Bài tập trắc nghiệm môn Địa lí Lớp 12 - Bài 6: Đất nước nhiều đồi núi - Năm học 2022-2023 (Có đáp án)

docx 11 trang binhdn2 07/01/2023 3940
Bạn đang xem tài liệu "Bài tập trắc nghiệm môn Địa lí Lớp 12 - Bài 6: Đất nước nhiều đồi núi - Năm học 2022-2023 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxbai_tap_trac_nghiem_mon_dia_li_lop_12_bai_6_dat_nuoc_nhieu_d.docx

Nội dung text: Bài tập trắc nghiệm môn Địa lí Lớp 12 - Bài 6: Đất nước nhiều đồi núi - Năm học 2022-2023 (Có đáp án)

  1. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM MÔN ĐỊA LÍ LỚP 12 BÀI 6: ĐẤT NƯỚC NHIỀU ĐỒI NÚI -Câu 1: Điều kiện nhiệt độ để hình thành các đai rừng ôn đới núi cao ở nước ta là : A. Nhiệt độ các tháng mùa hè xuống dưới 250C. B. Nhiệt độ trung bình năm dưới 15 độ C, tháng lạnh nhất dưới 100C. C. Nhiệt độ trung bình năm dưới 200C, tháng lạnh nhất dưới 150C. D. Nhiệt độ trung bình năm dưới 150C, không có tháng nào trên 200C. Câu 2: Đặc điểm đồng bằng ven biển Miền Trung là: A. Hẹp ngang và bị chia cắt, đất giàu dinh dưỡng B. Diện tích khá lớn, biển đóng vai trò chính trong việc hình thành, C. Hẹp ngang, kéo dài từ Bắc xuống Nam, đất nghèo dinh dưỡng D. Hẹp ngang và bị chia cắt, biển đóng vai trò chính trong việc hình thành, đất nghèo dinh dưỡng Câu 3: Đặc điểm nào đúng với địa hình vùng núi Đông Bắc? A. Cao nhất nước ta B. Đồi núi thấp chiếm phần lớn diện tích C. Hướng Tây Bắc-Đông Nam D. Có nhiều cao nguyên xếp tầng Câu 4: Dựa vào Atlat Địa Lí Việt Nam và kiến thức đã học, đỉnh núi Ngọc Linh thuộc vùng núi nào? A. Đông Bắc. B. Tây Bắc C. Trường Sơn Nam. D. Trường Sơn Bắc Câu 5: Trở ngại lớn nhất của địa hình miền núi đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của nước ta là : A. Địa hình bị chia cắt mạnh, nhiều sông suối, hẻm vực gây trở ngại cho giao thông. B. Địa hình dốc, đất dễ bị xói mòn, lũ quét, lũ nguồn dễ xảy ra. C. Động đất dễ phát sinh ở những vùng đứt gãy sâu. D. Thiếu đất canh tác, thiếu nước nhất là ở những vùng núi đá vôi. Câu 6: Đặc điểm nào không đúng với địa hình Việt Nam A. Đồi núi chiếm ¾ diện tích, phần lớn là núi cao trên 2000m B. Đồi núi chiếm ¾ diện tích, có sự phân bậc rõ rệt C. Cao ở Tây Bắc thấp dần về Đông Nam D. Địa hình chịu tác động mạnh mẽ của con người Câu 7: Đồng bằng châu thổ sông ở nước ta đều được thành tạo và phát triển do phù sa sông bồi tụ dần trên cơ sở A. vịnh biển nông, thềm lục địa mở rộng B. vịnh biển nông, thềm lục địa hẹp C. vịnh biển sâu, thềm lục địa mở rộng D. vịnh biển sâu, thềm lục địa hẹp Câu 8: Điểm giống nhau ở đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long là: A. có hệ thống đê điều chạy dài. B. có mạng lưới kênh rạch chằng chịt C. đều là những đồng bằng châu thổ do phù sa của các con sông lớn bồi đắp. D. bị nhiễm mặn nặng nề. Câu 9: Nét nổi bật của địa hình vùng núi Đông Bắc là: A. Địa hình núi thấp chiếm phần lớn diện tích. B. Có địa hình cao nhất nước ta. C. Có 3 mạch núi lớn hướng tây bắc – đông nam. D. Gồm các dãy núi song song và so le có hướng tây bắc – đông nam. Câu 10: Dải đồng bằng miền Trung không liên tục bị chia cắt thành nhiều đồng bằng nhỏ là do A. thềm lục địa ở khu vực này thu hẹp B. sông ở đây có lượng phù sa nhỏ C. có nhiều dãy núi ăn lan ra sát biển D. có nhiều cồn cát, đầm phá Câu 11: thế mạnh nào dưới đây không có ở khu vực đồi núi? A. Khoáng sản B. nguồn thủy năng C. nguồn hải sản D. rừng và đất trồng Câu 12: Vùng núi Trường Sơn Bắc được giới hạn từ:
