40 câu hỏi trắc nghiệm Chương 1: Chất – Nguyên tử – Phân tử

docx 6 trang mainguyen 4220
Bạn đang xem tài liệu "40 câu hỏi trắc nghiệm Chương 1: Chất – Nguyên tử – Phân tử", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docx40_cau_hoi_trac_nghiem_chuong_1_chat_nguyen_tu_phan_tu.docx

Nội dung text: 40 câu hỏi trắc nghiệm Chương 1: Chất – Nguyên tử – Phân tử

  1. 1 Chương 1 Chất – Nguyên tử – Phân tử I. Chất: Bài tập: 1. Trong các câu sau, câu nào liệt kê đúng nguyên tố kim loại: a) Kali (K), canxi (Ca), nhôm (Al), cacbon (C). b) Sắt (Fe), niken (Ni), nito (N), silic (Si). c) Silic (Si), thiếc (Sn), chì (Pb), vàng (Au). d) Thủy ngân (Hg), bari (Ba), natri (Na), canxi (Ca). 2. Kí hiệu hóa học nào sau đây là đúng: a) Canxi (Ca), oxi (O), nito (Ni), hidro (H). b) Cacbon (Ca), nito (N), heli (He), brom (Br). c) Cacbon (C), Photpho (P), chì (Pb), heli (He). d) Canxi (Ca), lưu huỳnh (S), clo (C), I ốt (I). 3. Các nguyên tố sau đâu là nguyên tố phi kim: a) Cacbon (C), oxi (O), nito (N), niken (Ni). b) Cacbon (C), hidro (H), oxi (O), nito (N). c) Cacbon (C), thủy ngân (Hg), oxi (O), niken (Ni). d) Canxi (Ca), chì (Pb), oxi (O), nito (N). 4. Công thức hóa học của nước, khí oxi và khí hidro lần lượt là? a) H2O, O3, H2 b) H2O2, O2, H2 c) H2O2, O, H d) H2O, O2, H2 5. Chất nào sau đây ở điều kiện thường tồn tại ở trạng thái lỏng? a) O2 b) F2 c) Br2 d) Cl2 6. Kí hiệu hóa học của nguyên tố: flo, đồng, kẽm, thiếc, lưu huỳnh và silic lần lượt là? a) F, Fe, Sn, Zn, S, Si b) F, Cu, Zn, Sn, S, Si c) F, Cu, Zn, Sn, Si, S d) F, Cu, Sn, Zn, Si, S 7. Nhiên liệu được coi là sạch, ít gây ô nhiễm môi trường hơn cả là a) Củi gỗ, than cốc. c) Than đá, xăng, dầu. b) Khí thiên nhiên. d) Xăng, dầu. C.H – 0905 954 900
  2. 2 8. Trong số các nguồn năng lượng: (1) thuỷ điện, (2) gió, (3) mặt trời, (4) hoá thạch, những nguồn năng lượng sạch là a) (2), (3), (4). b) (1), (2), (4). c) (1), (3), (4). d) (1), (2), (3). 9. Công thức hóa học của glucose (đường đơn) là: a) C6H10O5 b) C6H6 c) C6H12O6 d) C12H22O11 10. Các chất sau đây chất nào là axit mạnh: a) HCl, H2CO3, HF b) HF, H2CO3, CH3COOH c) HBr, CH3COOH, H2CO3 d) H2SO4, HCl, HBr 11. Các chất sau đây chất nào là bazo: a) NaOH, HCl, Ba(OH)2 b)NaOH, Ca(OH)2, Ba(OH)2 c) NaOH, Ca(OH)2, CaCO3 d)NaOH, Ba(OH)2, BaCO3 12. Kí hiệu hóa học của nguyên tố: silic, kali, natri, thủy ngân, chì, bạc, kẽm lần lượt là? a) S, K, Na, H, Pb, Ag, Sn b) S, K, Na, Hg, Pb, Ag, Sn c) Si, K, Na, H, Pb, Au, Zn d) Si, K, Na, Hg, Pb, Ag, Zn 13. Kí hiệu hóa học của nguyên tố: lưu huỳnh, oxi, nito, photpho, niken lần lượt là? a) S, O, Ni, P, N b) S, O, N, Pb, Ni b) S, O, Ni, Pb, N d) S, O, N, P, Ni 14. Kí hiệu hóa học của nguyên tố: bạch kim, sắt, thiếc, kẽm, chì lần lượt là? a) Pb, Fe, Sn, Zn, Pt b) Pt, Fe, Sn, Zn, Pb c) Pb, Fe, Sn, Mg, P d) Pt, Fe, Sn, Mg, Pb 15. Vật thể nào sau đây là vật thể tự nhiên: a) Đất, quả chanh, quặng, nước coca b) Đất, quả bong bóng, quặng, suối c) Đất, quả chuối, quặng, suối d) Đất nhân tạo, quặng, nước giếng 16. Cát bị lẫn với muối ăn, ta dùng phương pháp nào để tách hỗn hợp? a) Nhặt từng hạt cát ra khỏi hỗn hợp b) Phương pháp bay hơi c) Phương pháp lọc d) Phương pháp chưng cất C.H – 0905 954 900
