125 đề nghị luận xã hội

pdf 33 trang hoaithuong97 32592
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "125 đề nghị luận xã hội", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdf125_de_nghi_luan_xa_hoi.pdf

Nội dung text: 125 đề nghị luận xã hội

  1. PHỤ LỤC TT VẤN ĐỀ TRANG 1 Viết đoạn văn(khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của mình về sức mạnh của truyền thống trong xã hội ngày nay 2 Viết đoạn văn nghị luận khoảng 200 chữ trình bày suy nghĩ của anh chị về tính tự lập của con người, nhất là tuổi trẻ? 3 Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) bày tỏ ý kiến của em về ý kiến “Hãy giữ cho mình niềm đam mê khác biệt”. 4 Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của bản thân về: Trong những hành trang, sự chuẩn bị bản thân con người là quan trọng nhất. 5 Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về ý kiến: Đừng để mình cứ mãi xoay theo những tiếng ồn ào khác, hãy lắng nghe lời thì thầm của trái tim. 6 Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày ý kiến của mình về việc cần thiết phải chế ngự bản năng của con người trong cuộc sống? 7 Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về câu nói của Steve Jobs: Tương lai được mua bằng hiện tại. 8 Viết đoạn văn(khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/ chị về: Sự lan tỏa của việc làm tử tế trong cuộc sống hiện nay. 9 Viết đoạn văn(khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của mình về vai trò của “tự học” đối với con người. 10 Viết đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) bày tỏ suy nghĩ của mình về chứng ái kỉ của con người trong xã hội hiện đại. 11 Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của mình về những hậu quả của việc: Chúng ta quá ít nghĩ đến việc tổ chức một cuộc sống tinh thần.
  2. 12 Viết đoạn văn(khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về ý kiến sau: Người ta có thể yêu nhau và ghét nhau nhưng xin đừng hãm hại nhau. 13 Viết đoạn vănngắn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của bản thân về những việc cần làm để giữ gìn nét đẹp truyền thống của quê hương. 14 Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) để trả lời cho câu hỏi: Là một học sinh, bạn cần chuẩn bị hành trang gì để có được tấm bằng cuộc đời ghi nhận? 15 Viết đoạn văntrình bày suy nghĩ của mình về tinh thần đoạn kết của nhân dân ta thời kì đại dịch Covid-19. 16 Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) về ý nghĩa của sự tự tin. 17 Viết đoạn văn(khoảng 200) trả lời cho câu hỏi: anh/ chị làm gì để Đất nước tồn tại đến ngàn sau? 18 Viết đoạn vănngắn (khoảng 200 chữ) bàn về ý nghĩa của hai từ “Nhân ái”. 19 Viết đoạn văn ngắn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về vai trò của ước mơ trong sự thành công của mỗi người. 20 Viết đoạn văn(khoảng 200 chữ) về khả năng trì hoãn những mong muốn tức thời của bản thân để vươn tới thành công. 21 Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh chị về ý kiến: “Bạn chính là người làm chủ số phận mình”. 22 Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bàysuy nghĩ về ý kiến: "Ngưỡng cửa đại học đối với nhiều bạn là niềm mơ ước, niềm khao khát hay cũng có thể là cơ hội đầu đời, là bước ngoặt của cả đời người". 23 Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) về ý nghĩa của việc phá vỡ những giới hạn nhận thức thông thường trong cuộc sống. 24 Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của bản thân về sự cần thiết phải trân trọng cuộc sống mỗi ngày.
  3. 25 Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày về những nỗ lực của bản thân để có thể thành công trong cuộc sống. 26 Viết đoạn văn(khoảng 200 chữ) bày tỏ suy nghĩ của mình về vấn đề: Hậu quả của việc gây mất cân bằng hệ sinh thái của con người? 27 Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về ý nghĩa của sự tự chủ của con người trong cuộc sống. 28 Viết đoạn văn(khoảng 200 chữ) trả lời câu hỏi: Làm thế nào để rèn tư duy phản biện ở mỗi người? 29 Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) bày tỏ suy nghĩ: Làm thế nào để không bị tụt hậu so với xã hội hiện nay? 30 Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) về cách nói lời từ chối. 31 Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về ý nghĩa của những việc tử tế trong cuộc sống. 32 Có ý kiến cho rằng: Việc rèn luyện kĩ năng sống cũng cần thiết như việc tích lũy kiến thức. Viết bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ) bày tỏ suy nghĩ của mình về vấn đề trên. 33 Viết đoạn văn về niềm tin của tuổi trẻ vào chính mình 34 Viết đoạn văn khoảng 200 chữ trình bày suy nghĩ về ý nghĩa của việc bảo tồn những giá trị văn hoá truyền thống trong cuộc sống hiện nay. 35 Viết đoạn vănkhoảng 200 chữ với chủ đề: Giá trị của lời xin lỗi đúng cách. 36 Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ), trình bày suy nghĩ: Sống tức là thực hiện một cuộc hành trình không thể trì hoãn 37 Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về mối quan hệ giữa sự thay đổi và thành công của con người trong cuộc sống.
