Bài tập Hidrocacbon - Giáo viên: Hồ Lâm Quang Thảo

docx 5 trang mainguyen 8950
Bạn đang xem tài liệu "Bài tập Hidrocacbon - Giáo viên: Hồ Lâm Quang Thảo", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxbai_tap_hidrocacbon_giao_vien_ho_lam_quang_thao.docx

Nội dung text: Bài tập Hidrocacbon - Giáo viên: Hồ Lâm Quang Thảo

  1. BÀI TẬP HIDROCACBON 1) Khi crackinh hoàn toàn một thể tích ankan X thu được hai thể tích hỗn hợp Y ( các thể tích khí đo ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất); tỉ khối của Y so với H2 bằng 11. Tìm CTPT của X? 2) Cho butan qua xúc tác ( ở nhiệt độ cao) thu được hỗn hợp X gồm C4H10, C4H8 , C4H6 và H2 . Tỉ khối của X so với H2 là 11,6. Nếu cho 0,1 mol X vào dung dịch brom dư thì có tối đa phản ứng m gam Br2 phản ứng. Tính giá trị của m. 3) Nhiệt phân C4H10 được hỗn hợp Y gồm CH4 , C3H6, C2H6, C2H4, H2, C4H8và C4H10 dư. Biết khối lượng mol trung bình của Y là 32,584 gam/mol. Tính hiệu suất phản ứng nhiệt phân của C4H10. 4) Nhiệt phân ankan X ( ở nhiệt độ cao, chất xúc tác thích hợp), sau một thời gian thu được hỗn hợp Y. Đốt cháy hoàn toàn Y, rồi hấp thụ toàn bộ sản phẩm cháy vào bình đựng nước vôi trong dư, thu được 50 gam kết tủa và khối lượng bình tăng 32,8 gam so với ban đầu. Xác định công thức phân tử của X ? 5) Đun nóng hỗn hợp X gồm C2H4, H2 có xúc tác Ni, sau một thời gian thu được hỗn hợp khí Y. Biết tỉ khối của X so với khí hidro là 7,5 và tỉ khối của Y so với khí hidro là 12. Các thể tích khí đo ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất. Tính thành phần phần tram theo thể tích các khí có trong hỗn hợp X và Y. 6) Hỗn hợp X gồm H2, C2H4 và C3H6 có tỉ khối so với H2 là 7,6. Cho 11,2 lít X ( đktc) vào bình kín có sẵn một ít Ni. Đun nóng bình một thời gian, thu được hỗn hợp khí Y có tỉ khối so với H2 bằng 9,5. a) Viết phương trình phản ứng. b) Tính tổng số mol khí H2 phản ứng? 7) Hỗn hợp X gồm C2H4 và H2 có tỉ khối so với H2 là 6,2. Cho 5,6 lít X ( đktc) vào bình kín có sẵn một ít bột Ni. Đun nóng bình một thời gian, thu được hỗn hợp khí Y có tỉ khối so với H2 bằng 7,75. a) Tính hiệu suất của phản ứnghidro hóa. b) Tính phần tram khối lượng của C2H6 trong Y c) Cho toàn bộ lượng Y đi qua bình đựng lượng dư dung dịch KMnO4. Tính khối lượng kết tủa thu được. 8) Hỗn hợp X gồm anken Y và H2 có tỉ khối so với He là 4,5. Dẫn X qua bột Ni nung nóng đến phản ứng hoàn toàn, thu được hỗn hợp Z có tỉ khối so với He là 7,5. Xác định công thức phân tử của X. 9) Hỗn hợp M gồm CH4 , C2H4và H2. Cho m gamM đi qua ống sứ chứa bột Ni, nung nóng. Sau một thời gian thu được hỗn hợp N . Đốt cháy hoàn toàn N thu được 5,6 lít CO2(đktc) và 8,1 gam H2O. Mặt khác, cho 12,32 lít M ( đktc) vào bình lượng dư dung dịch brom, thấy có tối đa 24 gam Brom phản ứng. a) Tính m GIÁO VIÊN: HỒ LÂM QUANG THẢO
  2. BÀI TẬP HIDROCACBON b) Tính phần trăm thể tích các khí trong M 10) Hỗn hợp M gồm anken X và H2 ( đều có cùng số mol). Tỉ khối của M so với H2 là 11. Cho M đi qua ống sứ chứa bột Ni nung nóng, thu được hỗn hợp N. Tỉ khối của N so với H2 bằng 13,75. a) Xác địng Công thức phân tử của X. b) Tính phần trăm khối lượng mỗi chất trong N. 11)Hỗn hợp X gồm ankin Y và H2 có tỉ khối so với He là 1,45. Dẫn X qua bột Ni nung nóng đến phản ứng hoàn toàn, thu được hỗn hợp Z có tỉ khối so với H2 là 3,625. Tìm công thức phân