Bài tập củng cố học kì I - Môn Hóa 10
Bạn đang xem tài liệu "Bài tập củng cố học kì I - Môn Hóa 10", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- bai_tap_cung_co_hoc_ki_i_mon_hoa_10.pdf
Nội dung text: Bài tập củng cố học kì I - Môn Hóa 10
- Trường THPT Thăng Long – Hà Nội BTCC lớp 10NC-HKI Trường THPT Thăng Long – Hà Nội BÀI TẬP CỦNG CỐ HỌC KÌ I (LỚP 10NC) o0o Chương I: NGUYÊN TỬ Bài 1: THÀNH PHẦN NGUYÊN TỬ A-Tự luận 1/ Bán kính nguyên tử và khối lượng mol nguyên tử Fe lần lượt là 1,28Ǻ và 56g/mol. Tính khối lượng riêng của Fe biết trong tinh thể, các nguyên tử Fe chiếm 74% thể tích, còn lại là phần rỗng 2/ Nguyên tử X có bán kính 1,28Ǻ và khối lượng riêng D=7,89g/cm3. Biết rằng các ntử chỉ chiếm 74% thể tích, còn lại là khe trống. Tính khối lượng mol ntử của X. B- Trắc nghiệm 1/ Trong nguyên tử, khối lượng tập trung ở A. lớp vỏ electron B. các proton C. hạt nhân nguyên tử D. các nơtron 2/ Trong nguyên tử A. điện tích của e bằng điện tích của p B. điện tích của p bằng điện tích của n C. khối lượng ntử gần bằng khối lượng hạt nhân D. khối lượng p gần bằng khối lượng e 3/ Tom-xơn đã cho phóng điện với hiệu điện thế 15000V qua 2 (1) gắn vào 2 đầu của 1 ống thuỷ tinh đã rút gần hết (2) , thì thấy màn huỳnh quang (3) . Màn huỳnh quang (3) do sự xuất hiện của các tia không nhìn thấy được đi từ (4) sang (5) , tia này được gọi là tia (6) . Tia (6) bị hút lệch về phía (7) khi đặt ống thuỷ tinh trong 1 điện trường. (1) A. điện cực B. cực C. điện trường D. cực âm (2) A. chân không B. không khí C. khí oxi D. khí nitơ (3) A. thay đổi màu B. chuyển sang màu đen C. chuyển sang màu vàng D. phát sáng (4) A. cực âm B. cực dương C. điện cực D. điện trường (5) A. cực âm B. cực dương C. điện cực D. điện trường (6) A. α B. γ C. dương cực D. âm cực (7) A. cực âm B. cực dương C. điện cực D. điện trường Bài 2: HẠT NHÂN NGUYÊN TỬ - NGUYÊN TỐ HÓA HỌC A-Tự luận 1/ Tổng số các hạt trong nguyên tử R là 76, số hạt mang điện nhiều hơn hạt không mang điện là 20.Tìm số hạt proton, notron, electron và điện tích hạt nhân của R. + 2- 2/ Một hợp chất ion tạo ra từ ion M và ion X . Trong phân tử M2X có tổng số các hạt là 140, trong đó hạt mang điện nhiều hơn hạt không mang điện là 44. Số khối của M+ lớn hơn số khối của X2- là 23. Tổng số hạt trong M+ nhiều hơn trong X2- là 31.Tìm điện tích hạt nhân, số khối của M và X. Tìm CTPT của M2X B- Trắc nghiệm 19 F 1/ Nguyên tử 9 có số khối là A. 9 B. 10 C. 19 D. 28 2/ Hạt nhân của nguyên tử nào có số hạt nơtron là 28? 39 K 54 Fe 32 P 23 Na A. 19 B. 26 C. 15 D. 11 4 He 7 Li 3/ Nguyên tử 2 khác nguyên tử 3 là nguyên tử He A. hơn nguyên tử Li 1 proton B. kém nguyên tử Li 2 proton C. hơn nguyên tử Li 1 notron D. kém nguyên tử Li 2 notron 86 Rb 4/ Nguyên tử 37 có tổng số hạt proton và notron là
- Trường THPT Thăng Long – Hà Nội BTCC lớp 10NC-HKI A. 37 B. 86 C. 49 D. 123 86 Rb 5/ Tổng số các hạt proton, nơtron, electron trong nguyên tử 37 là A. 74 B. 37 C.86 D. 123 35 6/ Tổng số hạt n, p, e trong 17 Cl là A. 52 B. 35 C. 53 D. 51 52 3 7/ Số hạt p,n, e của 24 Cr lần lượt là A. 24, 28, 24 B. 24, 28, 21 C. 24, 30, 21 D. 24, 28,27 40 39 41 8/ Những nguyên tử 20Ca, 19 K, 21 Sc có cùng A. Số electron B. Số hiệu nguyên tử C. Số khối D.Số nơtron 9/ Tất cả nguyên tử của cùng một nguyên tố hóa học giống nhau về số hạt: A. proton B. nơtron C. electron và nơtron D. proton và nơtron 10/ Số khối nào dưới đây là số khối của nguyên tử X có tổng số hạt là 10 A. 6 B.7 C.5 D.8 11/ Nguyên tử của 1 một nguyên tố X có tổng số hạt cơ bản ( n, p, e ) là 82. Trong hạt nhân, số hạt mang điện ít hơn số hạt không mang điện là 4. Kí hiệu hóa học của X là 58 55 56 63 A. 28 Ni B. 27 Co C. 26 Fe D. 29 Cu Bài 3: ĐỒNG VỊ - NGUYÊN TỬ KHỐI – NGUYÊN TỬ KHỐI TRUNG BÌNH A-Tự luận 1/ Hỗn hợp 2 đồng vị có nguyên tử khối trung bình là 40,08. Hai đồng vị này có số nơtron hơn kém nhau là 2. Đồng vị có số khối nhỏ chiếm 96%, đồng vị có số khối lớn hơn chiếm 4%. Tìm số khối mỗi đồng vị. 2/ Một hỗn hợp gồm 2 đồng vị có số khối trung bình là 31,1 và tỉ lệ % của các đồng vị này là 90% và 10%. Tổng số hạt trong 2 đồng vị là 93 và số hạt không mang điện bằng 0,55 lần số hạt mang điện. Tìm số điện tích hạt nhân và số nơtron trong mỗi đồng vị. 3/ Khi cho 10,12g Na tác dụng hoàn toàn với 1 phi kim B thu được 45,32g muối. a) Xác định phi kim B A1 A2 A1 b) Biết B có 2 đồng vị B và B trong đó B chiếm 50% số ntử và số khối A1 > A2 là 2 đơn vị. Tìm A1, A2. 