Ôn tập môn Sinh học Lớp 11 - Quang hợp

docx 6 trang Hùng Thuận 21/05/2022 4250
Bạn đang xem tài liệu "Ôn tập môn Sinh học Lớp 11 - Quang hợp", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxon_tap_mon_sinh_hoc_lop_11_quang_hop.docx

Nội dung text: Ôn tập môn Sinh học Lớp 11 - Quang hợp

  1. Câu 1. Quang hợp quyết định bao nhiêu phần trăm năng suất của cây trồng? A. Quang hợp quyết định 90 – 95% năng suất của cây trồng. B. Quang hợp quyết định 80 – 85% năng suất của cây trồng. C. Quang hợp quyết định 60 – 65% năng suất của cây trồng. D. Quang hợp quyết định 70 – 75% năng suất của cây trồng. Câu 2 Quá trình quang hợp chỉ diễn ra ở: A. Thực vật và một số vi khuẩn. B. Thực vật, tảo và một số vi khuẩn. C. Tảo và một số vi khuẩn. D. Thực vật, tảo. Câu 3. Những cây thuộc nhóm C3 là: A. Rau dền, kê, các loại rau. B. Mía, ngô, cỏ lồng vực, cỏ gấu. C. Rêu, các loài cây gỗ cao lớn. D. Lúa, khoai, sắn, đậu. Câu 4. Nhóm thực vật C3 được phân bố như thế nào? A. Sống ở vùng nhiệt đới. B. Chỉ sống ở vùng ôn đới và á nhiệt đới. C. Phân bố rộng rãi trên thế giới, chủ yếu ở vùng ôn đới và á nhiệt đới. D. Sống ở vùng sa mạc. Câu 5. Diễn biến nào dưới đây không có trong pha sáng của quá trình quang hợp? A. Quá trình tạo ATP, NADPH và giải phóng ôxy. B. Quá trình khử CO2 . C. Quá trình quang phân li nước. D. Sự biến đổi trạng thái của diệp lục (từ dạng bình thường sang dạng kích thích). Câu 6. Pha sáng diễn ra ở vị trí nào của lục lạp? A. Ở chất nền.B. Ở màng trong. C. Ở màng ngoài.D. Ở tilacôit. Câu 7. Pha tối diễn ra ở vị trí nào trong lục lạp? A. Ở màng ngoài.B. Ở màng trong. C. Ở chất nền.D. Ở tilacôit. Câu 8. Thực vật C4 được phân bốn như thế nào? A. Phân bố rộng rãi trên thế giới, chủ yếu ở vùng ôn đới và á nhiệt đới. B. Chỉ sống ở vùng ôn đới và á nhiệt đới. C. Sống ở vùng nhiệt đới. D. Sống ở vùng sa mạc.
  2. Câu 9. Những cây thuộc nhóm C4 là: A. Lúa, khoai, sắn, đậu. B. Mía, ngô, cỏ lồng vực, cỏ gấu. C. Dứa, xương rồng, thuốc bỏng. D. Rau dền, kê, các loại rau. Câu 10. Sự trao đổi nước ở thực vật C4 khác với thực vật C3 như thế nào? A. Nhu cầu nước thấp hơn, thoát hơi nước nhiều hơn. B. Nhu cầu nước cao hơn, thoát hơi nước cao hơn. C. Nhu cầu nước thấp hơn, thoát hơi nước ít hơn. D. Nhu cầu nước cao hơn, thoát hơi nước ít hơn. Câu 11. Những cây thuộc nhóm CAM là: A. Lúa, khoai, sắn, đậu. B. Ngô, mía, cỏ lồng vực, cỏ gấu. C. Dứa, xương rồng, thuốc bỏng. D. Rau dền, kê, các loại rau. Câu 12. Thực vật C4 khác với thực vật C3 ở điểm nào? A. Cường độ quang hợp, điểm bão hoà ánh sáng thấp, điểm bù CO2 thấp. B. Cường độ quang hợp, điểm bão hoà ánh sáng cao, điểm bù CO2 thấp. C. Cường độ quang