  2. A. Sông Mã tới dãy Hoành Sơn B. Nam sông Cả tới dãy Hoành Sơn C. Sông Hồng tới dãy Bạch Mã D. Nam sông Cả tới dãy Bạch Mã Câu 13: Đặc điểm nào dưới đây không phảilà đặc điểm chung của địa hình nước ta? A. Địa hình của vùng nhiệt đới ẩm gió mùa B. Địa hình ít chịu tác động của con người C. Địa hình đồi núi chiếm phần lớn diện tích nhưng chủ yếu là đồi núi thấp D. Cấu trúc địa hình khá đa dạng Câu 14: thung lũng sông tạo nên ranh giới giữa vùng núi Đông Bắc và vùng núi Tây Bắc là A. thung lũng sông Đà B. thung lũng sông Lô C. thung lũng sông Hồng D. thung lũng sông Gâm Câu 15: Vùng núi Đông Bắc có vị trí A. nằm ở phía đông của thung lũng sông Hồng B. nằm giữa sông Hồng và sông Cả C. nằm từ phía nam sông Cả tới dãy Bạch Mã D. nằm ở phía nam dãy Bạch Mã Câu 16: Dạng địa hình phổ biến ở vùng trong đê ở đồng bằng sông Hồng là: A. Các bậc ruộng cao bạc màu. B. Các bãi bồi được bồi đắp phù sa hàng năm. C. Các ô trũng ngập nước. D. Các vũng vịnh đầm phá. Câu 17: Tỉ lệ núi cao trên 2000m so với diện tích toàn bộ lãnh thổ ở nước ta là khoảng: A. 1 % B. 2% C. 85 % D. 60 % Câu 18: Địa hình nhiệt đới ẩm gió mùa của nước ta được biểu hiện rõ rệt ở A. sự xâm lược mạnh mẽ tại miền đồi núi và bồi lắng phù sa tại các vùng trũng. B. Sự đa dạng của địa hình: đồi núi, cao nguyên, đồng bằng C. Sự phân hóa rõ theo độ cao với nhiều bậc địa hình D. Cấu trúc địa hình gồm 2 hướng chính: tây bắc – đông nam và vòng cung Câu 19: vùng núi Tây Bắc có vị trí A. nằm ở phía đông của thung lũng sông Hồng B. nằm giữa sông Hồng và sông Cả C. nằm từ phía nam sông Cả tới dãy Bạch Mã D. nằm ở phía nam dãy Bạch Mã Câu 20: Đặc điểm nào đúng với vùng núi Trường Sơn Nam? A. Cao nhất nước ta B. Có nhiều cao nguyên xếp tầng C. Đồi núi thấp chiếm phần lớn diện tích D. Hướng Tây Bắc-Đông Nam Câu 21: Vùng núi Trường Sơn Nam có đặc điểm là A. địa hình núi thấp chiếm ưu thế B. các dãy núi xen kẽ các thung lũng sông hướng tây bắc – đông nam C. sự tương phản về địa hình giữa hai sường đông – tây D. các dãy núi có hình cánh cung mở ra phía Bắc Câu 22: Việc giao lưu kinh tế giữa các vùng ở miền núi gặp khó khăn thường xuyên là do: A. Địa hình bị chia cắt mạnh, sườn dốc. B. Động đất. C. Khan hiếm nước. D. Thiên tai (lũ quét, xói mòn, trượt lở đất). Câu 23: Điểm giống nhau chủ yếu của địa hình vùng đồi núi Đông Bắc và Tây Bắc là: A. Có nhiều khối núi cao đồ sộ. B. Đồi núi thấp chiếm ưu thế. C. Nghiêng theo hướng Tây Bắc – Đông Nam. D. Có nhiều sơn nguyên, cao nguyên
  3. Câu 24: Địa hình bán bình nguyên ở nước ta thể hiện rõ nhất ở vùng: A. Miền núi Bắc Bộ B. Cực Nam Trung Bộ C. Tây Nguyên D. Đông Nam Bộ Câu 25: Vùng đất được sử dụng nhiều nhất ở đồng bằng sông Hồng để phát triển cây lương thực là: A. Đất ngoài đê được bồi đắp hàng năm B. Đất ven biển C. Đất bãi bồi ven sông D. Đất trong đê không được bồi đắp hàng năm Câu 26: Đặc điểm địa hình “ Gồm ba dải địa hình chạy cùng hướng tây bắc – đông nam và cao nhất nước ta” là của vùng núi A. Đông Bắc B. Tây Bắc C. Trường Sơn Bắc D. Trường Sơn Nam Câu 27: Đồng bằng châu thổ nào có diện tích lớn nhất nước ta? A. Đồng bằng sông Hồng. B. Đồng bằng sông Cửu Long. C. Đồng bằng sông Mã. D. Đồng bằng sông Cả. Câu 28: Địa hình thấp và hẹp ngang, nâng cao ở hai đầu là đặc điểm của vùng núi: A. Tây Bắc. B. Đông Bắc C. Trường Sơn Nam. D. Trường Sơn Bắc. Câu 29: Độ dốc chung của địa hình nước ta là A. thấp dần từ Bắc xuống Nam B. thấp dần từ Tây sang Đông C. thấp dần từ Đông Bắc xuống Tây Nam D. thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam Câu 30: Đồng bằng nước ta được chia thành hai loại là: A. đồng bằng thấp và đồng bằng cao B. đồng bằng châu thổ và đồng bằng ven biển C. đồng bằng phù sa mới và đồng bằng phù sa cổ D. đồng bằng phù sa sông và đồng bằng pha cát ven biển Câu 31: Dải đồi trung du rộng nhất nước ta nằm ở A. ria đồng bằng ven biển miền Trung B. ria phía tây bắc đồng bằng sông Cửu Long C. ria phía bắc và phía tây đồng bằng sông Hồng D. phía tây của vùng núi Trường Sơn Nam