35 37 4/ 1 loại khí Cl2 chứa 2 đồng vị Cl và Cl, cho tác dụng với H2 rồi lấy sản phẩm hoà tan vào H2O thu được dung dịch A. Chia A thành 2 phần bằng nhau. Để trung hoà phần 1 cần dùng 125ml dung dịch Ba(OH)2 0,88M. Phần 2 tác dụng với dung dịch AgNO3 dư thu được 31,75g kết tủa. Tính % số nguyên tử của mỗi loại đồng vị. 5/ Kim loại M hóa trị II có 2 đồng vị hơn nhau 2 hạt notron. Một lượng hỗn hợp X có 2 đồng vị ấy tác dụng vừa hết 1,6g oxi. a) Tìm nguyên tử khối trung bình của M b) nếu lấy 2,56.1010 nguyên tử có số khối lớn hơn thêm vào hỗn hợp X có 5.1010 nguyên tử 2 đồng vị thì số nguyên tử 2 đồng vị bằng nhau. Xác định số khối mỗi đồng vị. B- Trắc nghiệm 1/ Chọn mệnh đề đúng: Đồng vị là: A. Những chất có cùng điện tích hạt nhân Z B. Những nguyên tố có cùng điện tích hạt nhân Z C. Những nguyên tố có cùng số khối A D. Những nguyên tử có cùng điện tích hat nhân Z nhưng khác nhau về số khối 2/ Cặp kí hiệu nào chỉ cùng một nguyên tố: 32 X 36 X 30 X 30 X 18 X 18 X 32 X 32 X A. 16 và 16 B. 16 và 15 C. 7 và 9 D. 16 và 15 11B 10 B 3/ Nguyên tố B có 2 đồng vị tự nhiên 8 và 8 . Đồng vị thứ nhất chiếm 80%, đồng vị thứ hai chiếm 20%. Nguyên tử khối trung bình của nguyên tố B là A. 10,2 B. 10,8 C. 10,6 D. 10,4
- Trường THPT Thăng Long – Hà Nội BTCC lớp 10NC-HKI 4/(CĐ 2007) Trong tự nhiên, nguyên tố đồng có hai đồng vị là 63Cu và 65Cu. Nguyên tử khối trung bình của đồng là 63,54. Thành phần phần trăm tổng số nguyên tử của đồng vị 63Cu là A. 27%. B. 50%. C. 54%. D. 73%. 5/ Ntử khối trung bình của clo là 35,5. Clo trong tự nhiên có hai đồng vị là 35Cl và 37Cl. Phần trăm về khối lượng của chứa trong (với H là đồng vị O là đồng vị ) là giá trị nào sau đây? A. 9,404% B. 8,95% C. 9,67% D. 9,204% Bài 4: SỰ CHUYỂN ĐỘNG CỦA ELECTRON TRONG NTỬ - OBITAN NTỬ 1/ Trong các câu sau đây, câu nào sai? A. Số electron ở phần vỏ bằng số proton của hạt nhân nguyên tử. B. Hạt nhân có kích thước rất nhỏ bé so với nguyên tử. C. Số khối A = Z + N D. Obitan là đường chuyển động của các electron trong nguyên tử. 2/ Khái niệm nào về obitan nguyên tử sau đây là đúng? A. Obitan là đường chuyển động của các electrontrong nguyên tử. B. Obitan là một hình cầu có bán kính xác định, tại đó xác suất tìm thấy electron là lớn nhất. C. Obitan là khu vực không gian xung quanh hạt nhân, tại đó xác suất tìm thấy electron là lớn nhất. D. Đáp án khác. 3/ Chọn các cụm từ thích hợp ( a, b, c ) cho sẵn để điền vào những chỗ trống trong câu sau: Obitan nguyên tử là khoảng .(1) .xung quanh hạt nhân tại đó (2) .hầu hết xác suất có mặt electron. Obitan s có dạng hình .(3) .tâm là .(4) Obitan p gồm 3 obitan px, py, pz có dạng hình .(5) . a. số 8 nổi b. cầu c. tập trung d. không gian e. hạt nhân nguyên tử f. nguyên tử Bài 6: LỚP VÀ PHÂN LỚP ELECTRON 1/ Các e thuộc các lớp K, L, M, N trong nguyên tử khác nhau về: A. Khoảng cách từ e đến hạt nhân B. Độ bền liên kết với hạt nhân C.Năng lượng của e D. Tất cả điều trên đều đúng 2/ Electron thuộc lớp nào sau đây liên kết chặt chẽ nhất với hạt nhân? A. lớp K B. lớp L C. lớp M D. lớp N 3/ Chọn câu trả lời đúng khi nói về electron trong các lớp hay phân lớp A. Các electron có mức năng lượng bằng nhau được xếp vào một lớp B. Các electron ở gần hạt nhân có mức năng lượng thấp nhất C. Các electron có mức năng lượng gần bằng nhau được xếp vào một phân lớp D. Mỗi lớp thứ n có 2n phân lớp 4/ Số lượng obitan nguyên tử phụ thuộc vào A. Số khối B. Số lượng lớp electron C. Điện tích hạt nhân D. Đặc điểm của mỗi phân lớp electron 5/ Hình dạng của obitan nguyên tử phụ thuộc vào A. Lớp electron B. Số electron trong vỏ nguyên tử C. Năng lượng electron D.Đặc điểm của mỗi phân lớp electron. 6/ Hãy chọn câu trả lời đúng về các obitan trong một phân lớp 1. có cùng sự định hướng trong không gian. 2. khác nhau về sự định hướng trong không gian 3. có cùng mức năng lượng 4. khác nhau về mức năng lượng 5. số obitan trong các phân lớp s, p, d, f tương ứng là các số lẻ 6. số obitan trong các phân lớp s, p, d, f tương ứng là các số chẵn A. 1, 3, 5, 6 B.2, 3, 4, 6 C. 3, 5, 6 D.2, 3, 5 7/ Phát biểu nào dưới đây không đúng? A. Các electron chuyển động xung quanh hạt nhân theo quỹ đạo tròn B. Những electron ở lớp K có mức năng lượng thấp nhất
