Bài tập trắc nghiệm môn Địa lí Lớp 9 - Bài 12: Sự phát triển và phân bố công nghiệp - Năm học 2022-2023 (Có đáp án)

docx 2 trang binhdn2 07/01/2023 4620
Bạn đang xem tài liệu "Bài tập trắc nghiệm môn Địa lí Lớp 9 - Bài 12: Sự phát triển và phân bố công nghiệp - Năm học 2022-2023 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxbai_tap_trac_nghiem_mon_dia_li_lop_9_bai_12_su_phat_trien_va.docx

Nội dung text: Bài tập trắc nghiệm môn Địa lí Lớp 9 - Bài 12: Sự phát triển và phân bố công nghiệp - Năm học 2022-2023 (Có đáp án)

  1. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM ĐỊA LÍ 9 BÀI 12: SỰ PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ CÔNG NGHIỆP Câu 1: Trong cơ cấu giá trị sản xuất ngành công nghiệp năm 2002, nước ta đã hình thành được mấy ngành công nghiệp trọng điểm? A. 8 B. 9 C. 7 D. 10 Câu 2: Ngành công nghiệp năng lượng phát triển mạnh nhất ở Quảng Ninh là A. Khai thác than B. Hoá dầu C. Nhiệt điện D. Thuỷ điện. Câu 3: Ưu thế lớn nhất của công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản ở nước ta A. Có nguồn nguyên liệu tại chỗ phong phú. B. Có thị trường tiêu thụ rộng lớn. C. Có sự đầu tư lớn. D. Có nguồn nhân lực Câu 4: Nhà máy thủy điện lớn nhất nước ta hiện nay là nhà máy thủy điện A. Thái Bình. B. Hòa Bình C. Ninh Bình. D. Quảng Bình. Câu 5: Trong các ngành công nghiệp sau, ngành nào của nước ta có thế mạnh đặc biệt và cần đi trước một bước so với các ngành khác: A. Công nghiệp điện tử. B. Công nghiệp hoá chất. C. Công nghiệp nhẹ, công nghiệp thực phẩm. D. Công nghiệp năng lượng. Câu 6: Cơ cấu công nghiệp ở nước ta chia theo thành phần hiện nay gồm có A. Các trung tâm công nghiệp có quy mô rất lớn, lớn, trung bình và nhỏ. B. Các cơ sở nhà nước, ngoài nhà nước và các cơ sở có vốn đầu tư nước ngoài. C. Đầy đủ các ngành công nghiệp thuộc các lĩnh vực. D. Có nhiều ngành công nghiệp trọng điểm. Câu 7: Trung du và miền núi phía Bắc có thế mạnh nổi bật về công nghiệp A. Khai khoáng, năng lượng. B. Hóa chất, C. Vật liệu xây dựng. D. Chế biến Câu 8: Công nghiệp chế biến nông sản, thủy sản phát triển mạnh nhất ở đâu? A. Đồng bằng Bắc Bộ. B. Đồng bằng Duyên hải miền Trung, C. Miền Đông Nam Bộ. D. Đồng bằng sông Cửu Long. Câu 9: Nhà máy thủy điện có công suất lớn nhất đang hoạt động ở nước ta hiện nay là A. Hòa Bình B. Sơn La C. Trị An D. Thác Bà. Câu 10: Cho bảng số liệu: Giá trị sản xuất của công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng giai đoạn 2000 – 2007 (giá so sánh năm 1994; đơn vị: nghìn tỉ đồng) 2000 2007 Dệt, may 16,1 52,7
  2. Da, giày 8,9 27,2 Giấy in, văn phòng phẩm 6,2 16,2 Tỉ trọng ngành dệt, may trong cơ cấu giá trị sản xuất hàng tiêu dùng của nước ta năm 2000 và 2007: A. 51,6% và 54,8% B. 106,6% và 120,3% C. 16,1% và 52,7% D. 15,1% và 43,4% Câu 11: Đặc điểm nào sau đây không đúng khi nói về ngành công nghiệp trọng điểm A. Có thế mạnh lâu dài B. Đóng góp ít trong cơ cấu thu nhập quốc dân C. Mang lại hiệu quả kinh tế cao D. Tác động đến các ngành khác Câu 12: Ngành công nghiệp năng lượng phát triển mạnh nhất ở Bà Rịa – Vũng Tàu là: A. Than B. Hoá dầu C. Nhiệt điện D. Thuỷ điện. Câu 13: Công nghiệp luyện kim đen và luyện kim màu phát triển mạnh nhất A. Bắc Bộ. B. Bắc Trung Bộ. C. Nam Trung Bộ. D. Nam Bộ. Câu 14: Apatit, pirít, phôtphorit là khoáng sản thuộc loại A. Nhiên liệu. B. Kim loại. C. Phi kim loại. D. Vật liệu xây dựng. Câu 15: Các ngành công nghiệp trọng điểm của nước ta theo tỉ trọng từ lớn đến nhỏ A. Chế biến lương thực thực phẩm, cơ khí, điện tử, khai thác nhiên liệu, vật liệu xây dựng, hóa chất, dệt may, điện. B. Chế biến lượng thực thực phẩm, các ngành công nghiệp khác, cơ khí điện tử, dệt may, điện, hóa chất, vật liệu xây dựng. C. Chế biến lương thực thực phẩm, dệt may, điện, hóa chất, vật liệu xây dựng, cơ khí điện tử, khai thác nhiên liệu. D. Tất cả đều sai Câu 16: Trong cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp của nước ta năm 2002 (Hình dưới) ngành công nghiệp nào chiếm tỉ trọng cao nhất là A. Chế biến lương thực, thực phẩm B. Khai thác nhiên liệu C. Hóa chất D. Cơ khí điện tử ĐÁP ÁN 1 A 5 D 9 B 13 A 2 A 6 B 10 A 14 C 3 A 7 A 11 B 15 A 4 B 8 D 12 C 16 A