Câu 32: Nhận định nào sau đây không đúng về thế mạnh tự nhiên của khu vực đồng bằng đối với phát triển KT- XH? A. Là cơ sở phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới, đa dạng nông sản B. Cung cấp các nguồn lợi thiên nhiên khác như: khoáng sản, thủy sản, C. Nguồn thủy năng dồi dào, khoáng sản phong phú, đa dạng D. Phát triển giao thông vận tải đường bộ, đường sông Câu 33: Hướng vòng cung là hướng núi chính của: A. Dãy Hoàng Liên Sơn. B. Vùng núi Đông Bắc C. Các hệ thống sông lớn. D. Vùng núi Bắc Trường Sơn. Câu 34: Cấu trúc địa hình của nước ta gồm hai hướng chính là A. hướng bắc – nam và hướng vòng cung B. hướng tây bắc- đông nam và hướng vòng cung C. hướng đông – tây và hướng vòng cung D. hướng đông bắc- tây nam và hướng vòng cung Câu 35: Nguyên nhân cơ bản nhất tạo nên sự phân hoá đa dạng của thiên nhiên nước ta là : A. Nước ta là nước nhiều đồi núi. B. Nước ta nằm trong khu vực chịu ảnh hưởng của gió mùa. C. Nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm. D. Nước ta nằm tiếp giáp với Biển Đông. Câu 36: Ranh giới giữa vùng núi Trường Sơn Bắc và vùng núi Trường Sơn Nam là:
  4. A. dãy Hoàng Liên Sơn B. dãy Pu Sam Sao C. dãy Hoành Sơn D. dãy Bạch Mã Câu 37: Tác động tiêu cực của địa hình miền núi đối với đồng bằng của nước ta là : A. Mang vật liệu bồi đắp đồng bằng, cửa sông. B. Chia cắt đồng bằng thành các châu thổ nhỏ. C. Thường xuyên chịu ảnh hưởng của lũ lụt. D. Ngăn cản ảnh hưởng của gió mùa tây nam gây khô nóng. Câu 38: Do có nhiều bề mặt cao nguyên rộng, đất feralit là chủ yếu, nên miền núi thuận lợi cho việc hình thành các vùng chuyên canh: A. Cây công nghiệp. B. Lương thực C. Thực phẩm. D. Hoa màu. Câu 39: Hướng vòng cung của địa hình nước ta thể hiện trong các khu vực A. Vùng núi Tây Bắc và vùng núi Đông Bắc B. Vùng núi Trường Sơn Bắc và vùng núi Trường Sơn Nam C. Vùng núi Tây Bắc và vùng núi Trường Sơn Bắc D. Vùng núi Đông Bắc và vùng núi Trường Sơn Nam Câu 40: so với đồng bằng sông Hồng thì đồng bằng sông Cửu Long A. Thấp hơn và bằng phẳng hơn B. thấp hơn và ít bằng phẳng hơn C. Cao hơn và bằng phẳng hơn D. Cao hơn và ít bằng phẳng hơn Câu 41: Dạng địa hình chiếm diện tích lớn nhất trên lãnh thổ nước ta là: A. Đồng bằng B. Đồi núi thấp C. Núi trung bình D. Núi cao Câu 42: Đồng bằng có diện tích đất phèn, đất mặn chiếm 2/3 diện tích vùng là: A. Đồng bằng sông Hồng B. Đồng bằng sông Cửu Long C. Đồng bằng duyên hải Miền Trung D. Đồng bằng Tuy Hòa Câu 43: Dựa vào Atlat Địa Lí Việt Nam, đi từ Tây sang Đông ở vùng núi Đông Bắc lần lượt là các cánh cung: A. Đông Triều, Bắc Sơn, Ngân Sơn, Sông Gâm B. Ngân Sơn, Sông Gâm, Đông Triều, Bắc Sơn C. Sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều D. Bắc Sơn, Đông Triều, Sông Gâm, Ngân Sơn Câu 44: Ở vùng núi Đông Bắc, từ Tây sang Đong lần lượt là các cánh cung: A. Ngân Sơn, Bắc Sơn, Sông Gâm, Đông Chiều B. Sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều C. Bắc Sơn, Ngân Sơn, Đông Triều, Sông Gâm D. Đông Triều, Bắc Sơn, Sông Gâm, Ngân Sơn Câu 45: Hạn chế lớn nhất của vùng núi đá vôi của nước ta là : A. Dễ xảy ra lũ nguồn, lũ quét. B. Nhiều nguy cơ phát sinh động đất. C. Dễ xảy ra tình trạng thiếu nước. D. Nạn cháy rừng dễ diễn ra nhất. Câu 46: Địa hình nước ta nhiều đồi núi và chủ yếu là đồi núi thấp vì : A. Lãnh thổ nước ta được hình thành từ giai đoạn tiền Cambri cách đây trên 2 tỉ năm. B. Lãnh thổ nước ta được hình thành rất sớm, bị bào mòn lâu dài sau đó lại được nâng lên. C. Lãnh thổ nước ta được hình thành chủ yếu trong giai đoạn Cổ kiến tạo. D. Lãnh thổ nước ta trải qua nhiều kì vận động tạo núi như Calêđôni, Hecxini, Inđôxini, Kimêri, Anpi. Câu 47: Địa hình núi nước ta được chia thành bốn vùng: A. Đông Bắc, Đông Nam, Tây Bắc, Tây Nam. B. Hoàng Liên Sơn, Trường Sơn Bắc, Trường Sơn Nam, Tây Bắc C. Đông Bắc, Tây Bắc, Trường Sơn Bắc, Trường Sơn Nam. D. Hoàng Liên Sơn, Tây Bắc, Đông Bắc, Trường Sơn
