Bài tập trắc nghiệm Liên kết hóa học

doc 5 trang mainguyen 9860
Bạn đang xem tài liệu "Bài tập trắc nghiệm Liên kết hóa học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docbai_tap_trac_nghiem_lien_ket_hoa_hoc.doc

Nội dung text: Bài tập trắc nghiệm Liên kết hóa học

  1. CHƯƠNG 3: LIÊN KẾT HÓA HỌC Câu 1: Cho các hợp chất: HCl, NaCl, CaO, H2O, NH3. Số chất có liên kết ion là A. 2. B. 3. C. 4. D. 5. Câu 2: Khi các nguyên tử liên kết với nhau để tạo thành phân tử thì dù liên kết theo loại nào vẫn phải tuân theo quy tắc: A. Sau khi liên kết mỗi nguyên tử đều có lớp vỏ ngoài cùng chứa 8 electron. B. Sau khi liên kết thành phân tử, mỗi nguyên tử phải đạt được cấu hình electron giống như cấu hình electron của nguyên tử khí hiếm gần nó nhất trong bảng hệ thống tuần hoàn. C. Khi liên kết phải có một nguyên tố nhường electron và một nguyên tố nhận electron. D. Sau khi liên kết thành phân tử, mỗi nguyên tử phải đạt được cấu hình electron giống nhau và giống với cấu hình electron của nguyên tử khí trơ gần nó nhất trong bảng hệ thống tuần hoàn. Câu 3: Chọn câu đúng nhất trong các câu sau: A. Liên kết cộng hoá trị không phân cực chỉ được tạo thành từ các nguyên tử giống nhau. B. Trong liên kết cộng hoá trị, cặp electron dùng chung bị lệch về phía nguyên tử có độ âm điện nhỏ hơn. C. Liên kết cộng hoá trị có cực được tạo thành giữa hai nguyên tử có hiệu độ âm điện lớn hơn 0,4. D. Liên kết cộng hoá trị trong đó cặp electron chung bị lệch về phía nguyên tử có độ âm điện lớn hơn được gọi là liên kết cộng hoá trị phân cực. Câu 4: Trong các phản ứng hóa học, nguyên tử kim loại có khuynh hướng A. Nhận thêm electron. B. Nhường bớt electron. C. Nhận hay nhường electron phụ thuộc vào từng phản ứng cụ thể. D. Nhận hay nhường electron phụ thuộc vào từng kim loại cụ thể. Câu 5: Liên kết ion là liên kết được hình thành bởi A. Sự góp chung các electron độc thân. B. Sự cho – nhận cặp electron hóa trị. C. Lực hút tĩnh điện giữa các ion mang điện tích trái dấu. D. Lực hút tĩnh điện giữa các ion dương và electron tự do. Câu 6: Chọn phát biểu sai về ion A. Ion là phần tử mang điện. B. Ion âm gọi là cation, ion dương gọi là anion. C. Ion có thể chia thành ion đơn nguyên tử và ion đa nguyên tử. D. Ion được hình thành khi nguyên tử nhường hay nhận electron. Câu 7: Hãy chọn phát biểu đúng A. Trong liên kết cộng hóa trị, cặp electron lệch về phía nguyên tử có độ âm điện nhỏ hơn. B. Liên kết cộng hóa trị có cực được tạo thành giữa hai nguyên tử có hiệu độ âm điện từ 0,4 đến nhỏ hơn 1,7. C. Liên kết cộng hóa trị không cực được tạo nên từ các nguyên tử khác hẳn nhau về tính chất hóa học. D. Hiệu độ âm điện giữa hai nguyên tử lớn thì phân tử phân cực yếu. Câu 8: Chỉ ra phát biểu sai về phân tử CO2 A. Phân tử có cấu tạo góc B. Liên kết giữa nguyên tử O và C là phân cực. C. Phân tử CO2 không phân cực. D. Trong phân tử có hai liên kết đôi. Câu 9: Liên kết hóa học trong NaCl được hình thành do: A. hai hạt nhân nguyên tử hút electron rất mạnh. B. mỗi nguyên tử Na và Cl góp chung một electron. Trang 1/5