  4. 38 Viết đoạn văn ( 200 chữ) trình bày suy nghĩ về nhận định “Bản chất của sự việc diễn ra không quan trọng bằng cách mà chúng ta đón nhận những sự việc đó” 39 Viết đoạn văn(khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của mình về “Sống đơn giản”. 40 Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về cách ứng xử của con người với chính mình 41 Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của mình về câu nói “để trưởng thành, những thử thách và thất bại bao giờ cũng là điều cần thiết” 42 Viết đoạn văn ( khoảng 200 chữ) trình bày niềm tin của tuổi trẻ vào chính mình 43 Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về ý nghĩa thông điệp “Bình tĩnh sống” đối với tuổi trẻ trong cuộc sống hôm nay 44 Viết đoạn văn (200 chữ) trình bày suy nghĩ về ý nghĩa của cách “Sống ở thế chủ động” đối với tuổi trẻ hôm nay. 45 Viết đoạn vănkhoảng 200 chữ về cách thể hiện thiện chí khi ta muốn giúp đỡ người khác. 46 Viết đoạn văn(khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về giá trị của tuổi trẻ. 47 Được lắng nghe là nhu cầu không thể thiếu của con người. Viết đoạn văn( khoảng 200 chữ) bày tỏ quan điểm của mình về ý kiến trên 48 Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh (chị) về khả năng sáng tạo của con người. 49 Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) bày tỏ suy nghĩ của mình về: Hạnh phúc của giới trẻ trong thời đại ngày nay. 50 Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về cách lựa chọn thái độ sống nhằm hoàn thiện bản thân
  5. 51 Viết đoạn văn (không quá 200 chữ) trình bày suy nghĩ của bản thân về ý kiến “Đừng trông đợi một phép màu hay một ai đó sẽ mang hạnh phúc đến cho bạn.” 52 Viết đoạn văn khoảng 200 chữ trình bày suy nghĩ của anh chị về vấn đề: Bản lĩnh sống 53 Viết đoạn văn khoảng 200 chữ trình bày suy nghĩ của anh/ chị về ý kiến sau: “ Sức mạnh vĩ đại nhất mà nhân loại có trong tay chính là tình yêu.” 54 Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về hành trình tìm kiếm hạnh phúc của mỗi người . 55 Viết đoạn văn trình bày suy nghĩ về sự cẩn trọng 56 Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) bày tỏ suy nghĩ về câu văn“Làm người nhất định phải có lương tâm”. 57 Viết đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) về tình mẫu tử 58 Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của bản thân về mối quan hệ giữa thành công và hạnh phúc. 59 Viết đoạn văn(khoảng 200 chữ) cho biết anh/chị làm thế nào để vượt qua thử thách trong chính bản thân mình. 60 Viết đoạn văn khoảng 200 chữ trình bày suy nghĩ của anh/ chị về câu nói:“Hãy mơ những giấc mơ vĩ đại”. 61 Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về ý nghĩa câu nói “điều thực sự có ý nghĩa trong cuộc đời này chính là hình ảnh của chúng ta đang có trong trái tim mọi người.” 62 Viết đoạn văn(khoảng 200 chữ) về việc suy nghĩ tích cực để có thể đạt được điều tốt đẹp trong cuộc sống. 63 Viếtđoạn văn (khoảng 200 chữ)trình bày suy nghĩ của mình về ý kiến: Chỉ có sự chuẩn bị kĩ lưỡng mới mang đến kết quả tốt nhất.
  6. 64 Viết đoạn văn nghị luận khoảng 200 từ bàn về tinh thần yêu nước của thanh niên Việt Nam trong thời đại ngày nay. 65 Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bàysuy nghĩ về ý kiến được nêu ở phần Đọc - hiểu: “Thời gian là vàng”. 66 Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) với nhan đề: Tổ quốc gọi tên mình! 67 Viết đoạn văn khoảng 200 chữ với chủ đề: sức mạnh của trí tưởng tượng 68 Viết đoạn văn ngắn (khoảng 200 từ) trình bày suy nghĩ về ý kiến sau: “Người thành công luôn tìm thấy cơ hội trong mọi khó khăn. Kẻ thất bại luôn thấy khó khăn trong mọi cơ hội”. 69 Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bàysuy nghĩ về ý kiến “Mỗi người trong tất cả chúng ta đều là người đặc biệt.” 70 Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ trình bày suy nghĩ về hậu quả của lối sống ăn bám 71 Viết đoạn văn khoảng 200 chữ bàn về ý nghĩa của việc hiểu mình và hiểu người. 72 Viết đoạn văn(khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về giá trị của những điều bình thường, giản dị trong cuộc sống 73 Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về vấn đề: Tuổi trẻ cần làm gì để thể hiện lòng yêu nước ? 74 Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của mình về sức mạnh của tinh thần đoàn kết trong cuộc sống. 75 Bạn sẽ ứng xử như thế nào nếu gặp "cơn đau tuổi trưởng thành”? Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) để trả lời câu hỏi trên 76 Viết đoạn văn(khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về ý kiến: “Cuộc hành trình ngàn dặm nào cũng phải bắt đầu bằng một bước đi nhỏ bé đầu tiên”.
  7. 77 Suy nghĩ về những tấm lòng cao cả đang hướng về Miền Trung trong những ngày mưa lũ triền miên vừa qua? Hãy trả lời bằng 01 đoạn văn (khoảng 200 chữ). 78 Suy nghĩ của bản thân về quan điểm: lời cha dặn dò/Cũng chưa hẳn đã là điều đúng nhất. (trình bày trong một đoạn văn ngắn khoảng 200 chữ). 79 Anh/ chị Viết đoạn văn200 chữ trình bày suy nghĩ của mình về ý kiến: Nếu họ khiến bạn tổn thương một, hãy cố gắng tìm kiếm niềm vui cho bản thân gấp mười lần 80 Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) về ý nghĩa của những điều giản dị đối với cuộc sống con người 81 Viết đoạn văn(khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về tác hại của căn bệnh ngại giao tiếp thực tế ở giới trẻ hiện nay. 82 Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về trách nhiệm của tuổi trẻ ngày nay với việc bảo vệ Tổ quốc. 83 Viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/ chị về ý kiến: “Sống không chỉ là nhận mà còn phải biết cho đi” 84 Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bàysuy nghĩ về những hành động nhỏ làm nên người anh hùng giữa đời thường. 85 Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) về sự cần thiết phải tôn trọng quan điểm của người khác. 86 Viết đoạn văn khoảng 200 chữ trình bày quan điểm của em về ý kiến: rẽ trái trong khi mọi người rẽ phải. 87 Viết đoạn văn 200 chữ trình bày suy nghĩ của em về sự chi phối của đồng tiền trong cuộc sống hiện đại hôm nay 88 Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh (chị) về vai trò của sự trung thực trong thành công của mỗi người. 89 Viết đoạn văn (khoảng 200 từ) trình bày suy nghĩ về câu trả lời của Bill Gates: Con tôi là con người, mà đã là con người
  8. thì phải tự kiếm sống, không chỉ kiếm sống để phục vụ chính bản thân mình mà còn phải góp phần thúc đẩy xã hội. 90 Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về 2 câu thơ: “Và hãy tin vào điều có thật: Con người – sống để yêu thương.” 91 Viết một bài văn trình bày ý kiến về nhận định: Nghề nghiệp không làm nên sự cao quí cho con người mà chính con người mới làm nên sự cao quý cho nghề nghiệp 92 Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về ý kiến của Pa-xcan: “giá trị của chúng ta là ở tư tưởng”. 93 Coi trọng tình nghĩa nên cha ông ta quan niệm: “Dĩ hoà vi quý” và “Một trăm cái lí không bằng một tí cái tình” (Tục ngữ). Từ nhận thức về những mặt tích cực và tiêu cực của lối sống trên, anh/chị hãy bày tỏ quan điểm sống của chính mình (bài viết khoảng 200 từ). 94 Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về ý kiến: “Điều gì phải thì cố làm cho kì được, dù là một việc phải nhỏ. Điều gì trái, thì hết sức tránh, dù là một điều trái nhỏ.” 95 Viết đoạn văn ngắn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về ý kiến: Tự hào dân tộc không phải là việc vỗ ngực xưng tên, xem nhẹ các nền văn hóa khác mà là thể hiện bản sắc người Việt trong bối cảnh quốc tế. 96 Ta hay chê rằng cuộc đời méo mó Sao ta không tròn ngay tự trong tâm. (Trích Tự sự - Nguyễn Quang Hưng) Viết mộtbài văn (khoảng 200 chữ) trình bày những suy nghĩ được gợi ra từ hai câu thơ trên. 97 Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của mình về ý kiến: "Không có những khẩu hiệu được đóng khung trên tường - chúng tôi cố gắng tạo ra những khẩu hiệu từ chính các hành động của mình".
