Bài tập trắc nghiệm môn Địa lí Lớp 9 - Bài 8: Sự phát triển và phân bố nông nghiệp - Năm học 2022-2023 (Có đáp án)

docx 3 trang binhdn2 07/01/2023 2850
Bạn đang xem tài liệu "Bài tập trắc nghiệm môn Địa lí Lớp 9 - Bài 8: Sự phát triển và phân bố nông nghiệp - Năm học 2022-2023 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxbai_tap_trac_nghiem_mon_dia_li_lop_9_bai_8_su_phat_trien_va.docx

Nội dung text: Bài tập trắc nghiệm môn Địa lí Lớp 9 - Bài 8: Sự phát triển và phân bố nông nghiệp - Năm học 2022-2023 (Có đáp án)

  1. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM ĐỊA LÍ 9 BÀI 8: SỰ PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ NÔNG NGHIỆP Câu 1: Vùng chăn nuôi lợn thường gắn chủ yếu với A. Các đồng cỏ tươi tốt. B. Vùng trồng cây công nghiệp. C. Vùng trồng cây hoa màu. D. Vùng trồng cây lương thực. Câu 2: Cho bảng số liệu: Giá trị sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp năm 2005 (Đơn vị nghìn tỉ đồng) Năm 2005 ngành Tổng số 256387,8 Nông nghiệp 183342,4 Lâm nghiệp 9496,2 Thủy sản 63549,2 Ngành có quy mô giá trị sản xuất lớn nhất là: A. Nông nghiệp B. Lâm nghiệp C. Thủy sản D. Cả ba A, B, C đều sai. Câu 3: Trong thời gian qua diện tích trồng lúa không tăng nhiều nhưng sản lượng lúa tăng nhanh điều đó chứng tỏ A. Tình trạng độc canh cây lúa nước ngày càng tăng. B. Đã thoát khỏi tình trạng độc canh cây lúa nước. C. Nước ta đang đẩy mạnh thâm canh cây lúa nước. D. Thâm canh tăng năng suất được chú trọng hơn mở rộng diện tích. Câu 4: Lúa gạo là cây lương thực chính của nước ta là vì: A. Khí hậu và địa chất phù hợp để trồng B. Có nhiều lao tham gia sản xuất C. Năng suất cao, người dân quen dùng D. Tất cả các lý do trên. Câu 5: Các loại cây công nghiệp lâu năm như cao su, hồ tiêu, điều được trồng nhiều ở đâu? A. Đông Nam Bộ B. Trung Du Bắc Bộ C. Tây Nguyên D. Đồng bằng Sông Cửu Long. Câu 6: Một trong những tác động của việc đẩy mạnh trồng cây công nghiệp A. Đã đảm bảo được lương thực thực phẩm. B. Công nghiệp chế biến trở thành ngành trọng điểm. C. Diện tích đất trồng bị thu hẹp. D. Diện tích rừng nước ta bị thu hẹp. Câu 7: Đông Nam Bộ đang dẫn đầu cả nước về diện tích A. Cả ba loại B. Cây điều C. Đậu tương D. Cây hồ tiêu Câu 8: Tỉ trọng cây lương thực trong cơ cấu giá trị ngành trồng trọt đang giảm điều đó cho thấy A. Nông nghiệp không còn giữ vai trò quan trọng trong kinh tế. B. Nước ta đang thoát khỏi tình trạng độc canh cây lúa nước.