  2. C. nguyên tử clo nhường electron, nguyên tử Na nhận electron tạo nên hai ion ngược dấu, hút nhau tạo nên phân tử NaCl. D. nguyên tử Na nhường electron, nguyên tử clo nhận electron tạo nên hai ion ngược dấu, hút nhau tạo nên phân tử NaCl. Câu 10: Liên kết được tạo thành giữa hai nguyên tử bằng một hay nhiều cặp electron chung, gọi là A. Liên kết ion. B. Liên kết cộng hóa trị. C. Liên kết kim loại. D. Liên kết hiđro. Câu 11: Trong phân tử nào chỉ tồn tại liên kết đơn ? A. N2 B. O2 C. F2 D. CO2. Câu 12: Cho X(Z=9),Y(Z= 19). Kiểu liên kết hóa học giữa X và Y là : A. ion. B. cộng hóa trị có cực. C. cộng hóa trị không cực. D. cho–nhận. Câu 13: Dãy gồm các chất chỉ có liên kết ion là A. NaCl, H2O, KCl, CsF B. KF, NaCl, NH3, HCl C. NaCl, KCl, KF, CsF D. CH4, SO2, NaCl, KF Câu 14: Dãy chất nào sau đây có liên kết cộng hóa trị phân cực: A. H2 , H2O , CH4 , NH3. B. NaCl , PH3 , HBr , H2S. C. CH4 , H2O , NH3 , Cl2O. D. H2O, NH3 , CO2 , CCl4. Câu 15: Điện hóa trị của các nguyên tố O, S ( thuộc nhóm VIA) trong các hợp chất với các nguyên tố nhóm IA đều là A. 2– B. 2+ C. 6+ D. 4+. Câu 16: Số oxi hóa của nitơ trong NH4 , NO2 , HNO3 lần lượt là A. –3, + 3, +5. B. –3 , +3 , +5. C. +3 , –3 , +5. D. +3 , +5 , –3. 3 Câu 17: Số oxi hóa của kim loại Mn; Fe trong FeCl3; S trong SO3; P trong PO4 lần lượt là A. 0, +3 , +6 , +5. B. 0, +3 , +5 , +6. C. +3 , +5 , 0 , +6. D. +5 , +6 , +3 , 0. Câu 18: Số oxi hoá của Mn trong các đơn chất, hợp chất và ion sau đây: Mn , MnO , MnCl 4 , MnO4 lần lượt là : A. +2 , –2 , –4 , +8. B. 0 , +2 , +4 , +7. C. 0 , –2 , –4 , –7. D. 0 , +2 , –4 , –7. Câu 19: Hóa trị trong hợp chất ion là : A. Điện hóa trị. B. Cộng hóa trị. C. Số oxi hóa. D. Điện tích ion. Câu 20: Chọn phát biểu không đúng Trong tất cả các hợp chất thì A. Số oxi hóa của H luôn bằng +1 (trừ các hợp chất đặc biệt). B. Số oxi hóa của kim loại kiềm luôn bằng +1. C. Số oxi hóa của kim loại kiềm thổ luôn bằng +2. D. Số oxi hóa của phi kim nhóm VII luôn bằng –1. Câu 21: Cho 2 nguyên tố X và Y là 2 nguyên tố nhóm A . X thuộc nhóm IIA, Y thuộc nhóm VA . Hợp chất tạo bởi X và Y có công thức đơn giản nhất dạng : A. X2Y3 B. X2Y5 C. X5Y2 D. X3Y2. Câu 22: Cho biết nguyên tử Na, Mg, F lần lượt có số hiệu nguyên tử là 11, 12, 9. Các ion Na +, Mg2+, F- có đặc điểm chung là: A. Có cùng số proton. B. Có cùng notron. C. Có cùng số electron. D. Có cùng số khối. Câu 23: Anion X2 có cấu hình electron lớp vỏ ngoài cùng là 2p6 thì cấu hình electron của nguyên tử X là A. 1s2 2s2 2p2 B. 1s2 2s2 2p63s2 C. 1s2 2s2 2p4 D. 1s2 2s2 2p5 Câu 24: Kết luận nào sau đây sai: Trang 2/5
