Bài tập môn Tiếng Việt Lớp 3

doc 46 trang Hùng Thuận 24/05/2022 5753
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài tập môn Tiếng Việt Lớp 3", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docbai_tap_mon_tieng_viet_lop_3.doc

Nội dung text: Bài tập môn Tiếng Việt Lớp 3

  1. TIẾNG VIỆT 3 Tuần 1 I. Bài tập về đọc hiểu THỬ TÀI Ngày xưa có một cậu bé rất thông minh. Nhà vua muốn thử tài, bèn cho gọi cậu đến, bảo: “Ngươi hãy về lấy tro bếp bện cho ta một sợi dây thừng. Nếu làm được, ta sẽ thưởng”. Cậu bé về nhờ mẹ chặt cây tre, chẻ nhỏ rồi bện thành một sợi dây thừng. Bện xong, cậu cuộn tròn sợi dây, đặt lên chiếc mâm đồng, phơi cho khô rồi đốt thành tro. Khi lửa tắt, đám tro hiện rõ hình cuộn dây. Cậu đem dâng vua. Vua mừng lắm nhưng vẫn muốn thử tài lần nữa. Lần này, vua sai quân đem chiếc sừng trâu cong như vòng thúng đưa cho cậu bé, bảo: “Ngươi hãy nắn thẳng chiếc sừng này cho ta. Nếu được, ta sẽ thưởng to”. Cậu bé về nhà, bỏ sừng trâu vào cái chảo to, đổ đầy nước rồi ninh kĩ. Sừng trâu mềm ra và dễ uốn. Cậu lấy đoạn tre vót nhọn thọc vào sừng trâu rồi đem phơi khô. Khi rút đoạn tre, chiếc sừng trâu đã được uốn thẳng. Thấy cậu bé thực sự thông minh, nhà vua bèn thưởng rất hậu và đưa cậu vào trường học để nuôi dạy thành tài. ( Phỏng theo Truyện cổ dân tộc Dao) Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng Câu 1. Lần đầu, nhà vua giao việc gì để thử tài cậu bé ? A, Lấy tre khô bện một sợi dây thừng B, Lấy tre tươi bện một sợi dây thừng C, Lấy tro bếp bện một sợi dây thừng Câu 2. Cậu bé làm thế nào để nắn thẳng chiếc sừng trâu ? A,Ninh sừng cho mềm, lấy đoạn tre buộc vào sừng, rồi đem phơi khô B,Ninh sừng cho mềm, lấy đoạn tre thọc vào sừng rồi đem phơi khô C,Ninh sừng cho mềm, dùng tay nắn lại cho thẳng rồi đem phơi khô Câu 3. Dòng nào dưới đây nêu đúng ý nghĩa câu chuyện ? A, Ca ngợi cậu bé ngoan ngoãn B, Ca ngợi cậu bé chăm chỉ C, Ca ngợi cậu bé thông minh
  2. Câu 4. Qua câu chuyện, em hiểu thế nào là người có tài ? A,Người có khả năng đặc biệt khi làm một việc nào đó B, Người có thể làm được một việc đặc biệt khó khăn C,Người có thể làm được một việc hơn hẳn người khác. II. Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn Câu 1. Điền vào chỗ trống : a) l hoặc n Anh ta eo ên ưng chim. Chim đập cánh ba ần mới ên ổi. b) an hoặc ang Trời nắng ch .ch . Tiếng tu hú gần xa râm r . Câu 2. Gạch dưới các từ ngữ chỉ sự vật trong mỗi khổ thơ sau : Hai bày tay em Như hoa đầu cành Hoa hồng hồng nụ Cánh tròn ngón xinh. b) Từ khung cửa sổ, Vy thò đầu ra gọi bạn, mắt nheo nheo vì ánh ban mai in trên mặt nước lấp loáng chiếu dội lên mặt. Chú chó xù lông trắng mượt như mái tóc búp bê cũng hếch mõm nhìn sang. Câu 3. Gạch dưới những sự vật được so sánh với nhau trong mỗi câu văn sau : a) Từ xa nhìn lại, cây gạo sừng sững như một tháp đèn khổng lồ. b) Cây rau khúc rất nhỏ, chỉ bằng một mầm cỏ non mới nhú. Câu 4. Điền nội dung cần thiết vào chỗ trống để hoàn thành lá đơn dưới đây : CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ., ngày tháng năm . ĐƠN XIN CẤP THẺ ĐỌC SÁCH Kính gửi : Thư viện . Em tên là : Sinh ngày : Nam ( nữ ) :
  3. Nơi ở : Học sinh lớp : Trường : Em làm đơn này xin đề nghị Thư viện cấp thẻ cho em thẻ đọc sách năm . Được cấp thẻ đọc sách, em xin hứa thực hiện đúng nội quy của Thư viện. Em xin trân trọng cảm ơn . Người làm đơn (Kí và ghi rõ họ tên) . Tuần 2 I. Bài tập về Đọc hiểu LỜI CỦA CÂY Khi đang là hạt Cầm trong tay mình Khi cây đã thành Chưa gieo xuống đất Nở vài lá bé Hạt nằm lặng thinh. Là nghe màu xanh Bắt đầu bập bẹ. Khi hạt nảy mầm Nhú lên giọt sữa Rằng các bạn ơi Mầm đã thì thầm Cây chính là tôi Ghé tai nghe rõ. Nay mai sẽ lớn Góp xanh đất trời. Mầm tròn nằm giữa Vỏ hạt làm nôi (Trần Hữu Thung) Nghe bàn tay vỗ Nghe tiếng ru hời Khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng Câu 1. Khi chưa gieo xuống đất, hạt cây thế nào? A, Hạt cây cựa quậy B, Hạt cây lặng thinh C, Hạt cây thì thầm Câu 2. Khi hạt cây nảy mầm, ta nghe được những gì? A, Nghe bàn tay vỗ, nghe tiếng ru hời
  4. B, Nghe bàn tay vỗ, nghe tiếng thì thầm C, Nghe tiếng ru hời, nghe tiếng bập bẹ Câu 3. Khi đã nở vài lá bé xanh, cây bắt đầu thế nào? A, Thì thầm B.Bập bẹ C.Vỗ tay Câu 4. Theo em, ý chính của bài thơ là gì? A,Hạt nảy mầm, lớn lên để nghe những bàn tay vỗ và tiếng ru hời. B,Hạt nảy mầm, lớn thành cây để nở vài lá bé và bập bẹ màu xanh. C,Hạt nảy mầm, lớn lên thành cây để góp màu xanh cho đất trời. II. Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn Câu 1. Điền vào chỗ trống: a) êch hoặc uêch - Em bé có cái mũi h - Căn nhà trống h / b) uy hoặc uyu - Đường đi khúc kh , gồ ghề - Cái áo có hàng kh rất đẹp Câu 2. Gạch dưới các từ ngữ chỉ sự vật trong khổ thơ sau : Đàn chim se sẻ Hót trên cánh đồng Bạn ơi biết không Hè về rồi đó! Chiều nay bạn gió Mang nồm về đây Ôi mới đẹp thay! Phượng hồng mở mắt. Câu 3. Xác định các bộ phận của mỗi câu dưới đây và viết vào trong bảng: a) Bạn Thanh Mai là một học sinh xuất sắc của lớp 3A b) Chiếc cặp sách là đồ vật vô cùng thân thiết của em. c) Con trâu là người bạn quý của người nông dân. Ai (cái gì, con gì)? là gì? a) . b) .
  5. c) Câu 4. Điền các nội dung cần thiết vào chỗ trống để hoàn thành Đơn xin vào Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh. ĐỘI THIẾU NIÊN TIỀN PHONG HỒ CHÍ MINH ., ngày .tháng .năm . ĐƠN XIN VÀO ĐỘI Kính gửi: - - Em tên là: Sinh ngày: . Học sinh lớp: Trường: Sau khi tìm hiểu về . và học ., em thiết tha mong được Em làm đơn này để xin được Được vào Đội, em xin hứa: - Chấp hành đúng - Quyết tâm thực hiện tốt để xứng đáng là . Người làm đơn (Kí và ghi rõ họ tên) Tuần 3 I. Bài tập về đọc hiểu VỀ THĂM BÀ Thanh bước lên thềm, nhìn vào trong nhà. Sự yên lặng làm Thanh mãi mới cất được tiếng gọi khẽ : - Bà ơi! Thanh bước xuống giàn thiên lí. Có tiếng người đi, rồi bà, mái tóc bạc phơ, chống gậy trúc ở ngoài vườn vào. Thanh cảm động và mừng rỡ, chạy lại gần. - Cháu đã về đấy ư ?
  6. Bà ngừng nhai trầu, đôi mắt hiền từ dưới làn tóc trắng nhìn cháu, âu yếm và mến thương. - Đi vào trong nhà kẻo nắng, cháu ! Thanh đi, người thẳng, mạnh, cạnh bà lưng đã còng. Tuy vậy, Thanh cảm thấy chính bà che chở cho mình như những ngày còn nhỏ. Bà nhìn cháu, giục: - Cháu rửa mặt rồi đi nghỉ đi! Lần nào trở về với bà, Thanh cũng thấy thanh thản và bình yên như thế. Căn nhà, thửa vườn này như một nơi mát mẻ và hiền lành. Ở đấy, bà lúc nào cũng sẵn sàng chờ đợi để mến yêu Thanh. ( Theo Thạch Lam ) Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng Câu 1. Hình dáng của người bà được tả qua các chi tiết nào ? A, Mái tóc bạc phơ, chống gậy trúc đi vào, lưng đã còng. B, Mái tóc bạc phơ, đôi mắt hiền từ, mến yêu Thanh. C,Mái tóc bạc phơ, đôi mắt hiền từ, lưng đã còng. Câu 2. Chi tiết nào dưới đây thể hiện tình cảm của bà đối với cháu ? A,Nhìn cháu bằng ánh mắt âu yếm, mến thương, giục cháu vào nhà cho khỏi nắng, giục cháu đi rửa mặt rồi nghỉ ngơi. B,Nhìn cháu bằng ánh mắt âu yếm, mến thương. C, Nhìn cháu bằng ánh mắt âu yếm, mến thương, che chở cho cháu. Câu 3. Vì sao Thanh cảm thấy chính bà đang che chở cho mình ? A, Vì Thanh luôn yêu mến, tin cậy bà. B, Vì Thanh là khách của bà, được bà chăm sóc, yêu thương. C, Vì Thanh sống với bà từ nhỏ, luôn yêu mến, tin cậy bà và được bà săn sóc, yêu thương. Câu 4. Dòng nào dưới đây nêu đúng và đủ ý chính của bài văn ? A,Tâm trạng bình yên, thanh thản của Thanh mỗi khi về thăm bà và tình yêu thương, sự chăm sóc ân cần của bà đối với cháu. B,Tâm trạng bình yên, thanh thản của Thanh mỗi khi về thăm bà, lòng biết ơn với người bà yêu quý và tình yêu thương, sự chăm sóc ân cần của bà đối với cháu.