  9. 98 Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về câu thơ :: “Những tuổi hai mươi làm sao không tiếc Nhưng ai cũng tiếc tuổi hai mươi thì còn chi Tổ quốc?” 99 Viết đoạn văn (khoảng 200 từ) trình bày suy nghĩcủa anh chị về lối sống tình nghĩa của con người. 100 Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về ý kiến: Sự khác biệt chính là ở phương thức thực hiện, cách thức đạt đến ước mơ của mỗi người và điều này sẽ quyết định “đẳng cấp” về nhân cách của mỗi người 101 Viết một văn bản ngắn (khoảng 200 từ) trình bày suy nghĩ của anh/ chị về tính trung thực của con người 102 Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về ý kiến: “Cuộc hành trình ngàn dặm nào cũng phải bắt đầu bằng một bước đi nhỏ bé đầu tiên”. 103 Viết đoạn văn(khoảng 200 từ) trình bày suy nghĩ của anh chị về Hòa bình. 104 Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về ý kiến được nêu ở phần Đọc hiểu: “Thế mới biết vàng có giá mà thời gian là vô giá”. 105 Viết đoạn văn ngắn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về lỗi lầm của con người trong cuộc sống. 106 “Duy chỉ có gia đình, người ta mới tìm được chốn nương thân để chống lại tai ương của số phận”.(Euripides) Anh (chị) Viết đoạn văn khoảng 200 chữ bày tỏ suy nghĩ của bản thân về ý kiến trên? 107 Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) về tầm quan trọng của sự trải nghiệm trong cuộc sống của mỗi người. 108 Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) về giá trị của“thực học” đối với tuổi trẻ trong cuộc sống.
  10. 109 Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về những nguyên nhân dẫn đến căn bệnh than vãn của con người trong cuộc sống. 110 Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về ý nghĩa của việc “mỉm cười đối diện với khó khăn”? 111 Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) về việc cần thiết phải sống một cuộc sống “đầy ắp” yêu thương. 112 Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ), trình bày suy nghĩ về ý kiến cho rằng: Một trong những yếu tố quan trọng quyết định sự thành công của con người là thái độ khi phải đối mặt với những thử thách của cuộc sống 113 Viết đoạn văn ngắn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về ý kiến sau: Mục tiêu lớn nhất của đời người là sống đúng với tiềm năng của bản thân. 114 Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của bản thân về sự cần thiết phải biết chấp nhận thất bại trong cuộc sống. 115 Viết đoạn văn ngắn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của bản thân về ý nghĩa của việc hưởng thụ thực sự. 116 Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày về ý nghĩa của việc “Mạnh dạn chấp nhận những thử thách của cuộc sống” đối với tuổi trẻ trong cuộc sống hôm nay. 117 Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về những điều “không nên làm” đối với mỗi người trong cuộc sống. Viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trả lời câu hỏi: Mỗi 118 người cần làm những gì để “tâm hồn không tàn lụi ngay khi còn sống”? Suy nghĩ của anh/chị về ý kiến sau: Để giàu sang, một người 119 có thể chỉ mất vài ba năm, nhưng để trở thành người có văn hóa có thể phải mất hàng chục năm, có khi cả cuộc đời. Viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) suy nghĩ của anh/chị về 120 ý nghĩa khi sống thật với chính mình.
  11. 121 Viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) suy nghĩ của anh/chị về câu nói “Trong cuộc sống đôi khi cần có giọt nước mắt” 122 Viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) suy nghĩ của anh/chị về sự thể hiện bản thân. Viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) suy nghĩ của anh/chị 123 về ý nghĩa của việc nghĩ tích cực. 124 Viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) suy nghĩ của anh/chị về thái độ tự phụ của một bộ phận giới trẻ hiện nay. 125 Viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) suy nghĩ của anh/chị về sự tự hào bản thân.
  12. PHẦN I KIẾN THỨC CHUNG VỀ VĂN NGHỊ LUẬN 1. Khái niệm: Văn nghị luận là loại văn được viết ra nhằm xác lập cho người đọc, người nghe một tư tưởng nào đó đối với các sự việc, hiện tượng trong đời sống hay trong văn học bằng các luận điểm, luận cứ và lập luận. 2. Đặc điểm của văn nghị luận: - Luận điểm: là ý kiến thể hiện tư tưởng, quan điểm trong bài văn nghị luận. Một bài văn thường có các luận điểm: luận điểm chính, luận điểm xuất phát, luận điểm khai triển, luận điểm kết luận. - Luận cứ: là những lí lẽ và dẫn chứng làm cơ sở cho luận điểm. Luân điểm là kết luận của những lí lẽ và dẫn chứng đó. - Luận cứ trả lời các câu hỏi: Vì sao phải nêu luận điểm? Nêu ra để làm gì? Luận điểm ấy có đáng tin cậy không? 3. Cấu trúc : - Mở bài (đặt vấn đề): Giới thiệu vấn đề, tầm quan trọng của vấn đề, nêu được luận điểm cơ bản cần giải quyết. - Thân bài (giải quyết vấn đề): Triển khai các luận điểm, dùng lí lẽ dẫn chứng lập luận để thuyết phục người nghe theo quan điểm đã trình bày. - Kết bài (kết thúc vấn đề): Khẳng định tầm quan trọng, ý nghĩa của vấn đề đã nêu. 4. Các phương pháp lập luận : - Phương pháp chứng minh: mục đích làm sáng tỏ vấn đề, dùng lí lẽ và dẫn chứng để khẳng định tính đúng đắn của vấn đề. - Phương pháp giải thích: chỉ ra nguyên nhân, lí do, quy luật của sự việc hiện tượng được nêu trong luận điểm. Trong văn nghị luận, giải thích là làm sáng tỏ một từ, một câu, một nhận định. - Phương pháp phân tích: là cách lập luận trình bày từng bộ phận, phương diện của một vấn đề nhằm chỉ ra nội dung của sự vật, hiện tượng. Để phân tích nội dung của một sự vật, hiện tượng, người ta có thể vận dụng các biện pháp nêu giả thiết, so sánh đối chiếu, và cả phép lập luận giải thích, chứng minh. - Phương pháp tổng hợp: là phép lập luận rút ra cái chung từ những điều đã phân tích. Lập luận tổng hợp thường đặt ở cuối đoạn hay cuối bài, phần kết luận của một phần hoặc toàn bộ văn bản.