  2. C. Nông nghiệp đang được đa dạng hóa. D. Cơ cấu bữa ăn đã thay đổi theo hướng tăng thực phẩm, giảm lương thực. Câu 9: Bò sữa được nuôi nhiều ở ven các thành phố lớn vì A. Gần nguồn (các trạm) thức ăn chế biến. B. Gần thị trường tiêu thụ. C. Gần các trạm thú y. D. Đòi hỏi cao về vốn, công tác thú y, chuồng trại. Câu 10: Gạo là mặt hàng nông sản xuất khẩu mà nước ta đang A. Xếp thứ hai thế giới. B. Xếp thứ năm thế giới. C. Dẫn đầu thế giới. D. Xếp thứ tư thế giới. Câu 11: Đây là một trong những tác động của việc đẩy mạnh trồng cây công nghiệp A. Đã đảm bảo được nguồn lương thực cung cấp cho người dân B. Diện tích đất trồng bị thu hẹp C. Phá được chế độ độc canh trong nông nghiệp. D. Diện tích rừng bị thu hẹp. Câu 12: Nguyên nhân chính làm cho sản xuất nông nghiệp thiếu ổn định về năng suất là A. Giống cây trồng B. Độ phì của đất C. Thời tiết, khí hậu D. Cả 3 nguyên nhân trên. Câu 13: Ở nước ta chăn nuôi chiếm tỉ trọng thấp trong nông nghiệp nguyên nhân chủ yếu là A. Không có nhiều đồng cỏ, nguồn thức ăn còn thiếu. B. Cơ sở vật chất cho chăn nuôi còn yếu kém C. Giống gia súc, gia cầm có chất lượng thấp. D. Nước ta đất hẹp người đông nên chăn nuôi khó phát triển. Câu 14: Chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu giá trị sản xuất ngành trồng trọt của nước ta A. Cây lương thực B. Cây hoa màu C. Cây công nghiệp D. Cây ăn quả và rau đậu Câu 15: Do trồng nhiều giống lúa mới nên A. Đã hình thành được hai vùng trọng điểm lúa. B. Cơ cấu mùa vụ đã thay đổi nhiều. C. Lúa được trồng rộng rãi trên khắp cả nước. D. Cơ cấu ngành trồng trọt ngày càng đa dạng. Câu 16: Tỉ trọng cây lương thực trong cơ cấu giá trị ngành trồng trọt đang giảm điều đó cho thấy A. Cơ cấu bữa ăn đã thay đổi theo hướng tăng thực phẩm, giảm lương thực. B. Nước ta đang thoát khỏi tình trạng độc canh cây lúa nước. C. Nông nghiệp không còn giữ vai trò quan trọng trong kinh tế. D. Nông nghiệp đang được đa dạng hóa. Câu 17: Ở nước ta, chăn nuôi trâu chủ yếu ở A. Bắc Trung Bộ và Đồng bằng sông Cửu long. B. Trung du miền núi phía Bắc, Đông Nam Bộ. C. Trung du miền núi phía Bắc, Bắc Trung Bộ. D. Đồng bằng sông Hồng, Bắc Trung Bộ. Câu 18: Cơ cấu nông nghiệp nước ta đang thay đổi theo hướng A. Tăng tỉ trọng cây công nghiệp hàng năm, giảm tỉ trọng cây công nghiệp lâu năm. B. Tăng tỉ trọng cây cây lương thực, giảm tỉ trọng cây công nghiệp.
  3. C. Tăng tỉ trọng cây lúa, giảm tỉ trọng cây hoa màu. D. Tăng tỉ trọng của ngành chăn nuôi, giảm tỉ trọng ngành trồng trọt. Câu 19: Nền nông nghiệp nước ta thay đổi theo hướng: A. Độc canh cây lương thực sang đa dạng cơ cấu cây công nghiệp, cây trồng khác. B. Độc canh cây hoa màu sang đa dạng cơ cấu cây công nghiệp, cây trồng khác. C. Độc canh cây công nghiệp sang đa dạng cơ cấu cây lương thực và cây trồng. D. Độc canh cây lúa sang đa dạng cơ cấu cây công nghiệp, cây trồng khác. ĐÁP ÁN 1 D 5 A 9 B 13 B 17 C 2 A 6 B 10 A 14 A 18 D 3 D 7 B 11 A 15 C 19 D 4 D 8 C 12 C 16 D 20