hợp, điểm bão hoà ánh sáng cao, điểm bù CO2 cao. D. Cường độ quang hợp, điểm bão hoà ánh sáng thấp, điểm bù CO2 cao. Câu 13. Ý nào dưới đây không đúng với ưu điểm của thực vật C4 so với thực vật C3 ? A. Cường độ quang hợp cao hơn. B. Nhu cầu nước thấp hơn, thoát hơi nước ít hơn. C. Năng suất cao hơn. D. Thích nghi với những điều kiện khí hậu bình thường. Câu 14. Chu trình C4 thích ứng với những điều kiện nào? A. Cường độ ánh sáng, nhiệt độ, O2 cao, nồng độ CO2 thấp. B. Cường độ ánh sáng, nhiệt độ, nồng độ CO2 , O2 thấp. C. Cường độ ánh sáng, nhiệt độ, O2 bình thường, nồng độ CO2 cao. D. Cường độ ánh sáng, nhiệt độ, nồng độ CO2 , O2 bình thường. Câu 15. Chu trình canvin diễn ra ở pha tối trong quang hợp ở nhóm hay các nhóm thực vật nào? A. Chỉ ở nhóm thực vật CAM. B. Ở cả 3 nhóm thực vật C3 , C4 , CAM. C. Ở nhóm thực vật C4 và CAM.
  3. D. Chỉ ở nhóm thực vật C3 . Câu 16. Sản phẩm quang hợp đầu tiên của chu trình C4 là: A. APG (axit phốtphoglixêric). B. AIPG (anđêhit photphoglixêric). C. AM (axitmalic). D. Một chất hữu cơ có 4 các bon trong phân tử (axit ôxalô axêtic– AOA). Câu 17. Pha tối trong quang hợp của nhóm hay các nhóm thực vật nào chỉ xảy ra trong chu trình canvin? A. Nhóm thực vật CAM. B. Nhóm thực vật C4 và CAM. C. Nhóm thực vật C4 . D. Nhóm thực vật C3 . Câu 18. Chu trình C3 diễn ra thuận lợi trong những điều kiện nào? A. Cường độ ánh sáng, nhiệt độ, O2 bình thường, nồng độ CO2 cao. B. Cường độ ánh sáng, nhiệt độ, nồng độ CO2 , O2 bình thường. C. Cường độ ánh sáng, nhiệt độ, O2 cao. D. Cường độ ánh sáng, nhiệt độ, nồng độ CO2 , O2 thấp. Câu 19. Nhờ đặc điểm nào mà tổng diện tích lục lạp lớn hơn diện tích lá chứa chúng? A. Do số lượng lục lạp trong lá quá lớn. B. Do lục lạp có hình khối bầu dục làm tăng diện tích tiếp xúc lên nhiều lần. C. Do lá có hình phiến mỏng, còn tế bào lá chứa lục lạp có hình khối. D. Do lục lạp được sản sinh liên tục trong tế bào lá. Câu 20. Ở thực vật lá, toàn màu đỏ có quang hợp được không? Vì sao? A. Không, vì thiếu nhóm sắc tố clorophyl. B. Được vì chứa sắc tố carotenoit. C. Được vì vẫn có nhóm sắc tố clorophyl nhưng bị khuất bởi màu đỏ của nhóm sắc tố dịch bào antoxian. D. Không vì chỉ có nhóm sắc tố phicobilin và antoxian. Câu 21. Lá có đặc điểm nào phù hợp với chức năng quang hợp? I. Hình bản, xếp xen kẽ, hướng ngang. II. Có mô xốp gồm nhiều khoang trống chứa CO2 , mô giậu chứa nhiều lục lạp. III. Hệ mạch dẫn (bó mạch gỗ của lá) dày đặc, thuận lợi cho việc vận chuyển nước, khoáng và sản phẩm quang hợp. IV. Bề mặt lá có nhiều khí khổng, giúp trao đổi khí. Phương án đúng:
