Đề kiểm tra Cuối học kì 1 môn Sinh học Lớp 11 (Có đáp án)

docx 14 trang Hùng Thuận 21/05/2022 5160
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra Cuối học kì 1 môn Sinh học Lớp 11 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_cuoi_hoc_ki_1_mon_sinh_hoc_lop_11_co_dap_an.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra Cuối học kì 1 môn Sinh học Lớp 11 (Có đáp án)

  1. I. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ I MÔN: SINH HỌC LỚP 11 – THỜI GIAN LÀM BÀI: 45 PHÚT Mức độ nhận thức Tổng Nội % dung Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao Câu hỏi TT Đơn vị kiến thức Thời tổng kiến Thời Thời Thời Thời Số Số Số Số gian thức gian gian gian gian TN TL điểm CH CH CH CH (phút) (phút) (phút) (phút) (phút) 1 1. Trao 1.1. Sự hấp thụ nước ở đổi thực vật 1 0,75 nước ở 1.2. Vận chuyển nước 1 1,0 3 2,5 7,5 thực vật trong cây 1.3. Thoát hơi nước 1 0,75 2 2. Trao 2.1. Vai trò của các 1 0,75 đổi nguyên tố khoáng khoáng 2.2. Trao đổi và vận 1 1,0 và nitơ chuyển các nguyên tố 1 0,75 5 4,25 12,5 ở thực khoáng ở thực vật vật 2.3. Dinh dưỡng nitơ ở 1 0,75 1 1,0 thực vật 3.1. Khái quát về quang 2 1,5 1 1,0 hợp ở thực vật 3. 3.2. Quá trình quang hợp 7 2 22,5 50,0 Quang ở các nhóm thực vật C3, 2 1,5 2 2,0 C4, CAM
  2. 3 hợp ở 3.3. Ảnh hưởng của các thực vật nhân tố ngoại cảnh đến quang hợp 1 4,5 1 6,0 4. Hô Hô hấp ở thực vật 4 hấp ở 4 3,0 3 3,0 7 thực vật 5. Tiêu Tiêu hóa ở động vật hóa ở 5 3 2,25 3 3,0 1 4,5 1 6,0 6 2 15,75 30,0 động vật Tổng 16 12,0 12 12,0 2 9,0 2 12,0 28 4 45,0 100 Tỉ lệ (%) 40 30 20 10 Tỉ lệ chung (%) 70 30 Lưu ý: - Các câu hỏi ở cấp độ nhận biết và thông hiểu là các câu hỏi trắc nghiệm khách quan 4 lựa chọn, trong đó có duy nhất 1 lựa chọn đúng. - Các câu hỏi ở cấp độ vận dụng và vận dụng cao là các câu hỏi tự luận. - Số điểm tính cho 1 câu trắc nghiệm là 0,25 điểm/câu; số điểm của câu tự luận được quy định trong hướng dẫn chấm nhưng phải tương ứng với tỉ lệ điểm được quy định trong ma trận. - Trong nội dung kiến thức 1.1 và 1.2; 3.3, 3.4 và 4 chỉ được chọn một câu ở mức độ kiến thức tương đương ở một trong các nội dung đó. II. HƯỚNG DẪN XÂY DỰNG ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ I MÔN: SINH HỌC LỚP 11 – THỜI GIAN LÀM BÀI: 45 PHÚT
  3. Số câu hỏi theo mức độ nhận thức Nội dung TT Đơn vị kiến thức Mức độ kiến thức, kĩ năng cần kiểm tra, đánh giá Vận kiến thức Nhận Thông Vận dụng biết hiểu dụng cao Nhận biết: - Nêu được vai trò của nước đối với thực vật. - Gọi được tên cơ quan hấp thụ nước ở thực vật. (Câu 1- TN) - Trình bày sơ lược về đặc điểm của quá trình trao đổi nước ở 1.1. Sự hấp thụ thực vật. nước ở thực vật - Trình bày sơ lược các con đường xâm nhập của nước từ tế bào lông hút vào mạch gỗ của rễ. Thông hiểu: - Trình bày được vai trò của nước đối với quá trình trao đổi chất ở thực vật. - Trình bày được các con đường vận chuyển nước từ lông hút 1 1 vào mạch gỗ của rễ. - Giải thích được đặc điểm của quá trình trao đổi nước. 1. Trao đổi Nhận biết: 1 nước ở thực vật - Nêu thành phần cấu tạo mạch gỗ. 1.2. Vận chuyển - Nêu thành phần cấu tạo mạch rây. nước trong cây - Trình bày sơ lược đặc điểm của các dòng vận chuyển nước trong cây. Thông hiểu: - Phân tích được đặc điểm của các dòng vận chuyển nước trong cây.