- Trường THPT Thăng Long – Hà Nội BTCC lớp 10NC-HKI C. Các electron chuyển động không tuân theo quỹ đạo xác định D. Các electron ở obitan 4p có mức năng lượng cao hơn electron ở obitan 4s. 8/ Số obitan có trong lớp O là A. 10 B. 16 C. 25 D. 50 9/ Các obitan 1s , 2s khác nhau về : A. Hình dạng và kích thước B. Kích thước và năng lượng C. Hình dạng và năng lượng D. Không khác nhau Bài 7: NĂNG LƯỢNG CỦA CÁC ELECTRON TRONG NGUYÊN TỬ - CẤU HÌNH ELECTRON NGUYÊN TỬ A-Tự luận 1/ X có phân lớp ngoài cùng là 3p5. Viết cấu hình e của X và X-, dự đoán tính chất X. 2/ Ion R2+ và X2- đều có cấu hình e ở phân lớp ngoài cùng là 3p6. Viết cấu hình e của nguyên tử nguyên tố R, X, dự đoán tính chất của 2 nguyên tố đó. B- Trắc nghiệm 1/ R có Z = 16. a) Cấu hình của R là A.1s22s22p63s23p6 B.1s22s22p63s2 C. 1s22s22p63s23p4 D.1s22s22p4 b) Cấu hình e của R2- là A.1s22s22p6 B. 1s22s22p63s23p2 B.1s22s22p63s23p6 D.1s22s22p63s23p4 2/ Chọn mệnh đề đúng: A. Lớp ngoài cùng chỉ bền vững khi chứa tối đa e B. Không có nguyên tử nào có lớp ngoài cùng nhiều hơn 8e. C. Nguyên tử nào có 1, 2, 3 e ở lớp ngoài cùng đều là kim loại. D. Các khí hiếm đều có 8e lớp ngoài cùng. 3/ Ion M+ có cấu hình e ở phân lớp ngoài cùng là 3p6. Cấu hình e của nguyên tử M là A.1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 4s1 B.1s2 2s2 2p6 C.1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 D. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p5 4/ Nguyên tử R có cấu hình e lớp ngoài cùng là 3s2 3p2. Điều nào không đúng khi nói về nguyên tử R? A. R có 3 lớp e B. R có Z = 14 C. Nguyên tử R có 4e độc thân D. R có 2e độc thân 5/ Ion R2+ có cấu hình e là 1s2 2s2 2p6. Điều nào đúng khi nói về nguyên tử R? A. R là khí hiếm B. Nguyên tử R có 2 lớp e C. R có 2e lớp ngoài cùng D. Hạt nhân R có 10 proton 6/ Tổng số hạt p, n, e của nguyên tử nguyên tố X là 34, số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 10 hạt. Hỏi X là A. kim loại B. phi kim C. khí hiếm D. chưa biết 2 2 5 2 2 6 2 6 5 1 7/ Cho 1 số cấu hình e sau: X1: 1s 2s 2p X3: 1s 2s 2p 3s 3p 3d 4s 2 2 6 2 1 2 2 6 2 6 10 2 3 X2: 1s 2s 2p 3s 3p X4: 1s 2s 2p 3s 3p 3d 4s 4p Những nguyên tố là phi kim là A. X1 và X2 B.X2 và X3 C. X1 và X4 D. X1, X2, X3, X4 8/ Ion X- và Y2+ có cấu hình e giống nhau. Điều khẳng định nào sau đây luôn luôn đúng: A.Số e lớp ngoài cùng của nguyên tử Y nhiều hơn số e lớp ngoài cùng của nguyên tử X là 2e B. Số e lớp vỏ của nguyên tử Y nhiều hơn lớp vỏ của nguyên tử X là 3e C. Số proton của hạt nhân của nguyên tử X, Y là như nhau D.Hạt nhân nguyên tử X và Y đều có số proton = số nơtron 9/ Cấu hình e lớp ngoài cùng của nguyên tử một nguyên tố là ns2 np4. Cách biểu diễn theo ô lượng tử nào sau đây là đúng? A. B. C. D. 10/ Nguyên tử của một nguyên tố có 4 lớp electron, lớp ngoài cùng có 4 electron. Vậy số hiệu nguyên tử của nguyên tố đó là: A. Z = 32 B. Z = 22 C. Z = 33 D. Z = 34 11/ Nguyên tử của một nguyên tố có Z = 24. Vậy số electron độc thân của nguyên tử nguyên tố đó là: A. 3 B. 6 C. 5 D. 4
- Trường THPT Thăng Long – Hà Nội BTCC lớp 10NC-HKI 12/ Kí hiệu nào sau đây cho biết lớp thứ 2 của một nguyên tử chứa 3 electron: A. 2p3 B. 2s3 C. 2s2 2p1 D. 2s2 2p3 13/ Số electron tối đa của lớp L là A. 4 B. 3 C. 6 D. 8 14/(CĐ 2008) Nguyên tử của nguyên tố X có tổng số hạt electron trong các phân lớp p là 7. Số hạt mang điện của một nguyên tử Y nhiều hơn số hạt mang điện của một nguyên tử X là 8 hạt. Các nguyên tố X và Y lần lượt là A. Fe và Cl. B. Na và Cl. C. Al và Cl. D. Al và P
- Trường THPT Thăng Long – Hà Nội BTCC lớp 10NC-HKI Chương II: BẢNG TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC VÀ ĐỊNH LUẬT TUẦN HOÀN Bài 9: BẢNG TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN TỐ HOÁ HỌC A-Tự luận 1/ 1,31 gam hỗn hợp hai kim loại kiềm thuộc hai chu kì liên tiếp hoà tan hết trong H2O tạo thành dung dịch A. Lượng H2 sinh ra cho tác dụng hết với CuO dư nung nóng sinh ra 1,6 gam Cu. a) Xác định hai kim loại kiềm và khối lượng mỗi kim loại. b) Để trung hoà dung dịch A cần 100 ml dung dịch H2SO4. Tính CM dung dịch H2SO4. 2/ Hỗn hợp A gồm hai kim loại kiềm thuộc hai chu kì liên tiếp tác dụng hết với H2O được dung dịch B. Thêm vào B 100 ml dung dịch HCl 0,8 M. Sau đó thêm tiếp 0,8 gam NaOH để trung hoà HCl dư được dung dịch C. Cô cạn C được 5,4 gam muối. Xác định hai kim loại kiềm và khối lượng mỗi kim loại. 3*/ Hợp chất A được tạo thành từ cation X+ và anion Y-, phân tử A chứa 9 ntử, gồm 3 ntố phi kim. Tỉ lệ số ntử của mỗi ntố là 2:3:4. Tổng số proton trong A là 42 và trong ion Y- chứa 2 ntố cùng chu kì và thuộc 2 nhóm A liên tiếp. Viết CT hoá học của A. B- Trắc nghiệm 1/ Những điều khẳng định sau đây, điều nào sai? A. trong chu kì, các ntố được xếp theo chiều điện tích hạt nhân tăng dần B. trong chu kì, các ntố được xếp theo chiều số hiệu ntử tăng dần C. Ntử của các ntố cùng chu kì có số lớp e = nhau D. chu kì bao giờ cũng bắt đầu là 1 kim loại kiềm, cuối cùng là halogen 2/ Nguyên tử X có