Bài tập Axit - Hóa 9

docx 2 trang mainguyen 17703
Bạn đang xem tài liệu "Bài tập Axit - Hóa 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxbai_tap_axit_hoa_9.docx

Nội dung text: Bài tập Axit - Hóa 9

  1. AXIT I. Khái niệm- Phân loại. 1. KN: Axit la hợp chất mà trong phân tử gồm 1 hay nhiều nguyên tử H liên kết với 1 gôc axit. Vd: HCl, H2SO4, H3PO4, H2S 2. Phân loại(có 2 loại axit): + Axit có oxi: H2SO4, HNO3, H3PO4 + Axit không có oxi: H2S, HCl, HF , HBr II. Tính chất hoá học: Có 5 tính chất 1. DD axit làm quỳ tím hoá đỏ(hồng).( Dùng quỳ tím để nhận biết dd axit) 2. T/d kim loại. - (HCl, H2SO4loãng : T/d Kim loai trước H muối + H2 Mg + 2HCl - MgCl2 + H2 2Al + 3H2SO4 loãng Al2(SO4)3 + 3H2 Chú ý: Fe t/d với dd HCl, H2SO4loãng chỉ tạo ra muối sắt II Fe + 2HCl - FeCl2 + H2 Fe + H2SO4 loãng FeSO4 + H2 + Ở đk thường các axit HNO3, H2SO4 đặc không t/d với Al và Fe. - HNO3, H2SO4 đặc, nóng : T/d với hầu hết các kloai ( trừ Au, Pt) muối (với Kl nhiều hoá trị thì thể hiện hoá trị cao nhất) và không giải phóng H2 . VD: Cu + H2SO4 loãng Ko pư Cu + 2H2SO4đn CuSO4 + SO2 + H2O Fe + H2SO4 loãng FeSO4 + H2 2Fe + 6H2SO4đn Fe2(SO4)3 + 3SO2 + 6H2O 3. T/d với oxit bazơ > muối + H2O CuO + 2HCl CuCl2 + H2O 4. T/d với bazơ > Muối + H2O(pư trung hoà). 3H2SO4 + 2Fe(OH)3 Fe2(SO4)3 + 6H2O 5. T/d với muối > Muối mới + axit mới * Pư xảy ra theo đk của pư trao đổi (sản phẩm có chất ↓; Chất khí hoặc H2O). HCl + AgNO3 AgCl ↓ + HNO3 H2SO4 + Na2SO3 Na2SO4 + H2O + SO2 H2SO4 + BaCl2 BaSO4 ↓ + 2HCl BÀI TẬP Bài 1 Hoàn thành dãy biến đổi hoá học sau, kèm theo điều kiện (nếu có). (1) (2) (3) (4) (5) a/ MgO  MgCl2 Mg(OH)2 MgSO4 Mg(OH)2 MgO. b/ S SO2 SO3 H2SO4 Na2SO4 NaOH Fe(OH)3 Fe2O3 FeCl3 c/ Ca CaO Ca(OH)2 CaCO3 CaO CaCl2 d/ (2) SO3 H2SO4 CuSO4 BaSO4. (1) (7) (8) (9) S  SO2  H2SO3  Na2SO3  SO2. (3) Na2SO3 . Bài 2 Hoàn thành dãy biến đổi hoá học sau, mỗi mũi tên tương ứng với một phương trình hoá học: A  + O2 B  + O2/ V2O5 C  +H2O H SO  CuSO (1) (2) (3) 2 4 (4) 4 Bài 3: Có những chất sau: Na 2CO3, CuO, Mg, Al2O3, Fe2O3 hãy chọn một trong những chất đã cho tác dụng với dung dịch HCl sinh ra: a. Khí nhẹ hơn không khí và cháy được trong không khí. b. Dung dịch có màu xanh lam. c. Dung dịch có màu vàng nâu (nâu đỏ) d. Dung dịch không màu. e. Khí nặng hơn không khí và không duy trì sự cháy. Bài 4 Bằng phương pháp hoá học hãy nhận biết các cặp chất sau: a. Dung dịch HCl và H2SO4. b. Dung dịch MgCl2 và Na2SO4.
  2. c. Dung dịch MgSO4 và H2SO4. C. Khí O2 và khí CO2 Bài 5 Cho các oxit SO2, Na2O, CaO, CO2, P2O5. Cho biết oxit nào có thể tác dụng với: a. Nước b. Axit clohiđric c. Natri hiđroxit Bài 6: oxi (O2) có lẫn các tạp chất là khí cacbonic (CO 2) và khí sunfurơ (SO2). Trong số các hoá chất NaOH, H 2SO4, Ca(OH)2, nên sử dụng chất nào để làm sạch khí oxi? Giải thích lí do của sự lựa chọn đó. Bài 7: Có các oxit sau: K2O; MgO; SO2, CaO; CuO; CO2; CO; Al2O3; NO; N2O5; NO2; ZnO;Fe2O3; MnO2. Hãy