  7. C,Cái nóng ngày hè vô cùng độc hại khiến nhiều người khó chịu. II. Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu , Tập làm văn Câu 1. Chép lại các từ ngữ sau khi điền vào chỗ trống: a) tr hoặc ch - che ở / - cách ở / . - ơ trụi / - ơ vơ / . b) ăc hoặc oăc - dao s / . - dấu ng kép / . - lạ h / - mùi hăng h / . Câu 2. Gạch một gạch dưới các hình ảnh so sánh, gạch hai gạch dưới từ ngữ chỉ sự so sánh trong những câu thơ sau, câu văn sau : A, Mặt trời nằm đáy vó Như một chiếc đĩa nhôm Nhấc vó : mặt trời lọt Đáy vó : toàn những tôm. B, Nắng vườn trưa mênh mông Bướm bay như lời hát Con tàu là đất nước Đưa ta tới bến xa c) Thuyền chồm lên hụp xuống như nô giỡn. Sóng đập vào vòi mũi thùm thùm, chiếc thuyền tựa hồ như một tay võ sĩ can trường giơ ức ra chịu đấm, vẫn lao mình tới. Câu 3. Chép lại đoạn văn dưới đây sau khi đặt 3 dấu chấm vào chỗ thích hợp và viết hoa những chữ đầu câu. Đêm mùa đông, trời mưa phùn gió lạnh thổi ào ào ngoài cửa sổ nằm trong nhà, Hồng lắng nghe tiếng mưa rơi em chỉ thương đàn gà phải co ro trong giá rét mùa đông . . .
  8. 4. Viết đoạn văn ngắn ( khoảng 5 câu ) giới thiệu về những người trong gia đình em với cô giáo ( thầy giáo ) chủ nhiệm lớp. Gợi ý : a) Gia đình em có mấy người, đó là những ai ? b) Từng người trong gia đình em hiện đang làm việc gì, ở đâu ? c) Tình cảm của em đối với những người trong gia đình ra sao ? . Tuần 4 I. Bài tập về đọc hiểu CON CHẢ BIẾT ĐƯỢC ĐÂU Mẹ đan tấm áo nhỏ Thường trong nhiều câu chuyện Bây giờ đang mùa xuân Bố vẫn nhắc về con Mẹ thêu vào chiếc khăn Bố mới mua chiếc chăn Cái hoa và cái lá Dành riêng cho con đắp Cỏ bờ đê rất lạ Áo con bố đã giặt
  9. Xanh như là chiêm bao Thơ con bố viết rồi Kìa bãi ngô, bãi dâu Các anh con hỏi hoài : Thoáng tiếng cười đâu đó - Bao giờ sinh em bé ? Mẹ đi trên hè phố Cả nhà mong con thế Nghe tiếng con đạp thầm Con chả biết được đâu Mẹ nghĩ đến bàn chân Mẹ ghi lại để sau Và con đường tít tắp Lớn lên rồi con đọc . ( Xuân Quỳnh ) Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng Câu 1. Mẹ đã chuẩn bị những gì cho con khi con còn nằm trong bụng mẹ ? có những phẩm chất gì ? A, Can đảm, luôn luôn cố gắng, hăng say và phấn khởi. B, Can đảm, luôn luôn cố gắng, không bao giờ hèn nhát. C, Can đảm, luôn thích đi học, không bao giờ hèn nhát. Câu 4. Theo em, vì sao người bố muốn con đến trường với lòng hăng say và niềm phấn khởi ? A, Vì bố muốn con tự giác, say mê học tập và tinh thần phấn khởi, vui tươi. B, Vì bố muốn con tự giác, say mê học tập và tìm thấy niềm vui trong lao động. C, Vì bố muốn con tự giác, hăng say học tập và phấn khởi với nhiều điểm cao. II. Bài tập Luyện từ và câu, Tập làm văn Câu 1. điền vào chỗ trống : a) l hoặc n - úa ếp/ - o ắng/ - e ói/ - ời ói/ b) en hoặc eng - giấy kh / - thổi kh / - cái x / - đánh k / Câu 2. Hãy chọn các sự vật ở trong ngoặc : (bốn cái cột đình, bốn thân cây chắc khoẻ, hạt nhãn, mắt thỏ, khúc nhạc vui, tiếng hát của dàn đồng ca) để so sánh với từng sự vật trong các câu dưới đây:
  10. Đôi mắt bé tròn như Đôi mắt bé tròn như Bốn chân của chú voi to như Bốn chân của chú voi to như Trưa hè, tiếng ve như Trưa hè, tiếng ve như Câu 3. Ghi lại các sự vật được so sánh với nhau trong đoạn văn sau: Từ khung cửa sổ, Vy thò đầu ra gọi bạn, mắt nheo nheo vì ánh ban mai in trên mặt nước lấp loáng chiếu dội lên mặt. Chú chó xù lông trắng mượt như mái tóc búp bê cũng hếch mõm nhìn sang. Câu 4. Em hãy ghi lại những dự kiến về nội dung trao đổi trong cuộc họp tổ bàn về việc xây dựng môi trường học tập thân thiện ở tổ em. Gợi ý : a) Mục đích của cuộc họp tổ là gì ? b) Tình hình học tập đầu năm của tổ ra sao ( chú ý về tinh thần học tập và kết quả đạt được ở các môn học của các bạn trong tổ ). Nêu nguyên nhân và cách khắc phục ( nếu có hạn chế, khuyết điểm ) c) Phân công công việc ( trách nhiệm ) của từng thành viên trong tổ. Tuần 6 I. Bài tập về đọc hiểu NGƯỜI THẦY ĐẠO CAO ĐỨC TRỌNG
  11. Ông Chu Văn An đời Trần nổi tiếng là một thầy giáo giỏi, tính tình cứng cỏi, không màng danh lợi. Học trò theo học ông rất đông. Nhiều người đỗ cao và sau này giữ những trọng trách trong triều đình như các ông Phạm Sư Mạnh, Lê Quát. Vì thế mà vua Trần Minh Tông, vua thích vui chơi, không coi sóc tới việc triều đình, lại tin dùng bọn nịnh thần. Ông nhiều lần can ngăn nhưng vua không nghe. Lần cuối, ông trả lại mũ áo triều đình, từ quan về làng. Học trò của ông, từ người làm quan to đến người bình thường, khi có dịp tới thăm thầy cũ, ai cũng giữ lễ. Nếu họ có điều gì không phải, ông trách mắng ngay, có khi không cho vào thăm. Khi ông mất đi,mọi người đều thương tiếc. ( Theo Phan Huy Chú ) Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng Câu 1. Tính tình thầy giáo Chu Văn An thế nào ? A, Cứng cỏi, không màng danh lợi. B, Dạy giỏi, không màng danh lợi. C, Cứng cỏi, không màng hư danh. Câu 2. Vì sao thầy Chu Văn An trả lại mũ áo triều đình, từ quan về làng ? A, Vì nhiều lần thầy ngăn vua không nên mải vui chơi nhưng vua không nghe. B. Vì nhiều lần thầy khuyên nhà vua nhưng vua không nghe. C, Vì nhiều lần thầy can ngăn nhà vua nhưng vua không nghe. Câu 3. Khi học trò đến thăm, thầy Chu Văn An cư xử với họ ra sao ? A, Nếu có điều gì không phải thì trách mắng ngay rồi cho họ vào thăm. B, Nếu có điều gì không phải thì trách mắng ngay, có khi không cho vào thăm. C,Nếu có điều gì không phải thì trách phạt ngay, có khi không cho vào thăm . Câu 4. Dòng nào dưới đây nêu đúng ý nghĩa câu chuyện ? A, Ca ngợi người thầy thẳng thắn, ghét bọn nịnh thần. B,Ca ngợi người thầy tài giỏi, không ưa danh lợi. C, Ca ngợi người thầy tài giỏi, có đạo đức cao quý. II. Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn Câu 1. Điền vào chỗ trống :
  12. a) s hoặc x - sản uất / - sơ uất/ - ơ dừa/ - ơ lược/ b) ươn hoặc ương - mái tr / - tr tới/ - giọt s / -s núi/ Câu 2. Gạch 1 gạch dưới bộ phận câu trả lời cho câu hỏi Ai? Gạch 2 gạch dưới bộ phận câu trả lời cho câu hỏi là gì? (hoặc là ai ?) trong mỗi câu sau: - Cha mẹ, ông bà là những người chăm sóc trẻ em ở gia đình. - Thầy cô giáo là những người dạy dỗ trẻ em ở trường học. - Trẻ em là tương lai của đất nước và của nhân loại. Câu 3. Thêm dấu phẩy vào chỗ thích hợp các câu sau : a) Bạn Ngọc bạn Thủy và bạn Lan đều là học sinh giỏi toàn diện. b) Cả hai chị em trong nhà đều là vận động viên tài năng đầy triển vọng c) Kỉ niệm buổi đầu đi học là kỉ niệm đẹp đẽ trong sáng và đáng nhớ suốt đời. Câu 4. Viết 5 đến 7 câu kể về buổi đầu em đi học theo gợi ý : a) Em đến trường đi học lần đầu vào buổi sáng hay buổi chiều ? b) Hôm ấy, em đi học một mình hay có ai đưa đi ? c) Trên đường tới trường, em nhìn thấy những cảnh gì ? d) Buổi đầu đi học, điều gì làm cho em thấy lạ lùng, bỡ ngỡ ? e) Lúc đó, em mong muốn điều gì ? . .