  4. - Giải thích được động lực của các dòng vận chuyển nước trong cây. Nhận biết: - Trình bày sơ lược đặc điểm của quá trình trao đổi nước ở 1.3. Thoát hơi thực vật. nước - Gọi được tên các tác nhân môi trường ảnh hưởng đến sự trao đổi nước ở thực vật. - Nêu được khái niệm, vai trò sự cân bằng nước ở cây trồng. - Nêu được các con đường thoát hơi nước ở lá. (Câu 2- TN) Thông hiểu: - Trình bày được cách xác định cường độ thoát hơi nước. 1 - Trình bày được ý nghĩa của thoát hơi nước với đời sống của thực vật.(Câu 17- TN) - Phân tích được cơ chế trao đổi nước ở thực vật gồm 3 quá trình liên tiếp: hấp thụ nước, vận chuyển nước và thoát hơi nước. - Phân tích được đặc điểm của quá trình trao đổi nước. - Trình bày được sự cân bằng nước cần được duy trì bằng tưới tiêu hợp lí mới đảm bảo cho sinh trưởng của cây trồng. Nhận biết: - Gọi được tên nguyên tố khoáng thiết yếu.(Câu 4- TN) - Nêu được vai trò của chất khoáng ở thực vật. 2.1. Vai trò của - Gọi được tên các nguyên tố khoáng đại lượng, vi lượng. 1 1 các nguyên tố Thông hiểu: khoáng - Trình bày được vai trò các nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu trong cây.(Câu 18- TN) - Trình bày được các nguồn cung cấp dinh dưỡng cho cây.
  5. Nhận biết: 2. Trao đổi - Nêu được thành phần dịch mạch gỗ, mạch rây (Câu 3- TN) khoáng và - Trình bày sơ lược đặc điểm của các dòng vận chuyển nguyên nitơ ở thực tố khoáng trong cây. vật 2 - Nêu được đặc điểm của quá trình trao đổi nguyên tố khoáng ở thực vật. 2.2. Trao đổi và - Gọi được tên cơ quan hấp thụ ion khoáng ở thực vật. vận chuyển các - Gọi được tên các con đường xâm nhập nguyên tố khoáng 1 nguyên tố khoáng từ tế bào lông hút vào mạch gỗ của rễ. ở thực vật Thông hiểu: - Phân biệt được thành phần dịch mạch gỗ, dịch mạch rây. - Phân biệt được 2 cơ chế trao đổi chất khoáng (thụ động và chủ động) ở thực vật. - Chứng minh được sự hấp thụ và vận chuyển nguyên tố khoáng phụ thuộc vào đặc điểm của hệ rễ, cấu trúc của đất và điều kiện môi trường. Nhận biết: - Nêu được vai trò của nitơ đối với trao đổi chất và năng lượng ở thực vật.(Câu 5 - TN) - Gọi được tên dạng nitơ cây hấp thụ. 2.3. Dinh dưỡng - Gọi được tên vi sinh vật có khả năng cố định nitơ. nitơ ở thực vật Thông hiểu: 1 1 - Phân biệt được các nhóm vi sinh vật cố định nitơ với các vi sinh vật tham gia quá trình cố định nitơ trong đất. (Câu 19- TN) - Phân tích được sự phụ thuộc về mặt dinh dưỡng của cây vào hoạt động của vi sinh vật đất.