  3. A. Liên kết trong phân tử NH3 , H2O , H2S là liên kết cộng hóa trị có cực. B. Liên kết trong phân tử BaF2 và CsCl là liên kết ion. C. Liên kết trong phân tử CaS và AlCl 3 là liên kết ion vì được hình thành giữa kim loại và phi kim. D. Liên kết trong phân tử Cl2 , H2 , O2 , N2 là liên kết cọng hóa trị không cực. 2 2 5 Câu 25: Nguyên tử X có cấu hình electron: 1s 2s 2p thì ion tạo ra từ nguyên tử X sẽ có cấu hình electron nào sau đây? A. 1s2 2s2 2p4 B. 1s2 2s2 2p6 C. 1s2 2s2 2p63s23p64s24p6 D. 1s2 2s2 2p63s2 CHƯƠNG 4: PHẢN ỨNG OXI HÓA KHỬ Câu 1: Số oxi hóa của Cr trong K2Cr2O7 là : A. +6 B. -6 C. -12 D. +12 Câu 2: Chọn định nghĩa đúng về phản ứng oxihóa-khử . A. Phản ứng oxi hóa –khử là phản ứng trong đó tất cả các nguyên tử tham gia phản ứng đều phải thay đổi số oxi hóa. B. Phản ứng oxi hóa –khử là phản ứng không kèm theo sự thay đối số oxi hóa các nguyên tố. C. Phản ứng oxi hóa – khử là phản ứng hóa học trong đó có sự chuyển electron giữa các chất phản ứng . D. Phản ứng oxi hóa- khử là phản ứng trong đó quá trình oxi hóa và quá trình khử không diễn ra đồng thời. Câu 3: Tìm định nghĩa sai : A. Chất oxihóa là chất có khả năng nhận electron. B. Chất khử là chất có khả năng nhận electron. C. Chất khử là chất có khả năng nhường electron. D. Sự oxi hóa là quá trình nhường electron Câu 4: Chọn định nghĩa đúng về chất khử : A. Chất khử là các ion cho electron. B. Chất khử là các nguyên tử cho electron. C. Chất khử là các phân tử cho electron. D. Chất khử là các nguyên tử, phân tử hay ion có khả năng nhường electron Câu 5: Chọn định nghĩa đúng về số oxi hóa. A. Số oxi hóa là điện tích của nguyên tử trong phân tử nếu giả định rằng phân tử đó chỉ có liên kết ion. B. Số oxi hóa là số electron trao đổi trong phản ứng oxi hóa khử. C. Số oxi hóa là hóa trị của nguyên tử trong phân tử. D. Số oxi hóa là điện tích xuất hiện ở nguyên tử trong phân tử khi có sự chuyển dịch electron. Câu 6: Trong các phản ứng sau phản ứng nào không phải là phản ứng oxi hóa khử? A. FeS + 2HCl FeCl2 + H2S B. Fe + 2HCl FeCl2 + H2 C. 2FeCl3 + Cu 2FeCl2 + CuCl2 D. Fe + CuSO4 FeSO4 + Cu Câu 7: Phản ứng nào dưới đây không phải là phản ứng tự oxi hoá - khử? A. 2NO2 + 2NaOH NaNO3 + NaNO2 + H2O B. Cl2 + H2O HCl + HClO C. SO2 + Br2 + 2H2O 2HBr + H2SO4 to D. 4KClO3  KCl + 3KClO4 Câu 8: Cho phản ứng: 2Fe + 3Cl2 → 2FeCl3. Trong phản ứng này phân tử Cl2 A. Vừa bị oxi hóa vừa bị khử B. Không bị oxi hóa cũng không bị khử C. Bị oxi hóa D. Bị khử Câu 9: Cho các phản ứng sau, ở phản ứng nào NH3 không đóng vai trò chất khử ? Trang 3/5