phân lớp e ngoài cùng là 3p5. Điều nào sau đây không đúng về X? A. Lớp ngoài cùng của ntử có 7e B. Hạt nhân ntử có 17p C. X thuộc chu kì 3 nhóm VIIA D. Ntử X có xu hướng nhường 1e để đạt cấu hình bão hoà 3/ Ntố R có Z=37, vị trí của R trong BTH là A. Chu kì 4, nhóm IA B. Chu kì 5, nhóm VIA C. Chu kì 3, nhóm IIA D. Chu kì 5, nhóm IA 4/ Nguyên tố X thuộc chu kì 4, nhóm VA. Cấu hình e của X là A. 1s22s22p63s23p64s24p5 B. 1s22s22p63s23p63d104s24p5 C. 1s22s22p63s23p64s24p3 D. 1s22s22p63s23p63d104s24p3 5/ Cation R+ có cấu hình e kết thúc ở phân lớp 3p6. Vậy R thuộc A. Chu kì 2, nhóm VIA B. Chu kì 3, nhóm IA C. Chu kì 4, nhóm IA D. Chu kì 4, nhóm VIA 6/ Ion R3+ có tổng số hạt p, n, e là 37. Vị trí của R trong BTH là A. Chu kì 3, nhóm IVA B. Chu kì 4, nhóm IIIA C. Chu kì 3, nhóm IIIA B. Chu kì 4, nhóm IIA 39 7/ Cho 19 X . X có đặc điểm: A. X thuộc chu kì 4, nhóm IA B. Số nơtron trong nhân ntử X là 20 C. X+ có cấu hình 1s22s22p63s23p6 D. Cả A, B, C đều đúng. 8/ Cho 4,6g một kim loại kiềm tác dụng với H2O, dung dịch thu được trung hoà vừa đủ 100ml dung dịch H2SO4 1M. R là A. Li B. Na C. K D. Rb Bài 10: SỰ BIẾN ĐỔI TUẦN HOÀN CẤU HÌNH ELECTRON NGUYÊN TỬ CỦA CÁC NGUYÊN TỐ HOÁ HỌC A-Tự luận 1/ Xác định vị trí của các ntố sau trong BTH: 26Fe, 27Co, 29Cu, 48Cd 2/ Cho 8,8g hỗn hợp 2 kim loại A, B thuộc nhóm IIA và ở 2 chu kì liên tiếp tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl dư thu được dung dịch D và V(lit) H2. Nếu thêm 0,5mol AgNO3 vào dung dịch D thì chưa kết tủa hết A, B. Nếu thêm 0,7 mol AgNO3 vào dung dịch D thì AgNO3 dư. Xác đinh A, B. B- Trắc nghiệm
- Trường THPT Thăng Long – Hà Nội BTCC lớp 10NC-HKI 1/ Mệnh đề nào sau đây không đúng? A. STT của nhóm bằng số e lớp ngoài cùng của ntử ntố trong nhóm B. Ntử của các ntố trong 1 nhóm bao giờ cũng có số e lớp ngoài cùng bằng nhau C. Các ntố trong cùng 1 nhóm có tính chất hoá học tương tự nhau D. Tính chất hoá học của các ntố trong 1 nhóm A biến đổi tuần hoàn 2/ Cho 24Cr, số e hoá trị của Cr là: A. 1 B. 2 C. 6 D. chưa biết 3/ Ntử ntố X có cấu hình e phân lớp ngoài cùng là 4s2, không có e ở phân lớp d. Vị trí của X trong BTH là A. Chu kì 3, nhóm IIA B. Chu kì 4, nhóm IIB C. chu kì 3, nhóm IIB D. chu kì 4, nhóm IIA 4/ Ntử của ntố A có 3e thuộc phân lớp 3d. Vị trí của A trong BTH là A. Ô 21, chu kì 3, nhóm IIIB B. Ô 23, chu kì 4, nhóm VB C. Ô 24, chu kì 4, nhóm IIA D. Ô 25, chu kì 4, nhóm VIIB 5/ Cấu hình e của R3+ như sau: 3d5. Vị trí của R trong BTH là A. Ô 28, chu kì 3, nhóm VA B. Ô 26, chu kì 3, nhóm VIIIB C. Ô 26, chu kì 4, nhóm VIIIB D. Ô 20, chu kì 3, nhóm IVA Bài 11: SỰ BIẾN ĐỔI MỘT SỐ ĐẠI LƯỢNG VẬT LÍ CỦA CÁC NGUYÊN TỐ HOÁ HỌC 1/ Trong 1 chu kì, từ trái sang phải A. Điện tích hạt nhân giảm dần B. Năng lượng ion hoá giảm dần B. Bán kính ntử giảm dần D. Độ âm điện giảm dần 2/ Những kết luận nào sau đây đúng? Những kim loại hoạt đông hoá học mạnh có A. Bán kính ntử lớn nhất và độ âm điện cao B. Bán kính ntử nhỏ và độ âm điện thấp C. Bán kính ntử nhỏ và năng lượng ion hoá thấp D. Bán kính ntử lớn và năng lượng ion hoá thấp 3/ Cặp ntố nào sau đây có độ âm điện khác nhau lớn nhất? A. B, C B. Li, I C. K, Cl Se, S 4/(ĐHA2008) Bán kính nguyên tử của các nguyên tố: 3Li, 8O, 9F, 11Na được xếp theo thứ tự tăng dần từ trái sang phải là A. F, O, Li, Na. B. F, Na, O, Li. C. F, Li, O, Na. D. Li, Na, O, F. 5/ (CĐ 2007) Cho các nguyên tố M (Z = 11), X (Z = 17), Y (Z = 9) và R (Z = 19). Độ âm điện của các nguyên tố tăng dần theo thứ tự A. M < X < Y < R. B. R < M < X < Y. C. Y < M < X < R. D. M < X < R < Y. 6/ Sắp xếp các vi hạt sau theo thứ tự bán kính tăng dần: O2-, Al3+, Al, Na, Mg2+,Mg. A. Na<Mg<Al<Al3+<Mg2+<O2- B. Na<Mg+<Mg2+<Al3<Al<O2- C. Al3+<Mg2+<O2-<Al<Mg<Na D. Al3+<Mg2+<Al<Mg<Na<O2- 7/ Hoà tan hoàn toàn 18,4g hỗn hợp 2 muối cacbonat của 2 kim loại X, Y thuộc nhóm IIA và thuộc 2 chu kì liên tiếp bằng dung dịch HCl thu được 4,48 (lit) CO2 (đktc). Hai kim loại X, Y là A. Be(M=9) và Mg(M=24) B. Mg(M=24) và Ca(M=40) C. Ca(M=40) và Sr(M=88) D. Sr(M=88) và Ba(M=137) Bài 12: SỰ BIẾN ĐỔI TÍNH KIM LOẠI, TÍNH PHI KIM CỦA CÁC NGUYÊN TỐ HOÁ HỌC. ĐỊNH LUẬT TUẦN HOÀN A-Tự luận 1/ Cho các nguyên tố: Na, Mg, Al a) Viết công thức oxit cao nhất và công thức hidroxit của các nguyên tố trên. b) Sắp xếp các hợp chất đó theo chiều tính bazơ tăng dần, giải thích và lấy dẫn chứng minh hoạ. 2/ Cho các nguyên tố P, S, Cl a) Dựa vào vị trí của chúng trong bảng tuần hoàn, hãy cho biết hoá trị cao nhất với oxi và hidro. b) Viết công thức oxit cao nhất và hợp chất với hidro của các nguyên tố.