  13. . Tuần 7 I - Bài tập về đọc hiểu CÁI Ổ GÀ Chiều nay, Dũng đứng trước cửa chờ bố về, nhìn xe cộ và mọi người qua đường. Một bác chở bó củi sau xe đạp, định tránh ổ gà* thì gặp chiếc xe khác ở phía trước xô tới. Bác luống cuống lao xe xuống ổ gà. Bó củi bị xóc mạnh, đứt dây, rơi vung vãi. Bác vội xuống xe, lúng túng nhặt từng que củi. Bọn trẻ cứ đứng nhìn và cười. Lát sau, một chiếc xe khác đèo em bé lại gặp phải ổ gà. Xe xóc mạnh, bà mẹ loạng choạng tay lái làm em bé suýt ngã. Bố về. Dũng kể cho bố nghe hết chuyện này đến chuyện khác, cuối cùng là chuyện cái ổ gà. Chưa kể hết, bố đã hỏi ngay : - Thế con cứ đứng xem à ? Sao con không lấp nó đi ? Dũng đớ người, có thế mà cũng không nghĩ ra. Dũng ấp úng : - Con quên mất ! Dũng vội đi lấy cái xô và cái xẻng nhỏ. Hai bố con ra đến đường thì cái ổ gà tai ác đã được lấp phẳng. Chắc một bạn nào đó đã kể cho bố bạn ấy nghe trước Dũng. Dũng thấy tiếc quá. (Theo Hoàng Anh Đường) * Ổ gà : chỗ lõm sâu xuống mặt đường giống như ổ nằm của con gà mái đẻ Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng Câu 1. Thấy bác chở củi sau xe đạp gặp chuyện không may, bọn trẻ đã làm gì ? A, Đứng nhìn thích thú B, Đứng nhìn và cười C, Chạy lại để giúp đỡ Câu 2. Bác chở củi và bà mẹ đèo con đều suýt ngã trên đường vì lí do gì ? A, Vì xe chở nặng, khó điều khiển B, Vì lao vào xe của người khác
  14. C, Vì xe gặp phải ổ gà trên đường Câu 3. Câu chuyện gợi cho em biết ai đã lấp phẳng cái ổ gà tai ác trên đường ? A, Dũng và bố của Dũng B, Một bạn nhỏ nào đó C,Một người qua đường Câu 4. Lời khuyên nào dưới đây phù hợp với nội dung câu chuyện ? A, Hãy tích cực làm việc tốt, dù rất nhỏ B, Hãy làm những việc có thể làm được C, Hãy cứu giúp những người bị tai nạn II- Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn Câu 1. Ghi lại những hình ảnh so sánh trong mỗi đoạn sau vào chỗ trống và khoanh tròn từ dùng để so sánh trong từng hình ảnh đó: a) Quạt nan như lá . Chớp chớp lay lay Quạt nan rất mỏng Quạt gió rất dày b. Cánh diều no gió Tiếng nó chơi vơi Diều là hạt cau Phơi trên nong trời Câu 2.A) Điền từ so sánh ở trong ngoặc (là, tựa, như) vào chỗ trống trong mỗi câu sau cho phù hợp : a) Đêm ấy, trời tối mực. b) Trăm cô gái tiên sa. c) Mắt của trời đêm các vì sao. B, Dựa vào từng sự việc để chia đoạn sau thành 4 câu, viết lại 4 câu . Sáng nào mẹ tôi cũng dậy rất sớm đầu tiên, mẹ nhóm bếp nấu cơm sau đó mẹ quét dọn trong nhà, ngoài sân lúc cơm gần chín, mẹ gọi anh em tôi dậy ăn sáng và chuẩn bị đi học.
  15. Câu 3. Gạch dưới các từ ngữ chỉ hoạt động, trạng thái có trong đoạn văn sau : Cũng như tôi,mấy cậu học trò mới bỡ ngỡ đứng nép bên người thân, chỉ dám đi từng bước nhẹ. Họ như con chim non nhìn quãng trời rộng muốn bay, nhưng còn ngập ngừng e sợ. Họ thèm vụng và ước ao thầm được như những người học trò cũ, biết lớp, biết thầy để khỏi phải rụt rè trong cảnh lạ. Câu 4: Đọc đoạn văn rồi gạch dưới những câu văn có hình ảnh so sánh: Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim. Từ xa nhìn lại, cây gạo sừng sững như một tháp đèn khổng lồ. Hàng ngàn bông hoa là hàng ngàn ngọn lửa hồng tươi. Hàng ngàn búp nõn là hàng ngàn ánh nến trong xanh. Tất cả đều lóng lánh lung linh trong nắng. Tuần 8 I – Bài tập về đọc hiểu HỌA MI HÓT Mùa xuân ! Mỗi khi Họa Mi tung ra những tiếng hót vang lừng, mọi vật như có sự đổi thay kì diệu ! Trời bỗng sáng thêm ra. Những luồng ánh sáng chiếu qua các chùm lộc mới hóa rực rỡ hơn. Những gợn sóng trên hồ hòa nhịp với tiếng Họa Mi hót, lấp lánh thêm. Da trời bỗng xanh cao. Những làn mây trắng trắng hơn, xốp hơn, trôi nhẹ nhàng hơn. Các loài hoa nghe tiếng hót trong suốt của Họa Mi chợt bừng giấc, xòe những cánh hoa đẹp, bày đủ các màu sắc xanh tươi. Tiếng hót dìu dặt của Họa Mi giục các loài chim dạo lên những khúc nhạc tưng bừng, ca ngợi núi sông đang đổi mới. Chim, Mây, Nước và Hoa đều cho rằng tiếng hót kì diệu của Họa Mi đã làm cho tất cả bừng giấc Họa Mi thấy lòng vui sướng, cố hót hay hơn nữa. ( Võ Quảng ) Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng Câu 1. Khi Họa Mi hót, những làn mây trên trời biến đổi ra sao ? A, Sáng thêm ra, rực rỡ hơn, xanh cao hơn. B, Sáng hơn, xanh cao hơn, lấp lánh hơn. C, Trắng hơn, xốp hơn, trôi nhẹ nhàng hơn. Câu 2. Tiếng hót của Họa Mi làm cho hoa và chim biến đổi thế nào ?
  16. A, Hoa nở đẹp, đủ màu sắc ; chim hót vang tưng bừng. B, Hoa khoe màu rực rỡ ; chim hót nhịp nhàng, dìu dặt. C, Hoa tươi sáng hơn ; chim hót rộn ràng như khúc nhạc. Câu 3. Vì sao nói tiếng hót của Họa Mi là tiếng hót kì diệu ? A, Vì đó là tiếng hót ca ngợi núi sông đang đổi mới. B, Vì đó là tiếng hót làm cho tất cả bừng giấc, giục các loài chim khác dạo lên khúc nhạc ca ngợi núi sông đang đổi mới. C, Vì đó là tiếng hót như khúc nhạc tưng bừng. Câu 4. Bài văn ca ngợi điều gì ? A, Ca ngợi cảnh vật mùa xuân tươi đẹp. B, Ca ngợi tiếng hót kì diệu của Họa Mi. C, Ca ngợi núi sông ngày càng đổi mới. II- Bài tập Câu 1. Điền vào chỗ trống : a) d, gi hoặc r - thong ong/ - .ong ruổi/ - òng rã/ - òng kẻ/ - óng trống/ . - riết óng/ . b) uôn hoặc uông -ng . gốc/ - hát t / -b .làng/ . -b màn/ Câu 2. Điền từ vào chỗ trống thích hợp trong các câu tục ngữ : ( Từ cần điền : thương, đồng, sức, tình, lòng, một nước ) - Dân ta nhớ một chữ . Đồng , đồng ., đồng ., đồng minh. - Nhiễu điều phủ lấy giá gương Người trong .phải .nhau cùng. Câu 3. Gạch một gạch dưới bộ phận câu trả lời cho câu hỏi Ai ( cái gì, con gì ) ? Gạch hai gạch dưới bộ phận câu trả lời cho câu hỏi Làm gì ? M : Bà cụ chậm chạp bước đi trên vỉa hè. a) Đàn trâu đang thung thăng gặm cỏ trên bờ đê
  17. b) Mấy anh thanh niên mải mê trỉa lúa trên nương. c) Trên cao, chị mây trắng giơ lưng che nắng cho mẹ em gặt lúa. Câu 4. . Câu nào dưới đây sử dụng đúng dấu phẩy? Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng: A. Đám học trò mới tựu trường, đều thấy bỡ ngỡ rụt rè. B. Đám học trò mới tựu trường đều thấy, bỡ ngỡ rụt rè. C. Đám học trò mới tựu trường đều thấy bỡ ngỡ, rụt rè. Tập làm văn: Viết 5 đến 7 câu kể về buổi đầu đi học của em theo gợi ý sau a) Em đến trường đi học lầm đầu vào buổi sáng hay buổi chiều ? b) Hôm ấy, em đi học một mình hay có ai đưa đi ? c) Trên đường tới trường, em nhìn thấy những cảnh gì ? d) Buổi đầu đi học, điều gì làm cho em thấy lạ lùng, bỡ ngỡ ? e ) Lúc đó, em mong muốn điều gì ? . Tuần 9 – Ôn tập giữa học kì I II- Đọc thầm và làm bài tập NGƯỜI BÁN MŨ VÀ ĐÀN KHỈ Có người đem một gánh mũ đi chợ bán. Giữa đường, trời nóng nực, anh ta ngồi nghỉ dưới một gốc cây, che mũ lên đầu rồi thiu thiu ngủ. Đàn khỉ trên cây thấy vậy, đợi anh ta ngủ say bèn kéo xuống lấy mỗi con một chiếc mũ, đội lên đầu rồi leo tót lên cây. Tỉnh dậy, thấy mất mũ, anh kia nhìn lên cây, thấy lũ khỉ đội mũ của mình liền lấy đá ném. Đàn khỉ bắt chước, dùng quả cây ném