  6. - Trình bày được vai trò của nitơ, sự chuyển hoá nitơ trong đất và đồng hóa nitơ tự do (N2) trong khí quyển. 3 Nhận biết : - Nêu được vai trò quang hợp ở thực vật. 3.1. Khái quát về - Gọi được tên các cơ quan, bào quan, hệ sắc tố quang hợp ở quang hợp ở thực thực vật. (Câu 6- TN) 1 1 vật Thông hiểu: - Trình bày được vai trò của quang hợp ở thực vật. - Phân tích được vai trò của sắc tố quang hợp ở thực vật.(Câu 22- TN) 3. Quang Nhận biết: hợp ở thực - Nêu được khái niệm pha sáng, pha tối quang hợp ở thực vật. vật - Liệt kê các nguyên liệu, sản phẩm của quang hợp ở thực vật.(Câu 7- TN) - Liệt kê các nguyên liệu, sản phẩm của pha sáng, pha tối trong 3.2. Quá trình quang hợp ở thực vật. quang hợp ở các - Gọi được tên các giai đoạn đoạn xảy ra trong chu trình cố nhóm thực vật C3, định CO2 được thực hiện ở các nhóm thực vật C3, C4, CAM. C4, CAM - Nêu được đặc điểm của thực vật C3, C4, CAM. (Câu 8- TN); 3 1 (Câu 9- TN) Thông hiểu: - Giải thích được nguyên liệu, sản phẩm của pha sáng quang hợp ở thực vật. (Câu 21- TN) - Giải thích được nguyên liệu, sản phẩm của pha tối quang hợp ở thực vật. - Phân biệt được các nhóm thực vật C3, C4, CAM và đặc điểm của chúng.
  7. 3.3. Ảnh hưởng Nhận biết: của các nhân tố - Liệt kê các các nhân tố ngoại cảnh ảnh hưởng đến quang ngoại cảnh đến hợp. quang hợp Thông hiểu: - Trình bày được sự ảnh hưởng của các nhân tố ngoại cảnh ảnh hưởng đến quang hợp. (Câu 20- TN) Vận dụng: - Phân tích được quá trình quang hợp chịu ảnh hưởng của các điều kiện môi trường. 1 - Chứng minh được hiệu quả của việc trồng cây dùng nguồn ánh sáng nhân tạo (ánh sáng của các loại đèn). Vận dụng cao: - Xây dựng mô hình trồng một số loại cây trồng với hệ thống điều khiển các tác nhân như: ánh sáng nhân tạo, nhiệt 1 1 độ (Câu 3- TL) 3.4. Quang hợp và Vận dụng: năng suất cây - Lấy được ví dụ về năng suất sinh học và năng suất kinh tế. trồng Nhận biết: - Nêu được khái niệm hô hấp - Gọi được tên bào quan thực hiện quá trình hô hấp - Liệt kê được các nguyên liệu, sản phẩm của quá trình hô hấp(Câu 10- TN);(Câu 11- TN) 4 3 - Viết được phương trình hô hấp - Gọi được tên các cơ quan, giai đoạn diễn ra hô hấp mạnh ở thực vật. - Nêu được các ý nghĩa của hô hấp ở thực vật.(Câu 13- TN)
  8. 4. Hô hấp ở thực - Liệt kê các đặc điểm, điều kiện, bào quan tham gia hô hấp 4. Hô hấp ở vật sáng ở thực vật. (Câu 12- TN) thực vật - Kể được tên các con đường hô hấp ở thực vật. Thông hiểu: - Trình bày được cơ chế của quá trình hô hấp ở thực vật (Câu 23- TN); (Câu 25- TN) - Trình bày được ý nghĩa của các con đường hô hấp ở thực vật. - Trình bày được quá trình hô hấp sáng ở thực vật. (Câu 24- TN) Vận dụng: - Lấy được ví dụ chứng minh ý nghĩa của quá trình hô hấp ở thực vật.(Câu 2- TL) Vận dụng cao: - Giải thích được một số biện pháp kỹ thuật áp dụng trong trồng trọt, như bảo quản nông phẩm .; hiện tượng thối rễ ở cây trồng do ngập úng lâu ngày Nhận biết: - Nêu được khái niệm về tiêu hóa động vật. (Câu 15- TN) - Liệt kê được các hình thức tiêu hóa ở các nhóm động vật. (Câu 14- TN); (Câu 16- TN) Thông hiểu: - Trình bày được quá trình tiêu hoá ở các nhóm động vật (Câu 3 3 1 1 27- TN) - Phân biệt được các hình thức tiêu hóa ở các nhóm động vật. (Câu 26- TN) 5. Tiêu hóa - Phân tích được các đặc điểm thích nghi trong cấu tạo và 5 ở động vật chức năng của các cơ quan tiêu hoá ở các nhóm động vật
