Bài tập Hóa học Lớp 10 (Chân trời sáng tạo) - Chương III: Liên kết hóa học - Bài 10: Quy tắc octet

doc 7 trang Đào Yến 13/05/2024 2161
Bạn đang xem tài liệu "Bài tập Hóa học Lớp 10 (Chân trời sáng tạo) - Chương III: Liên kết hóa học - Bài 10: Quy tắc octet", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docbai_tap_hoa_hoc_lop_10_chan_troi_sang_tao_chuong_iii_lien_ke.doc

Nội dung text: Bài tập Hóa học Lớp 10 (Chân trời sáng tạo) - Chương III: Liên kết hóa học - Bài 10: Quy tắc octet

  1. CHƯƠNG III : LIÊN KẾT HÓA HỌC BÀI 10: QUY TẮC OCTET A. PHẦN TỰ LUẬN Câu 1. [CTST-SGK]lon sodium và ion fluoride có cấu hình electron của các khi hiếm tương ứng nào? Câu 2. [CTST-SGK]Từ Hình 8.2, cho biết mỗi nguyên tử nitrogen đã đạt được cấu hình electron bền vững của nguyên tử khi hiếm nào? Câu 3. [CD - SGK] Cho nguyên tử các nguyên tố sau: Na (Z=11), Cl (Z=17), Ne (Z=10). Ar (Z=18). Những nguyên tử nào trong các nguyên tử trên có lớp electron ngoài cùng bền vững ? Câu 4. [CD - SGK] Hãy dự đoán xu hướng nhường, nhận electron của mỗi nguyên tử trong từng cặp nguyên tử sau. Vẽ mô hình (hoặc viết số electron theo lớp) quá trình các nguyên tử nhường, nhận electron để tạo ion. a. K (Z=19) và O (Z=8). b. Li (Z=3) và F (Z=9). c. Mg (Z=12) và P (Z=15). Câu 5. [CD - SGK] Viết cấu hình electron của germanium (Ge, Z=32) và giải thích vì sao nguyên tố này vừa có tính chất của kim loại, vừa có tính chất của phi kim ? Bộ lông làm đẹp con công, tri thức làm đẹp con người Page 1
  2. Câu 6. [CD - SBT] Hãy ghép mỗi nguyên tử ở cột A với nội dung được mô tả ở cột B cho phù hợp. Cột ACột B a) Ne (Z=10). 1. Có xu hướng nhận thêm 1 electron. b) F (Z=9). 2. Có cấu hình lớp vỏ ngoài cùng 8 electron bền vững. c) Mg (Z=12). 3. Có xu hướng nhường đi 2 electron. d) He (Z=2). 4. Có cấu hình lớp vỏ ngoài cùng 2 electron bền vững. Câu 7. [KNTT-SBT]Cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tố potassium (kali) là 4s 1, cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tố bromine là 4s24p5. Làm thế nào các nguyên tố potassium và bromine có được cấu hình electron của nguyên tử khí hiếm theo quy tắc octet. Câu 8. [CTST-SBT] Potassium iodide (KI) được sử dụng như một loại thuốc long đờm, giúp làm lỏng và phá vỡ chất nhầy trong đường thở, thường dùng cho các bệnh nhân hen suyễn, viêm phế quản mãn tính. Trong trường hợp bị nhiễm phóng xạ, KI còn giúp ngăn tuyến giáp hấp thụ iodine phóng xạ, bảo vệ và giảm nguy cơ ung thư tuyến giáp. Trong phân tử KI, các nguyên tử K và I đều đã đạt được cơ cấu bền của khí hiếm gần nhất. Đó lần lượt là những khí hiếm nào? Câu 9. [KNTT-SGK] Phosphine là hợp chất hoá học giữa phosphorus với hydrogen, có công thức hóa học là PH3. Đây là chất khí không màu, có mùi tỏi, rất độc, không bền, tự cháy trong không khí ở nhiệt độ thường và tạo thành khối phát sáng bay lơ lửng. Phosphine sinh ra khi phân huỷ xác động, thực vật và thường xuất hiện trong thời tiết mưa phùn (hiện tượng "ma trơi"). Vận dụng quy tắc octet để giải thích sự tạo thành liên kết hoá học trong phosphine. Câu 10. [KNTT-SGK]Vận dụng quy tắc octet để giải thích sự hình thành liên kết tron các phân tử F2, CCl4 và NF3. Bộ lông làm đẹp con công, tri thức làm đẹp con người Page 2