  3. 3 17. Khi nhiệt kế bị vỡ, để đề phòng hít phải khí độc của Hg, ta liền cho chất nào vào Hg vỡ đó? a) Si b) Sn c) S d) Nước 18. Khi bị bỏng, ta liền sơ cứu vết thương bằng chất gì? a) Nước đá b) Nước sạch c) Nước có ga d) Nước muối NaCl 20% 19. Khi bị bỏng vôi tôi, ta liền ngâm vùng bị thương vào thau có dung dịch nào? a) Giấm ăn b) Nước sạch c) Nước đá d) Nước xà phòng 20. Các chất nào sau đây đều có hóa trị I: a) K, Na, Mg, Fe b) K, Na, Ag, H c) K, Na, Ag, Hg d) K, Na, Au, H 21. Để chỉ 2 phân tử clo ta viết: a) 2Cl b) Cl2 c) 2Cl2 d) 4Cl 22. Điền hóa trị cho các kim loại sau: O, H, Cl, I, Ba, Na, Ca, Mg, Al, Au, Ag, Fe, Cu, Ni. 23. Nhiệt độ sôi của nước H2O là bao nhiêu độ? 24. HF là 1 axit yếu được bảo quản như thế nào? a) lọ nhựa b) lọ thủy tinh c) lọ thép 25. Công thức nào sau đây viết đúng? a) MgCl2 b)Na2NO3 c) AlCl2 d) CaBr3 26. CTHH của các oxit do kim loại Fe (II), Pb (IV), Zn (II) tạo thành lần lượt là: a) FeO, PbO2 , ZnO b) Fe2O3 , PbO, ZnO c) Fe2O3 , PbO, ZnO2 d) Fe2O3 , PbO2, ZnO2 C.H – 0905 954 900
  4. 4 27. Hãy nhận biết 3 lọ hóa chất mất nhãn: bột sắt, bột lưu huỳnh, bột than. Nếu trộn lẫn 3 lọ trên với nhau, làm thế nào để tách riêng bột sắt ra khỏi hỗn hợp? 28. Có một hỗn hợp khí gồm 2 khí là khí oxi (O2) và khí cacbonic (CO2) bằng cách nào để tách được oxi? 29. Dùng các phương pháp phổ biến như bay hơi, chưng cất, lọc. Hãy chọn phương pháp phù hợp để: a) Tách bụi có trong không khí. b) Tách rượu nguyên chất từ rượu loãng. c) Tách nước cất từ nước thường. 30. Rượu uống là một chất hay là hỗn hợp? 31. Hóa trị của đồng, photpho, silic, sắt trong các CTHH sau: Cu(OH)2 , PCl5 , SiO2 , Fe(NO3)3 lần lượt là: a) Cu (II ), P (V), Si (IV), Fe (III) b) Cu (I ), P (I), Si (IV), Fe (III) c) Cu (I ), P (V), Si (IV), Fe (III) d) Cu (II ), P (I), Si (II), Fe (III) 32. Tính chất nào sau đây cho biết chất lỏng là tinh khiết: a) Không tan trong nước. b) Không màu không mùi. c) Có vị ngọt, mặn và chua. d) Khi đun thì sôi ở một nhiệt độ nhất định và khi làm lạnh thì hóa rắn ở một nhiệt độ không đổi. C.H – 0905 954 900
  5. 5 33. Có một số phương pháp tách phổ biến sau: bay hơi, chưng cất, lọc. Phương pháp nào là phù hợp nhất cho việc làm sau: a) Tách nước từ nước biển b) Tách muối từ nước biển c) Tách bụi có trong không khí. d) Tách rượu từ hỗn hợp rượu – nước. e) Tách cát, sạn có trong muối ăn. 34. Viết công thức hóa học của các chất sau: a) Bột đá vôi và muối ăn. b) Bột than và bột sắt. c) Đường glucose và tinh bột. d) Giấm và rượu. 35. Ở nhiệt độ nào thì nước (H2O) có thể vừa ở trạng thái rắn vừa ở trạng thái lỏng? a) 0oC b) 25 oC c) 50 oC d) 100 oC 36. Ở nhiệt độ nào thì nước có thể vừa ở trạng thái lỏng vừa ở trạng thái hơi? a) 0oC b) 25 oC c) 50 oC d) 100 oC 37. viết kí hiệu hóa học của các nguyên tố sau: oxi, cacbon, lưu huỳnh, canxi, platin, đồng, niken, bari, clo, brom, iot, nito, photpho, silic. Cho biết đâu là nguyên tố phi kim, nguyên tố kim loại? 38. Có các chất: O2, Al, NO2, Ca, Cl2, N2, FeO, CaCO3. Số hợp chất và đơn chất là: 39. Dãy nào sau đây bao gồm 1 đơn chất, 1 hỗn hợp, 1 hợp chất: a) không khí, nước cất, canxi clorua b) đồng, không khí, đồng (II) sunfat c) chì, photpho, magie d) lưu huỳnh, đồng (II) sunfat, canxi clorua 40. Cho các hợp chất sau: Al2S3 , FeS, K2S. Biết rằng hóa trị của S trong các hợp chất này là II, hóa trị của Al, Fe, K trong các hợp chất trên lần lượt là: a) III; III; II b) III; II; II c) II; II, I d) III; II; I C.H – 0905 954 900
  6. 6 C.H – 0905 954 900