phân loại các oxit trên. Bài 8: Hãy viết công thức oxit tương ứng với các axit sau: HNO3; H2SO3; H2SO4; H2CO3; H3PO4 Bài 9: Cho 15,5 g Na2O tác dụng với nước thu được 0,5 lit dd bazơ a/ Tính nồng độ mol của dd bazơ b/ Tính nồng độ mol chất có trong dd sau pư? c/ Tinh thể tích dd H2SO4 20%( d=1,14 g/ml) đã dùng. Bài 10: Cho 1,12 lit CO2 (đktc) tác dụng với 100ml dd NaOH tạo ra muối trung hòa. a/ Tính nồng độ mol của dd NaOH b/ Tính nồng độ % của dd muối sau pư biết dd sau pư có khối lượng 105 gam. Bài 11: Cho 0,1 mol CO2 vào 200ml dd Ba(OH)2 sinh ra chất kết tủa màu trắng. a/ Tính nồng độ mol của dd Ba(OH)2 b/ Tính khối lượng chất kết tủa thu được,. Bài 12: Cho 8 gam SO3 tác dụng vơi nước tao thành 500ml dd. a/ Xác định nồng độ mol của dd thu được b/ Cho 10 g CuO vào dd thu được ở trên. Tính khối lượng chất còn dư sau phản ứng. Bài 13: Cho một lượng sắt dư vào 500 ml dd H2SO4 thu được 33,6 lit H2(đktc). a/ Tính khối lượng bột sắt đã tham gia phản ứng b/ Làm bay hơi dd thu được sau phản ứng thu được m gam muối. Xác định m c/ Xác định nồng độ mol của dd H2SO4 đã dùng Bài 14: Cho 10 gam hh Cu và CuO td với dd H2SO4 loãng, lọc lấy chất rắn không tan cho vào dd H2SO4 đặc nóng thì thu được 1,12 lit khí A. (đktc) a/ Viết các PTHH xảy ra b/ Tính % khối lượng các chất trong hh. Bài 15: Cho m gam hỗn hợp X gồm Al, Cu vào dung dịch H 2SO4 loãng, dư thấy thoát ra 6,72 lít khí (đktc) và chất rắn không tan Y. Hòa tan hết Y trong dung dịch H2SO4 đặc nóng thu được 2,24 lít khí SO2 (đktc). Gía trị m là: A. 21,9 B. 15,5 C. 11,8 D. 14,5 Bài 16: Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp gồm đồng và nhôm vào dung dịch H2SO4 loãng, dư thấy có 1,344 lit khí (đktc) và chất rắn không tan B. Hòa tan hoàn toàn B bằng dung dịch H2SO4 đặc, nóng dư thấy xuất hiện 4,48 lit khí SO2 (đktc). a. Xác định % khối lượng mỗi kim loại b. Dẫn toàn bộ khí SO2 sinh ra ở trên vào 200ml dung dịch NaOH 0,75M. Tính khối lượng muối thu được sau phản ứng. Bài 17: Hòa tan hoàn toàn 10 gam hỗn hợp Mg và Fe trong dung dịch HCl dư thấy tạo ra 2,24 lít khí H 2 (đktc). Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được gam muối khan. Khối lượng muối khan thu được là: A. 1,71 gam B. 17,1 gam C. 3,42 gam D. 34,2 gam Bài 18: Cho 22,2 g hỗn hợp Fe, Al tan hoàn toàn trong HCl dư thu được 13,44 lít H2(đktc). Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được bao nhiêu gam muối khan? A. a. 63,8 b. 64,8 c. 65,8 d. 66,8 . Bài 19: Hòa tan hoàn toàn 5 gam hỗn hợp 2 kim loại A bằng dung dịch HCl vừa đủ thu được 5,71 gam muối khan và V lít khí H2(đktc). Giá trị của V là: B. a. 0,448 b. 2,24 c. 0,224 d. 4,48 Bài 20: Hoà tan 10,54 gam hỗn hợp Cu, Mg , Fe bằng một lượng dư dung dịch HCl thu được 4,48 lit khí A(đktc), 2,54 gam chất rắn B và dung dịch E. Cô cạn dung dịch E thu được m gam muối, m có giá trị là: A. 14,9 gam. B. 24,74 gam C. 25,14 gam D. 22,20 gam