  5. Câu 48: Căn cứ vào Atlat địa lí Việt Nam trang 8, mỏ khoáng sản không phải mỏ than đá là A. Vàng Danh B. Quỳnh Nhai C. Phong Thổ D. Nông Sơn Câu 49: Đây là đặc điểm quan trọng nhất của địa hình đồi núi nước ta, có ảnh hưởng rất lớn đến các yếu tố khác. A. Chạy dài suốt lãnh thổ từ bắc đến nam. B. Đồi núi thấp chiếm ưu thế tuyệt đối. C. Núi nước ta có địa hình hiểm trở. D. Núi nước ta có sự phân bậc rõ ràng. Câu 50: Địa hình của vùng núi Đông Bắc có ảnh hưởng lớn đến hình thành khí hậu của vùng. Mùa đông ở đây đến sớm và kết thúc muộn hơn những vùng khác chủ yếu là do: A. Phần lớn diện tích là đồi núi thấp B. Có nhiều đỉnh núi cao và sơn nguyên giáp biên giới Việt Trung C. Các dãy núi có hướng vòng cung, đầu mở rộng về phía Bắc, quy tụ ở phía Nam D. Có hướng nghiêng từ Tây bắc xuống Đông Nam Câu 51: Đồng bằng sông Cửu Long khác với Đồng bằng sông Hồng ở: A. Diện tích nhỏ hơn. B. Phù sa không bồi đắp hàng năm C. Thấp và khá bằng phẳng D. Cao ở rìa đông, thấp ở giữa Câu 52: Thung lũng sông tạo nên ranh giới giữa vùng núi Tây Bắc và vùng núi Trường Sơn Bắc là A. thung lũng sông Đà B. thung lũng sông Mã C. thung lũng sông Cả D. thung lũng sông Thu Bồn Câu 53: Hướng núi Tây Bắc – Đông Nam là hướng chính của: A. Vùng núi Nam Trường Sơn. B. Vùng núi vùng Đông Bắc C. Vùng núi vùng Tây Bắc. D. Vùng núi Bắc Trường Sơn Câu 54: Cảnh quan rừng nhiệt đới ẩm gió mùa phát triển trên đồi núi thấp là kiểu cảnh quan chiếm ưu thế của nước ta vì : A. Nước ta nằm hoàn toàn trong vùng nội chí tuyến. B. Nước ta nằm tiếp giáp Biển Đông. C. Nước ta nằm trong khu vực châu Á gió mùa. D. Đồi núi thấp chiếm 85% diện tích lãnh thổ. Câu 55: Trong các cao nguyên sau, cao nguyên nào không thuộc miền Bắc nước ta? A. Đồng Văn B. Mộc Châu C. Sơn La D. Di Linh Câu 56: Quá trình làm biến đổi địa hình hiện tại của nước ta là: A. Xâm thực ở vùng đồi núi, bồi tụ ở đồng bằng. B. Đắp đê ở đồng bằng C. Bồi tụ ở đồng bằng. D. Xâm thực ở đồi núi. Câu 57: vùng núi Trường Sơn Nam có vị trí A. nằm ở phía đông của thung lũng sông Hồng B. nằm giữa sông Hồng và sông Cả C. nằm từ phía nam sông Cả tới dãy Bạch Mã D. nằm ở phía nam dãy Bạch Mã Câu 58: Khó khăn lớn nhất về mặt tự nhiên đối với việc phát triển kinh tế -xã hội của vùng đồi núi A. Địa hình bị chia cắt mạnh, nhiều sông suối, hẻm vực trở ngại cho giao thông B. Khí hậu phân hóa phức tạp C. Đất trồng cây lương thực bị hạn chế D. Khoáng sản có trữ lượng nhỏ, phân tán trong không gian Câu 59: Hướng tây bắc – đông nam của địa hình nước ta thể hiện rõ rệt trong các khu vực A. Vùng núi Đông Bắc và vùng núi Tây Bắc B. Vùng núi Đông Bắc và vùng núi Trường Sơn Nam C. Vùng núi Tây Bắc và vùng núi Trường Sơn Bắc
  6. D. Vùng núi Trường Sớn Bắ và vùng núi Trường Sơn Nam Câu 60: Tỉ lệ của địa hình đồi núi và của địa hình đồng bằng so với diện tích toàn lãnh thổ của nước ta lần lượt là: A. 1/2 và 1/2 B. 2/3 và 1/3 C. 3/4 và 1/4 D. 4/5 và 1/5 Câu 61: Đồng bằng sông Cửu Long có nhiều vùng trũng lớn chưa được bồi lấp xong như A. Đồng Tháp Mười, Tứ giác Long Xuyên B. Dọc sông Tiền, sông Hậu C. Ven biển Đông và vịnh Thái Lan D. Cà Mau, Bạc Liêu Câu 62: Đồng bằng sông Cửu Long còn được gọi là: A. Đồng bằng miền Nam. B. Đồng bằng Tây Nam Bộ C. Đồng bằng phù sa. D. Đồng bằng Chín Rồng Câu 63: Điểm nào sau đây không đúng với đồng bằng sông Cửu Long? A. Là đồng bằng châu thổ. B. Được bồi đắp phù sa hàng năm của sông Tiền và sông Hậu. C. Trên bề mặt có nhiều đê ven sông. D. Có mạng lưới kênh rạch chằng chịt. Câu 64: thiên tai nào dưới đây không xảy