  4. A. 4NH4 + 5O2 → 4NO + 6H2O B. 2NH3 + 3Cl2 → N2 + 6HCl C. 2NH3 + 3CuO → 3Cu + N2 + 3H2O D. 2NH3 + H2O2 + MnSO4 → MnO2 + (NH4)2SO4 Câu 10: Cho phản ứng hóa học: Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu. Trong phản ứng trên xảy ra A. sự oxi hóa Fe và sự khử Cu2+. B. sự khử Fe2+ và sự khử Cu2+. C. sự khử Fe2+ và sự oxi hóa Cu. D. sự oxi hóa Fe và sự oxi hóa Cu. Câu 11: Cho phản ứng: aHNO3 + bH2S → c S + d NO + e H2O.Với a, b, c, d, e là hệ số cân bằng ( tối giản ) của phản ứng.Tổng số của a + b là : A. 6 B. 4 C. 3 D. 5 Câu 12: Cho phản ứng: 2KMnO4 + 5H2O2 + 3H2SO4 2MnSO4 + K2SO4 + 5O2  + 8H2O Hệ số tỉ lượng ứng với chất oxi hoá và chất khử là: A. 5 và 3. B. 2 và 5. C. 3 và 5. D. 5 và 2. Câu 13: Hệ số cân bằng của H 2SO4 trong phản ứng: FeS + H 2SO4 đặc Fe 2(SO4)3 + SO2 + H2O là A. 8 B. 10 C. 12 D. 9 Câu 14: Cho PTHH (với a, b, c, d là các hệ số):aFeSO4 + bCl2 → cFe2(SO4)3 + dFeCl3. Tỉ lệ a : c là A. 2 : 1 B. 3 : 1 C. 4 : 1 D. 3 : 2 Câu 15: Cho phản ứng: Na2SO3 + KMnO4 + NaHSO4 → Na2SO4 + MnSO4 + K2SO4 + H2O. Tổng hệ số của các chất (là những số nguyên, tối giản) trong phương trình phản ứng là: A. 47. B. 27. C. 31. D. 23. 2+ + 3+ 2+ Câu 16: Cho phản ứng: Fe + MnO4 + H Fe + Mn + H2O, sau khi cân bằng, tổng các hệ số (có tỉ lệ nguyên và tối giản nhất) là A. 22. B. 24. C. 18. D. 16. Câu 17: Cho phản ứng: a FexOy + HNO3 → + d NO + Tổng hệ số a + d sẽ là: A. 3x-2y+1 B. 6x-2y+1 C. 3x-2y+3 D. 6x-2y+3 Câu 18: Cho phương trình hóa học: H2SO4+8HI  4I 2+H2S+4H2O. Câu nào sau đây diễn tả không đúng tính chất các chất? A. I oxi hóa H S thành H SO và nó bị khử thành HI 2 2 2 4 B. HI bị oxi hóa thành I2 ,H2SO4 bị khử thành H2S C. H2SO4 oxi hóa HI thành I2 ,và nó bị khử thành H2S D. H2SO4 là chất oxi hóa, HI là chất khử Câu 19: Cho các phản ứng: 2FeBr 2 + Br2 → 2FeBr3; 2NaBr + Cl2 → 2NaCl + Br2. Phát biểu đúng là A. Tính khử của Br- > Fe2+ B. Tính khử của Cl- > Br- 3+ C. Tính oxi hóa của Cl2 > Fe D. Tính oxi hóa của Br2 > Cl2. Câu 20: Cho các phản ứng: Ca(OH)2 + Cl2 → CaOCl2 + H2O 2H2S + SO2 → 3S + 2H2O 2NO2 + 2NaOH → NaNO2 + NaNO3 + H2O 4KClO3 → KCl + 3KClO4 O3 → O2 + [O]. Số phản ứng oxi hóa - khử là: A. 2 B. 3 C. 4 D. 5 Câu 21: Phản ứng nào sau đây Cl vừa đóng vai trò chất oxi hóa vừa đóng vai trò chất khử ? A. 3Cl2 + 2 Fe → 2FeCl3 B. Cl2 + 2 HBr → 2HCl + Br2 C. Cl2 + 2 NaOH → NaCl + NaClO + H2O D. Cl2 + H2 → 2 HCl Câu 22: Trong phản ứng: Cu + HNO3 Cu(NO3)2 + NO + H2O. Số phân tử HNO3 đóng vai trò chất oxi hóa là A. 8. B. 6. C. 4. D. 2. Trang 4/5
  5. Câu 23: Đồ vật bằng bạc (Ag) tiếp xúc với không khí có khí H 2S bị biến thành màu đen do phản ứng: 4Ag + 2H2S + O2 → 2Ag2S (↓đen) + 2H2O. Câu nào sau đây diển tả đúng tính chất của các chất? A. Ag là chất bị oxi hóa, Oxi là chất bị khử B. H2S là chất khử, Oxi là chất oxh C. H2S là chất oxh, Ag là chất khử D. Ag là chất bị khử, oxi là chất bị oxi Câu 24: Trong phản ứng đốt cháy CuFeS2 tạo ra sản phẩm CuO, Fe2O3 và SO2 thì một phân tử CuFeS2 sẽ A. nhường 12e. B. nhận 13e. C. nhận 12e. D. nhường 13e. Câu 25: Hoà tan 5,6 gam Fe bằng dd H2SO4 loãng (dư), thu được dd X. Dung dịch X phản ứng vừa đủ với V ml dd KMnO4 0,5M. Giá trị của V là A. 20 B. 40 C. 60 D. 80 Trang 5/5