  13. 5. Nghị luận xã hội 5.1. Nghị luận về một sự việc, hiện tượng trong đời sống. - Khái niệm: Nghị luận về một sự việc hiện tượng trong đời sống xã hội là bàn về một sự việc hiện tượng có ý nghĩa đối với xã hội, đáng khen hay đáng chê, hoặc nêu ra vấn đề đáng suy nghĩ. - Yêu cầu: Về nội dung: Phải làm rõ được sự viêc, hiện tượng có vấn đề; phân tích mặt sai đúng, mặt lợi hại của nó; chỉ ra nguyên nhân và bày tỏ thái độ ý kiến, nhận định của người viết. Bài làm cần lựa chọn góc độ riêng để phân tích, nhận định; đưa ra ý kiến, có suy nghĩ và cảm thụ riêng của người viết. Về hình thức: Bài viết phải có bố cục mạch lạc, có luận điểm rõ ràng, luận cứ xác thực, phép lập luận phù hợp; lời văn chính xác, sống động. - Bố cục: + Mở bài: Giới thiệu sự việc, hiện tượng có vấn đề. + Thân bài: Liên hệ thực tế, phân tích các mặt, đánh giá, nhận định. + Kết bài : Kết luận, khẳng định, phủ định, lời khuyên. 5.2. Nghị luận về vấn đề tư tưởng, đạo lí. - Khái niệm: Nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí là bàn về một vấn đề thuộc lĩnh vực tư tưởng đạo đức, lối sống của con người. - Yêu cầu: + Về nội dung: Phải làm sáng tỏ các vấn đề về tư tưởng, đạo lí bằng cách giải thích, chứng minh, so sánh, đối chiếu, phân tích, để chỉ ra chỗ đúng hay chỗ sai của một tư tưởng nào đó, nhằm khẳng định tư tưởng của người viết. + Về hình thức: Bài viết phải có bố cục ba phần; có luận điểm đúng đắn, sáng tỏ; lời văn chính xác, sinh động. 6. Nghị luận văn học. 6.1. Nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ. - Khái niệm: Nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ là cách trình bày nhận xét đánh giá của mình về nội dung, nghệ thuật đoạn thơ, bài thơ ấy. - Yêu cầu; + Về nội dung: Nội dung và nghệ thuật của bài thơ, đoạn thơ được thể hiện qua ngôn từ, giọng điệu, Bài nghị luận cần phân tích các yếu tố ấy để có những nhận xét đánh giá cụ thể, xác đáng. + Về hình thức: Bài viết cần có bố cục mạch lạc, rõ ràng; có lời văn gợi cảm, thể hiện rung động chân thành của người viết. - Bố cục:
  14. + Mở bài: Giới thiệu đoạn thơ, bài thơ và bước đầu nêu nhận xét đánh giá của mình ( nếuphân tích một đoạn thơ nên nêu rõ vị trí của đoạn thơ ấy trong tác phẩm và khái quát nội dung cảm xúc của nó) + Thân bài: Lần lượt trình bày những suy nghĩ, đánh giá về nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ, bài thơ ấy. + Kết bài: Khái quát giá trị, ý nghĩa của đoạn thơ, bài thơ. 6.2. Nghị luận về tác phẩm truyện. - Khái niệm: Nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) là trình bày những nhận xét, đánh giá của mình về nhân vật, sự kiện, chủ đề hay nghệ thuật của một tác phẩm cụ thể. - Yêu cầu: + Về nội dung: Những nhận xét đánh già về truyện phải xuất phát từ ý nghĩa của cốt truyện, tính cách, số phận của nhân vật và nghệ thuật trong tác phẩm được người viết phát hiện và khái quát. Các nhận xét, đánh giá về tác phẩm truyện (hay đoạn trích) trong bài nghị luận phải rõ ràng, đúng đắn, có luận cứ và lập luận thuyết phục. + Về hình thức: Bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) cần có bố cục mạch lạc, có lời văn chuẩn xác, gợi cảm. 7. Sự đan xen của các yếu tố thuộc phương thức biểu đạt khác: 7.1. Yếu tố biểu cảm: Văn nghị luận rất cần yếu tố biểu cảm. Yếu tố biểu cảm giúp cho văn nghị luận có hiệu quả thuyết phục lớn hơn, vì nó tác động mạnh mẽ tới tình cảm của người đọc (người nghe). Để bài văn nghị luận có sức biểu cảm cao, người làm văn phải thật sự có cảm xúc trước những điều mình viết (nói) và phải biết biểu hiện cảm xúc đó bằng những từ ngữ, những câu văn có sức truyền cảm. Sự diễn tả cảm xúc cần phải chân thực và không được phá vỡ mạch lạc nghị luận cuả bài văn. 7.2. Yếu tố tự sự, miêu tả: Bài văn nghị luận vẫn thường phải có các yếu tố tự sự và miêu tả. Hai yếu tố này giúp cho việc trình bày luận cứ được rõ ràng, cụ thể, sinh động hơn, và do đó, có sức thuyết phục mạnh mẽ hơn. Các yếu tố miêu tả và tự sự được dùng làm luận cứ phải phục vụ cho niệc làm rõ luận điểm và không phá vỡ mạch lạc của bài nghị luận.