tử của Y. 12)Hỗn hợp M gồm ankin X và H2 có tỉ khối so với H2 là 5,8. Dẫn M qua bột Ni nung nóng đến phản ứng hoàn toàn, thu được hỗn hợp N có tỉ khối so với H2 là 14,5. Xác định công thức phân tử của X? 13)Hỗn hợp X gồm C2H2, C2H4 và H2 . Cho 7,84 lít X ( đktc) đi qua bột Ni nung nóng. Sau một thời gian thu được hỗn hợp Y. Cho Y lội qua bình đựng dung dịch brom, thấy khối lượng bình tăng 3,4 gam và m gam hỗn hợp Z thoát ra. Đốt cháy hoàn toàn m gam Z, thu được 4,5 gam H2O và 3,36 lít CO2 ( đktc) a) Tính giá trị của m b) Tính tổng số mol H2 đã phản ứng. Biết tỉ khối của Y so với H2 lá 12,667 c) Tính thể tích khí oxi (đktc) tối thiểu cần dùng để đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp Y. Biết trong X thì C2H2 và C2H4 có cùng số mol. 14)Hỗn hợp A gồm propin ( C3H4) và H2. Tỉ khối của A so với H2 là 8,6. Cho a vào bình chân không có chứa một ít bột Ni làm xúc tác.Nung nóng bình một thời gian, thu được hỗn hợp khí B có tỉ khối so với H2 bằng 10,75. Tính số mol H2 phản ứng. 15)Hỗn hợp M gồm ankin X và anken Y. Đốt cháy hoàn toàn 4,48 lít( đktc) M cần dùng 13,44 lít O2 (đktc), thu được 10,08 lít CO2 (đktc) a) Xác định CTPT của X và Y b) Cho 12 gam M từ từ vào bình đựng 80 gam Brom trong dung dịch. Tính khối lượng các sản phẩm hữu cơ thu được khi kết thúc phản ứng. 16)Đun nóng hỗn hợp khí X gồm 0,05 mol C2H2 và 0,03 mol H2 với xúc tác Ni, sau một thời gian thu được hỗn hợp khí Y. Dẫn toàn bộ hỗn hợp Y lội từ từ qua bình đựng dung dịch brom dư thì còn lại hỗn hợp khí Z không bị hấp thụ. Đốt cháy hoàn toàn Z thu được 0,54 gam H2O và 0,224 lít CO2 (đktc). Tính khối lượng của bình đựng dung dịch brom tăng. 17)Đun nóng hỗn hợp khí X gồm C2H2, C2H4 và H2 ( đều có cùng số mol) trong một bình kín ( xúc tác Ni), thu được hỗn hợp khí Y . ChoY lội từ từ vào bình nước brom dư sau khi kết thúc các phản ứng, khối lượng bình tăng 1,355 gam và có 560 GIÁO VIÊN: HỒ LÂM QUANG THẢO
  3. BÀI TẬP HIDROCACBON ml hỗn hợp khí Z (đktc) thoát ra. Tỉ khối của Z so với H2 là 12,1. Tính thể tích khí O2( đktc) tối thiểu cần dùng để đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp Y. 18)Hỗn hợp X gồm C2H2 và H2 có cùng số mol. Lấy một lượng hỗn hợp X cho qua chất xúc tác nung nóng, thu được hỗn hợp Y gồm C2H4, C2H6, C2H2 và H2. Sục khí Y vào dung dịch brom dư thì thấy khối lượng bình brom tăng 10,8 gam và thoát ra 4,48 lít khí ( đktc) có tỉ khối so với H2 là 8 . Tính thể tích khí O2 (đktc) cần để đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp Y . 19)Cho 5,4 gam ankin X tác dụng với 3,36 lít khí H2 (đktc) có xúc tác thích hợp thu được hỗn hợp Y ( không chứa H2). Biết Y phản ứng tối đa với dung dịch chứa 8 gam Br2. Xác định CTPT của X ? 20)Trong một bình kín chứa hỗn hợp X gồm 0,3 mol C2H2; 0,5 mol H2 và một ít bột Ni. Nung nóng bình một thời gian, thu được hỗn hợp khí Y có tỉ khối so với H2 bằng 11. Sục Y vào lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 đến phản ứng hoàn toàn, thu được hỗn hợp khí Z và 12 gam kết tủa. Hỗn hợp khí Z phản ứng vừa đủ với bao nhiêu mol Br2 trong dung dịch? 21)Cho 13,8 gam chất hữu cơ X có công thức phân tử là C7H8 tác dụng vừa đủ với một lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, thu được 45,9 gam kết tủa. Viết CTCT của X thỏa mãn tính chất trên. 22)Hỗn hợp X gồm hai hidrocacbon mạch hở A và