  3. Câu 11. [KNTT-SBT]Vận dụng quy tắc octet để giải thích sự hình thành liên kết trong các phân tử O 2, CO2, CaCl2, KBr. B. PHẦN TRẮC NGHIỆM 1. Mức độ nhận biết Câu 1. [CD - SGK] Nguyên tử nitrogen và nguyên tử nhôm có xu hướng nhận hay nhường lần lượt bao nhiêu electron để đạt được cấu hình bền vững ? A. Nhận 3 electron, nhường 3 electron.B. Nhận 5 electron, nhường 5 electron. C. Nhường 3 electron, nhận 3 electron. D. Nhường 5 electron, nhận 5 electron. Câu 2. [CD - SGK] Nguyên tử nguyên tố nào sau đây có xu hướng nhường đi 1 electron khi hình thành liên kết hóa học ? A.Boron. B. Potassium. C. Helium.D. Fluorine. Câu 3. [CD - SBT] Nguyên tử oxygen (Z=8) có xu hướng nhường hay nhận bao nhiêu electron để đạt lớp vỏ thỏa mãn quy tắc octet ? Chọn phương án đúng: A.Nhường 6 electron B. Nhận 2 electron C. Nhường 8 electronD. Nhận 6 electron Câu 4. [CD - SBT] Nguyên tử lithium (Z=3) có xu hướng nhường hay nhận bao nhiêu electron để đạt lớp vỏ thỏa mãn quy tắc octet ? Chọn phương án đúng: Câu 5. A. Nhường 1 electronB. Nhận 7 electronC. Nhường 11 electronD. Nhận 1 electron[CD - SBT] Mô hình mô tả quá trình tạo liên kết hóa học sau đây phù hợp với xu hướng tạo liên kết hóa học của nguyên tử nào? A. Aluminium B. NitrogenC. PhosphorusD. Oxygen Câu 6. [CD - SBT] Nguyên tử có mô hình cấu tạo sau đây có xu hướng nhường hoặc nhận electron như thế nào khi hình thành liên kết hóa học ? Bộ lông làm đẹp con công, tri thức làm đẹp con người Page 3
  4. A. Nhận 1 electron. B. Nhường 1 electron. C. Nhận 7 electron. D. Không có xu hướng nhường hoặc nhận electron. Câu 7. [CD - SBT]Nguyên tử có mô hình cấu tạo sau sẽ có xu hướng tạo thành ion mang điện tích nào khi nó thỏa mãn quy tắc octet ? A.3+B.5+ C. 3-D. 5- Câu 8. [KNTT-SBT] Liên kết hoá học là A. sự kết hợp của các hạt cơ bản hình thành nguyên tử bền vững B. sự kết hợp giữa các nguyên tử tạo thành phân tử hay tinh thể bền vững hơn. C. sự kết hợp của các phân tử hình thành các chất bền vững. D. sự kết hợp của chất tạo thành vật thể bền vững. Câu 9. [KNTT-SBT] Theo quy tắc octet, khi hình thành liên kết hóa học, các nguyên tử có xu hướng nhường, nhận hoặc góp chung electron để đạt tới cấu hình electron bền vững giống như A.kim loại kiềm gần kể. B.kim loại kiểm thổ gần kể. C. nguyên tử halogen gần kề. D. nguyên tử khí hiếm gần kể. Câu 10. [KNTT-SBT] Khi hình thành liên kết hóa học, nguyên tử có số hiệu nào sau đây có xu hướng nhường 2 electron để đạt cấu hình electron bền vững theo quy tắc octet? A. (Z=12). B. (Z=9). C. (Z=11). D. (Z=10). Câu 11. [KNTT-SBT] Công thức cấu tạo nào sau đây không đủ electron theo quy tắc octet? A. B. C. D. Câu 14. [CTST-SBT] Vì sao các nguyên tử lại liên kết với nhau thành phần tử? A. Để mỗi nguyên tử trong phân tử đạt được cơ cấu electron ổn định, bền vững. B. Để mỗi nguyên tử trong phân tử đều đạt 8 electron ở lớp ngoài cùng. C. Để tổng số electron ngoài cùng của các nguyên tử trong phân tử là 8. D. Để lớp ngoài cùng của mỗi nguyên tử trong phân tử có nhiều electron độc thân nhất. Câu 15. [KNTT-SBT]Liên kết hóa học là Bộ lông làm đẹp con công, tri thức làm đẹp con người Page 4
