Bài kiểm tra Cuối học kì 2 môn Tiếng Việt Lớp 3 - Năm học 2020-2021 - Trường Tiểu học Phong Nẫm (Có đáp án)

doc 11 trang Hùng Thuận 24/05/2022 3080
Bạn đang xem tài liệu "Bài kiểm tra Cuối học kì 2 môn Tiếng Việt Lớp 3 - Năm học 2020-2021 - Trường Tiểu học Phong Nẫm (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docbai_kiem_tra_cuoi_hoc_ki_2_mon_tieng_viet_lop_3_nam_hoc_2020.doc

Nội dung text: Bài kiểm tra Cuối học kì 2 môn Tiếng Việt Lớp 3 - Năm học 2020-2021 - Trường Tiểu học Phong Nẫm (Có đáp án)

  1. UBND TP PHAN THIẾT ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II NĂM HỌC 2020– 2021 TRƯỜNG TH PHONG NẪM MÔN: TIẾNG VIỆT 3 Họ và tên: Ngày kiểm tra: /05/2021 Lớp: 3C Thời gian: 35 phút (không kể phát đề) Điểm Giáo viên giám sát: Giáo viên chấm bài: Đọc TT Đọc hiểu Tổng cộng 1. 1. 2. 2. Nhận xét bài làm của học sinh: . PHẦN 2:. KIỂM TRA ĐỌC HIỂU VÀ KIẾN THỨC TIẾNG VIỆT: (6 điểm) Đọc thầm bài : Con Rồng cháu Tiên và thực hiện các yêu cầu sau : Con Rồng cháu Tiên Ngày xưa, ở miền đất Lạc Việt có một vị thần thuộc nòi Rồng, tên là Lạc Long Quân. Thần thường ở dưới nước, sức khỏe vô địch, có nhiều phép lạ. Bấy giờ, ở núi cao có nàng Âu Cơ thuộc dòng họ Thần Nông, xinh đẹp tuyệt trần. Âu Cơ và Lạc Long Quân yêu nhau rồi thành vợ chồng. Ít lâu sau, Âu Cơ sinh ra một cái bọc trăm trứng. Kì lạ thay, trăm trứng nở ra một trăm người con trai hồng hào, đẹp đẽ lạ thường. Đàn con lớn lên như thổi, mặt mũi khôi ngô, khỏe mạnh như thần. Một hôm, Lạc Long Quân nói với Âu Cơ : - Ta thuộc nòi Rồng vốn quen ở nước. Nàng là dòng Tiên quen chốn non cao. Nay ta đưa năm mươi con xuống biển, nàng đưa năm mươi con lên núi. Kẻ miền núi, người miền biển, khi có việc gì thì giúp đỡ lẫn nhau, đừng quên lời hẹn. Âu Cơ và các con nghe theo rồi chia tay nhau lên đường. Một trăm người con của Lạc Long Quân và Âu Cơ sau này trở thành tổ tiên của người Việt Nam ta. Người con trưởng theo Âu Cơ được tôn lên làm vua, lấy hiệu là Hùng Vương. Bởi sự tích này mà về sau, người Việt Nam ta, con cháu vua Hùng, khi nhắc đến nguồn gốc của mình, thường tự hào xưng là con Rồng cháu Tiên và thân mật gọi nhau là “đồng bào”. (Theo Nguyễn Đổng Chi) A . Đọc hiểu : ( 4 điểm ) I. Khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng : ( từ câu 1 đến câu 4 ) Câu 1: Lạc Long Quân là người như thế nào ? (M1- 0,5đ) A. Là vị thần thuộc nòi Rồng, ở trên núi, có nhiều phép lạ. B. Là vị thần thuộc nòi Rồng, ở dưới nước, sức khỏe vô địch, có nhiều phép lạ. C. Là vị thần thuộc dòng họ Thần Nông, có sức khỏe vô địch, có tài biến hóa. D. Là vị thần ở dưới nước, có sức khỏe, có tài dời núi lấp biển.