  9. Tiêu hóa ở động khác nhau trong những điều kiện sống khác nhau. (Câu 28- vật TN) Vận dụng: - Chứng minh được mối quan hệ giữa quá trình trao đổi chất và quá trình chuyển hoá nội bào. - Chỉ ra được các hình thức tiêu hóa ở các nhóm động vật khác nhau. (Câu 1- TL) Vận dụng cao: - Giải thích được sự phù hợp giữa cấu tạo và chức năng của các cơ quan tiêu hoá ở các nhóm động vật. (Câu 4- TL) Tổng 16 12 2 2 III. ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ I MÔN: SINH HỌC LỚP 11 – THỜI GIAN LÀM BÀI: 45 PHÚT PHẦN TRẮC NGHIỆM (7,0 điểm) Câu 1: Cơ quan nào của cây thực hiện chức năng hút nước từ đất? A. Lá.B. Thân.C. Rễ.D. Hoa. Câu 2: Ở thực vật sống trên cạn, loại tế bào nào điều tiết quá trình thoát hơi nước ở lá? A. Tế bào khí khổng.B.Tế bào mạch gỗ. C. Tế bào mô giậu. D. Tế bào mạch rây. Câu 3: Thành phần chủ yếu của dịch mạch gỗ ở thực vật là những chất nào sau đây? A. Nước và ion khoáng.B. Nước và chất hữu cơ. C. Chất hữu cơ và vitamin. D. Ion khoáng và chất hữu cơ. Câu 4: Trong cơ thể thực vật, nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu nào sau đây là thành phần của diệp lục? A. Canxi. B. Kẽm. C. Magiê.D. Clo. Câu 5: Nitơ có vai trò nào sau đây đối với thực vật? A. Tham gia cấu tạo nên prôtêin.
  10. B. Tham gia cấu tạo nên xenlulôzơ. C. Điều tiết đóng - mở khí khổng. D. Cung cấp nguyên liệu cho quá trình quang hợp. Câu 6: Ở thực vật, cơ quan nào sau đây là cơ quan quang hợp? A. Lá.B. Thân.C. Rễ.D. Hoa. Câu 7: Pha sáng của quá trình quang hợp ở thực vật tạo ra những sản phẩm nào sau đây? A. ADP, NADPH, O2. B. ATP, NADPH, O 2. C. Cacbohiđrat, CO2. D. ADP, NADPH, CO 2. Câu 8: Quá trình quang hợp ở thực vật nào sau đây có giai đoạn cố định CO2 xảy ra vào ban đêm? A. Cây mía.B. Cây dứa. C. Cây rau dền. D. Cây ngô. Câu 9: Cây nào sau đây thuộc nhóm thực vật C4? A. Ngô.B. Xương rồng.C. Dứa.D. Rêu. Câu 10: Chất nào sau đây là nguyên liệu của quá trình hô hấp ở thực vật? A. Glucôzơ.B. Cacbonic.C. Rượu êtilic.D. Axit lactic. Câu 11: Quá trình hô hấp ở thực vật tạo ra sản phẩm nào sau đây? A. CO2. B. O 2.C. Lipit.D. Glucozơ. Câu 12: Hô hấp sáng xảy ra với sự tham gia của 3 bào quan nào sau đây? A. Lục lạp, lizôxôm, ti thể.B. Lục lạp, perôxixôm, ti thể. C. Lục lạp, bộ máy gôngi, ti thể.D. Lục lạp, ribôxôm, ti thể. Câu 13: Phát biểu nào sau đây đúng về vai trò của hô hấp đối với cơ thể thực vật? A. Cung cấp năng lượng ATP cho các hoạt động sống của cây. B. Dự trữ năng lượng cho tế bào. C. Chuyển hóa quang năng thành hóa năng. D. Tổng hợp chất hữu cơ cần thiết cho tế bào. Câu 14: Động vật nào dưới đây chưa có cơ quan tiêu hóa? A. Trùng giày.B. Thủy tức.C. Giun đất.D. Côn trùng.