  15. PHẦN II CÁC BƯỚC LÀM VĂN NGHỊ LUẬN Nghị luận về vấn đề tư tưởng đạo lý rất đa dạng, có thể là vấn đề mang tính tích cực (lòng dũng cảm, tình yêu thương, tình mẫu tử, tình thầy trò, tình đồng bào ) hoặc tiêu cực (bệnh vô cảm, sự dối trá, vụ lợi ). Dù đề bài ra theo hướng nào, để làm tốt, học sinh có thể triển khai theo 5 bước sau: Bước 1: Giải thích (là gì) Phần này thường trả lời cho câu hỏi là gì, như thế nào Trước hết, người viết cần tìm và giải thích nghĩa của các từ được coi là từ khóa; nếu đặt nó vào hoàn cảnh cụ thể trong cả câu nói thì nó biểu hiện ý nghĩa gì. Qua đó rút ra ý nghĩa chung của tư tưởng đạo lý, quan điểm của tác giả thể hiện thế nào qua câu nói. Bước 2: Phân tích (tại sao) Học sinh trả lời câu hỏi tại sao vấn đề này lại đúng hoặc không đúng, không phù hợp, đồng thời dùng dẫn chứng thực tiễn để chứng minh lập luận của mình, giúp phần bàn luận sâu sắc và thuyết phục người đọc, người chấm thi. Bước 3: Bác bỏ (nếu không như vậy thì thế nào) Đây là thao tác khó nhưng thể hiện bản lĩnh của người viết và quyết định nhiều đến điểm số bài thi. Bác bỏ bằng cách lật ngược vấn đề vừa bàn luận, nếu vấn đề là đúng thì đưa ra mặt trái của vấn đề. Ngược lại, nếu vấn đề sai hãy lật ngược bằng cách đưa ra vấn đề đúng, bảo vệ cái đúng cũng có nghĩa là phủ định cái sai. Bước 4: Bình luận, đánh giá (có giá trị gì, tác động ra sao) Đánh giá xem vấn đề đó đúng hay sai, còn phù hợp với thời đại ngày nay hay không, có tác động thế nào đếncá nhân người viết, ảnh hưởng thế nào đến xã hội nói chung. Bước 5: Bài học nhận thức và hành động (tích cực) Đầu tiên là bài học rút ra cho bản thân người viết (rút ra bài học gì, bản thân đã làm được chưa, nếu chưa thì cần làm gì để đạt được ). Tiếp theo, đối với gia đình, những người xung quanh và xã hội thì bài học nhận thức là gì, thuyết phục mọi người cùng áp dụng và hành động.
  16. PHẦN III TUYỂN TẬP DÀN Ý NGHỊ LUẬN XÃ HỘI
  17. ĐỀ 1: Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của mình về sức mạnh của truyền thống trong xã hội ngày nay HƯỚNG DẪN a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo nhiều cách: diễn dịch, quy nạp, tổng - phân - hợp, móc xích b. Xác định đúng vấn đề nghị luận Sức mạnh của truyền thống trong xã hội ngày nay. c. Triển khai vấn đề nghị luận Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; vận dụng tốt các thao tác lập luận; các phương thức biểu đạt, nhất là nghị luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; rút ra bài học nhận thức và hành động. Cụ thể: * Giải thích: + Truyền thống là đức tính, tập quán, tư tưởng, lối sống, được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác và được bảo tồn, phát huy. + Sức mạnh của truyền thống chính là những mặt tích cực mà những giá trị truyền thống đem lại cho cá nhân và xã hội. * Bàn luận: - Vai trò, ý nghĩa của sức mạnh truyền thống đối với cá nhân và xã hội. + Đối với mỗi cá nhân: Nếu được nuôi dưỡng bằng những truyền thống tốt đẹp, mỗi cá nhân sẽ có cách sống, lối ứng xử đẹp và văn minh. + Đối với toàn xã hội: Khi những truyền thống tốt đẹp được nuôi dưỡng trong mỗi cá nhân trong xã hội thì xã hội đó sẽ bớt đi những tệ nạn, con người trong xã hội sẽ biết sống một cách văn minh với nhau. Trong những hoàn cảnh nhất định, khi truyền thống được nuôi dưỡng đủ lớn, được phát huy đúng thời điểm, nó sẽ giúp quốc gia, dân tộc đó bước qua những thời kì khó khăn và đạt được những bước tiến lớn. - Tại sao truyền thống lại có sức mạnh lớn như vậy? + Truyền thống là những tinh hoa được ông cha ta đúc kết tự bao đời. + Truyền thống được nuôi dưỡng tức là nó đã ăn sâu, ngấm vào cả đời sống tinh thần lần vật chất của mỗi cá nhân.
  18. + Nếu truyền thống không được nuôi dưỡng trong mỗi cá nhân, mỗi một cộng đồng thì coi như cộng đồng đó không có chỗ để nương tựa, để bấu víu. - Dẫn chứng : + Truyền thống yêu nước của nhân dân ta. + Truyền thống “Thương người như thể thương thân”. + Truyền thống hiếu học, - Làm thế nào để phát huy được sức mạnh truyền thống? + Cần có thái độ tôn trọng với những giá trị truyền thống tốt đẹp. + Tổ chức các lễ hội truyền thống để gìn giữ những nét văn hóa. + Trong nhà trường cần giáo dục về truyền thông thông qua những bài học, những câu chuyện. + Phê phán những hành động đi ngược lại những giá trị truyền thống * Bài học nhận thức và hành động: - Anh/chị đã có những hoạt động nào thể hiện việc phát huy sức mạnh truyền thống? d. Chính tả, ngữ pháp Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. e. Sáng tạo Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận.
  19. ĐỀ 2: Hãy viết đoạn văn nghị luận khoảng 200 chữ trình bày suy nghĩ của anh chị về tính tự lập của con người, nhất là tuổi trẻ? HƯỚNG DẪN Viết đoạn văn suy nghĩ về tính tự lập của con người. a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo nhiều cách: diễn dịch, quy nạp, tổng - phân - hợp, móc xích b. Xác định đúng vấn đề nghị luận - Tính tự lập c. Triển khai vấn đề nghị luận Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; vận dụng tốt các thao tác lập luận; các phương thức biểu đạt, nhất là nghị luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; rút ra bài học nhận thức và hành động. Cụ thể: * Giải thích: + Tính tự lập là không dựa dẫm vào người khác, sử dụng tài năng, bản lĩnh của cá nhân để làm chủ cuộc sống của mình. + Tự lập là một đức tính quan trọng, cần thiết đối với mỗi cá nhân đặc biệt là các bạn trẻ trong xã hội hiện đại. * Bàn luận: - Biểu hiện của tính tự lập ? + Biểu hiện của tính tự lập: Tính tự lập được thể hiện ở sự tự tin, bản lĩnh cá nhân, dám đương đầu với những khó khăn, thử thách, ý chí nỗ lực vươn lên trong học tập và cuộc sống. + Tự lập trong học tập: học tập không cần sự nhắc nhở của cha mẹ; có ý thức phấn đấu, vươn lên để đạt thành tích cao hơn, + Tự lập trong cuộc sống: Tự chăm lo cho bản thân, hoàn thành các công việc được giao phó, giúp đỡ những người xung quanh, - Tại sao phải rèn luyện tính tự lập?