ra ở khu vực đồi núi? A. lũ ống, lũ quét B. triều cường, ngập mặn C. động đất, trượt lở đất D. sương muối, rét hại Câu 65: Ảnh hưởng nào không phải của thiên nhiên khu vực đồng bằng đối với sản xuất? A. Cung cấp các nguồn lợi khác về thủy sản, lâm sản, khoáng sản. B. Là cơ sở để phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới, đa dạng hóa cây trồng. C. Là điều kiện thuận lợi để tập trung các khu công nghiệp, thành phố. D. Địa bàn thuận lợi để phát triển tập trung cây công nghiệp dài ngày. Câu 66: thế mạnh của khu vực đồi núi đối với sản xuất nông nghiệp là A. Chuyên canh cây công nghiệp, cây lương thực, chăn nuôi gia cầm B. Chuyên canh cây ăn quả, cây lương thực, chăn nuôi gia súc nhỏ C. Chuyên canh cây công nghiệp, cây ăn quả, chăn nuôi gia súc lớn D. Chuyên canh cây lương thực, cây lương thực, chăn nuôi gia súc nhỏ Câu 67: Đồi núi nước ta có sự phân bậc vì : A. Phần lớn là núi có độ cao dưới 2 000 m. B. Chịu tác động của vận động tạo núi Anpi trong giai đoạn Tân kiến tạo. C. Chịu tác động của nhiều đợt vận động tạo núi trong đại Cổ sinh. D. Trải qua lịch sử phát triển lâu dài, chịu tác động nhiều của ngoại lực. Câu 68: Địa hình với địa thế cao ở hai đầu, thấp ở giữa là đặc điểm của vùng núi: A. Trường Sơn Bắc. B. Tây Bắc. C. Đông Bắc. D. Trường Sơn Nam. Câu 69: Đồng bằng sông Cửu Long thường xuyên bị nhiễm mặn vào mùa khô là do: A. Địa hình thấp, nhiều cửa sông đổ ra biển nên thủy triều dễ lấn sâu vào đất liền B. Có nhiều vùng trũng rộng lớn. C. Có 3 mặt giáp biển, có gió mạnh nên đưa nước biển vào D. Sông ngòi nhiều tạo điều kiện dẫn nước biển vào sâu trong đất liền Câu 70: Tỉ lệ địa hình thấp dưới 1000m so với diện tích toàn bộ lãnh thổ ở nước ta là khoảng A. 85% B. 75% C. 60% D. 90% Câu 71: Khu vực có địa hình bán bình nguyên thể hiện rõ nhất với các bậc thềm phù sa cổ và các bề mặt phủ badan là A. duyên hải Nam Trung Bộ B. Bắc Trung Bộ C. Trung du và miền núi Bắc Bộ D. Đông Nam Bộ
  7. Câu 72: Sự khác biệt rõ rệt giữa vùng núi Đông Bắc và Tây Bắc là ở đặc điểm: A. Độ cao và hướng núi B. Hướng nghiêng C. Giá trị về kinh tế D. Sự tác động của con người Câu 73: Căn cứ vào atlat Địa lí Việt Nam trang 14, đỉnh núi có độ cao lớn nhất ở vùng núi Trường Sơn Nam là A. Kon Ka Kinh B. Ngọc Linh C. Lang Bian D. Bà Đen Câu 74: Bề mặt đồng bằng sông Hồng bị chia cắt thành nhiều ô là do A. có hệ thống kênh mương thủy lợi rất phát triển B. con người khai phá từ lâu đời và làm biến đổi mạnh C. phù sa sông bồi tụ trên một bề mặt không bằng phẳng D. có hệ thống đê ven sông ngăn lũ chia cắt Câu 75: Nằm chuyển tiếp giữa miền núi và đồng bằng là: A. Sơn nguyên. B. Bề mặt bán bình nguyên. C. Cao nguyên. D. Núi thấp. Câu 76: Đặc điểm địa hình “thấp và hẹp ngang, được nâng cao ở hai đầu, ở giữa thấp trũng” là của vùng núi A. Đông Bắc B. Tây Bắc C. Trường Sơn Bắc D. Trường Sơn Nam Câu 77: Ở đồng bằng sông Cửu Long, về mùa cạn, nước triều lấn mạnh làm một phần diện tích đồng bằng bị nhiễm mặn là do: A. Địa hình thấp, nhất là vùng ven biển. B. Có mạng lưới kênh rạch chằng chịt. C. Có nhiều vùng trũng rộng lớn. D. Biển bao bọc ba mặt đồng bằng. Câu 78: Câu nào dưới đây thể hiện mối quan hệ chặt chẽ giữa miền núi với đồng bằng nước ta ? A. Đồng bằng có địa hình bằng phẳng, miền núi có địa hình cao hiểm trở. B. Đồng bằng thuận lợi cho cây lương thực, miền núi thích hợp cho cây công nghiệp. C. Những sông lớn mang vật liệu bào mòn ở miền núi bồi đắp, mở rộng đồng bằng. D. Sông ngòi phát nguyên từ miền núi cao nguyên chảy qua các đồng bằng. Câu 79: Ở nước ta, trên bề mặt các cao nguyên có điều kiện thuận lợi để phát triển: A. Rừng, chăn nuôi, cây lương thực. B. Rừng, chăn nuôi, thủy sản C. Trồng cây công nghiệp lâu năm, cây ăn