  2. Câu 2: Một trăm người con của Lạc Long Quân và Âu Cơ được sinh ra như thế nào? (M1- 0,5đ) A. Nàng sinh ra một trăm người con trai lớn nhanh như thổi. B. Nàng sinh ra một trăm cái trứng, mỗi cái trứng nở thành một người con trai khỏe mạnh. C. Nàng sinh ra một cái bọc trăm trứng, trăm trứng nở ra một trăm người con trai hồng hào, đẹp đẽ. D. Nàng sinh ra một trăm con trai và gái hồng hào, khỏe mạnh. Câu 3: Khi chia tay, Lạc Long Quân và Âu Cơ quyết định điều gì ? (M1- 0,5đ) A. Lạc Long Quân và Âu Cơ dắt một trăm người con xuống biển sinh sống. B. Một nửa con theo cha xuống biển, một nửa theo mẹ lên núi, khi có việc gì thì giúp đỡ lẫn nhau. C. Cả một trăm người con theo mẹ lên núi. D. Cả một trăm người con theo cha xuống biển. Câu 4: Người con trai trưởng của Lạc Long Quân và Âu Cơ trở thành ai ? (M2- 0,5đ) A. Người con trưởng được phong làm chúa, cai quản cả non sông. B. Người con trưởng được tôn làm vua, lấy hiệu là An Dương Vương. C. Người con trưởng theo cha xuống biển, cai quản vùng sông nước. D. Người con trưởng được tôn làm vua, lấy hiệu là Hùng Vương. II . Viết câu trả lời của em : ( Từ câu 5 đến câu 6 ) Câu 5: Người Việt Nam ta, khi nhắc đến nguồn gốc của mình, thường tự hào xưng là gì ? (M3- 1 điểm) Câu6 Nội dung của văn trên là gì? (M3 -1 điểm) B.Kiến thức Tiếng Việt : ( 2 điểm ) I .Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng : ( Từ câu 7 dến câu 8 ) Câu 7: Dòng nào sau đây gồm các từ chỉ các môn thể thao ? ( M2-0, 5 điểm) A. chạy, bóng đá, cầu lông, nhảy xa, bơi lội B. ô ăn quan, nhảy lò cò, bắn bi, bóng đá C. tập thể dục, hát, múa, nhảy dây, đọc sách D. diễn kịch, múa rối, ca cải lương, đóng phim Câu 8: Điền dấu câu thích hợp vào mỗi ô trống trong đoạn văn sau: (M2- 0, 5 điểm) Cho đến một ngày, khi ra đến biển dòng sông bỗng giật mình nhớ đến mẹ suối nguồn Nó kêu lên - Ôi Ta muốn về thăm mẹ ta quá ! II . Làm bài tập sau : ( Câu 9 ) Câu 9: Viết một câu có hình ảnh nhân hóa. ( M4 – 1 điểm )
  3. TRƯỜNG TH PHONG NẪM ĐỀ THI TIẾNG VIỆT 3C – KIỂM TRA ĐỊNH KÌ CUỐI HỌC KÌ II NĂM HỌC 2020 – 2021 (PHẦN VIẾT) II/ Kiểm tra viết: 1. Tập làm văn (6 điểm): 35 phút Đề bài: Viết một đoạn văn ngắn ( từ 7 đến 10 câu ) kể về một buổi biểu diễn nghệ thuật mà em từng xem.
  4. TRƯỜNG TH PHONG NẪM ĐỀ THI TIẾNG VIỆT 3C – KIỂM TRA ĐỊNH KÌ CUỐI HỌC KÌ II NĂM HỌC 2020 – 2021 (PHẦN VIẾT) 2.Chính tả : 4 ( điểm): 15 phút Giáo viết đọc cho học sinh viết tên bài và đoạn trích sau: Ngôi nhà chung Trên thế giới có hàng trăm nước, hàng nghìn dân tộc khác nhau. Mỗi nước, mỗi dân tộc có phong tục tập quán riêng. Nhưng tất cả đều đang sống trong một ngôi nhà chung là trái đất và có chung những việc phải làm. Đó là bảo vệ hòa bình, bảo vệ môi trường sống, đấu tranh chống đói nghèo, bệnh tật
  5. TRƯỜNG TIỂU HỌC PHONG NẪM ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM CHẤM TIẾNG VIỆT LỚP 3C- KIỂM TRA ĐỊNH KÌ CUỐI HỌC KÌ 1 NĂM HỌC 2020 – 2021 PHẦN I: KIỂM TRA ĐỌC THÀNH TIẾNG KẾT HỢP KIỂM TRA NGHE NÓI : 4 điểm (Xem biểu điểm đọc thành tiếng) PHẦN II: KIỂM TRA ĐỌC HIỂU VÀ KIẾN THỨC TIẾNG VIỆT: 6 điểm Biểu điểm Nội dung cần đạt Câu 1: 0,5đ A.Là vị thần thuộc nòi Rồng, ở trên núi, có nhiều phép lạ. Câu 2: 0,5đ C. Nàng sinh ra một cái bọc trăm trứng, trăm trứng nở ra một trăm người con trai hồng hào, đẹp đẽ. Câu 3: 0,5đ B. Một nửa con theo cha xuống biển, một nửa theo mẹ lên núi, khi có việc gì thì giúp đỡ lẫn nhau. Câu 4: 0,5đ D. Người con trưởng được tôn làm vua, lấy hiệu là Hùng Vương. Câu 5: 1đ - Con Rồng cháu Tiên. GV căn cứ vào nội dung trả lời cụ thể của HS để cho điểm Câu 6: 1đ - Chúng ta là con Rồng cháu Tiên GV căn cứ vào nội dung trả - Phải biết giúp đỡ, yêu thương nhau. lời cụ thể của HS để cho điểm Câu 7: 0,5đ B. ô ăn quan, nhảy lò cò, bắn bi, bóng đá Câu 8: 0,5đ Điền lần lượt các dấu , . : ! Câu 9: 1đ Ví dụ: - Ông mặt trời lên cao tỏa sáng cả khu vườn. HS đặt câu đúng theo yêu cầu. PHẦN III: KIỂM TRA KĨ NĂNG VIẾT CHÍNH TẢVÀ VIẾT ĐOẠN VĂN: 10 điểm 1/ Chính tả: 4 điểm * Cách đánh giá, cho điểm: - Tốc độ đạt yêu cầu: 0,5 điểm - Chữ viết rõ ràng, viết đúng kiểu chữ, cỡ chữ : 0,75 điểm - Trình bày đúng quy định, viết sạch, đẹp : 0,75 điểm - Viết đúng chính tả: 2 điểm.