  4. A. I, II, IIIB. II, III, IV C. I, II, III, IVD. I, II, IV Câu 22. Pha tối quang hợp là: I. Chuỗi phản ứng (phản ứng men) phức tạp bắt đầu từ chất nhận CO2 tạo ra đường C6H12O6 rồi tái tạo chất nhận CO2 . II. Chuỗi phản ứng oxi hoá phức tạp nhờ có mặt ATP và NADPH, tổng hợp chất hữu cơ cho tế bào. III. Pha khử CO2 nhờ ATP và NADPH được hình thành trong pha sáng, để tạo hợp chất hữu cơ. Phương án đúng: A. I, IIIB. II, IIIC. IID. I, II Câu 23. Người ta phân biệt nhóm thực vật C3 , C4 chủ yếu dựa vào: A. Có hiện tượng hô hấp sáng hay không có hiện tượng này. B. Sản phẩm cố định CO2 đầu tiên là loại đường nào. C. Sự khác nhau về cấu tạo mô giậu của lá. D. Sự khác nhau ở các phản ứng sáng. Câu 24. Do nguyên nhân nào nhóm thực vật CAM phải cố định CO2 vào ban đêm? A. Vì ban đêm, khí trời mát mẻ, nhiệt độ hạ thấp, thuận lợi cho nhóm thực vật này. B. Vì mọi thực vật đều thực hiện pha tối vào ban đêm. C. Vì ban đêm, mới đủ lượng nước cung cấp cho quá trình đồng hoá CO2 . D. Vì ban đêm, khí khổng mới được mở ra; ban ngày khí khổng hoàn toàn đóng để tiết kiệm nước. Câu 25. Chu trình cố định CO2 ở thực vật CAM diễn ra như thế nào? A. Giai đoạn đầu cố định CO2 và cả giai đoạn tái cố định CO2 theo chu trình canvin đều diễn ra vào ban ngày. B. Giai đoạn đầu cố định CO2 và cả giai đoạn tái cố định CO2 theo chu trình canvin đều diễn ra vào ban đêm. C. Giai đoạn đầu cố định CO2 diễn ra vào ban đêm còn giai đoạn tái cố định CO2 theo chu trình canvin đều diễn ra vào ban ngày. D. Giai đoạn đầu cố định CO2 diễn ra vào ban ngày còn giai đoạn tái cố định CO2 theo chu trình canvin đều diễn ra vào ban đêm. Câu 26. Sự hoạt động của khí khổng ở thực vật CAM có tác dụng chủ yếu là: A. Tăng cường khái niệm quang hợp. B. Hạn chế sự mất nước. C. Tăng cường sự hấp thụ nước của rễ.
  5. D. Tăng cường CO2 vào lá. Câu 27. Đặc điểm hoạt động của khí khổng ở thực vật CAM là: A. Đóng vào ban ngày và mở ra ban đêm. B. Chỉ mở ra khi hoàng hôn. C. Chỉ đóng vào giữa trưa. D. Đóng vào ban đêm và mở ra ban ngày. Câu 28. Sản phẩm quang hợp đầu tiên của chu trình canvin là: A. RiDP (ribulôzơ – 1,5 – điphôtphat). B. ALPG ( anđêhit photphoglixêric). C. AM (axitmalic). D. APG (axit phốtphoglixêric). Câu 29. Sản phẩm quang hợp đầu tiên của chu trình C4 là: A. APG (axit phốtphoglixêric). B. ALPG ( anđêhit photphoglixêric). C. AM (axitmalic). D. Một chất hữu cơ có 4 các bon trong phân tử (axit ôxalô axêtic– AOA). Câu 30. Nếu cùng cường độ chiếu sáng thì: A. Ánh sáng đơn sắc màu đỏ sẽ có hiệu quả quang hợp kém hơn ánh sáng đơn sắc màu xanh tím.B. Ánh sáng đơn sắc màu đỏ sẽ có hiệu quả quang hợp bằng ánh sáng đơn sắc màu xanh tím. C. Ánh sáng đơn sắc màu đỏ sẽ có hiệu quả quang hợp lớn hơn ánh sáng đơn sắc màu xanh