- Trường THPT Thăng Long – Hà Nội BTCC lớp 10NC-HKI c) Tính axit của các nguyên tố đó biến đổi như thế nào? 3/ Nguyên tố Y là phi kim thuộc chu kì 3, có CT oxit cao nhất là YO3. a) Xác định tên ntố Y b) Y tạo với kim loại M một hợp chất có CT: MY2, trong đó M chiếm 46,67% khối lượng. Xác đinh tên ntố M. 4/ Ntố R là phi kim thuộc chu kì 2, hợp chất khí của R với hiđro có CT RH2 a) Xác định vị trí của R trong BTH. b) R phản ứng vừa đủ với 12,8g phi kim X, thu được 25,6g XR2. Xác định tên ntố X. B- Trắc nghiệm 1/ Nhận định nào sau đây không đúng về các ntố nhóm A? Trong 1 chu kì (trừ chu kì 1) khi điện tích hạt nhân tăng dần thì A. Năng lượng ion hoá tăng, độ âm điện tăng, tính kim loại giảm. B. Bán kính ntử giảm, tính bazơ của oxit và hiđroxit giảm C. Tính axit của oxit và hiđroxit tăng, hoá trị cao nhất với oxi giảm từ 4 đến 1 D. Số e lớp ngoài cùng tăng từ 1 đến 8, tính phi kim tăng 2/ (ĐHB 2008) Dãy các nguyên tố sắp xếp theo chiều tăng dần tính phi kim từ trái sang phải là: A. P, N, F, O. B. N, P, F, O. C. P, N, O, F. D. N, P, O, F. 3/ Tính bazơ của các hiđroxit được xếp theo thứ tự giảm dần từ trái sang phải là A. NaOH, Al(OH)3, Mg(OH)2. B. Mg(OH)2, Al(OH)3, NaOH. C. Mg(OH)2, NaOH, Al(OH)3. D. NaOH, Mg(OH)2, Al(OH)3. 4/ Công thức chung của các oxit kim loại nhóm IIA là A. R2O. B. RO2. C. RO. D. R2O3. 5/(ĐHB 2007) Trong một nhóm A, trừ nhóm VIIIA, theo chiều tăng của điện tích hạt nhân ntử thì A. tính phi kim giảm dần, bán kính nguyên tử tăng dần. B. tính kim loại tăng dần, độ âm điện tăng dần. C. độ âm điện giảm dần, tính phi kim tăng dần. D. tính kim loại tăng dần, bán kính nguyên tử giảm dần. 6/ (ĐHB 2008) Công thức phân tử của hợp chất khí tạo bởi nguyên tố R và hiđro là RH3. Trong oxit mà R có hoá trị cao nhất thì oxi chiếm 74,07% về khối lượng. Nguyên tố R là A. S. B. As. C. N. D. P. 7/ Nguyên tố X có hoá trị cao nhất với oxi gấp 3 lần hoá trị trong hợp chất với hiđro. Oxit cao nhất của X có phân tử khối lớn gấp 2,353 lần phân tử khối của hợp chất với hiđro. X là A. Si B. S C. P D. Cl 8/ Cho các ntố: 16S, 13Al, 15P, 20Ca, 19K. Dãy nào sau đây xếp theo chiều tính axit của các oxit tăng dần? A. SO3, P2O5, CaO, Al2O3, K2O B. K2O, CaO, Al2O3, P2O5, SO3 C. CaO, K2O, SO3, Al2O3, P2O5 D. Al2O3, CaO, K2O, P2O5, SO3 9/ Dãy các chất nào sau đây xếp theo chiều tính bazơ của các hiđroxit tăng dần? A. H2SO4, H3PO4, KOH, Ca(OH)2, Al(OH)3 B. H2SO4, H3PO4, Al(OH)3, KOH, Ca(OH)2 C. Ca(OH)2, Al(OH)3, KOH, H2SO4, H3PO4 D. H2SO4, H3PO4, Al(OH)3, Ca(OH)2, KOH 10/ Nguyên tố R thuộc chu kì 3, nhóm VIIA trong BTH. Oxit cao nhất và hợp chất với hiđro của R lần lượt tương ứng là dãy nào sau đây? A. R2O5, RH B. RO3, RH3 C. R2O7, RH D. R2O7, RH3 Bài 13: Ý NGHĨA CỦA BẢNG TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN TỐ HOÁ HỌC A-Tự luận 1/ Ntố X thuộc chu kì 3, nhóm VIIA của BTH. Xác định cấu tạo ntử ntố X 2/ Ntố Y có Z=23. Xác định vị trí của Y trong BTH? Nêu tính chất hoá học cơ bản của Y 3/ Cho các ntố: 20Ca, 12Mg, 4Be, 5B, 6C, 7N. - Hãy sắp xếp các ntố sau theo chiều tính kim loại tăng dần. - Viết CT oxit cao nhất của các ntố trên, cho biết oxit nào có tính bazơ mạnh nhất, oxit nào có tính axit mạnh nhất?
- Trường THPT Thăng Long – Hà Nội BTCC lớp 10NC-HKI - Viết CT hiđroxit tương ứng của các ntố trên. Hiđroxit nào có tính bazơ mạnh nhất, hiđroxit nào có tính axit mạnh nhất? 4/ A, B, C là 3 ntố liên tiếp thuộc chu kì 3 trong BTH. Electron cuối cùng của A, B cùng điền vào 1 phân lớp, còn C thì không. Xếp chúng theo thứ tự tính kim loại tăng dần và tìm A, B, C. 5/ Cho 7,93(g) hỗn hợp một muối clorua kim loại kiềm và BaCl2 hoà tan vào nước được dung dịch X. Cho dung dịch X tác dụng với lượng vừa đủ dung dịch H2SO4 thu được 2,33(g) một kết tủa trắng. Lọc kết tủa, dung dịch thu được tiếp tục tác dụng với 340g dung dịch AgNO3 thì thấy tạo ra 17,22(g ) kết tủa. a) Tìm muối clorua kim loại kiềm. b) Tính nồng độ % của dung dịch AgNO3 . B- Trắc nghiệm 1/ (ĐHA 2007) Anion X- và cation Y2+ đều có cấu hình electron lớp ngoài cùng là 3s23p6. Vị trí của các nguyên tố trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học là: A. X có số thứ tự 18, chu kỳ 3, nhóm VIA; Y có số thứ tự 20, chu kỳ 4, nhóm IIA. B. X có số thứ tự 17, chu kỳ 4, nhóm VIIA; Y có số thứ tự 20, chu kỳ 4, nhóm IIA. C. X có số thứ tự 17, chu kỳ 3, nhóm VIIA; Y có số thứ tự 20, chu kỳ 4, nhóm IIA. D. X có số thứ tự 18, chu kỳ 3, nhóm VIIA; Y có số thứ tự 20, chu kỳ 3, nhóm IIA. 2/ Nguyên tố M có 7e hoá trị, biết M là kim loại thuộc chu kì 4. a) M là A. 35Br B. 25Mn C. 27Co D. Cả B và C đều đúng b) Cấu hình e của ntử M là A. 1s22s22p63s23p63d104s24p5 B. 1s22s22p63s23p64s24p2 C. 1s22s22p63s23p63d54s2 D. Cả A và B đều đúng 3/ Ntố A(Z=8), B(Z=13), C(Z=16). Chọn đáp án đúng: A. Tính kim loại của B<C<A B. Bán kính ntử của A<B<C C. Độ âm điện của B<C<A D. A, B, C đều đúng. 4/ Cho 4,4g hỗn hợp 2 kim loại thuộc nhóm IA ở 2 chu kì liên tiếp nhau tác dụng với dung dịch HCl dư, thu được 4,48 lit khí (đktc) và dung dịch chứa m(g) muối tan. Khối lượng muối thu được và tên của 2 kim loại đó là A. m=19g; Li và Na B. m= 18,6g; Li và Na C. m=12g; Na và K D. m=13g; K và Rb