  18. xuống. Anh ta tức giận la hét om sòm, vò đầu bứt tai vẻ khổ sở lắm. Đàn khỉ cũng nhăn nhó nhại lại. Anh ta không biết làm thế nào, liền giật chiếc mũ trên đầu ném xuống đất, ngồi ôm mặt khóc. Đàn khỉ thấy vậy cũng bắt chước giật hết mũ trên đầu ném xuống đất. Anh chàng bán mũ mừng rỡ nhặt lấy mũ rồi lại gánh đi bán. ( Truyện ngụ ngôn Việt Nam ) Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng Câu 1. Khi thấy đàn khỉ lấy mũ, người bán mũ đã làm gì ? A, Leo lên cây đòi khỉ trả mũ B, Lấy đá ném đàn khỉ trên cây C, La hét lũ khỉ, đòi trả lại mũ Câu 2. Hành động nào giúp người bán mũ nhặt lại đủ số mũ để đi chợ bán ? A, Giật chiếc mũ trên đầu ném xuống đất B, Giật mũ trên đầu ném đàn khỉ trên cây C, Giật mũ, vò đầu bứt tai vẻ khổ sở lắm Câu 3. Câu chuyện cho thấy điểm gì nổi bật ở loài khỉ ? A, Hay lấy trộm mũ của người khác B, Hay nhăn nhó, nhại người khác C, Hay bắt chước theo người khác Câu 4. Cụm từ nào dưới đây có sử dụng biện pháp so sánh ? A, Rung cây dọa khỉ B, Bắt chước như khỉ C, Ném đá đuổi khỉ Câu 5: . Điền bộ phận câu trả lời cho câu hỏi Ai hoặc bộ phận câu trả lời cho câu hỏi là gì để điền vào từng chỗ trống cho thích hợp : a) là cô giáo dạy lớp em gái tôi. b) Cha tôi là . c) Chị họ tôi là d) là tổ trưởng dân phố của khu phố tôi. Câu 6: Gạch dưới các từ chỉ hoạt động trong đoạn văn sau: Ong xanh đến trước tổ một con dế. Nó đảo mắt quanh một lượt, thăm dò rồi nhanh nhẹn xông vào cửa tổ dùng răng và chân bới đất. Sáu cái chân ong làm việc như
  19. máy. Những hạt đất vụn do dế đùn lên lần lượt bị hất ra ngoài. Ong ngoạm, dứt, lôi ra một túm lá tươi. Thế là cửa đã mở. II- Tập làm văn ( 5 điểm ) Viết một đoạn văn ngắn ( khoảng 7 câu ) kể về người hàng xóm, theo gợi ý sau : a) Người đó tên là gì? bao nhiêu tuổi? b) Người đó làm nghề gì? c) Tình cảm của gia đình em đối với người hàng xóm như thế nào ? d) Tình cảm của người hàng xóm đối với gia đình em như thế nào ? . Tuần 10 I – Bài tập về đọc hiểu TÌNH QUÊ HƯƠNG Làng quê tôi đã khuất hẳn, nhưng tôi vẫn đăm đắm nhìn theo. Tôi đã đi nhiều nơi, đóng quân nhiều chỗ phong cảnh đẹp hơn đây nhiều, nhân dân coi tôi như người làng và cũng có những người yêu tôi tha thiết, nhưng sao sức quyến rũ, nhớ thương vẫn không mãnh liệt, day dứt bằng mảnh đất cọc cằn này. Ở mảnh đất ấy, tháng giêng, tôi đi đốt bãi, đào ổ chuột ; tháng tám nước lên, tôi đánh giậm, úp cá, đơm tép ; tháng chín, tháng mười, đi móc con da (1) dưới vệ sông. Ở mảnh đất ấy, những ngày chợ phiên, dì tôi lại mua cho vài cái bánh rợm (2) Những tối liên hoan xã, nghe cái Tị hát chèo và đôi lúc lại ngồi nói chuyện với Cún con, nhắc lại những kỉ niệm đẹp đẽ thời thơ ấu.
  20. Phảng phất trong không khí có thứ mùi quen thuộc, không hẳn là mùi nhang ngày Tết, cũng không phải là thứ mùi nào khác có thể gọi tên được,có lẽ đã lâu lắm, nay tôi lại cảm thấy nó. Thôi tôi nhớ ra rồi Đó là thứ mùi vị rất đặc biệt,mùi vị của quê hương. ( Theo Nguyễn Khải ) (1) Con da : một loại cua giống cua đồng nhưng chân có lông. (2) Bánh rợm : một loại bánh làm bằng bột nếp, gói bằng lá chuối tươi. Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng Câu 1. Đoạn 1 (“Làng quê tôi mảnh đất cọc cằn này.”) ý nói gì ? A, Tình cảm gắn bó thiết tha,mãnh liệt của tác giả đối với nhân dân. B, Tình cảm gắn bó thiết tha, mãnh liệt của tác giả với nơi đóng quân. C, Tình cảm gắn bó thiết tha, mãnh liệt của tác giả đối với quê hương. Câu 2. Ở đoạn 2 (“Ở mảnh đất ấy thời thơ ấu.”), tác giả nhớ những việc gì đã làm từ thời thơ ấu trên quê hương ? A, Đốt bãi, đào ổ chuột, đánh giậm, úp cá, đơm tép, đi chợ phiên. B, Đốt bãi, đào ổ chuột, đánh giậm, úp cá, đơm tép, móc con da. C, Đốt bãi, đào ổ chuột, đánh giậm, úp cá, đơm tép, móc con da, đi chợ phiên với dì, đi nghe hát chèo. Câu 3. Thứ mùi vị đặc biệt mà tác giả cảm nhận được là mùi vị gì ? A, Mùi vị của đất bãi. B,Mùi nhang ngày Tết. C,Mùi vị của quê hương. Câu 4. Dòng nào dưới đây nêu đúng ý chính của bài văn ? A, Tình cảm gắn bó của anh bộ đội với quê hương qua những kỉ niệm khó quên. B, Tình cảm gắn bó của anh bộ đội với bạn bè, người thân qua kỉ niệm thời thơ ấu. C,Tình cảm lưu luyến, nhớ thương của anh bộ đội đối với quê hương trước lúc đi xa. II- Bài tập Câu 1. điền vào chỗ trống : a) oai , oay hoặc oet - Ng cửa, cơn gió x . làm cây cối trong vườn nghiêng ngả. - Chú chim nhỏ l h .tìm bắt lũ sâu đục kh thân cây.
  21. b) l hoặc n ong .anh đáy ước in trời Thành xây khói biếc on phơi bóng vàng Câu 2. Gạch dưới những từ ngữ chỉ âm thanh được so sánh với nhau trong mỗi câu sau: a) Tiếng ve râm ran như tiếng nhạc chiều êm ả b) Tiếng sóng ì oạp vỗ vào bờ cát như tiếng ru dịu dàng của mẹ c) Tiếng khèn dìu dặt tựa tiếng gió reo vi vút trong rừng bương. Câu 3. Ghi dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong mỗi câu sau: a. Trong giờ tập đọc, chúng em được nghe cô giáo giảng bài, luyện đọc đúng và đọc hay. b. Lớp chúng em đi thăm Thảo Cầm Viên, Công viên Đầm Sen vào chủ nhật vừa qua. c. Bạn Hưng lớp 3B vừa nhận được 2 giải thưởng lớn: giải Nhất cờ vua dành cho học sinh tiểu học của quận, giải Nhì chữ đẹp trong kì thi viết chữ đẹp của học sinh tiểu học toàn tỉnh. Câu 4. Viết một bức thư ngắn cho cô giáo ( thầy giáo ) đã dạy em trong những năm học trước nhân Ngày 20 – 11 Gợi ý : - Dòng đầu như : Nơi gửi, ngày .tháng năm - Lời xưng hô với người nhận thư ( VD : Cô giáo Mai Anh kính mến, hoặc Thầy Lăng kính mến , ) - Nội dung thư ( 4 – 5 dòng ) : Thăm hỏi, báo tin tới thầy cô.Lời chúc và hứa hẹn - Cuối thư : Lời chào,chữ kí và tên.
  22. . Tuần 11 I- Bài tập về đọc hiểu TIẾNG THÁC LENG GUNG Chuyện xưa kể lại, quê hương của người Mnông (1) là dãy núi Nâm Nung. Trên đỉnh núi chạm mây trời, có ngọn thác cao. Dưới chân thác có một tảng đá rộng và mỏng. Dòng nước dội xuống phát ra muôn ngàn tiếng vang ngân như chuông reo. Tiếng ngân vang đến xứ Prum. Vua Prum ghen tức, nhiều phen cho người do thám(2) để phá nguồn nước chảy xuống thác. Một lần, người của Prum bắt được chàng trai Dăm Xum. Vua dụ dỗ chàng chỉ đường lên nguồn nước, hứa gả cho con gái đẹp, cho nhiều ché bạc và nương rẫy. Dăm Xum không chịu. Vua tức giận, đưa chàng đi thật xa. Từ ngày bị đưa vào rừng thẳm, cái bụng Dăm Xum lúc nào cũng nghe tiếng ngân vang của dòng thác. Chàng quên ăn, quên ngủ, ngày đêm lội suối băng rừng, lần theo tiếng thác reo. Khi chàng về được dưới chân thác, râu tóc đã bạc trắng, dài quá vai. Dòng thác Leng Gung vẫn trẻ trung ngân vang khắp núi rừng tiếng chuông gọi những người con xa quê với buôn làng. ( Phỏng theo Truyện cổ Tây Nguyên ) (1) Mnông : một dân tộc thiểu số thường sống ở Tây Nguyên. (2) Do thám : dò xét để biết tình hình của đối phương. Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng Câu 1. Âm thanh của dòng thác Leng Gung có gì đặc biệt ? A, Ngân vang như tiếng đàn đá. B, Ngân vang như tiếng chuông. C, Ngân vang như tiếng chiêng. Câu 2. Vua Prum dụ dỗ Dăm Xum làm điều gì ? A, Chỉ đường lên phá nguồn nước chảy xuống thác. B, Chỉ đường đến nơi có nhiều ché bạc, nương rẫy. C, Chỉ đường đến xem dòng thác phát ra âm thanh.