  6. Điểm viết được trừ như sau: + 1 lỗi trừ 0,25 điểm + 2 – 3 lỗi trừ 0,5 điểm + 4 lỗi trừ 0,75 điểm + 5 lỗi trừ 1 điểm + 6 lỗi trừ 1,25 điểm + 7 – 8 lỗi trừ 1,5 điểm + 9 lỗi trừ 1,75 điểm + 10 lỗi trở lên trừ 2 điểm Lưu ý: - Nếu HS viết thiếu 2, 3 chữ, chỉ trừ phần lỗi sai, không trừ điểm tốc độ. - Nếu HS viết bỏ một đoạn thì tính trừ 2 lần: lỗi sai và tốc độ viết. - Phần chữ viết rõ ràng, viết đúng kiểu chữ, cỡ chữ, trình bày đúng quy định, viết sạch, đẹp Tùy theo mức độ trừ điểm và có sự thống nhất trong từng khối lớp. 2/ Tập làm văn: 6 điểm HS viết theo yêu cầu của đề bài thuộc nội dung chương trình đã học ở học kì 1 * Cách đánh giá, cho điểm: 1/ Nội dung (ý) : 3 điểm Học sinh viết được đoạn văn gồm các ý theo đúng yêu cầu nêu trong đề bài. 2/ Kĩ năng: 3 điểm. Trong đó: - Điểm tối đa cho kĩ năng viết chữ, viết đúng chính tả : 1 điểm - Điểm tối đa cho kĩ năng dùng từ, đặt câu : 1 điểm - Điểm tối đa cho phần sáng tạo: 1 điểm
  7. TRƯỜNG TIỂU HỌC PHONG NẪM KIỂM TRA ĐỊNH KÌ CUỐI HỌC KÌ II NĂM HỌC 2020 – 2021 MÔN TIẾNG VIỆT 3 PHẦN A: KIỂM TRA ĐỌC THÀNH TIẾNG KẾT HỢP KIỂM TRA NGHE NÓI (4 điểm) I. YÊU CẦU: Giáo viên cho học sinh bốc thăm và đọc thành tiếng 1 đoạn trong các bài tập đọc (khoảng 60 tiếng) trong khoảng thời gian 1 phút. Sau khi học sinh đọc xong, GV nêu câu hỏi về nội dung đoạn đọc để học sinh trả lời. 1. Bài đọc: Ông tổ nghề thêu (SGK Tiếng Việt 3, tập 2, trang 22) + Đoạn 1: Hồi còn nhỏ triều đình nhà Lê. - Câu hỏi 1: Hồi nhỏ, Trần Quốc Khái ham học như thế nào ? + Đoạn 3: Bụng đói làm lọng. - Câu hỏi 3: Trần Quốc Khái đã làm thế nào để sống ? 2. Bài đọc: Nhà ảo thuật (SGK Tiếng Việt 3, tập 2, trang 40) + Đoạn 1: Ở nhiều nơi cần tiền. - Câu hỏi 1: Vì sao chị em Xô-phi không đi xem ảo thuật ? + Đoạn 2: Tình cờ làm phiền người khác. - Câu hỏi 3: Vì sao hai chị em không chờ chú Lý dẫn vào rạp ? 3. Bài đọc: Cuộc chạy đua trong rừng (SGK Tiếng Việt 3, tập 2, trang 80) + Đoạn 1: Ngày mai vô địch. - Câu hỏi 1: Ngựa Con chuẩn bị tham dự hội thi như thế nào ? + Đoạn 4: Tiếng hô cha dặn. - Câu hỏi 3: Vì sao Ngựa Con không đạt kết quả trong hội thi ? 4. Bài đọc: Bác sĩ Y-éc-xanh (SGK Tiếng Việt 3, tập 2, trang 106) + Đoạn 1: Bà khách nhiệt đới. + Câu hỏi 1: Vì sao bà khách ao ước được gặp bác sĩ Y-éc-xanh ? + Đoạn 2: Y-éc-xanh chú ý. + Câu hỏi 2: Y-éc-xanh có gì khác so với trí tưởng tượng của bà ? B. Kiểm tra viết (10đ) II. ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM CHẤM KIỂM TRA ĐỌC THÀNH TIẾNG KẾT HỢP NGHE NÓI ( 4 điểm) 1.Giáo viên đánh giá, cho điểm đọc thành tiếng dựa vào những yêu cầu sau: * Cách đánh giá, cho điểm: - Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng; tốc độ đọc đạt yêu cầu: 1 điểm