quả, chăn nuôi gia súc D. Chăn nuôi, thủy sản, cây công nghiệp Câu 80: “ Về mùa lũ, nước ngập trên diện rộng; về mùa cạn, nuwocs triều lấn mạnh” là đặc điểm của A. đồng bằng sông Hồng B. đồng bằng sông Cửu Long C. đồng bằng Quảng Nam D. đồng bằng Tuy Hòa Câu 81: Đồng Bằng Sông Hồng được bồi tụ do phù sa của hệ thống sông: A. Sông Tiền – Sông Hậu B. Sông Hồng và Sông Đà C. Sông Hồng – Sông Thái Bình D. Sông Đà và Sông Lô Câu 82: vùng núi Trường Sơn Bắc có vị trí A. nằm ở phía đông của thung lũng sông Hồng B. nằm giữa sông Hồng và sông Cả C. nằm từ phía nam sông Cả tới dãy Bạch Mã D. nằm ở phía nam dãy Bạch Mã Câu 83: Các đồng bằng châu thổ sông ở nước ta gồm: A. đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Thái Bình B. đồng bằng sông Cửu Long và đồng bằng sông Đồng Nai C. đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long D. đồng bằng sông Tiền và đồng bằng sông Hậu
  8. Câu 84: Khu vực đồi núi nước ta có nhiều cao nguyên rộng lớn cùng với nhiều đồng cỏ là điều kiện thuận lợi cho việc: A. Phát triển du lịch sinh thái B. Xây dựng các công trình thủy điện C. Chăn nuôi gia súc, trồng cây công nghiệp D. Phát triển lâm nghiệp Câu 85: Một trong những hạn chế của khu vực đồng bằng là: A. gây khó khăn cho việc đi lại và phát triển giao thông. B. chịu ảnh hưởng của thiên tai xói mòn, lũ quét C. địa hình thấp chịu tác động mạnh của thủy triều và xâm nhập mặn D. nhiều thiên tai Câu 86: Điểm giống nhau chủ yếu nhất giữa địa hình bán bình nguyên và đồi là: A. Được hình thành do tác động của dòng chảy chia cắt các thềm phù sa cổ. B. Có cả đất phù sa cổ lẫn đất ba dan. C. Được nâng lên chủ yếu trong vận động Tân kiến tạo. D. Nằm chuyển tiếp giữa miền núi và đồng bằng. Câu 87: Cấu trúc địa hình “ gồm các dãy núi song song và so le nhau theo hướng tây bắc – đông nam” là của vùng núi A. Đông Bắc B. Tây Bắc C. Trường Sơn Bắc D. Trường Sơn Nam Câu 88: Đặc điểm nào sau đây chứng tỏ Việt Nam là đất nước nhiều đồi núi? A. Cấu trúc địa hình khá đa dạng B. Địa hình đồi núi chiếm ¾ diện tích lãnh thổ C. Địa hình thấp dần từ tây bắc xuống đông nam D. Địa hình núi cao chiếm 1% diện tích lãnh thổ Câu 89: Điểm giống nhau giữa đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long là: A. Có hệ thống đê sông và đê biển. B. Do phù sa sông ngòi bồi tụ tạo nên. C. Có nhiều sông ngòi, kênh rạch. D. Diện tích 40.000 km2. Câu 90: Nguyên nhân làm cho đất ở đồng bằng ven biển miền Trung có đặc tính nghèo, nhiều cát, ít phù sa, là do: A. Bị xói mòn, rửa trôi mạnh trong điều kiện mưa nhiều. B. Đồng bằng nằm ở chân núi, nhận nhiều sỏi, cát trôi xuống. C. Khí hậu ở đây khô hạn D. Trong sự hình thành đồng bằng, biển đóng vai trò chủ yếu. Câu 91: ở đồng bằng sông Hồng, khu vực vẫn được bồi tụ phù sa vào mùa nước lũ là A. vùng trong đê B. vùng ngoài đê C. các ô trũng ngập nước D. ria phía tây và tây bắc Câu 92: Từ phía biển vào, ở đồng bằng ven biển miền Trung, lần lượt có các dạng địa hình: A. Vùng thấp trũng; cồn cát và đầm phá; vùng đã được bồi tụ thành đồng bằng. B. Vùng đã được bồi tụ thành đông bằng; cồn cát và đầm phá; vùng thấp trũng. C. Cồn cát và đầm phá; vùng thấp trũng; vùng đã được bồi tụ thành đồng bằng. D. Cồn cát và đầm phá; vùng đã được bồi tụ thành đồng bằng; vùng thấp trũng. Câu 93: Đây là đặc điểm của địa hình đồi núi của nước ta : A. Núi cao trên 2 000 m chỉ chiếm 1% diện tích lãn thổ. B. Địa hình thấp dưới 1000 m chiếm 85% diện tích lãnh thổ. C. Địa hình thấp dưới 500 m chiếm 70% diện tích lãnh thổ. D. Tất cả các đặc điểm trên. Câu 94: Vùng đất ngoài đê ở đồng bằng sông Hồng là nơi: A. Không được bồi đắp phù sa hàng năm. B. Có nhiều ô trũng ngập nước C. Được canh tác nhiều nhất. D. Thường xuyên được bồi đắp phù sa.