  23. Câu 3. Chi tiết nào chứng tỏ tình yêu mãnh liệt của Dăm Xum đối với quê hương ? A, Lúc nào cái bụng cũng nghe thấy tiếng ngân vang của dòng thác. B, Sống trong rừng thẳm, tóc bạc trắng, dài quá vai vẫn nhớ tiếng thác. C, Quên ăn, quên ngủ, ngày đêm lội suối băng rừng để trở về với thác. Câu 4. Dòng nào dưới đây nêu đúng ý nghĩa của câu chuyện ? A, Ca ngợi lòng dũng cảm của chàng Dăm Xum. B, Ca ngợi tình yêu quê hương của người Mnông. C, Ca ngợi âm thanh kì diệu của thác Leng Gung. II- Bài tập Câu 1. Điền vào chỗ trống : a) s hoặc x - cây .oan/ . - ong việc / - ngôi ao/ - lao .ao/ b) ươn hoặc ương - con l / - l .thực / - bay l ./ - khối l / Câu 2. Gạch dưới những từ ngữ chỉ hoạt động, trạng thái trong đoạn thơ: “Cô bận cấy lúa Chú bận đánh thù Mẹ bận hát ru Bà bận thổi nấu. Còn con bận bú Bận ngủ bận chơi Bận tập khóc cười Bận nhìn ánh sáng.” Câu 3. Ghi lại những hình ảnh so sánh trong mỗi câu văn sau: a. Quả cỏ mặt trời có hình thù như một con nhím xù lông. b. Mỗi cánh hoa giấy giống hệt một chiếc lá, chỉ có điều mỏng manh hơn và có màu sắc rực rỡ. c. Bỗng một đàn bướm trắng tấp tới lẫn trong hoa mai, chúng cùng cánh hoa là là rơi xuống, rồi khi tới mặt nước suối lại vụt bay lên cành tựa như những cánh hoa bị luồng gió lốc vô tình thổi tung lên.
  24. Câu 4. Viết đoạn văn ngắn ( khoảng 6-8 câu ) nói về một cảnh vật em yêu thích nhất ở quê hương ( hoặc nơi em đang sống ) Gợi ý : a) Em yêu thích nhất cảnh gì ở quê hương ? ( VD : dòng sông, con suối, dòng thác, dãy núi, cánh đồng, bãi biển, hồ nước, bến đò, công viên, .) b) Cảnh đó có những nét gì nổi bật làm em thích thú ? c) Nêu cảm nghĩ của em khi ngắm cảnh ( hoặc nhớ về cảnh đó lúc đi xa ) . Tuần 12 I – Bài tập về đọc hiểu CÂY MAI TỨ QUÝ Cây mai cao trên hai mét, dáng thanh, thân thẳng như thân trúc. Tán tròn tự nhiên xòe rộng ở phần gốc, thu dần thành một điểm ở đỉnh ngọn. Gốc lớn bằng bắp tay, cành vươn đều, nhánh nào cũng rắn chắc. Loại cây này chỉ ưa bạn với gió mạnh, bướm ong không dễ dàng ve vãn, sâu bọ không dễ dàng gây hại. Mai tứ quý nở bốn mùa. Cánh hoa vàng thẫm xếp làm ba lớp. Năm cánh đài đỏ tía như ức gà chọi, đỏ suốt từ đời hoa sang đời kết trái. Trái kết màu chín đậm, óng ánh như những hạt cườm đính trên tầng áo lá lúc nào cũng xum xuê một màu xanh chắc bền. Đứng bên cây ngắm hoa, xem lá, ta thầm cảm phục cái mầu nhiệm của tạo vật trong sự hào phóng và lo xa : đã có mai vàng rực rỡ góp với muôn hoa ngày Tết, lại có mai tứ quý đem đến sự cần mẫn, thịnh vượng quanh năm. ( Theo Nguyễn Vũ Tiềm ) Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng
  25. Câu 1. Cành của cây mai tứ quý có đặc điểm gì ? ( Đoạn 1 –“Cây mai gây hại” ) A,Thẳng, xòe rộng B, Thẳng, vươn đều C,Vươn đều, rắn chắc Câu 2. Đoạn 2 ( “Mai tứ quý màu xanh chắc bền” ) tả cụ thể những bộ phận nào của cây mai tứ quý ? A, Cánh hoa, cánh đài, trái mai, tầng áo lá B, Cánh hoa, cánh đài, trái mai C, Cánh hoa, cánh đài, tầng áo lá Câu 3. Đoạn 3 ( “Đứng bên cây quanh năm” ) cho biết cảm nghĩ gì của tác giả ? A, Hoa và lá của cây mai tứ quý đều rất tốt đẹp. B, Mai tứ quý và mai vàng làm đẹp cho ngày Tết. C, Mai tứ quý đem đến sự cần mẫn, thịnh vượng. Câu 4. Cánh hoa mai tứ quý có gì nổi bật ? A, Đỏ tía, óng ánh như hạt cườm. B, Vàng thẫm, xếp làm ba lớp. C, Vàng thẫm, óng ánh như hạt cườm. II- Bài tập Câu 1. Đền vào chỗ trống : a) tr hoặc ch - chóng .án / - vầng .án/ . - phải ăng/ . - ánh ăng/ . b) at hoặc ac - ng .nhiên/ . - ng .thở/ -bát ng / - ngơ ng / Câu 2. Gạch dưới các từ chỉ hoạt động trong đoạn văn sau: Ong xanh đến trước tổ một con dế. Nó đảo mắt quanh một lượt, thăm dò rồi nhanh nhẹn xông vào cửa tổ dùng răng và chân bới đất. Sáu cái chân ong làm việc như máy. Những hạt đất vụn do dế đùn lên lần lượt bị hất ra ngoài. Ong ngoạm, dứt, lôi ra một túm lá tươi. Thế là cửa đã mở. Câu 3.A) Gạch dưới bộ phận câu trả lời câu hỏi "Làm gì ? " trong các câu sau : a) Đám trẻ tới chỗ ông cụ để hỏi thăm. b) Ông cụ ngồi chờ xe buýt để đến bệnh viện. c) Đám trẻ đứng nhìn theo ông cụ mãi mới ra về.
  26. b, Điền bộ phận câu trả lời câu hỏi Ai hoặc trả lời câu hỏi làm gì vào chỗ trống Câu 4. Viết đoạn văn ngắn nói về một cảnh đẹp ở nước ta mà em được biết qua tranh ( ảnh ) hoặc ti vi Gợi ý : a) Đó là cảnh gì, ở đâu ? b) Cảnh đó có những điểm gì nổi bật làm em chú ý ( về màu sắc, đường nét, hình khối ) c) Nhìn cảnh đẹp đó, em có những suy nghĩ gì ? . Tuần 13 I – Bài tập về đọc hiểu Viếng lăng Bác Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát Ôi hàng tre xanh xanh Việt Nam Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân. Bác nằm trong giấc ngủ bình yên
  27. Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền Vẫn biết trời xanh là mãi mãi Mà sao nghe nhói ở trong tim. Mai về miền Nam, thương trào nước mắt Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác Muốn làm đóa hoa tỏa hương đâu đây Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này. ( Viễn Phương ) Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng Câu 1. Ở khổ thơ 1, hàng tre bên lăng Bác được tả bằng những từ ngữ nào ? A, Trong sương, xanh xanh, thẳng hàng B, Bát ngát, xanh xanh, đứng thẳng hàng C, Xanh xanh, bát ngát, bão táp mưa sa Câu 2. Ở khổ thơ 2, những từ ngữ nào nhắc đến hình ảnh Bác Hồ kính yêu ? A, Mặt trời đi qua trên lăng ; mặt trời trong lăng rất đỏ B, Mặt trời đi qua trên lăng ; bảy mươi chín mùa xuân C, Mặt trời trong lăng rất đỏ; bảy mươi chín mùa xuân Câu 3. Dòng nào dưới đây nêu đúng ý hai câu thơ “Bác nằm trong giấc ngủ bình yên Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền” ? A, Bác Hồ đang ngủ ngon dưới vầng trăng sáng trong, dịu hiền. B, Bác Hồ nằm đó như đang ngủ ngon giấc dưới ánh trăng đẹp. C, Bác Hồ nằm đó như đang ngủ yên giữa vầng trăng sáng đẹp. Câu 4. Khổ thơ cuối ( “Mai về miền Nam chốn này” ) nói lên điều gì ? A, Tác giả ước nguyện làm cây tre quanh lăng để được gần Bác. B, Cảnh bên ngoài lăng Bác vào buổi sớm. C, Niềm xúc động sâu sắc và ước nguyện chân thành của nhà thơ, của nhân dân Việt Nam đối với Bác Hồ khi vào lăng viếng Bác. II – Bài tập Câu 1. điền vào chỗ trống : a) r, gi hoặc d Sóng biển ữ ội xô vào bãi cát, ó biển ào ào xé nát .ặng phi lao b) Chữ có dấu hỏi hoặc dấu ngã
  28. Quê hương .người chỉ một Như là một mẹ thôi Câu 2. Gạch dưới câu có mô hình Ai - làm gì ? trong đoạn văn sau: Thanh đến bên bể nước múc nước vào thau rửa mặt. Nước mát rượi: Thanh cúi nhìn bóng mình trong lòng bể với những mảng trời xanh Căn nhà, thửa vườn của bà như một nơi mát mẻ hiền lành. Câu 3.a) Dùng mỗi từ ngữ sau để đặt một câu có mô hình Ai - làm gì ? A, chạy nhanh như ngựa phi. B, hăng say làm việc trên cánh đồng vào ngày mùa. C, bơi lội tung tăng. Câu 3. Gạch dưới các từ chỉ hoạt động, trạng thái trong các câu sau : A, “Lũ làng rửa tay thật sạch rồi cầm lên từng thứ, coi đi, coi lại, coi đến mãi nửa đêm.” B, “Mưa ơi đừng rơi nữa Mẹ vẫn chưa về đâu Chợ làng đường xa lắm Qua sông chẳng có cầu. Câu 4. a, Tìm những hình ảnh được so sánh với nhau trong đoạn văn sau: Hai con chim con há mỏ kêu chíp chíp đòi ăn. Hai anh em tôi đi bắt sâu non, cào cào, châu chấu về cho chim ăn. Hậu pha nước đường cho chim uống. Đôi chim lớn thật nhanh. Chúng tập bay, tập nhảy quanh quẩn bên Hậu như những đứa con bám theo mẹ. B, Đọc từng câu trong đoạn văn sau rồi chép những từ ngữ thích hợp trong đoạn văn vào từng ô trống: Rễ cây nổi lên mặt đất thành những hình thũ quái lạ, như những con rắn hổ mang giận dữ. Gió chiều gảy lên những điệu nhạc li kì tưởng chừng như ai cười ai nói trong vòm lá. Từ ngữ chỉ hoạt động A được so sánh với Từ chỉ hoạt động B - Câu thứ nhất - Câu thứ nhất - Câu thứ hai - Câu thứ hai