  11. Câu 15: Tiêu hóa là quá trình nào sau đây? A. Chuyển hóa các chất bên trong tế bào, các sản phẩm phân hủy được thải ra ngoài. B. Tạo ra các chất dinh dưỡng và năng lượng cho tế bào và cơ thể. C. Biến đổi chất dinh dưỡng trong thức ăn thành những chất đơn giản mà cơ thể hấp thụ được. D. Biến đổi thức ăn thành chất dinh dưỡng và năng lượng. Câu 16: Cơ quan tiêu hóa của thú ăn thực vật có đặc điểm nào dưới đây? A. Răng nanh phát triển.B. Ruột dài. C. Manh tràng không phát triển.D. Răng hàm tiêu biến. Câu 17: Cho các nhận định sau: (1) Làm khí khổng đóng mở tạo điều kiện cho CO2 và oxi khuếch tán vào và ra trong quá trình quang hợp và hô hấp; (2) Tạo độ cứng cho cây thân thảo; (3) Hạ nhiệt độ của lá cây khi trời nắng; (4) Tạo động lực đầu trên cho dòng mạch gỗ; (5) Giúp cây cân bằng nước. Số nhận xét đúng về vai trò của thoát hơi nước đối với thực vật là? A. 3.B. 2.C. 5.D. 4. Câu 18: Đối với thực vật, kali không có vai trò nào sau đây? A. Cấu tạo diệp lục. B. Hoạt hóa enzim. C. Điều khiển đóng mở khi khổng.D. Tạo áp suất thẩm thấu cho tế bào. Câu 19: Trong tự nhiên, quá trình liên kết N2 với H2 để hình thành NH3 nhờ hoạt động của nhóm vi sinh vật nào sau đây? A. Vi khuẩn cố định nitơ.B. Vi khuẩn phân giải chất hữu cơ. C. Vi khuẩn nitrat hóa.D. Vi khuẩn phản nitrat hóa. Câu 20: Ở thực vật cường độ quang hợp tăng tỉ lệ thuận với nồng độ CO2 trong ngưỡng nào sau đây? A. Nồng độ CO2 tăng đến điểm bù CO2. B. Nồng độ CO2 tăng trên trị số bão hòa. C. Khi nồng độ CO2 tăng đến bất kì ngưỡng nào. D. Nồng độ CO2 tăng đến trị số bão hòa. Câu 21: Trong quang hợp ở thực vật, những sản phẩm nào của pha sáng được sử dụng trong pha tối để tổng hợp chất hữu cơ? A. NADPH, O2. B. ATP, NADPH. C. ATP, NADPH, CO 2. D. ATP, O2. Câu 22: Vai trò nào sau đây không phải của quá trình quang hợp? A. Tổng hợp chất hữu cơ làm thức ăn cho mọi sinh vật trên trái đất.
  12. B. Biến đổi quang năng thành hóa năng tích lũy trong các hợp chất hữu cơ. C. Biến đổi chất hữu cơ thành nguồn năng lượng cung cấp cho mọi hoạt động sống. D. Điều hòa không khí, hạn chế kũ lụt, hạn hán, cung cấp nguồn dược liệu Câu 23: Nhận định nào sau đây đúng khi nói về hô hấp thực vật? A. Gồm 2 con đường là đường phân và lên men. B. Cơ quan hô hấp là rễ. C. Xảy ra mạnh ở hạt nảy mầm, hoa, quả đang sinh trưởng. D. Chỉ xảy ra vào ban đêm. Câu 24: Quá trình hô hấp sáng của thực vật C3 diễn ra trong điều kiện nào sau đây? A. Cường độ ánh sáng cao, lượng O2 cạn kiệt, CO2 tích lũy nhiều. B. Cường độ ánh sáng thấp, lượng O2 cạn kiệt, CO2 tích lũy nhiều. C. Cường độ ánh sáng thấp, lượng CO2 cạn kiệt, O2 tích lũy nhiều. D. Cường độ ánh sáng cao, lượng CO2 cạn kiệt, O2 tích lũy nhiều. Câu 25: Con đường hô hấp thực vật nào tạo nhiều năng lượng nhất? A. Lên men. B. Đường phân. C. Hô hấp hiếu khí. D. Hô hấp kị khí. Câu 26: Quá trình tiêu hóa trong ống tiêu hóa của người diễn ra theo trình tự nào sau đây? A. Miệng → ruột non → dạ dày → hầu → ruột già → hậu môn. B. Miệng → thực quản → dạ dày → ruột non → ruột già → hậu môn. C. Miệng → ruột non → thực quản → dạ dày → ruột già → hậu môn. D. Miệng → dạ dày → ruột non → thực quản → ruột già → hậu môn. Câu 27: Khi nói về tiêu hóa ở động vật, phát biểu nào sau đây đúng? A. Ở người, quá trình tiêu hóa hóa học chỉ diễn ra ở ruột non. B. Ở thỏ, quá trình tiêu hóa hóa học chỉ diễn ra ở manh tràng. C. Ở thủy tức, thức ăn chỉ được tiêu hóa ngoại bào. D. Ở động vật nhai lại, có xảy ra quá trình tiêu hóa sinh học. Câu 28: Các bộ phận nào của ống tiêu hóa ở người vừa diễn ra tiêu hóa cơ học, vừa diễn ra tiêu hóa hóa học?