- Trường THPT Thăng Long – Hà Nội BTCC lớp 10NC-HKI Chương III: LIÊN KẾT HÓA HỌC Bài 16: KHÁI NIỆM VỀ LIÊN KẾT HOÁ HỌC. LIÊN KẾT ION A-Tự luận 1. Viết sơ đồ hình thành liên kết và PTHH tạo thành các hợp chất sau: KCl, AlF3, Al2O3, BaO, Na2S, MgBr2. 2. Cho A và B là 2 nguyên tố nhóm A. a) Nguyên tử A có 1 e lớp e ngoài cùng. X là công thức oxit cao nhất của A. Trong X, A chiếm 82,98% về khối lượng. A là nguyên tố nào ? b) Nguyên tử B có 7 e lớp ngoài cùng. Y là hợp chất khí của B với hiđrô. 4,7 gam X tác dụng vừa đủ với 30 gam dung dịch Y nồng độ 27%. B là nguyên tố nào ? c) Liên kết giữa A và B là liên kết gì ? Tại sao ? Trình bày sự tạo thành hợp chất. B- Trắc nghiệm 1. Chọn câu SAI? Các nguyên tử liên kết với nhau thành phân tử để A. chuyển sang trạng thái có năng lượng thấp hơn B. có cấu hình e của khí hiếm C. có cấu hình e lớp ngoài cùng là 2e hoặc 8e D. chuyển sang trạng thái có năng lượng cao hơn 2. Chọn định nghĩa đúng về ion? A. Ion là hạt vi mô mang điện B. Ion là nguyên tử hay nhóm nguyên tử mang điện C. Ion là phần tử mang điện D. Ion là phần mang điện dơng của nguyên tử 3. Nguyên tử Ca có cấu hình là [Ar] 4s2. Vậy nguyên tử Ca có thể hình thành ion nào sau đây? A. Ca+ B. Ca- C. Ca2+ D. Ca2- 4. Dãy nào gồm toàn các ion đa nguyên tử? + 2+ - + 2 - A. Na , Mg , F B. NH4 , SO4 , Cl + 2 2 - 2 2 2+ 3+ C. NH4 , SO4 ,CO3 , NO3 D. SO4 , CO3 , Mg , Al 5.Liên kết ion được hình thành giữa A. kim loại với kim loại. B. phi kim với hiđrô. C. kim loại điển hình với phi kim điển hình. D. phi kim với phi kim. 6. Các nguyên tố dưới đây đều tạo hợp chất clorua. Chọn trong các tập hợp ghi dưới đây, tập hợp nào chỉ tạo hợp chất ion với clo : A. Canxi, natri, kali. B. Kali, đồng, photpho. C. Photpho, lưu huỳnh, nhôm. D. Magie, cacbon, lưu huỳnh. 7. Z là nguyên tố mà nguyên tử có 20 p, Y là nguyên tố mà nguyên tử có 9p. Công thức của hợp chất tạo thành giữa 2 nguyên tố là: A. Z2Y. B. ZY2. C. ZY. D. Z2Y3. 8. Cho 11A, 13B, 8D. Công thức của hợp chất tạo thành giữa A với D và B với D lần lượt là: A. A2D và BD. B. A2D và B3D2. C. AD2 và B2D3. D. A2D và B2D3. 9. Tính chất nào dưới đây là tính chất của hợp chất ion : A. Hợp chất ion có nhiệt độ nóng chảy thấp. B. Hợp chất ion có nhiệt độ nóng chảy cao. C. Hợp chất ion dễ hoá lỏng. D. Hợp chất ion có nhiệt độ sôi không xác định. 10. Trong tinh thể muối ăn, A. các ion Na+ và Cl- góp chung cặp e hình thành liên kết. B. các ntử Na và Cl góp chung cặp e hình thành liên kết. C. các ntử Na và ntử Cl hút nhau bằng lực hút tĩnh điện. D. các ion Na+ và Cl- hút nhau bằng lực hút tĩnh điện. Bài 17: LIÊN KẾT CỘNG HOÁ TRỊ A-Tự luận 1. Viết công thức e và công thức cấu tạo của các phân tử: CS2, C3H8, C2H7N, C3H8O, C4H10 và PCl5 . Biết rằng sau khi tham gia liên kết, lớp e ngoài cùng các nguyên tử đều có cấu hình của khí hiếm (Trừ PCl5).
- Trường THPT Thăng Long – Hà Nội BTCC lớp 10NC-HKI 2. Oxit cao nhất của 1 nguyên tố ứng với công thức RO3, trong hợp chất khí với hiđrô của R thì R chiếm 94,12% về khối lượng. a) Xác định R. b) Trình bày sự tạo thành liên kết trong phân tử RO3 và hợp chất của R với hiđrô. B- Trắc nghiệm 1. Cặp nguyên tử nào dưới đây tạo hợp chất cộng hoá trị : A. H và He. B. Na và F. C. Li và F. D. H và Cl. 2. Trong công thức của CS2, tổng số đôi e lớp ngoài cùng của C và S chưa tham gia liên kết là : A. 2. B. 3. C. 4. D. 5. 3. Cho các phân tử : HCl, Cl2, K2O, N2, NH3, NaCl, CO2. Số phân tử có liên kết cộng hoá trị không phân cực và phân cực lần lượt là : A. 2 và 3. B. 2 và 2. C. 3 và 2. D. kết quả khác. 4. Liên kết cho nhận là A. là 1 dạng đặc biệt của liên kết ion. B. liên kết của 2 phi kim có độ âm điện khác nhau. C. liên kết mà 1 nguyên tử nhường hẳn e cho nguyên tử khác. D. liên kết mà cặp e dùng chung chỉ do 1 nguyên tử đóng góp. 5. Trong các phân tử : CO2, CH4, HNO3, NaCl, phân tử có liên kết cho nhận là A. CO2. B. CH4. C. HNO3. D. NaCl. 6. Liên kết trong phân tử nào nhờ sự xen phủ p – p : A. H2. B. Cl2. C. NH3. D. HCl. 7. Liên kết hoá học trong phân tử HCl được hình thành A. do sự xen phủ giữa AO s của H và AO s của Cl B. do sự xen phủ giữa AO s của H và AO p của Cl C. do sự xen phủ giữa AO p của H và AO s của Cl D. do lực hút tĩnh điện giữa các ion H+ và Cl- 8. Chọn câu đúng : A. Trong hợp chất cộng hoá trị, cặp e chung lệch về phía ntử của ntố có độ âm điện nhỏ hơn. B. Liên kết cộng hoá trị có cực được hình thành giữa các nguyên tử giống nhau. C. Hiệu độ âm điện giữa 2 nguyên tử càng lớn thì liên kết phân cực càng mạnh. D. Hiệu độ âm điện giữa 2 nguyên tử càng lớn thì liên kết phân cực càng yếu. 9. Dãy nào trong các dãy hợp chất hoá học dưới đây chứa các hợp chất có độ phân cực của liên kết tăng dần ? A. HCl, HBr, Cl2, NaCl B. NaCl, Cl2, HCl, HBr C. Cl2, HBr, HCl, NaCl D. Cl2, HCl, HBr, NaCl 10.(ĐHA2008) Hợp chất trong phân tử có liên kết ion là A. NH4Cl. B. NH3. C. HCl. D. H2O 11. (ĐHB2010) Các chất mà phân tử không phân cực là: A. HBr, CO2, CH4. B. Cl2, CO2, C2H2. C. NH3, Br2, C2H4. D. HCl, C2H2, Br2. Bài 18: SỰ LAI HOÁ CÁC OBITAN NGUYÊN TỬ. SỰ HÌNH THÀNH LIÊN KẾT ĐƠN, LIÊN KẾT ĐÔI VÀ LIÊN KẾT BA A-Tự luận Một kim loại M tác dụng vừa đủ với 672 ml khí X2 ( đktc) tạo ra 3,1968 g muối Y ( H = 96%). Số hiệu nguyên tử của M bằng 5/3 số khối của R. a) Xác định M, X2, R. b) Hợp chất Z có 3 nguyên tử tạo bởi M và R. Z tác dụng với dung dịch HX giải phóng 1 chất khí hữu cơ T và muối Y. - Viết cấu hình e của M và R để xác định công thức của Z. - Viết công thức e và công thức cấu tạo của T. Trong T có bao nhiêu liên kết б ? bao nhiêu liên kết π B- Trắc nghiệm Tiết 1