  29. . Tuần 14 I – Bài tập về đọc hiểu SỰ TÍCH NGÔI NHÀ SÀN Ngày xưa, người ta chưa biết làm nhà, phải ở trong hang đá, chưa có làng mạc, thành phố như bây giờ. Ở một vùng nọ, có một ông tên là Cài làm lụng vất vả mà vẫn đói, vì nương rẫy của ông thường bị thú rừng phá hoại. Ông Cài đặt bẫy bắt thú rừng. Lần ấy, ông bắt được một chú Rùa gầy. Ông định đem về ăn thịt cho bõ tức. Rùa xin ông tha chết và hứa mách ông cách làm nhà ở. Nghe hay hay, ông liền cởi trói cho Rùa. Rùa gầy từ từ đứng dậy và nói : - Ông là người sáng dạ. Ông nhìn xem : Toàn thân tôi là một ngôi nhà đấy ! Ông Cài ngắm nhìn hồi lâu, hình dung một ngôi nhà trong đầu, rồi nói : - Bốn chân Rùa là bốn cái cột. Mu Rùa là mái nhà. Miệng Rùa là lối vào nhà. Hai mắt Rùa là hai cửa sổ. Có phải thế không ? Rùa gật đầu khen và xin được về với họ hàng. Từ đó con người có nhà sàn để ở, tránh được mưa nắng. ( Theo Truyện cổ dân tộc Mường ) Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng Câu 1. Ngày xưa, khi chưa biết làm nhà, con người sống ở đâu ? A, Con người sống trong hốc cây. B, Con người sống trong lều cỏ. C, Con người sống trong hang đá. Câu 2. Vì sao ông Cài cởi trói và tha cho Rùa ? A, Vì ông thương chú Rùa gầy. B, Vì Rùa mách ông cách làm nhà ở. C, Vì Rùa mách ông cách đặt bẫy thú rừng. Câu 3. Ông Cài hình dung ra ngôi nhà từ những bộ phận nào của chú Rùa ? A, Chân Rùa, mu Rùa, miệng Rùa, mắt Rùa
  30. B, Chân Rùa, cổ Rùa, miệng Rùa, mắt Rùa C, Chân Rùa, mu Rùa, miệng Rùa, mũi Rùa Câu 4. Theo truyện cổ, nhờ đâu mà con người làm được nhà sàn để ở ? A, Nhờ may mắn có Rùa mách cho cách làm. B, Nhờ thông minh, biết đặt bẫy thú rừng. C, Nhờ trí thông minh và có lòng nhân ái. II – Bài tập Câu 1. Điền vào chỗ trống : a) l hoặc n - .ên .ớp/ - ên người/ - on .ước/ . - chạy on ton/ b) ay hoặc ây - d . học / . - thức d / - m trắng/ . - m áo/ c) au hoặc âu - con s / . - trước s / - c văn/ . - cây c ./ Câu 2. Nối từ ở hai cột có nghĩa giống nhau thành từng câu: 1. hoa a. chén 2. đình b. li 3. bát c. nhà việc 4. cốc d. (hạt) mè 5. đậu phộng đ. bông 6. (hạt) vừng g. (hạt) lạc Câu 3:A) Những từ gạch dưới trong các câu dưới đây có nghĩa là gì? Ghi nghĩa của từng từ vào ô trống: a. Đứng bên ni đồng ngó bên tê đồng mênh mông bát ngát Đứng bên tê đồng, ngó bên ni đồng cũng bát ngát mênh mông b. Ai vô Nam Bộ Tiền Giang, Hậu Giang Ai vô thành phố
  31. Hồ Chí Minh rực rỡ tên vàng B) Gạch dưới các hình ảnh so sánh trong 2 câu sau : a) Bình minh, mặt trời như chiếc thau đồng đỏ ối chiếu xuống mặt biển, nước biển nhuộm màu hồng nhạt. b) Người xưa đã ví bờ biển Cửa Tùng giống như một chiếc lược đồi mồi cài vào mái tóc bạch kim của sóng biển. Câu 4. Gạch dưới bộ phận câu trả lời cho câu hỏi “Thế nào ?” : a) Những cánh rừng Việt Bắc xanh ngút ngàn từ bao đời nay b) Ngọn núi đá cao chót vót như chạm tới mây trời c) Đồng bào các dân tộc thiểu số trọn đời thủy chung với cách mạng Câu 4. Viết đoạn văn ngắn ( khoảng 5 câu ) giới thiệu các thành viên của tổ em và một vài hoạt động của tổ trong tháng thi đua “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Gợi ý : a) Tổ em gồm những bạn nào ? b) Trong tháng thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, tổ em đã làm những việc gì để ngôi trường trở nên sạch đẹp và gần gũi với học sinh ? b) Tổ em đã làm những việc gì để phát huy vai trò tích cực của học sinh trong học tập và các hoạt động khác . Tuần 15 I – Bài tập về đọc hiểu TÌNH ANH EM
  32. Thời trước, có hai anh em cha mẹ mất sớm. Sau khi lấy vợ, người anh muốn làm giàu và lạnh nhạt* với em. Nhà có thóc lúa, ruộng tốt, người anh chiếm cả, chỉ cho em một ít ruộng xấu. Một hôm, anh bắn được một con nai to. Anh định gọi bạn khiêng về cùng ăn, chứ không gọi em. Người vợ biết ý, bèn bàn với chồng thử xem bạn tốt hay em tốt. Nghe lời vợ bàn, anh đến nhà bạn làm bộ hốt hoảng : “Tôi đi săn chẳng may bắn trúng một người. Bây giờ làm thế nào, anh giúp tôi với !” Bạn lắc đầu : - Trời mưa, rãnh nhà ai nhà ấy xẻ ! Người anh đến nhà em cũng nói như nói với bạn. Người em nghĩ một lát, rồi an ủi anh : - Đã trót bắn chết thì khiêng về làm ma vậy. Rồi anh em cùng nhau thu xếp tiền, đến xin lỗi gia đình họ. Bấy giờ, người anh mới tỉnh ngộ, nói hết sự thật và rủ em đi lấy nai về. (Theo Truyện cổ dân tộc Thái) *lạnh nhạt : tình cảm xa cách, không gần gũi giúp đỡ nhau. Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng Câu 1. Sau khi lấy vợ, người anh đối xử với em thế nào ? A, Chiếm cả thóc lúa, ruộng tốt ; chỉ cho em một ít ruộng xấu. B, Chiếm cả thóc lúa, ruộng đất ; lánh mặt, không hỏi han đến em. C, Chiếm cả thóc lúa, lấy nhiều ruộng tốt ; để cho em ít ruộng tốt. Câu 2. Câu nói “Trời mưa, rãnh nhà ai nhà ấy xẻ.” chứng tỏ điều gì ở người bạn ? A, Chỉ lo được công việc của mình, không giúp được ai. B, Lo việc xẻ rãnh của nhà mình để khỏi ngập nước mưa. C, Chỉ lo việc nhà mình, không quan tâm đến người khác. Câu 3. Khi nghe anh báo tin lỡ bắn trúng người khác, người em có thái độ ra sao ? A, Lắc đầu từ chối, nói rằng việc của ai thì người ấy tự lo liệu. B, An ủi, khuyên anh mang tiền đến xin lỗi nhà người bị nạn. C, An ủi anh, sẵn sàng cùng anh lo giải quyết sự việc xảy ra. Câu 4. Câu tục ngữ nào dưới đây phù hợp với lời khuyên rút ra từ câu chuyện ?
  33. A, Khôn ngoan đối đáp người ngoài / Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau. B, Uống nước nhớ nguồn/ Ăn quả nhớ kẻ trồng cây. C, Bầu ơi thương lấy bí cùng / Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn. II- Bài tập Câu 1. Điền vào chỗ trống : a) s hoặc x - .ôn .ao/ - lao .ao/ . - thổi .áo/ . - áo trộn/ b) ui hoặc uôi x .khiến/ . x dòng/ c) âc hoặc ât b thang/ b lửa/ . Câu 2. Gạch dưới các từ ngữ chỉ đặc điểm trong những câu thơ: “Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng. Ngày xuân mơ nở trắng rừng Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang. Ve kêu rừng phách đổ vàng Nhớ cô em gái hái măng một mình.” Câu 3: Ghi dấu / vào chỗ ngăn cách bộ phận câu trả lời cho câu hỏi Cái gì và bộ phận câu trả lời cho câu hỏi thế nào trong mỗi câu sau: a. Hai chân chích bông / xinh xinh bằng hai chiếc tăm. b. Cặp cánh chích bông / nhỏ xíu. c. Cặp mỏ chích bông / bé tí tẹo bằng hai mảnh vỏ chấu chắp lại. Câu 4: Điền tiếp từ ngữ thích hợp vào chỗ trống để hoàn thành câu có mô hình :Ai (cái gì, con gì) ? - thế nào a. Những làn gió từ sông thổi vào . b. Mặt trời lúc hoàng hôn . c. Ánh trăng đêm trung thu Câu 3. Điền từ ngữ thích hợp vào chỗ trống để có hình ảnh so sánh : ( Từ ngữ cần điền : con thuyền, cái đĩa, hoa sen, hoa ngâu ) a) Trăng tròn như .