  5. A. sự kết hợp giữa các hạt cơ bản hình thành nguyên tử bền vững. B. sự kết hợp giữa các nguyên tử tạo thành phân tử hay tinh thể bền vững hơn. C. sự kết hợp của các phân tử hình thành các chất bền vững. D. sự kết hợp của chất tạo thành vật thể bền vững. Câu 16. [KNTT-SBT]Theo quy tắc octet, khi hình thành liên kết hóa học các nguyên tử có xu hướng nhường, nhận hoặc góp chung electron để đạt tới cấu hình electron bền vững giống như A. kim loại kiềm gần kềB. kim loại kiềm thổ gần kề. C. nguyên tử halogen gần kề. D. nguyên tử khí hiếm gần kề Câu 17. [KNTT-SBT]Khi hình thành liên kết hóa học, nguyên tử có số hiệu nào sau đây có xu hướng nhường 2 electron để đạt tới cấu hình electron bền vững theo quy tắc octet? A. (Z=12).B. (Z=9). C. (Z=11). D.(Z=10). 2. Mức độ thông hiểu Câu 18. [CTST-SBT]Nguyên tử nào sau đây có khuynh hướng đạt cấu hình electron bền của khí hiếm neon khi tham gia hình thành liên kết hoá học? A. ChlorineB. Sulfur C. Oxygen. D.hydrogen. Câu 19. [CTST-SBT]Sodium hydride (NaH) là một hợp chất được sử dụng như một chất lưu trữ hydrogen trong các phương tiện chạy bằng pin nhiên liệu do khả năng giải phóng hydrogen của nó. Trong sodium hydride, nguyên tử sodium có cấu hình electron bền của khí hiếm A.helium. B. argon. C. krypton D. neon. Câu 20. [CTST-SBT]Khi tham gia hình thành liên kết hoá học, các nguyên tử lithium và chlorine có khuynh hướng đạt cấu hình electron bền của lần lượt các khí hiếm nào dưới đây? A. Helium và argon. B. Helium và neon. C. Neon và argon. D. Argon và helium. Câu 21. [CTST-SBT]Trong phân tử HBr, nguyên tử hydrogen và bromine đã lần lượt đạt cấu hình electron bền của các khí hiếm nào dưới đây? A. Neon và argon. B. Helium và xenon. C. Helium và radon. D. Helium và krypton. Câu 22. Nguyên tử của nguyên tố nào sau đây có xu hướng đạt cấu hình electron bền vững của khí hiếm neon khi tham gia hình thành liên kết hoá học? A.Sulfur. B. Oxygen. C.Hydrogen.D.Chlorine. Câu 23. Nguyên tử của nguyên tố nào sau đây có xu hướng đạt cấu hình electron bền vững của khí hiếm argon khi thamgia hình thành liên kết hoá học? A.Fluorine.B.Oxygen. C.Hydrogen. D. Chlorine. Câu 24. Trong phân tử iodine(I2),mỗi nguyên tử iodine đã góp một electron để tạo cặp electron chung. Mỗi nguyên tử iodine đã đạt cấu hình electron bềnvững của khí hiếm nào dưới đây? A. Xe.B.Ne. C.Ar.D.Kr. Câu 25. Trong các hợp chất, nguyên tử magnesium đã đạt được cấu hình bền của khí hiếm gần nhất bằng cách A. cho đi2 e.B.nhận vào1 e. C.cho đi 3 e.D.nhậnvào 2e. Câu 26. Để đạt quy tắc octet, nguyên tử của nguyên tố potassium (Z= 19) phải nhường đi A.2electron.B.3electron. C. 1electron.D.4electron. Câu 27. Ion Mg2+có cấu hình electron giống cấu hình electron của khí hiếm nào? A.Helium. B. Neon. C.Argon.D.Krypton. Câu 28. [CTST-SGK]Nguyên tử của nguyên tố nào sau đây có xu hướng đặt cấu hình electron bền vững của khí hiếm argon khi tham gia hình thành liên kết hoá học? A. Fluorine. B. Oxygen. C. Hydrogen. D. Chlorine. Câu 29. [CTST-SGK]Để đạt quy tắc octet, nguyên tử của nguyên tố potassium (Z = 19) phải nhường đi A. 2 electron. B. 3 electron. C. 1 electron. D. 4 electron. Bộ lông làm đẹp con công, tri thức làm đẹp con người Page 5