- Trường THPT Thăng Long – Hà Nội BTCC lớp 10NC-HKI 1. Hãy ghép dạng hình học ở cột 1 với kiểu lai hoá ở cột 2 cho phù hợp: Dạng hình học của phân tử Kiểu lai hoá 1. thẳng a. sp2 2. tứ diện b. sp3 3. tam giác c. sp 2. Lai hoá sp3 là sự tổ hợp : A. 1 AOs với 3 AOp. B. 2 AOs với 2 AOp. C. 1 AOs với 4 AOp. D. 3 AOs với 1 AOp. o 3. Phân tử H2O có góc liên kết bằng 104,5 do nguyên tử O ở trạng thái lai hoá: A. sp B. sp2 C. sp3 D. không xác định được 4. Hình dạng của phân tử CH4 , BF3 , H2O , BeH2 tương ứng là: A. tứ diện, tam giác , gấp khúc, thẳng. B. tam giác, tứ diện, gấp khúc, thẳng. C. gấp khúc, tam giác, tứ diện, thẳng. D. thẳng, tam giác, tứ diện, gấp khúc. 5. Góc liên kết của CH4, H2O, NH3 xếp theo chiều tăng dần là : A. NH3, H2O, CH4. B. NH3, CH4, H2O. C. CH4, NH3, H2O. D. H2O, NH3, CH4. + 6. Ion NH4 có hình tứ diện đều. Nguyên tử N ở trạng thái lai hoá: A. sp B. sp2 C. sp3 D. không phải 3 kiểu trên o 7. Phân tử NH3 có góc liên kết bằng 107 . Điều khẳng định nào sau đây là đúng: A. Nguyên tử N không tham gia lai hoá B. Nguyên tử N có tham gia lai hoá nhưng không theo kiểu sp, sp2 hay sp3 C. Nguyên tử N ở trạng thái lai hoá sp3 D. Nguyên tử N và H đều ở trạng thái lai hoá sp3 Tiết 2 1. Liên kết б là liên kết A. hình thành do sự xen phủ bên của 2 obitan. B. hình thành do 1 hay nhiều cặp e dùng chung. C. hình thành do lực hút tĩnh điện giữa 2 ion trái dấu. D. hình thành do sự xen phủ trục của 2 obitan. 2. Trong phân tử nitơ gồm : A. 3 liên kết π. B. 1 liên kết π và 2 liên kết б C. 1 liên kết б và 2 liên kết π. D. 3 liên kết б 3. Trong phân tử C2H4 gồm : A. 5 liên kết б và 1 liên kết π. B. 6 liên kết б và 1 liên kết π. C. 4 liên kết б và 2 liên kết π. D. 6 liên kết б 4. Biết 17Cl , liên kết σ trong phân tử Cl2 là do: A. Sự xen phủ trục của các obitan p C. Sự xen phủ bên của các obitan p B. Sự xen phủ trục của các obitan s D. Sự xen phủ bên của các obitan s 5. Dãy chất nào sau đây các phân tử đều có liên kết π? A. Cl2 , H2S , H2O B. Br2 , CCl4 , NH3 C. C2H4 , CO2 , N2 D. CH4 , N2 , Cl2
- Trường THPT Thăng Long – Hà Nội BTCC lớp 10NC-HKI Chương IV: PHẢN ỨNG HÓA HỌC Bài 25: PHẢN ỨNG OXI HOÁ - KHỬ Tiết 1 I – Tự luận Bài 1: Cho biết những quá trình sau là quá trình oxi hóa hay quá trình khử? Viết PTHH minh hoạ. S → S-2 → S+4 → S+6 → S-2 → S → S+6 → S+4 →S → S-2 Fe → Fe+2 → Fe+3 → Fe+2 → Fe → Fe+3 Bài 2: Khi tham gia phản ứng oxi hóa khử thì: a) S-2; S; S+4; S+6 có vai trò là chất khử, chất oxi hóa hay có thể khử, có thể oxi hóa. b) Trong phản ứng hóa học, kim loại có vai trò là chất khử hay chất oxi hóa? Vì sao? c) Cũng câu hỏi như mục b) với phi kim? II- Trắc nghiệm: 1. Chọn câu đúng: A. Chất khử là chất có số oxi hóa giảm. B. Sự oxi hóa ứng với sự giảm số oxi hóa của 1 ntố. C. Chất oxi hóa là chất có số oxi hóa giảm. D. Sự khử ứng với sự tăng số oxi hóa của 1 ntố. 2 Phát biểu nào sau đây sai? A. Sự OXH là sự làm tăng số OXH của một ntố B. Sự khử là sự làm giảm số OXH hóa của 1 ntố C. Số OXH của một ntố chính là hóa trị của ntố đó D. Chất OXH là chất chứa ntố có số OXH giảm 3. Cho phản ứng hóa học sau: M2Ox + HNO3 → M(NO3)3 + NO + H2O. Với giá trị nào của x thì phản ứng trên sẽ a> là phản ứng oxi hóa khử: A. 1 B. 2 C. 3 D. Cả A, B. b> là phản ứng trao đổi: A. 1 B. 2 C. 3 D. Cả A, B. 4. Hãy sắp xếp các kim loại: Al, Fe, Cu, Zn, Ag, Na theo thứ tự tính khử mạnh dần A. Ag Cu + H2SO4 → CuSO4 + SO2 + H2O b> Fe3O4 + H2 → Fe + H2O c> FeO + H2SO4 → Fe2(SO4)3 + SO2 + H2O d> Cl2 + KOH → KCl + KClO3 + H2O e> Fe(NO3)2 → Fe2O3 + NO2 + O2 f> Al + HNO3 → Al(NO3)3 + N2O + H2O g> KI + O3 + H2O → KOH + O2 + I2 h> Zn + HNO3 → Zn(NO3)2 + NH4NO3 + H2O i> FexOy + H2 → Fe + H2O j> FeS2 + O2 → Fe2O3 + SO2 k> FeSO4 + KMnO4 + H2SO4 → K2SO4 + MnSO4 + Fe2(SO4)3 + H2O l> FeCl2 + H2SO4 + KMnO4 → K2SO4 + MnSO4 + Fe2(SO4)3 + Cl2 + H2O m> R + H2SO4 → R2(SO4)n + SO2 + H2O n> Al + HNO3 → Al(NO3)3 + N2O + N2 + H2O ( d N2O, N2/H2 = 18)