  20. + Rèn luyện đức tính tự lập sẽ giúp cá nhân có thể vượt qua mọi khó khăn, thử thách để đến thành công. + Giúp chúng ta trưởng thành, bản lĩnh, vững vàng hơn trong cuộc sống. + Đức tính tự lập giúp chúng ta làm chủ cuộc sống của chính mình. + Đức tính tự lập giúp ta sẵn sàng đối đầu thách thức và đảm nhận trách nhiệm. + Người có tính tự lập là một hình ảnh đẹp, một tấm gương tốt để mọi người học tập và noi theo. - Dẫn chứng : + Đỗ Nhật Nam, cậu bé được coi là thần đồng tiếng anh, 13 tuổi em đã sống tự lập ở Mỹ, không ngừng nỗ lực, phấn đấu đạt được những thành tích đáng khích lệ. Không chỉ vậy, cậu bé còn có những đóng góp cho xã hội khi mở lớp học tiếng anh miễn phí ở Hà Nội cho các bạn nhỏ. - Làm thế nào để có tính tự lập? - Hiện nay, còn có rất nhiều bản trẻ có tính ỷ lại, thụ động không biết phấn đấu, vươn lên làm chủ cuộc sống của bản thân. Đó là một hành động đáng chê trách và lên án, - Muốn có đức tính tự lập các bạn trẻ cần chủ động trong mọi việc, sẵn sàng hăng hái tham gia mọi hoạt động, kiên trì vượt qua mọi khó khăn, thử thách. * Bài học nhận thức và hành động: - Anh/chị có phải là một người có tính tự lập? Anh/chị sẽ làm gì để rèn luyện, nâng cao tính tự lập của bản thân? d. Chính tả, ngữ pháp Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. e. sáng tạo Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận.
  21. ĐỀ 3: Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) bày tỏ ý kiến của em về ý kiến “Hãy giữ cho mình niềm đam mê khác biệt”. HƯỚNG DẪN Viết đoạn vănbày tỏ quan điểm của em về ý kiến“Hãy giữ cho mình niềm đam mê khác biệt”. a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo nhiều cách: diễn dịch, quy nạp, tổng - phân - hợp, móc xích b. Xác định đúng vấn đề nghị luận - Đam mê c. Triển khai vấn đề nghị luận Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; vận dụng tốt các thao tác lập luận; các phương thức biểu đạt, nhất là nghị luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; rút ra bài học nhận thức và hành động. Cụ thể: * Giải thích: + Đam mê khác biệt là niềm say mê, hứng thú đặc biệt với một vấn đề, lĩnh vực nào đó mà không giống những người khác và không bị phụ thuộc vào bất cứ điều gì. + Câu nói khuyên những người trẻ cần phải có những đam mê cho riêng mình và nỗ lực theo đuổi những đam mê đó. * Bàn luận: - Tại sao phải giữ niềm đam mê khác biệt? + Niềm đam mê khác biệt sẽ giúp các bạn có động lực hành động, làm việc, sẵn sàng vượt qua mọi khó khăn để đạt được mục tiêu. + Theo đuổi đam mê của bản thân sẽ khiến sau này các bạn không phải hối hận với những lựa chọn quyết định của mình. + Theo đuổi đam mê thành công sẽ theo đuổi bạn. + Đam mê khác biệt sẽ giúp các bạn khẳng định mình, cống hiến cho cuộc đời, tạo dấu ấn cho bản thân và hơn hết là truyền cảm hứng cho những người trẻ. - Dẫn chứng :
  22. + Nguyễn Tử Quảng, cái tên gắn liền với phần mềm diệt virus BKAV và chiếc điện thoại thông minh đầu tiền của Việt Nam. Ông khởi nghiệp từ việc viết chương trình diệt virus và mời bạn bè dùng thử nhưng bị từ chối. Bằng sự cố gắng, không ngừng theo đuổi đam mê, ông đã đạt được thành công. - Làm thế nào để giữ cho mình sự đam mê khác biệt? + Hiện nay vẫn còn nhiều bạn trẻ chưa xác định được đam mê của mình, bằng lòng với sự sắp đặt của gia đình. Thiếu bản lĩnh, không đủ cam đảm để theo đuổi những gì mình yêu thích. + Để theo đuổi đam mê khác biệt các bạn cần có bản lĩnh vững vàng, sẵn sàng vượt qua mọi khó khăn thử thách, kiên trì trong hành động. * Bài học nhận thức và hành động: - Anh/ chị có niềm đam mê khác biệt nào? Anh/ chị đã/ đang/ sẽ làm gì để theo đuổi niềm đam mê đó? d. Chính tả, ngữ pháp Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. e. sáng tạo Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận.
  23. ĐỀ 4 : Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của bản thân về: Trong những hành trang, sự chuẩn bị bản thân con người là quan trọng nhất. HƯỚNG DẪN Viết đoạn văn trình bày suy nghĩ về sự chuẩn bị con người là hành trang quan trọng nhất. a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo nhiều cách: diễn dịch, quy nạp, tổng - phân - hợp, móc xích b. Xác định đúng vấn đề nghị luận - Sự chuẩn bị bản thân con người là hành trang quan trọng nhất c. Triển khai vấn đề nghị luận Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; vận dụng tốt các thao tác lập luận; các phương thức biểu đạt, nhất là nghị luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; rút ra bài học nhận thức và hành động. Cụ thể: * Giải thích: + Hành trang là đồ dùng mang theo và các thứ trang bị khi đi xa. Ở đây, dùng với nghĩa là hành trang tinh thần như tri thức, kỹ năng, thói quen * Bàn luận: - Mỗi con người cần chuẩn bị những hành trang gì? + Chuẩn bị về tri thức, học vấn. + Chuẩn bị về kĩ năng. + Văn hóa - Tại sao sự chuẩn bị bản thân con người là hành trang quan trọng nhất? + Từ cổ chí kim, con người bao giờ cũng là động lực phát triển của lịch sử. + Đặc biệt trong thế kỉ mới (sự phát triển vũ bão của khoa học công nghệ, trong một nền kinh tế tri thức) vai trò của con người lại càng quan trọng hơn. - Dẫn chứng :
  24. + Quán quân đường lên đỉnh Olympia mùa đầu tiên Trần Ngọc Minh, chị đã chuẩn bị hành trang kiến thức vững vàng để trở thành gương mặt đầu tiên đạt thành tích cao nhất trong cuộc thi đường lên đỉnh Olympia. Sau đó chị đã học tập và đạt kết quả xuất sắc ở Australia. Hiện chị đang làm việc cho một công ty mạng di động danh tiếng ở đất nước này. - Làm thế nào để có một hành trang tốt nhất? + Hiện nay vẫn còn một bộ phận thanh niên chưa xác định được mục tiêu sống, sống hoang phí tuổi trẻ. Ngoài ra còn có những bạn có mục đích sống không lành mạnh, cho rằng sống chỉ là sự hưởng thụ, không có cống hiến cho xã hội. => Cần lên án những thái độ sống thiếu tích cực và thiếu lành mạnh như vậy. + Để chuẩn bị hành trang cho mỗi con người, bản thân chúng ta cần xác định mục tiêu, lí tưởng sống rõ ràng, đúng đắn. Có lòng kiên trì và quyết tâm theo đuổi mục tiêu đó, không sợ khó khăn, gian khổ. * Bài học nhận thức và hành động: - Anh/ chị đã làm những gì để chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới? d. Chính tả, ngữ pháp Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. e. sáng tạo Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận.