  6. Câu 30. [CD - SBT] Nguyên tử nào sau đây có thể nhường hoặc nhận bốn electron để đạt cấu hình electron bền vững ? A.SiliconB. Beryllium C. NitrogenD. Selenium Câu 31. [CD - SBT] Nguyên tử nào sau đây không có xu hướng nhường hay nhận electron để đạt lớp vỏ thỏa mãn quy tắc octet ? A. NitrogenB. Oxygen C. Sodium D. Hydrogen Câu 32. [CD - SBT] Nguyên tử nào trong các nguyên tử sau đây không có xu hướng nhường electron để đạt lớp vỏ thỏa mãn quy tắc octet ? A. CalciumB. Magnesium C. Potassium D. Chlorine Câu 33. [KNTT-SBT]Tronbg công thức CS2, tổng số cặp electron lớp ngoài cùng của C và S chưa tham gia liên kết là A. 2.B. 3. C. 4.D. 5. Câu 34. [KNTT-SBT]Phân tử nào sau đây có các nguyên tử đều đạt cấu hình electron bão hòa theo quy tắc octet? A. BeH2.B. AlCl 3.C. PCl 5. D. SiH4. Câu 35. [KNTT-SBT]Quy tắc octet không đúng với trường hợp phân tử chất nào sau đây? A. H2O B. NO2. C. CO2.D. Cl 2 Câu 36. [KNTT-SBT] Trong công thức CS 2, tổng số cặp electron lớp ngoài cùng của C và S chưa tham gia liên kết là A. 2. B.3. C. 4. D.5. Câu 37. [KNTT-SBT] Phần tử nào sau đây có các nguyên tử đều đã đạt cấu hình electron bão hòa theo quy tắc octet? A. BeH2. B. AlCl 3. C. PCl 5. D. SiF 4. Câu 38. [KNTT-SBT] Quy tắc octet không đúng với trường hợp phân tử chất nào sau đây? A. H2O. B. NO 2. C. CO2. D. Cl 2. Câu 39. Khi hình thành liên kết hóa học, nguyên tử có số hiệu nào sau đây có xu hướng nhường 2 electron để đạt cấu hình electron bền vững theo quy tắc octet? A. Z=12.B.Z=9. C.Z=11.D.Z=10. Câu 40. Khi tham gia hình thành liên kết hóahọc,các nguyên tử lithium và chlorine có khuynh hướng đạt cấu hình electron bền của lần lượt các khí hiếm nào dưới đây? A. Heliumvàargon.B.Helium vàneon. C.Argon và helium.D.Neon và argon. Câu 41. [CD-SGK] Nguyên tử nitrogen và nguyên tử nhôm có xu hướng nhận hay nhường lần lượt bao nhiêu electron để đạt được cấu hình electron bền vững? A. Nhận 3 electron, nhường 3 electron. B. Nhận 5 electron, nhường 5 electron. C.Nhường 3 electron, nhận 3 electron. D. Nhường 5 electron, nhận 5 electron. Câu 42. [CD-SGK] Nguyên tử nguyên tố nào sau đây có xu hướng nhường đi 1 electron khi thành liên kết hóa học? A. Boron. B. Potassium.C. Helium. D. Fluorine. 3. Mức độ vận dụng – vận dụng cao Câu 43. [CTST-SBT]Trong các hợp chất, nguyên tử magnesium đã đạt được cấu hình bền của khí hiếm gần nhất bằng cách A. cho đi 2 electron B. nhận vào 1 electron C. cho đi 3 electron. D. nhận vào 2 electron. Câu 44. [CTST-SBT] Cho các phân tử sau. Cl 2, H2O, NaF và CH4. Có bao nhiều nguyên tử trong các phân tử trên đạt cấu hình electron bền của khi hiếm neon? A. 3. B. 2. C. 5. D. 4. Câu 45. [CTST-SBT] Nguyên tử trong phần tử nào dưới đây ngoại lệ với quy tắc octet? A. H2O. B.NH 3. C. HCl D.BF 3. Bộ lông làm đẹp con công, tri thức làm đẹp con người Page 6
  7. Câu 46. Cho cácion: Ca2+, F–, Al3+ vàN3–. Số ion có cấu hình electron củakhí hiếm neon là A.4B.2 C.1 D. 3 Câu 47. Cho các phân tử sau: Cl2, H2O, NaF và CH4. Có bao nhiêu nguyên tử trong các phân tử trên đạt cấu hình bền củakhí hiếm neon? A.3.B.2. C.5. D. 4. Câu 48. Nguyên tử nào sau đây là trường hợp ngoại lệ với quy tắc octet? A.H2O.B.NH 3. C.HCl. D. BF3. Câu 49. Phân tử nào sau đây có nguyên tử đều đạt cấu hình electron bão hòa theo quy tắc octet? A.BeH2.B.AlCl 3.C.PCl 5. D. SiF4. Câu 50. Quy tắc octet không đúng với trường hợp phân tử chất nào sau đây? A.H2O. B. NO2. C.CO2.D.Cl 2. Câu 51. Trong công thức CS2,tổng số cặp electron lớp ngoài cùng của C và S chưa tham gia liên kết là A.2.B.3. C. 4.D.5. Bộ lông làm đẹp con công, tri thức làm đẹp con người Page 7