Bài tập trắc nghiệm môn Giáo dục công dân Lớp 9 - Bài 4: Bảo vệ hoà bình - Năm học 2022-2023 (Có đáp án)

docx 3 trang binhdn2 07/01/2023 2890
Bạn đang xem tài liệu "Bài tập trắc nghiệm môn Giáo dục công dân Lớp 9 - Bài 4: Bảo vệ hoà bình - Năm học 2022-2023 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxbai_tap_trac_nghiem_mon_giao_duc_cong_dan_lop_9_bai_4_bao_ve.docx

Nội dung text: Bài tập trắc nghiệm môn Giáo dục công dân Lớp 9 - Bài 4: Bảo vệ hoà bình - Năm học 2022-2023 (Có đáp án)

  1. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM GDCD 9 BÀI 4: BẢO VỆ HOÀ BÌNH Câu 1: Sự kiện đánh dấu sự chấm dứt chiến tranh Việt Nam là? A. 30/4/1975. B. 01/5/1975. C. 02/9/1945. D. 30/4/1954. Câu 2: Hành vi nào dưới đây không thể hiện tinh thần yêu hoà bình? A. Tham gia các cuộc thi vẽ tranh về hoà bình. B. Dùng sức mạnh bạo lực để giải quyết mâu thuẫn. C. Bảo vệ, giúp đỡ những người yếu thế trong xã hội. D. Luôn lắng nghe và biết quan tâm đến người khác. Câu 3: Để thể hiện lòng yêu hoà bình trong cuộc sống hăng ngày, em không chấp nhận việc làm nào dưới đây? A. Khoan dung với mọi người xung quanh. B. Tôn trọng, sẵn sàng giúp đỡ bạn bè quốc tế. C. Không chơi với người khác tôn giáo với mình. D. Giải quyết mâu thuẫn cá nhân bằng thương lượng. Câu 4: Xu thế chung của thế giới hiện nay là A. chạy đua vũ trang B. đối đầu thay đối thoại. C. chiến tranh bằng vũ khí hạt nhân. D. hoà bình, ổn định và hợp tác quốc tế. Câu 5: Tình trạng không có chiến tranh, hoặc xung đột vũ trang.Thể hiện ở chỗ hiểu biết, tôn trọng hợp tác giữa các quốc gia được gọi là ? A. Hợp tác. B. Hòa bình. C. Dân chủ. D. Hữu nghị. Câu 6: Giữ gìn xã hội bình yên, dùng thương lượng và đàm phán để giải quyết các mâu thuẫn không để xẩy ra chiến tranh hoặc xung đột vũ trang được gọi là ? A. Bảo vệ hòa bình. B. Bảo vệ pháp luật. C. Bảo vệ đất nước. D. Bảo vệ nền dân chủ. Câu 7: Trong thôn em co xuất hiện các đối tượng lạ đến phát các tờ rơi nói xấu Đảng và nhà nước và cho tiền bà con nhân dân để yêu cầu bà con đi biểu tình tại trụ sở Ủy ban nhân dân tỉnh. Trước tình huống đó em sẽ làm gì ? A. Tuyên truyền bà con làm theo các đối tượng lạ. B. Coi như không biết. C. Làm theo các đối tượng lạ. D. Báo ngay với chính quyền địa phương để kịp thời giải quyết. Câu 8: Ý kiến nào dưới đây đúng khi giải quyết mâu thuẫn, xung đột? A. Mâu thuẫn nào cũng có thể thương lượng giải quyết. B. Để tránh xung đột không nên chơi với nhiều bạn. C. Mọi mâu thuẫn đều được hoá giải bằng bạo lực. D. Khi có mâu thuẫn cần quyết liệt đấu tranh đến cùng. Câu 9: Bảo vệ hoà bình bằng cách dùng A. uy lực để giải quyết mâu thuẫn. B. quân sự để giải quyết mâu thuẫn. C. sức mạnh để giải quyết mâu thuẫn. D. thương lượng để giải quyết mâu thuẫn. Câu 10: Có 1 bạn nam trong lớp không thích em nên luôn tìm lí do, gây gổ để đánh em thì em sẽ làm gì? A. Đánh lại. B. Đề nghị nói chuyện để hiểu rõ vấn đề. C. Báo với công an. D. Báo với gia đình.