  34. Lơ lửng mà không rơi Những hôm nào trăng khuyết Trông giống .trôi b) Miệng cười như thể Cái nón đội đầu như thế Câu 4. Viết đoạn văn ngắn ( khoảng 5 câu ) giới thiệu một vài hoạt động của tổ em trong tháng thi đua chào mừng Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam 22-12 Gợi ý : a) Trong tháng thi đua chào mừng Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam 22-12, tổ em đã làm được những việc gì đạt kết quả tốt về học tập ? b) Về các mặt hoạt động khác ( văn nghệ, thể dục thể thao, công tác đội, ) tổ em có những hoạt động gì nổi bật ? . Tuần 16 I – Bài tập về đọc hiểu NHỮNG CÁNH BƯỚM BÊN BỜ SÔNG Ngoài giờ học, chúng tôi tha thẩn ở bờ sông bắt bướm. Chao ôi, những con bướm đủ hình dáng, đủ sắc màu. Con xanh biếc pha đen như nhung bay nhanh loang loáng. Con vàng sẫm, nhiều hình mặt nguyệt, ven cánh có răng cưa, lượn lờ đờ như trôi trong nắng. Con bướm quạ (1) to bằng hai bàn tay người lớn, màu nâu xỉn, có hình đôi mắt tròn, vẻ dữ tợn. Bướm trắng bay theo đàn líu ríu như hoa nắng. Loại bướm nhỏ đen kịt, là là theo chiều gió, hệt như tàn than của những đám đốt nương. Còn lũ bướm vàng tươi xinh xinh của những vườn rau thì rụt rè, nhút nhát, chẳng bao giờ dám bay ra đến bờ
  35. sông. Chúng cứ quấn quýt quanh màu vàng hoa cải và quanh những con đông tây(2) xanh mọng nằm chờ đến lượt mình được hóa bướm vàng. ( Theo Vũ Tú Nam ) (1) Bướm quạ : loại bướm to, sải cánh rộng, màu nâu xỉn (2) Con đông tây : con nhộng của loài bướm Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng Câu 1. Ba con bướm được tả ở 5 câu đầu (“Ngoài giờ học vẻ dữ tợn” ) có những màu sắc gì ? A, Xanh biếc pha đen, vàng sẫm, đen kịt B, Xanh biếc pha đen, vàng sẫm, nâu xỉn C, Xanh biếc pha đen, vàng tươi, đen kịt Câu 2. Ở 5 câu đầu, dáng bay của các con bướm được tả bằng những từ nào ? A, Loang loáng, lờ đờ B, Loang loáng, líu ríu C, Lờ đờ, nhút nhát Câu 3. Lũ bướm nào luôn quấn quýt quanh màu vàng hoa cải ? A, Lũ bướm vàng tươi xinh xinh. B, Lũ bướm xanh biếc pha đen. C, Lũ bướm vàng sẫm, nhiều hình mặt nguyệt. Câu 4. Dòng nào dưới đây nêu đúng ý chính của bài văn ? A, Vẻ đẹp kì lạ, hấp dẫn của các loại bướm sống trên sông nước. B, Vẻ đẹp lộng lẫy, kì thú của các loại bướm sống trên đất bãi. C, Vẻ đẹp phong phú, đa dạng của các loại bướm bên bờ sông. II – Bài tập Câu 1. Điền vào chỗ trống : a) tr hoặc ch - bánh ưng/ - sáng .ưng/ - sáng .ói/ . - ói tay/ b) đổ hoặc đỗ - thi / . - thác ./ - .rác/ - đen/ Câu 2. Viết vào đúng cột trong bảng tên các sự vật, công việc sau : (Đèn cao áp, cánh đồng, hồ sen, rạp chiếu bóng, bể bơi, máy cày, bến xe buýt, máy gặt, chế tạo máy móc, xay thóc, giã gạo, trình diễn thời trang).
  36. Sự vật công việc thường thấy ở Sự vật, công việc thường thấy ở thành phố nông thôn . . . . . . Câu 3. Đặt dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong mỗi câu sau : a) Những đêm trăng sáng dòng sông lung linh như dát vàng b) Xa xa ruộng lúa cấy sớm đã ngả màu vàng óng thoang thoảng hương thơm c) Ô tô xe máy xe đạp cứ nối đuôi nhau chạy ùn ùn về trung tâm thành phố Câu 4: Câu nào dưới đây được cấu tạo theo mẫu Ai thế nào ? Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng : A. Thành và Mến là đôi bạn ngày nhỏ. B. Thành dẫn bạn đi thăm khắp nơi. C. Ban đêm, đèn điện lấp lánh như sao xa. Câu 5: A, Khoanh tròn vào kiểu câu Ai thế nào? A, Tiếng sáo diều trong ngần. B. Bạn nhỏ thả diều trên cánh đồng. C. Diều là chiếc thuyền trôi trên sông Ngân. Câu 5: B) Khoanh tròn vào những dòng chỉ gồm những từ chỉ đặc điểm của sự vật: A. thả diều, phơi, gặt hái B. trong ngần, chơi vơi, xanh C. cánh diều, chiếc thuyền, lưỡi liềm D. mênh mông, trắng ngần, bạc phết E. đỏ lựng, vàng hoe, bàn tay G. tím ngắt, lung lay, vàng rực Câu 4. Viết đoạn văn ngắn ( khoảng 6 câu ) kể về một vài nét đẹp mà em thấy ở nông thôn ( hoặc thành thị ) Gợi ý : a) Em được biết một vài nét đẹp ở đâu ( thuộc nông thôn hoặc thành thị ) ? b) Đó là những nét đẹp gì cụ thể ( về cảnh vật, con người, cuộc sống ) ? c) Vì sao em thích những nét đẹp đó ?
  37. . Tuần 17 I – Bài tập về đọc hiểu THĂM VƯỜN BÁCH THÚ Bữa trước về chơi Thủ đô Chăn Dào vào vườn bách thú Gặp chú voi vẫy tay chào Y như gặp người bạn cũ. Gặp chú báo đen giận dữ Bên trong cũi sắt một mình Có bầy khỉ vàng láu lỉnh Chìa tay xin kẹo học sinh. Ở đây có chú hươu non Tung tăng những bàn chân nhỏ Người ta cho mẩu bánh mì Chú nhai như là nhai cỏ. Đúng rồi những chú voi kìa Chăn Dào gặp hôm hái nấm Đúng rồi con đại bàng này Trên đỉnh ngàn kia sải cánh.
  38. Ở đây có chim, có rắn Trăn hoa, báo gấm, lợn lòi Lạ thật bao nhiêu là thú Như là trên núi mình thôi ! ( Nguyễn Châu ) Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng Câu 1. Bốn khổ thơ đầu ( “Bữa trước sải cánh” ) tả những con vật nào quen thuộc với Chăn Dào ? A, Voi, báo đen, khỉ vàng, đại bàng, báo gấm B, Voi, báo đen, báo gấm, hươu non, trăn hoa C, Voi, báo đen, khỉ vàng, hươu non, đại bàng Câu 2. Con vật nào vừa gặp Chăn Dào đã có thái độ thân thiện như gặp người bạn cũ A, Chú voi B, Chú khỉ C, Chú hươu Câu 3. Ở khổ thơ 2 và 3, những từ ngữ nào gợi tả bầy khỉ vàng và chú hươu non giống như trẻ em ? A, Chìa tay xin kẹo ; tung tăng, nhai như là nhai cỏ. B, Chìa tay xin kẹo ; tung tăng những bàn chân nhỏ. C, Láu lỉnh, chìa tay xin kẹo ; tung tăng những bàn chân nhỏ, nhai như là nhai cỏ. Câu 4. Bài thơ cho thấy những điều gì đáng quý ở bạn Chăn Dào ? A, Luôn gần gũi với các loài vật và yêu quý môi trường. B, Chỉ yêu những loài vật trên núi, không thích loài vật ở vườn bách thú. C, Rất yêu thương các loài vật ở vườn bách thú vì chúng khác hẳn các loài sống ở trên núi. II- Bài tập Câu 1. Điền vào chỗ trống a) r hoặc d, gi - ống nhau/ . - kêu ống lên/ - lá ụng/ . - tác ụng/
  39. b) ui hoặc uôi - c . cùng/ - c .đầu/ c) ăt hoặc ăc - ng hoa/ - đọc ng ngứ/ Câu 2. Điền từ chỉ đặc điểm thích hợp với mỗi con vật vào chỗ trống : ( Từ cần điền : giận dữ, láu lỉnh, ngây thơ, thân thiện, dữ tợn, hùng dũng ) - chú voi - chú báo đen - bẫy khỉ vàng - chú hươu non - con đại bàng . - con lợn lòi Câu 3. Đặt câu theo mẫu Ai thế nào? để miêu tả : a) Chú voi con . b) Một em bé . c) Một đêm trăng . Câu 4: Câu nào dưới đây đặt đúng dấu phẩy? Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng : A. Khi gà gáy sáng, anh Đóm mới lui về nghỉ. B. Khi gà gáy sáng anh Đóm, mới lui về nghỉ. C. Khi gà gáy sáng anh Đóm mới lui, về nghỉ. Câu 4. Dựa vào nội dung bài tập 4 – tuần 16, hãy viết một bức thư ngắn (khoảng 8 câu) cho bạn, kể về một vài nét đẹp mà em thấy ở nông thôn hoặc thành thị. ( Chú ý viết đúng thể thức của một bức thư đã học ở tuần 10, tuần 13 )
  40. . Tuần 18 – ÔN tập cuối học kì I I – Đọc thầm và làm bài tập BÁC RẤT THƯƠNG LOÀI VẬT Lúc ở chiến khu, Bác Hồ nuôi một con chó, một con mèo và một con khỉ. Thông thường thì ba loài đó vốn chẳng ưa nhau. Không biết Bác dạy thế nào mà chúng lại quấn quýt nhau, không hề trêu chọc hay cắn nhau bao giờ. Mỗi lần chuyển nhà đến nơi ở mới, bao giờ con khỉ cũng nhảy phóc lên ngồi trên lưng con chó. Hễ chó đi chậm, khỉ cấu hai tai chó giật giật. Chó chạy sải thì khỉ gò lưng như người phi ngựa. Chó chạy thong thả, khỉ buông thõng hai tay, ngồi ngúc nga ngúc ngoắc. Ai trông thấy cũng phải cười. Con mèo đen có đốm trắng thì ngoao ngoao lững thững chạy theo. Riêng con khỉ thì rất nghịch nên các anh bảo vệ thường phải cột dây. Khi Bác ăn cơm, Bác mở dây và cho nó ăn. Bữa nọ, Bác vừa quay lưng ngó ra sân, nó bèn bốc trộm cơm của Bác và ngồi yên, giấu nắm cơm trong tay, và như không có chuyện gì xảy ra. Tôi nhìn thấy vội kêu lên : “Sao mày bốc cơm của Bác ?”. Con khỉ vội lom khom chạy đi, vừa chạy vừa quay lại nhìn như sợ Bác giận. Bác chỉ mỉm cười, nụ cười rất hiền lành. ( Theo Diệp Minh Châu ) Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng Câu 1. Các con vật được Bác nuôi có quan hệ với nhau như thế nào ? A, Không ưa nhau B,Rất ghét nhau C,Quấn quýt nhau Câu 2. Chi tiết nào cho thấy con khỉ rất nghịch ? A,Hễ con chó đi chậm, nó cấu vào hai tai chó giật giật, ngồi trên lưng chó ngúc nga ngúc ngoác, bốc cơm của Bác giấu đi. B,Bác vừa quay lưng, nó bèn bốc cơm của Bác, giấu đi. C, Nó vừa chạy vừa quay lại nhìn Bác như sợ Bác giận. Câu 3. Chi tiết nào thể hiện rõ nhất tấm lòng rộng lượng của Bác ?