  25. ĐỀ 5: Hãy Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về ý kiến: Đừng để mình cứ mãi xoay theo những tiếng ồn ào khác, hãy lắng nghe lời thì thầm của trái tim. HƯỚNG DẪN Viết đoạn văn trình bày suy nghĩ về việc lắng nghe lời thì thầm của trái tim a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo nhiều cách: diễn dịch, quy nạp, tổng - phân - hợp, móc xích b. Xác định đúng vấn đề nghị luận - Đừng để mình xoay theo tiếng ồn ào khác - Lắng nghe lời thì thầm của trái tim c. Triển khai vấn đề nghị luận Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; vận dụng tốt các thao tác lập luận; các phương thức biểu đạt, nhất là nghị luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; rút ra bài học nhận thức và hành động. Cụ thể: * Giải thích: + “Những ồn ào” là những xô bồ, phức tạp của cuộc sống đời thường, + “Lời thì thầm của trái tim” là những nhu cầu thành thực nhất của tâm hồn, của con tim. => Câu nói "đừng để mình cứ mãi xoay theo những ồn ào khác, hãy lắng nghe lời thì thầm của trái tim” là lời khuyên sâu sắc đến thái độ sống, thái độ ứng xử của con người trước những nhu cầu của vật chất và nhu cầu tinh thần bên trong một con người. Hãy sống và làm theo điều con tim muốn, sống là mình không bị tác động, chi phối bởi những gì xung quanh. * Bàn luận: - Tại sao "đừng để mình cứ mãi xoay theo những ồn ào khác"? + Bởi vì mình đã là nguyên bản của mình + Phải có chính kiến, bản lĩnh để mình là chính mình tức là không bị khách quan tác động, chi phối, không làm theo "đám đông" mà phải làm những điều mình thích, nói những điều mình nghĩ, - Tại sao "hãy lắng nghe lời thì thầm của trái tim" ?
  26. + "Lắng nghe lời thì thầm của trái tim" tức là hãy lắng nghe và làm theo những gì con tim muốn: tin vào chính mình, tin vào trí tuệ, năng lực của mình tin vào trực giác của mình để biến thành sức mạnh tinh thần. Có vậy mới thực hiện được đam mê, khát vọng của mình. + Con người có thể giàu có trong đời sống vật chất nhưng nếu những nhu cầu thiết thực nhất của đời sống tinh thần không được đáp ứng thì đời sống ấy sẽ trở nên nghèo nàn đến đáng thương + Hãy cứ theo đuổi những mục tiêu sống chính đáng nhưng hãy dành thời gian để làm phong phú hơn cho đời sống tinh thần của mình. + Khi đời sống tinh thần được thỏa mãn, cuộc sống vì vậy sẽ trở nên ý nghĩa hơn, bạn cũng có thêm những động lực để phấn đấu cho những nhu cầu về vật chất. - Dẫn chứng : Lấy dẫn chứng phù hợp với vấn đề * Bài học nhận thức và hành động: - Ý kiến trên là bài học cuộc sống cho tất cả chúng ta. - Hãy học cách sống là chính mình. Tự trang bị kiến thức, kĩ năng sống, không để hoàn cảnh tác động, chi phối. d. Chính tả, ngữ pháp Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. e. sáng tạo Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận.
  27. ĐỀ 6: Hãy viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày ý kiến của mình về việc cần thiết phải chế ngự bản năng của con người trong cuộc sống? HƯỚNG DẪN Viết đoạn văn suy nghĩ về việc cần thiết phải chế ngự bản năng của con người trong cuộc sống. a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo nhiều cách: diễn dịch, quy nạp, tổng - phân - hợp, móc xích b. Xác định đúng vấn đề nghị luận Sự cần thiết phải chế ngự bản năng của con người trong cuộc sống? c. Triển khai vấn đề nghị luận Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; vận dụng tốt các thao tác lập luận; các phương thức biểu đạt, nhất là nghị luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; rút ra bài học nhận thức và hành động. Cụ thể: * Giải thích: + Bản năng là những phản ứng tự nhiên, bẩm sinh, không có ý thức đối với thế giới khách quan. Những bản năng của con người bao gồm: bản năng tính dục, bản năng sinh tồn, bản năng tự tôn, + Chế ngự là ngăn chặn, hạn chế những tác hại hoặc buộc đối tượng phải phục tùng theo. => Chế ngự phần con, phần bản năng trong mỗi chúng ta là điều vô cùng quan trọng và cần thiết. * Bàn luận: - Tại sao phải biết chế ngự bản năng? + Con người là tổng hòa của hai yếu tố “con” và “người”, con là phần của bản năng, phần tự nhiên, bẩm sinh vốn có của mỗi người khi sinh ra; phần người là phần văn hóa, phần được bồi đắp bằng truyền thống, bằng những điều tốt. + Con người ngày càng hướng tới một cuộc sống có văn hóa, bởi vậy phần con, phần bản năng càng cần thiết phải chế ngự hơn.
  28. + Chế ngự bản năng sẽ giúp con người cư xử có văn hóa, biết quan tâm tới mọi người, sẵn sàng hi sinh lợi ích của bản thân khi cần thiết. + Chế ngự bản năng còn giúp chúng ta sống thư thái, thanh thản với chính mình. + Chế ngự bản năng chính là cách giúp con người hướng thiện, hướng đến vẻ đẹp chân – thiện – mĩ - Dẫn chứng : Học sinh lấy dẫn chứng phù hợp với yêu cầu của đề có phân tích ngắn gọn. - Làm gì để chế ngự bản năng? + Thực tế cuộc sống còn những người chưa chế ngự được bản năng của mình, gây những hành vi, lời nói thiếu tế nhị, sai trái gây tổn thương tới những người xung quanh. + Bản thân có bản lĩnh trước mọi vấn đề của cuộc sống. + Cử xử đúng mực, phù hợp với chuẩn mực đạo đức, văn hóa của dân tộc, cộng đồng. + Suy nghĩ trước khi hành động. * Bài học nhận thức và hành động: - Anh/chị đã đã làm gì để không sống một cách bản năng? d. Chính tả, ngữ pháp Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. e. sáng tạo Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận.