  2. Câu 11: Ý kiến nào đưới đây không đúng khi nói về chiến tranh và hoà bình? A. Chiến tranh là thảm hoạ của loài người. B. Mọi người đều có quyền được sống trong hoà bình. C. Chiến tranh gây ra nhiều nỗi đau cho con người. D. Hoà bình chỉ là khát vọng của một số nước đang có chiến tranh. Câu 12: Gìn giữ cuộc sống xã hội bình yên, dùng thương lượng, đàm phán để giải quyết mọi mâu thuẫn, xung đột giữa các dân tộc, tôn giáo và quốc gia được gọi là A. bảo vệ đất nước B. hoạt động chính trị. C. bảo vệ hoà bình D. hoạt động ngoại giao. Câu 13: Biểu hiện không hòa bình trong cuộc sống hằng ngày là ? A. Dùng vũ lực để giải quyết mâu thuẫn. B. Cãi nhau với hàng xóm. C. Phân biệt đối xử với các dân tộc ít người. D. Cả A,B,C. Câu 14: Bảo vệ hoà bình là trách nhiệm của A. tất cả các quốc gia trên thế giới. B. những nước đang phát triển. C. những nước đang có chiến tranh D. chỉ những nước lớn. Câu 15: Sự sụp đổ của một một quốc gia hoặc một nền văn minh sau một thời gian dài sống trong hòa bình, bởi các yếu tố nội tại bị suy thoái chứ không phải do bị tấn công từ bên ngoài được gọi là? A. Diễn biến hòa bình. B. Diễn biến chiến tranh. C. Diễn biến cục bộ. D. Diễn biến nội bộ. Câu 16: Đối lập với hoà bình là tình trạng A. hoà hoãn B. chiến tranh C. cạnh tranh D. biểu tình. Câu 17: Hoạt động nào dưới đây thể hiện lòng yêu hoà bình trong cuộc sống hằng ngày? A. Tham quan, dã ngoại. B. Tham gia các hoạt động biểu tỉnh. C. Giao lưu với các bạn thiếu nhi quốc tế. D. Đăng ảnh bạo lực lên mạng xã hội. Câu 18: Tình trạng không có chiến tranh hay xung đột vũ trang được gọi là A. xung đột B. hoà bình C. hoà giải D. hoà hoãn. Câu 19: Cần bảo vệ hoà bình vì hoà bình A. là khát vọng của toàn nhân loại. B. mang đến thảm hoạ cho loài người C. giúp nhân dân được tự do làm theo ý thích của mình. D. giúp các nước lớn có khả năng điều khiển các nước nhỏ hơn. Câu 20: Việc làm nào dưới đây góp phân bảo vệ hoà bình cho nhân loại? A. Kích động, chia rẽ giữa các dân tộc, tôn giáo B. Gây chiến tranh, khủng bố ở nhiều nơi trên thế giới C. Thiết lập quan hệ hợp tác, hữu nghị giữa các dân tộc D. Hạn chế quan hệ với các nước khác để tránh xảy ra xung đột Câu 21: Là người yêu hoà bình, em sẽ ứng xử như thế nào khi thấy các bạn cãi nhau, đánh nhau trong lớp? A. Đứng ngoài cỗ vũ bên mạnh hơn. B. Tham gia đánh, cãi nhau để bênh vực lẽ phải. C. Tránh đi không tham gia vào cuộc cãi nhau, đánh nhau đó. D. Can ngăn một cách khôn khéo để giúp các bạn hoà giải. Câu 22: Phương châm của Việt Nam trong ngoại giao với các nước: “Việt Nam sẵn sàng là bạn
  3. và là đối tác tin cậy của tất cả các nước trong cộng đồng thế giới phấn đấu vì Trong dấu “ ” là? A. Hòa bình, hợp tác và phát triển. B. Hòa bình, dân chủ và phát triển. C. Hòa bình, hữu nghị và phát triển. D. Hòa bình, độc lập và phát triển. Câu 23: Hành vi nào dưới đây thể hiện lòng yêu hoà bình? A. Phân biệt đối xử giữa các dân tộc. B. Không thừa nhận khuyết điểm của mình. C. Bắt mọi người phải phục tùng ý muốn của mình. D. Tôn trọng nền văn hoá của các dân tộc, quốc gia khác. ĐÁP ÁN 1 A 6 A 11 D 16 B 21 D 2 B 7 D 12 C 17 C 22 D 3 C 8 A 13 D 18 B 23 D 4 D 9 D 14 A 19 A 5 B 10 B 15 A 20 C