- Trường THPT Thăng Long – Hà Nội BTCC lớp 10NC-HKI o> CnH2n + KMnO4 + H2O → CnH2n(OH)2 + KOH + MnO2 II- Trắc nghiệm: 1. Khi tham gia phản ứng hóa học nguyên tử kim loại A. bị khử B. bị oxi hóa C. nhận e D. cho proton. 2. Nguyên tử lưu huỳnh chuyển thành ion sunfua bằng cách: A. Nhường 2e B. Nhận 2e C. Nhận 2 proton D. Nhường 2 proton 3. Trong phản ứng Cl2 + NaOH → NaCl + NaClO + H2O. Nguyên tố Cl A. chỉ bị oxi hóa B. chỉ bị khử C. không bị oxi hóa khử D. vừa bị oxi hóa bị khử 4. Trong các phản ứng dưới đây: 1. 4Na + O2 → 2Na2O 2. 2Fe(OH)3 → Fe2O3 + 3H2O 3. CaO + CO2 → CaCO3 4. KMnO4 → K2MnO4 + MnO2 + O2 5. Na2CO3 + 2HCl → 2NaCl + H2O + CO2 6. Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu Số phản ứng oxi hóa khử là A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 - + 3+ 5. Cho phản ứng hóa học sau: Fe3O4 + NO3 + H → Fe + NxOy + H2O. Hệ số cân bằng lần lượt là: A. (5x-2y), 3x, (3x-y), (3x-2y), 1, (13x-y) B. (5x-2y), x, (x-y), (2x-2y), 1, (23x-9y) C. (x-2y), 4x, (3x-y), (3x-2y), 1, (13x-y) D. (5x-2y), x, (46x-18y), (15x-6y), 1, (23x-9y) 6. (CĐ2010) Cho phản ứng: Na2SO3 + KMnO4 + NaHSO4 → Na2SO4 + MnSO4 + K2SO4 + H2O. Tổng hệ số của các chất (là những số nguyên, tối giản) trong phương trình phản ứng là A. 23. B. 27. C. 47. D. 31. 7. (ĐHB2011): Cho phản ứng: C6H5-CH=CH2 + KMnO4 → C6H5-COOK + K2CO3 + MnO2 + KOH + H2O. Tổng hệ số (nguyên, tối giản) tất cả các chất trong phương trình hoá học của phản ứng trên là A. 24. B. 34. C. 27. D. 31. Bài 26: PHÂN LOẠI PHẢN ỨNG TRONG HOÁ HỌC VÔ CƠ I- Tự luận: Bài 1: Cân bằng các phản ứng sau và cho biết phản ứng nào là phản ứng oxi hóa khử a> KMnO4 → K2MnO4 + MnO2 + O2 b> (NH4)2CO3 → NH3 + H2O + CO2 c> CaO + P2O5 → Ca3(PO4)2 d> Al + H2O + NaOH → NaAlO2 + H2 e> LiH + H2O → LiOH + H2 f> Fe + FeCl3 → FeCl2 g> Cl2 + NaI → NaCl + I2 h> Zn + HNO3 → Zn(NO3)2 + N2O + N2 + H2O i> Na2CO3 + BaCl2 → BaCO3 + NaCl j> FeCl3 + Na2CO3 + H2O → Fe(OH)3 + NaCl + CO2 k> FexOy + H2SO4 → Fe2(SO4)3 + SO2 + H2O Bài 2: Hòa tan hoàn toàn một oxit FexOy bằng dd H2SO4 đặc nóng dư được 2,24 lit SO2 đktc. Cô cạn dung dịch sau phản ứng được 120g muối khan. Hãy xác định công thức oxit sắt ban đầu. Bài 3: Để m gam phoi bột sắt (A) ngoài không khí sau một thời gian biến thành hỗn hợp B có khối lượng 12g gồm sắt và các oxit của nó. Cho B tác dụng hoàn toàn với dd H2SO4 đặc nóng thì thu được 3,36 lit khí SO2 (duy nhất) ở đktc. Tìm m. II- Trắc nghiệm : 1. Chọn câu sai A. Trong phản ứng phân hủy, số oxi hóa của các ntố có thể thay đổi hoặc không thay đổi B. Trong phản ứng hóa hợp, số oxi hóa của các ntố không đổi. C. Trong phản ứng thế, bao giờ cũng có sự thay đổi số oxi hóa của các ntố. D. Trong phản ứng trao đổi, số oxi hóa của các ntố không thay đổi. 2. Phát biểu nào dưới đây là đúng? A. Phản ứng hóa hợp là PƯHH trong đó có một chất mới được tạo thành từ hai hay nhiều chất ban đầu. B. Phản ứng hóa hợp là sự kết hợp hai hay nhiều chất ban đầu để tạo thành các chất mới. C. Phản ứng hóa hợp là quá trình kết hợp các đơn chất thành một hợp chất. D. Phản ứng hóa hợp là quá trình kết hợp các đơn chất và hợp chất thành các hợp chất mới. 3. Phát biểu nào dưới đây là đúng?
- Trường THPT Thăng Long – Hà Nội BTCC lớp 10NC-HKI A. Phản ứng phân hủy là PƯHH trong đó có hai hay nhiều chất mới được tạo thành từ các chất ban đầu. B. Phản ứng phân hủy là sự phân hủy hai hay nhiều chất ban đầu để tạo thành chất mới. C. Phản ứng phân hủy là PƯHH trong đó từ một chất sinh ra nhiều chất mới. D. Phản ứng phân hủy là quá trình phân hủy chất thành nhiều chất mới. 4. Phát biểu nào dưới đây là đúng nhất? A. Phản ứng thế là PƯHH trong đó ntử của đơn chất thế chỗ ntử của ntố khác trong hợp chất. B. Phản ứng thế là PƯHH trong đó có sự tham gia của các chất và các hợp chất. C. Phản ứng thế là PƯHH trong đó có sự tham gia của đơn chất với hợp chất tạo thành một chất mới. D. Phản ứng thế là quá trình tạo thành nhiều chất mới từ hai hay nhiều chất ban đầu. 5. Phát biểu nào dưới đây là đúng nhất? A. Phản ứng trao đổi là quá trình trao đổi các ntử của các ntố giữa các chất phản ứng với nhau. B. Phản ứng trao đổi là sự trao đổi hai hay nhiều chất ban đầu để tạo thành chất mới. C. Phản ứng trao đổi là PƯHH trong đó các chất phản ứng với nhau tạo ra nhiều chất mới. D. Phản ứng trao đổi là PƯHH trong đó hai hơp chất trao đổi với nhau thành phần cấu tạo nên chúng. 6. Hãy chỉ ra nhận xét không đúng? A. Bất cứ chất oxi hóa nào gặp một chất khử đều có phản ứng hóa học xảy ra. B. Nguyên tố ở mức oxi hóa trung gian vừa có tính oxi hóa vừa có tính khử. C. Trong phản ứng oxi hóa khử, sự oxi hóa và sự khử bao giờ cũng diễn ra đồng thời. D. Sự OXH là quá trình nhường e, sự khử là quá trình nhận e. 7. Chọn phương án đúng: Điều chế đồng oxit có thể bằng A. Phản ứng hóa hợp hoặc phản ứng phân hủy. B. Phản ứng phân hủy hoặc phản ứng thế. C. Phản ứng trao đổi hoặc phản ứng thế. D. Phản ứng hóa hợp hoặc phản ứng trao đổi. 8. Phương trình nhiệt hóa học của phản ứng đốt cháy hiđro trong oxi như sau: 2H2 (k) + O2 (k) → 2H2O (1) ∆H = -571,66kj. Nhiệt hình thành thu được khi: a> Đốt cháy 112l khí hiđro ở đktc là: A. 2858,30kj B. 1429,15kj C. 285,83kj D. Kết quả khác b> Tạo ra 900g nước lỏng từ H2 khí và O2 khí là: A. 7145,75 kj B. 14291,5 kj C. 7145,25 kj D. Kết quả khác. 9. Có hai phương trình nhiệt hóa học sau đây: 2H2 (k) + O2 (k) → 2H2O (k) (1) ∆H1 2H2 (k) + O2 (k) → 2H2O (l) (2) ∆H2 Giá trị ∆H1 và ∆H2: A. ∆H1 = ∆H2 B. ∆H1 = 2∆H2 C. ∆H1 ∆H2