  9. Câu 95: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 13, hãy cho biết các cao nguyên của vùng núi Tây Bắc xếp theo thứ tự từ Bắc xuống Nam lần lượt là: A. Tà Phình, Sín Chải, Sơn La, Mộc Châu B. Sín Chải, Tà Phình , Mộc Châu, Sơn La C. Sơn La, Mộc Châu, Tà Phình, Sín Chải D. Mộc Châu, Sơn La, Sín Chải, Tà Phình Câu 96: Các cao nguyên ba dan ở Tây Nguyên có độ cao trung bình: A. từ 600 - 900 m. B. từ 500 - 1000 m. C. từ 500 - 700 m. D. từ 400 - 600 m. Câu 97: Điểm khác chủ yếu của Đồng bằng sông Hồng so với Đồng bằng sông Cửu Long là ở đồng bằng này có: A. Diện tích rộng hơn Đồng bằng sông Cửu Long B. Hệ thống đê điều chia đồng bằng thành nhiều ô C. Hệ thống kênh rạch chằng chịt D. Thủy triều xâm nhập gần như sâu toàn bộ đồng bằng về mùa cạn. Câu 98: Ở Đồng bằng sông Cửu Long, về mùa cạn, nước triều lấn mạnh làm gần 2/3 diện tích đồng bằng bị nhiễm mặn là do: A. Có mạng lưới kênh rạch chằng chịt B. Địa hình thấp và bằng phẳng C. Có nhiều vùng trũng rộng lớn D. Biển bao bọc ba mặt đồng bằng. Câu 99: Tính chất bất đối xứng giữa hai sườn Đông - Tây là đặc điểm nổi bật của vùng núi: A. Trường Sơn Bắc. B. Trường Sơn Nam. C. Tây Bắc. D. Đông Bắc Câu 100: Địa hình cao ở rìa phía Tây, Tây Bắc, thấp dần ra biển và bị chia cắt thành nhiều ô là đặc điểm địa hình của: A. Đồng bằng ven biển miền Trung. B. Đồng bằng sông Cửu Long. C. Đồng bằng sông Hồng. D. Đồng bằng Nam Bộ Câu 101: ở nhiều đồng bằng ven biển miền Trung thường có sự phân chia thành 3 dải, lần lượt từ biển vào là A. vùng trũng thấp – cồn cát, đầm phá – đồng bằng B. cồn cát, đầm phá – đồng bằng – vùng thấp trũng C. cồn cát, dầm phá – vùng thấp trũng- đồng bằng D. đồng bằng – cồn cát – đầm phá – vùng thấp trũng Câu 102: Bề mặt đồng bằng sông Cửu Long có đặc điểm nổi bật là A. bị hệ thống đê ngăn lũ chia cắt thành nhiều ô B. được phân chia thành ba dải nằm song song với bờ biển C. có nhiều ô trũng, cồn cát, đầm phá D. có hệ thống sông ngòi và kênh rạch chằng chịt Câu 103: Hang Sơn Đoòng thuộc khối núi đá vôi Kẻ Bàng (Quảng Bình) nằm trong vùng núi A. Trường Sơn Bắc B. Trường Sơn Nam C. Đông Bắc D. Tây Bắc Câu 104: Đặc điểm chung của vùng đồi núi Trường Sơn Bắc là: A. Gồm các dãy núi song song và so le theo hướng Tây Bắc – Đông Nam. B. Có các cánh cung lớn mở ra về phía bắc và đông. C. Địa hình cao nhất nước ta với các dãy núi lớn hướng tây bắc – đông nam. D. Gồm các khối núi và cao nguyên đất đỏ ba dan xếp tầng. Câu 105: Đai rừng ôn đới núi cao của nước ta chỉ xuất hiện ở : A. Độ cao trên 1 000 m. B. Độ cao trên 2 000 m. C. Độ cao trên 2 400 m. D. Độ cao thay đổi theo miền. Câu 106: Sự khác nhau rõ nét của vùng núi Trường Sơn Nam so Trường Sơn Bắc với là: A. Địa hình cao hơn. B. Tính bất đối xứng giữa hai sườn rõ nét hơn.
  10. C. Hướng núi vòng cung. D. Vùng núi gồm các khối núi và cao nguyên. Câu 107: Cấu trúc địa hình với “ bốn cánh cung núi lớn, chụm lại ở Tam Đảo” thuộc vùng núi A. Đông Bắc B. Tây Bắc C. Trường Sơn Bắc D. Trường Sơn Nam Câu 108: "2/3 diện tích đồng bằng là đất mặn, đất phèn" là đặc điểm của A. đồng bằng sông Hồng B. đồng bằng thanh hóa C. đồng bằng Nghệ An D. đồng bằng sông Cửu Long Câu 109: Nét nổi bật nhất của địa hình vùng núi Tây Bắc là: A. Gồm các khối núi và cao nguyên. B. Có bốn cánh cung lớn. C. Có nhiều dãy núi cao và đồ sộ nhất nước ta. D. Địa hình thấp và hẹp ngang. Câu 110: Dựa vào Atlat Địa Lí Việt Nam và kiến thức đã học, sắp xếp tên các đỉnh núi lần lượt tương ứng theo thứ tự của 4 vùng núi: Tây Bắc, Đông Bắc, Trường Sơn Bắc, Trường Sơn Nam là: A. Phăng xi păng, Tây Côn Lĩnh, Chư Yang Sin, Pu xen lai leng