  13. A. Miệng, dạ dày, ruột non. B. Miệng, thực quản, dạ dày. C.Thực quản, dạ dày, ruột non. D. Dạ dày, ruột non, ruột già. PHẦN TỰ LUẬN (3,0 điểm) Câu 1: (1,0 điểm) Trình bày quá trình tiêu hóa ở sứa. Câu 2: (1,0 điểm) Nêu cách bảo quản nông sản tại gia đình và địa phương em dựa trên sự hiểu biết về hô hấp ở thực vật. Câu 3: (0,5 điểm) Hiện nay, nhiều loại cây rau, hoa được con người trồng trong nhà có mái che dưới ánh sáng nhân tạo. Hãy trình bày những ưu điểm từ cách trồng này. Câu 4: (0,5 điểm) Ống tiêu hóa được cấu tạo từ nhiều bộ phận khác nhau có ý nghĩa như thế nào đối với chức năng tiêu hóa? HẾT
  14. ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (28 câu - 7,0 điểm): Mỗi câu đúng được 0,25đ. II. PHẦN TỰ LUẬN (3,0 điểm) Câu Nội dung Điểm hỏi - Sứa là động vật có túi tiêu hóa. Thức ăn được tiêu hóa ngoại bào và nội bào. 0,5 Câu 1 - Tiêu hóa ngoại bào: thức ăn được tiêu hóa nhờ enzim thủy phân trong lòng túi. 0,25 (1,0 - Tiêu hóa nội bào: thức ăn đang tiêu hóa dở dang trong lòng túi tiếp tục được tiêu hóa bên trong các tế bào 0,25 điểm) trên thành túi. - Phơi khô các loại hạt như ngô, lúa , một số loại cũ như sắn. 0,5 Câu 2 - Bảo quản kín hạt giống trong hủ sành, bịch nilon, gói trong giấy sau khi phơi khô. 0,5 (1,0 - Bảo quản lạnh các loại rau, củ quả trong tủ lạnh. điểm) Những ưu điểm từ cách trồng cây trong nhà có mái che dưới ánh sáng nhân tạo là: - Khắc phục các điều kiện bất lợi của môi trường. 0,5 - Cung cấp rau quả tươi cho con người vào cả mùa khắc nghiệt. Câu 3 - Sản xuất rau sạch. (0,5 - Nhân giống bằng phương pháp sinh dưỡng như nuôi cấy mô, tạo cành giâm trước khi đưa ra trồng ở ngoài điểm) thực địa. (HS có thể trình bày được những ưu điểm khác hợp lý GV vẫn cho điểm, 1 - 2 ưu điểm đúng được 0,25 điểm, 3 - 4 ưu điểm đúng được 0,5 điểm) Câu 4 Ống tiêu hóa phân thành những bộ phận khác nhau có tác dụng: (0,5 - Làm dịch tiêu hóa không bị pha loãng. 0,25 điểm) - Làm tăng hiệu quả tiêu hóa thức ăn. 0,25 Hết.