  41. A, Bác dạy cho các con vật biết gắn bó với nhau B, Bác mở dây cho con khỉ mỗi khi cho nó ăn cơm C, Khi biết con khỉ bốc trộm cơm, Bác chỉ mỉm cười Câu 4. Dòng nào dưới đây có các từ chỉ đặc điểm của các con vật trong bài ? A, Con chó nhanh nhẹn ; con mèo chậm chạp ; con khỉ nghịch ngợm B, Con chó chạy trước ; con mèo đi sau ; con khỉ ngồi trên lưng con chó \ C, Con chó nhanh nhẹn ; con mèo ngoao ngoao ; con khỉ nghịch ngợm Câu 4 a) Gạch dưới những từ chỉ hoạt động được so sánh với nhau trong các câu sau: a. Bướm vàng sẫm, ven cánh có răng cưa, lượn lờ đờ như trôi trong nắng. b. Con tàu trườn mình vào ga. Nhả khói như ống hút. c. Hoa nước bốn mùa xoè cánh trắng như trải thảm hoa đón khách gần xa đi về thăm bản. Câu 4 B) Gạch chân những từ chỉ âm thanh được so sánh với nhau trong mỗi câu văn: a. Tiếng cánh diều rơi xuống ruộng khoai lang êm, nhẹ như tiếng gió thoảng. b. Tiếng sấm khan đuổi dồn nhau khắp bốn phương, y như tiếng những con rồng đang gầm lên, phun ra những luồng lửa sáng rực ngoằn ngoèo. c. Theo với tiếng chim chiền chiện bay lên, từ không trung vọng xuống một tiếng hót trong sáng diệu dì, thơ thới, thanh thản như tiếng nói của thiên sứ gửi lời chào mặt đất. Câu 5: Điền dấu chấm câu thích hợp vào ô trống: Một tối Nam đi xem phim. Sợ muộn giờ, Nam hỏi một cụ già qua đường: - Cụ ơi! Bây giờ là mấy giờ ạ? Cụ già lấy đồng hồ ra xem, cất đi. Sau đó lại lấy đồng hồ ra xem, cất đi Cuối cùng, cụ lấy đồng hồ ra xem một lần nữa: - 7 giờ 10 phút 20 giây. Nam ngạc nhiên: - Cụ xem đồng hồ ba lần ạ? - Cụ có 3 chiếc đồng hồ Mỗi đồng hồ cụ chỉ có 1 kim. B- Kiểm tra viết
  42. I – Chính tả nghe – viết CÂY TRÁI TRONG VƯỜN BÁC Vườn cây ôm tròn gần nửa vòng cung quanh ao cá cứ nở đầy nỗi thương nhớ không nguôi. Vị khế ngọt Ba Đình. Hồng xiêm Xuân Đỉnh cát mịn. Bưởi đỏ Mê Linh Hồng Liên Thôn ! Hàng trăm quả trĩu trịt trên cành như hàng trăm chiếc đèn lồng phập phồng thở lửa giữa sương giá, ơi cái màu hồng thắm thiết và vồn vã. ( Theo Võ Văn Trực ) II – Tập làm văn ( 5 điểm ) Viết một đoạn văn ngắn ( khoảng 8 câu ) kể về quê hương em hoặc nơi em đang ở theo gợi ý sau : a) Quê em ở đâu ? b) Em yêu nhất cảnh vật gì ở quê hương ? c) Cảnh vật đó có gì đáng nhớ ? d) Tình cảm của em với quê hương như thế nào ? . Bài kiểm tra định kì cuối học kì ĐỀ 1 Đọc thầm đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:
  43. VỆ SĨ CỦA RỪNG XANH Đại bàng ở Trường Sơn có hai loại phổ biến: loại lông đen, mỏ vàng , chân đỏ và loại lông màu xanh cánh trả, mỏ đỏ, chân vàng. Mỗi con đại bàng khi vỗ cánh bay lên cao nhìn giống như một chiếc tàu lượn. Nó có sải cánh rất vĩ đại, dài tới ba mét. Và cũng phải nhờ sải cánh như vậy, nó mới có thể bốc được thân mình nặng gần tới ba chục cân lên bầu trời cao. Cánh đại bàng rất khỏe, bộ xương cánh tròn dài như ống sáo và trong như thủy tinh. Lông cánh đại bàng dài tới bốn mươi phân , rất cứng. Và đôi chân giống như đôi móc hàng của cần cẩu , những móng vuốt nhọn của nó có thể cào bong gỗ như ta tước lạt giang vậy. Cánh đại bàng vỗ vào không khí tạo nên luồng gió phát ra những tiếng kêu vi vút, vi vút. Anh chiến sĩ đã gọi đó là dàn nhạc giao hưởng trên bầu trời. Mặt dù có sức khỏe và được các loài chim nghiêng mình cúi chào nhưng đại bàng không cậy vào sức khỏe của mình để bắt nạt các giống chim khác. Hình ảnh chim đại bàng trở thành biểu tượng của lòng khác khao tự do và tinh thần dũng cảm, đức tính hiền lành của người dân miền núi. Theo Thiên Lương Câu 1. Loài chim đại bàng được nói đến trong bài văn sống ở đâu? A.Ở Trường Sơn B, Ở miền núi C, Ở trên bầu trời D, Ở trên biển Câu 2. Mỗi con đại bàng vỗ cánh bay lên cao nhìn giống như cái gì? A. Như ống sáo B. Như một chiếc tàu lượn C. Như móc hàng cần cẩu D. Như biểu tượng của lòng khao khát tự do Câu 3. Điền vào chỗ trống 1 biểu hiện trong bài cho thấy đại bàng là loài chim rất khỏe. Đại bàng là loài chim rất khỏe vì Câu 4. Viết vào ô trống Đúng(Đ) hoặc Sai( S) sau mỗi ý nêu dưới đây: A. Ở Trường Sơn có loài đại bàng lông màu xanh cánh trả,mỏ đỏ, chân vàng. B. Một con đại bàng nặng khoảng gần ba chục cân.
  44. C. Đôi cánh đại bàng khoẻ như đôi móc hàng của cần cẩu. D. Đại bàng luôn cậy sức khỏe của mình để bắt nạt các giống chim khác. Câu 5: Vì sao đại bàng được coi là biểu tượng của người dân miền núi hiền lành? Viết câu trả lời của em. Câu 6: Hãy viết 1- 2 câu nói điều em thích về chim đại bàng. Câu 7: Tìm trong bài đọc câu văn có hình ảnh so sánh rồi viết lại câu đó Câu 8: Viết 2 câu theo mẫu “Ai làm gì?” Câu 9: Đặt dấu phẩy trong các câu sau: Mùa nắng đất nẻ chân chim nền nhà cũng rạn nứt. Cây bình bát cây bần cũng phải quây quần thành chòm thành rặng. I.Chính tả (4 điểm): GV đọc cho học sinh nghe – viết chính tả: Cảnh Hồ Gươm Với người Hà Nội, Hồ Gươm là một mảnh tâm hồn của mình. Ta không thể nào quên được ngọn gió xanh cứ baylên từ mặt hồ lồng lộng. Ta cũng không thể nào quên những đám mây đầy lòng hồ và lòng hồ đã biến thành một khoảng trời xanh biếc Những ngày mùa thu, nước Hồ Gươm đầy ắp. Những ngày hè gió lộng,tưởng như gió lặn trong lòng hồ, chiều đến gió mới cất cánh bay. Theo Băng Sơn II. Tập làm văn (6 điểm): Đề bài: Em hãy viết một đoạn văn từ 7 đến 10 câu kể về một người hàng xóm mà em quý mến. Gợi ý:
  45. 1. Người đó tên là gì, bao nhiêu tuổi ? 2. Người đó làm nghề gì? 3. Tình cảm của gia đình em đối với người hàng xóm như thế nào? 4. Tình cảm của người hàng xóm đối với gia đình em như thế nào?