  8. - Đọc đúng tiếng, từ (không đọc sai quá 5 tiếng): 1 điểm - Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa:1 điểm - Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc: 1 điểm 2. Đáp án các câu hỏi: 1. Bài đọc: Ông tổ nghề thêu (SGK Tiếng Việt 3, tập 2, trang 22) + Đoạn 1: Hồi còn nhỏ triều đình nhà Lê. - Câu hỏi 1: Hồi nhỏ, Trần Quốc Khái ham học như thế nào ? (Trần Quốc Khái học cả khi đi đốn củi, lúc kéo vó tôm. Tối đến, nhà nghèo, không có đèn, cậu bắt đom đóm bỏ vào vỏ trứng, lấy ánh sáng đọc sách.) + Đoạn 3: Bụng đói làm lọng. - Câu hỏi 3: Trần Quốc Khái đã làm thế nào để sống ? (Ông bẻ tay pho tượng nếm thử, biết được hai pho tượng ấy nặn bằng bột chè lam. Từ đó, ngày hai bữa, ông cứ ung dung bẻ dần tượng mà ăn.) 2. Bài đọc: Nhà ảo thuật (SGK Tiếng Việt 3, tập 2, trang 40) + Đoạn 1: Ở nhiều nơi cần tiền. - Câu hỏi 1: Vì sao chị em Xô-phi không đi xem ảo thuật ? (Vì bố các em đang nằm viện, mẹ rất cần tiền chữa bệnh cho bố, các em không dám xin tiền mẹ mua vé.) + Đoạn 2: Tình cờ làm phiền người khác. - Câu hỏi 3: Vì sao hai chị em không chờ chú Lý dẫn vào rạp ? (Hai chị em nhớ lời mẹ dặn không được làm phiền người khác nên không muốn chờ chú trả ơn.) 3. Bài đọc: Cuộc chạy đua trong rừng (SGK Tiếng Việt 3, tập 2, trang 80) + Đoạn 1: Ngày mai vô địch. - Câu hỏi 1: Ngựa Con chuẩn bị tham dự hội thi như thế nào ? (Chú sửa soạn cho cuộc đua không biết chán. Chú mải mê soi bóng mình dưới dòng suối trong veo để thấy hình ảnh mình hiện lên với bộ đồ nâu tuyệt đẹp, với cái bờm dài được chải chuốt ra dáng một nhà vô địch.) + Đoạn 4: Tiếng hô cha dặn. - Câu hỏi 3: Vì sao Ngựa Con không đạt kết quả trong hội thi ? (Ngựa Con chuẩn bị cuộc thi không chu đáo, chỉ lo chải chuốt vẻ bề ngoài mà không nghe lời khuyên của cha. Đến giữa chừng cuộc đua, cái móng rời ra làm chú phải bỏ dở cuộc đua.) 4. Bài đọc: Bác sĩ Y-éc-xanh (SGK Tiếng Việt 3, tập 2, trang 106) + Đoạn 1: Bà khách nhiệt đới. + Câu hỏi 1: Vì sao bà khách ao ước được gặp bác sĩ Y-éc-xanh ? (Vì ngưỡng mộ, vì tò mò muốn biết vì sao bác sĩ Y-éc-xanh chọn cuộc sống nơi góc biển chân trời để nghiên cứu bệnh nhiệt đới.) + Đoạn 2: Y-éc-xanh chú ý. + Câu hỏi 2: Y-éc-xanh có gì khác so với trí tưởng tượng của bà ? (Y-éc-xanh mặc bộ quần áo ka-ki sờn cũ không là ủi, trông ông như một khách đi tàu ngồi toa hạng ba. Chỉ có đôi mắt đầy bí ẩn của ông làm bà chú ý.)