  29. ĐỀ 7: Hãy viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh (chị) về câu nói của Steve Jobs: Tương lai được mua bằng hiện tại. HƯỚNG DẪN Viết đoạn văn suy nghĩ về câu nói: Tương lai được mua bằng hiện tại. a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo nhiều cách: diễn dịch, quy nạp, tổng - phân - hợp, móc xích b. Xác định đúng vấn đề nghị luận - Tương lai được mua bằng hiện tại. c. Triển khai vấn đề nghị luận Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; vận dụng tốt các thao tác lập luận; các phương thức biểu đạt, nhất là nghị luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; rút ra bài học nhận thức và hành động. Cụ thể: * Giải thích: + Tương lai là những diễn biến, sự kiện diễn ra ở phía trước, cái mà ta không thể đoán trước, biết trước được + Hiện tại là bây giờ, thời điểm này, lúc này, không gian và thời gian mà chúng ta đang hít thở, đang sống. Vậy tại sao lại nói Tương lai được mua bằng hiện tại? + Cuộc sống của mỗi chúng ta không phải ngẫu nhiên mà có, cứ vậy mà diễn ra mà nó là cả một quá trình, là mối quan hệ nguyên nhân, kết quả. + Tương lai ngày mai sẽ là kết quả của những cố gắng, nỗ lực của chúng ta trong thời điểm hiện tại. => Câu nói hoàn toàn chính xác. Chỉ khi chúng ta cố gắng, nỗ lực ở hiện tại thì kết quả ở tương lai mới tốt đẹp. * Bàn luận: - Để không lãng phí thời gian, chuẩn bị tốt cho tương lai chúng ta cần: + Phân bố thời gian hợp lí cho việc học tập và giải trí.
  30. + Có mục tiêu cụ thể, rõ ràng cho mỗi giai đoạn và phải hoàn thành được các mục tiêu đó. + Có ý chí, quyết tâm thực hiện, không ngại khó khăn, gian khổ. - Tại sao lại cho rằng tương lai mua ở hiện tại? + Bất cứ một kết quả nào cũng là hệ quả của cả một quá trình mà trong đó sự chuẩn bị là điều quan trọng nhất. + Sự chuẩn bị cho tương lai chính là những việc làm của hiện tại. Nếu chúng ta không hành động – không học tập, không lao động thì ở tương lai chúng ta sẽ không có gì cả. - Dẫn chứng : Học sinh lấy dẫn chứng phù hợp với yêu cầu của đề có phân tích ngắn gọn. - Làm thế nào để có một tương lai tươi sáng? + Thực tế còn không ít những bạn trẻ còn ham chơi, hoang phí thời gian, chưa xác định được mục tiêu cuộc đời, chỉ biết lao vào các cuộc chơi và hưởng thụ. Làm như vậy không chỉ ảnh hưởng đến tương lai bản thân mà còn anh hưởng đến sự phát triển của đất nước. + Bản thân cần trau dồi kiến thức kĩ năng, tích cực học tập, dám nghĩ, dám làm, khơi gợi trong mình những đam mê, năng động, sáng tạo + Phải biết quý trọng thời gian, lao động, làm việc hăng say, tích lũy tri thức kinh nghiệm. Chỉ có như vậy, tương lai của các bạn mới thực sự tốt đẹp. * Bài học nhận thức và hành động: - Anh/chị đã làm những gì để chuẩn bị cho tương lai của mình? d. Chính tả, ngữ pháp Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. e. sáng tạo Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận.
  31. ĐỀ 8: Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/ chị về: Sự lan tỏa của việc làm tử tế trong cuộc sống hiện nay. HƯỚNG DẪN Viết đoạn văn suy nghĩ về: Sự lan tỏa của việc làm tử tế trong cuộc sống hiện nay. a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo nhiều cách: diễn dịch, quy nạp, tổng - phân - hợp, móc xích b. Xác định đúng vấn đề nghị luận - Sự lan tỏa của việc làm tử tế c. Triển khai vấn đề nghị luận Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; vận dụng tốt các thao tác lập luận; các phương thức biểu đạt, nhất là nghị luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; rút ra bài học nhận thức và hành động. Cụ thể: * Giải thích: + Tử tế: chữ “tử” có nghĩa là những chuyện nhỏ bé, chữ “tế” có nghĩa là những chuyện bình thường. Hai chữ “tử tế” có nghĩa là cẩn trọng từ những việc nhỏ bé. + Tử tế là một chuẩn mực đạo đức quan trọng trong cuộc sống, là một phép tắc cần thiết trong giao tiếp giữa con người với con người trong cách đối nhân xử thế, là một giá trị đẹp và nhân văn. + Tử tế không phải là có tiền bạc mà mua được hoặc muốn là có ngay, mà phải được học hành, được rèn luyện, kế thừa và giữ gìn. - Sự lan tỏa của tử tế tức là sự tử tế được nhân rộng ra khắp toàn xã hội. * Bàn luận: - Tác dụng của việc lan tỏa sự tử tế?: + Giúp mỗi người sống vui vẻ, hạnh phúc. + Giúp quan hệ giữa người với người trở nên văn minh hơn. Con người biết đồng cảm và sẻ chia với nhau hơn.
  32. + Giúp xã hội phát triển lành mạnh, thế giới không còn bạo lực, chiến tranh. - Việc lan tỏa sự tử tế trong xã hội hiện nay là một điều cần thiết: + Cùng với sự phát triển ngày càng mạnh mẽ của khoa học– kĩ thuật, cuộc sống con người ngày càng bộc lộ rõ nhiều mặt trái của nó: bạo lực, chiến tranh + Sự tử tế giúp con người nhận thức lại hành động của bản thân, kiểm soát bản thân và đối nhân xử thế một cách đàng hoàng. - Việc tử tế bắt nguồn từ đâu? + Nó bắt đầu từ sự giáo dục. Đầu tiên là sự giáo dục từ gia đình – cái nôi hình thành nhân cách cá nhân, nhà trường – nơi hoàn thiện nhân cách, xã hội – nơi đấu tranh để bảo vệ những giá trị tử tế đã được lên hình lê hài thời niên thiếu, + Nó bắt đầu từ ý thức cá nhân. Mỗi con người sẽ có những lựa chọn ứng xử khác nhau. Sự tử tế cũng là một lựa chọn. Có những người bị môi trường bên ngoài tác động mà có những phản ứng tiêu cực, những hành động xấu. + Phê phán những việc làm thiếu tử tế, * Bài học nhận thức và hành động: - Anh/chị đã làm gì để góp mình vào sự lan tỏa sự tử tế trong xã hội? d. Chính tả, ngữ pháp Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. e. sáng tạo Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận.