. C. Tất cả các sự kiện trên. D. Thực dân Anh đã dùng vũ lực buộc Trung Quốc phải chấp nhận chính sách cai trị của minh. Câu 36: Ai được coi là “linh hồn của Quốc tế thứ nhất”? A. Các Mác. B. Ăng-ghen. C. Lê-nin. D. Hồ Chí Minh. Câu 37: Sự kiện có tác dụng thúc đây việc tiến hành Cải cách Nhật Bản theo con đường tư bản chủ nghĩa là: A. Nhật Bản được các nước phương Tây viện trợ. B. Giữa thế kỉ XIX, Nhật Bản lâm vào tình trạng khủng hoảng trầm trọng. C. Nhật Bản không muốn duy trì chế độ phong kiến. D. Nhật Bản đã có cuộc Cải cách Minh Trị. Câu 38: Nhà nước vô sản đầu tiên trên thế giới được thành lập, đó là kết quả của cuộc cách mạng nào? A. Công xã Pa-ri ở Pháp năm 1871. B. Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917. C. Cách mạng Tân Hợi ở Trung Quốc năm 1911. D. Cách mạng tháng Tám ở Việt Nam năm 1945. Câu 39: Năm 1854, Nhật Bản phải kí hiệp ước mở cửa Si-mô-đa và Ha-cô-đa-tê cho nước nào vào buôn bán? A. Mĩ, Đức, Pháp. B. Anh, Pháp, Nga. C. Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha. D. Nước Mĩ. ĐÁP ÁN 1 A 9 B 17 B 25 A 33 A 2 D 10 C 18 D 26 C 34 C 3 D 11 B 19 C 27 A 35 C 4 A 12 C 20 B 28 B 36 A 5 B 13 D 21 C 29 C 37 B 6 A 14 B 22 D 30 C 38 A 7 B 15 A 23 B 31 C 39 D 8 D 16 C 24 D 32 D