tím. D. Ánh sáng đơn sắc màu đỏ sẽ có hiệu quả quang hợp nhỏ hơn ánh sáng đơn sắc màu xanh lam. Câu 31. Điểm bù ánh sáng là: A. Cường độ ánh sáng mà ở đó cường độ quang hợp lớn hơn cường độ hô hấp. B. Cường độ ánh sáng mà ở đó cường độ quang hợp và cường độ hô hấp bằng nhau. C. Cường độ ánh sáng mà ở đó cường độ quang hợp nhỏ hơn cường độ hô hấp. D. Cường độ ánh sáng mà ở đó cường độ quang hợp lớn gấp 2 lần cường độ hô hấp. Câu 32. Điểm bão hoà ánh sáng là: A. Cường độ ánh sáng tối đa để cường độ quang hợp đạt cực đại. B. Cường độ ánh sáng tối đa để cường độ quang hợp đạt cực tiểu. C. Cường độ ánh sáng tối đa để cường độ quang hợp đạt mức trung bình. D. Cường độ ánh sáng tối đa để cường độ quang hợp đạt trên mức trung bình. Câu 33. Mối quan hệ giữa cường độ ánh sáng và nồng độ CO2 có ảnh hưởng đến quá trình quang hợp như thế nào? A. Trong điều kiện cường độ ánh sáng thấp, tăng nồng độ CO2 thuận lợi cho quang hợp.
  6. B. Trong điều kiện cường độ ánh sáng thấp, giảm nồng độ CO2 thuận lợi cho quang hợp. C. Trong điều kiện cường độ ánh sáng cao, giảm nồng độ CO2 thuận lợi cho quang hợp. D. Trong điều kiện cường độ ánh sáng cao, tăng nồng độ CO2 thuận lợi cho quang hợp. Câu 34. Các tia sáng tím kích thích: A. Sự tổng hợp cacbohidrat. B. Sự tổng hợp lipit. C. Sự tổng hợp ADN. D. Sự tổng hợp prôtêin. Câu 35. Điểm bão hoà CO2 là thời điểm: A. Nồng độ CO2 đạt tối đa để cường độ quang hợp đạt tối thiểu. B. Nồng độ CO2 đạt tối thiểu để cường độ quang hợp đạt cao nhất. C. Nồng độ CO2 đạt tối đa để cường độ quang hợp đạt cao nhất. D. Nồng độ CO2 đạt tối đa để cường độ quang hợp đạt mức trung bình. Câu 36. Năng suất kinh tế là: A. Toàn bộ năng suất sinh học được tích luỹ trong các cơ quan chứa sản phẩm có giá trị kinh tế đối với con người của từng loài cây. B. 2/3 năng suất sinh học được tích luỹ trong các cơ quan chứa sản phẩm có giá trị kinh tế đối với con người của từng loài cây. C. 1/2 năng suất sinh học được tích luỹ trong các cơ quan chứa sản phẩm có giá trị kinh tế đối với con người của từng loài cây. D. Một phần của năng suất sinh học được tích luỹ trong các cơ quan chứa sản phẩm có giá trị kinh tế đối với con người của từng loài cây. Câu 37. Năng suất sinh học là: A. Tổng lượng chất khô tích luỹ được trong mỗi giờ trên một ha gieo trồng trong suốt thời gian sinh trưởng. B. Tổng lượng chất khô tích luỹ được trong mỗi tháng trên một ha gieo trồng trong suốt thời gian sinh trưởng. C. Tổng lượng chất khô tích luỹ được trong mỗi phút trên một ha gieo trồng trong suốt thời gian sinh trưởng. D. Tổng lượng chất khô tích luỹ được trong mỗi ngày trên một ha gieo trồng trong suốt thời gian sinh trưởng.