B. Chư Yang Sin, Phăng xi păng, Tây Côn Lĩnh, Pu xen lai leng C. Phăng xi păng, Tây Côn Lĩnh, Pu xen lai leng, Chư Yang Sin D. Phăng xi păng, Pu xen lai leng, Tây Côn Lĩnh, Chư Yang Sin Câu 111: Hình thái của đồng bằng sông Hồng có đặc điểm: A. Cao ở rìa phía Tây và Tây Bắc, thấp dần ra biển B. Cao ở rìa phía Đông, giữa thấp trũng C. Thấp phẳng, có nhiều ô trũng lớn D. Vùng trong đê có nhiều ô trũng thường xuyên bị ngập nước Câu 112: Diện tích của đồng bằng sông Cửu Long là: A. 40.000 km2 B. 15.000 km2 C. 20.000 km2 D. 45.000 km2 Câu 113: Đồng bằng sông Cửu Long có hai vùng trũng lớn là: A. Cà mau và Đồng Tháp Mười. B. Kiên giang và Đông Tháp Mười. C. Tứ Giác Long Xuyên và Đông Tháp Mười D. Tứ Giác Long Xuyên và Cà Mau Câu 114: Đặc điểm địa hình nổi bật nhất của đồng bằng sông Hồng là A. được con người khai phá từ lâu đời và làm biến đổi mạnh B. cao ở ria phía tây và tây bắc, thấp dần ra biển C. bề mặt bị chia cắt thành nhiều ô do hệ thống đê ngăn lũ D. bề mặt khá bằng phẳng Câu 115: Ở khu vực phía nam, loại rừng thường phát triển ở độ cao từ 500 m - 1000 m là A. Nhiệt đới ẩm thường xanh. B. Á nhiệt đới. C. Ôn đới. D. Á nhiệt đới trên núi. Câu 116: Thế mạnh đặc trưng của khu vực đồi núi nước ta đối với sự phát triển kinh tế xã hội là: A. Có nhiều khoáng sản B. Có nhiều đồng cỏ C. Có khí hậu mát mẻ D. Có nguồn thủy năng dồi dào Câu 117: Vùng núi có các bề mặt cao nguyên badan tương đối bằng phẳng nằm ở các bậc độ cao khác nhau là A. Đông Bắc B. Tây Bắc C. Trường Sơn Bắc D. Trường Sơn Nam Câu 118: Nguồn lợi nào sau đây không có ở đồng bằng nước ta? A. Khoáng sản. B. Thủy năng. C. Rừng. D. Du lịch. Câu 119: Vùng núi Tây Bắc nằm giữa hai hệ thống sông lớn là:
  11. A. Sông Hồng và sông Mã B. Sông Cả và sông Mã C. Sông Đà và sông Lô D. Sông Hồng và sông Cả Câu 120: Đây là đồng bằng lớn ở miền Trung là: A. Đồng bằng sông Mã. B. Đồng bằng sông Cả C. Cả hai đều sai. D. Cả hai đều đúng. Câu 121: Địa hình đồi núi đã làm cho : A. Miền núi nước ta có khí hậu mát mẻ thuận lợi để phát triển du lịch. B. Nước ta giàu có về tài nguyên rừng với hơn 3/4 diện tích lãnh thổ. C. Sông ngòi nước ta có tiềm năng thuỷ điện lớn với công suất trên 30 triệu kW. D. Các đồng bằng thường xuyên nhận được lượng phù sa bồi đắp lớn. Câu 122: Căn cứ vào Atlat địa lí Việt Nam trang 8, mỏ sắt có trữ lượng lớn nhất ở vùng Bắc Trung Bộ là A. Cổ Định B. Thạch Khê C. Lệ Thúy D. Thạch Hà Câu 123: Căn cứ vào Atlat địa lí Việt Nam trang 8, các mỏ đá vôi xi măng lớn nhất phía nam phân bố ở tỉnh A. Đồng Nai B. An Giang C. Kiên Giang D. Cà Mau Câu 124: Đặc điểm địa hình nhiều đồi núi thấp đã làm cho A. Địa hình nước ta ít hiểm trở. B. Địa hình nước ta có sự phân bậc rõ ràng. C. Tính chất nhiệt đới ẩm của thiên nhiên được bảo toàn.D. Thiên nhiên có sự phân hoá sâu sắc. Câu 125: Căn cứ vào Atlat địa lí Việt Nam trang 8, các mỏ đất hiểm của nước ta phân bố chủ yếu ở A. Đông Bắc B. Tây Bắc C. Bắc Trung Bộ D. Tây Nguyên ĐÁP ÁN 1 B 22 A 43 C 64 B 85 C 106 B 2 D 23 C 44 B 65 D 86 D 107 A 3 B 24 D 45 C 66 A 87 C 108 D 4 C 25 D 46 B 67 B 88 B 109 C 5 A 26 B 47 C 68 A 89 B 110 C 6 A 27 B 48 C 69 A 90 D 111 A 7 A 28 D 49 B 70 A 91 B 112 A 8 C 29 D 50 C 71 D 92 C 113 C 9 A 30 B 51 C 72 A 93 D 114 C 10 C 31 C 52 C 73 B 94 D 115 B 11 C 32 C 53 C 74 D 95 A 116 D 12 D 33 B 54 D 75 B 96 B 117 D 13 B 34 B 55 D 76 C 97 B 118 B 14 C 35 A 56 A 77 A 98 B 119 D 15 A 36 D 57 D 78 C 99 B 120 D 16 A 37 B 58 A 79 C 100 C 121 C 17 A 38 A 59 C 80 B 101 C 122 B 18 A 39 D 60 C 81 C 102 D 123 C 19 B 40 A 61 A 82 C 103 A 124 C 20 B 41 B 62 B 83 C 104 A 125 B 21 C 42 B 63 C 84 C 105 C