B ( có cùng số nguyên tử C trong phân tử ; số nguyên tử H của B nhiều hơn A là 2). Đốt cháy hoàn toàn 5,6 lít khí X ( đktc) rồi hấp thụ toàn bộ sản phẩm cháy vào bình đựng 800 ml dung dịch Ba(OH)2 1M, thu được 118,2 gam kết tủa,và dung dịch có khối lượng giảm 68,8 gam so với khối lượng dung dịch Ba(OH)2 ban đầu. a) Xác định CTPT và viết CTCT của A và B. b) Cho 6,3 gam X trên vào lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 , sau khi kết thúc các phản ứng thu được m gam kết tủa. Tính giá trị m . 23)Hỗn hợp M gồm C2H4 , C3H6 và C2H2. Cho 8,3 gam M tác dụng với lượng dư dung dịch brom, thấy có 48 gam Br2 phản ứng. Mặt khác, cho 8,4 lít M ( đktc) tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, thu được 18 gam kết tủa. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn a) Tính phần trăm thể tích các khí trong M b) Trộn 8,4 lít ( đktc) hỗn hợp M trên với a mol H2 thu được hỗn hợp N . Cho N đi qua ống chứa bột Ni nung nóng. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được hỡn hợp X. Cho X tác dụng với dung dịch brom, thấy có tối đa 40 gam Br2 phản ứng. Tính giá trị của a. 24)Phân biệt các khí đựng riêng biệt sau bằng phương pháp hóa học: axetilen, etilen, metan GIÁO VIÊN: HỒ LÂM QUANG THẢO
  4. BÀI TẬP HIDROCACBON 25)Cho 4 chất khí: CO2, C2H4 , C2H2 , CH4 đựng trong 4 bình riêng biệt mất nhãn. Chỉ dùng hai thuốc thử, trình bày phương pháp hóa học phân biệt mỗi bìnhtrênvà viết các phương trình phản ứng xảy ra. Các dụng cụ thí nghiệm có đủ. 26)Trình bày phương pháp hóa học nhận biết các chất khí riêng biệt: CH4, C2H4, C2H2, HCl, SO2, CO2, Cl2 27)Dùng phương pháp hóa học để tách riêng các chất khí sau ra khỏi hỗn hợp X gồm: etan( C2H6) , propin ( C3H4) , propen ( C3H6) và CO2 28)Chuỗi phản ứng: a) CaCO3 CaO CaC2 C2H2 C2H4 C2H6 CO2 CO b) C2H6 C2H5Cl C2H4 C2H4Br2 C2H4 C2H4Br2 c) Al AlCl 3 Al(OH) 3 Al2O3 Al 4C3 CH 4 C 2H2 C 6H6 C6H5CH3 C6H5COOK 29) Từ đá vôi và các chất cần thiết điều chế nhựa PE , PVC , PP , PS , cao su buna 30)Đốt cháy hoàn toàn 0,25 mol hỗn hợp X gồm hai hidrocacbon thu được 7,28 lít CO2 ( đktc) và 8,55 gam H2O. Xác định CTPT của hai hidrocacbon trong X 31)Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm hai hidrocacbon cùng dãy đồng đẳng kế tiếp, cần dùng vừa đủ 15,68 lít O2 (đktc). Hấp thụ toàn bộ sản phẩm cháy vào bình đựng dung dịch Ba(OH)2 , thu được 59,1 gam kết tủa và một dung dịch có khối lượng giảm 30,5 gam. a) Tính giá trị m b) Xác địng CTPT và viết CTCT có thể có của các hidrocacbon trong X? 32)Đố cháy hoàn toàn 5,6 lít ( đktc) hỗn hợp M gồm hai anken đồng đẳng kế tiếp. Sản phẩm cháy cho đi qua bình đựng dung dịch NaOH, thấy khối lượng bình tăng 49,6 gam. a) Xác định CTPT của hai anken b) Viết CTCT có thể có của hai anken 33)Hỗn hợp M gồm ankan và ankin ( chất khí ở điều kiện thường). Đốt cháy hoàn toàn 3,36 lít ( đktc) hỗn hợp M , cần dùng vừa đủ Vlít O2 (đktc) thu được 11,2 lít CO2 ( đktc) và 9,9 gam nước. a) Tính V b) Xác định CTPT của hai hidrocacbon trong M c) Viết CTCT của ankan và ankin 34)Hỗn hợp X gồm ankan và anken. Đốt cháy hoàn toàn 5,6 lít hỗn hợp X cần dùng vừa đủ 18,48 lít O2 thu được a gam CO2 và 11,7 gam H2O. Các thể tích khí đo ở đktc. a) Tính a b) Tìm CTPT hai hidrocacbon , viết CTCT. GIÁO VIÊN: HỒ LÂM QUANG THẢO
  5. BÀI TẬP HIDROCACBON GIÁO VIÊN: HỒ LÂM QUANG THẢO