Kiểm tra học kì I - Môn: Sinh lớp 7 - Đề 1, 2

doc 7 trang hoaithuong97 6710
Bạn đang xem tài liệu "Kiểm tra học kì I - Môn: Sinh lớp 7 - Đề 1, 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • dockiem_tra_hoc_ki_i_mon_sinh_lop_7_de_1_2.doc

Nội dung text: Kiểm tra học kì I - Môn: Sinh lớp 7 - Đề 1, 2

  1. PHÒNG GD – ĐT NINH SƠN Tiết 36: KIỂM TRA HỌC KÌ I TRƯỜNG THCS TRẦN QUỐC TOẢN LỚP 7 - NĂM HỌC: 2020 – 2021 Môn: SINH Thời gian làm bài: 45 phút (không kể thời gian giao đề) I. KHUNG MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA Cấp độ Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cộng TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL Chủ đề ChươngI - Nhận biết được các Tính đa dạng, hình thái, Vận dụng kiến thức về vai Ngành đđ chung nhất của cấu tạo, hoạt động và đa trò của ngành ĐVNS với ĐVNS ngành. dạng về môi trường sống đời sống con người và tự (5 tiết) Mô tả được hình dạng, của ĐVNS. nhiên giải quyết một số cấu tạo và hoạt động vấn đề thực tế. sống của một số loài ĐVNS điển hình. Số câu 2 1 3câu Số điểm 0.5đ 1.5đ 2đ Tỉ lệ % 5% 15% 20% ChươngII Nêu được những đặc Mô tả được tính đa dạng Vận dụng kiến thức về vai Ngành điểm chung của ngành của ngành RK (số lượng trò của ngành RK đối với R.khoang RK. loài, hình thái cấu tạo, con người và sinh giới từ (3 tiết) hoạt động sống và môi đó đề ra biện pháp bảo vệ trường sống) ngành RK Số câu 1 1câu Số điểm 1đ 1đ Tỉ lệ % 10% 10% ChươngIII - Nêu được các đặc Hiểu được những nét cơ Vận dụng kiến thức về Các điểm chính của các bản về tác hại và cách đặc điểm sinh sản và phát N.giun ngành Giun. phòng chống một số loài triển của một số loài giun (9 tiết) - Mở rộng hiểu biết về giun kí sinh. kí sinh đề ra biện phòng các ngành Giun từ đó Phân biệt được hình dạnh giun kí sinh. thấy được tính đa dạng cấu tạo, các phương thức của các N.Giun. sống của một số đại diện -Biết mổ ĐVKXS ngành Giun dẹp. Số câu 5 2 1 1 9 câu Số điểm 1.25đ 0.5đ 0.25đ 1đ 3đ Tỉ lệ % 12.5% 5% 2.5% 10% 30% Chương IV Mô tả được cấu tạo, Nêu được tính đa dạng Hiểu được vai trò của Ngành đặc điểm sinh lí của của ngành TM qua các ngành TM đối với con thân mềm ĐD của ngành TM đại diện khác của ngành người, từ đó có những (5 tiết) này. hành động thiết thực để bảo vệ chúng. Số câu 1 1 1 3 Câu Số điểm 0.25đ 1đ 0.25đ 1.5đ Tỉ lệ % 2.5% 10% 2.5% 15% ChươngV Mô tả hình thái cấu tạo, Phân tích tập tính và vai vd kiến thức vào thực tế Ngành hoạt động sống của, tập trò của một số loài chân trong việc bv mùa màng chân tính của các đại diện khớp. khớp mỗi lớp.
  2. (6 tiết) Số câu 1 1 câu Số điểm 2.5đ 2.5đ Tỉ lệ % 25% 25% T. số câu 9 4 4 17 T.số điểm 3đ 4đ 3đ câu Tỉ lệ % 30% 40% 30% 10đ 100% Duyệt của hiệu trưởng Tổ CM Nhơn Sơn ngày 11 tháng 12 năm 2020 Người lập Trương Huỳnh Thảo Vi
  3. PHÒNG GD – ĐT NINH SƠN Tiết 36: KIỂM TRA HỌC KÌ I TRƯỜNG THCS TRẦN QUỐC TOẢN LỚP 7 - NĂM HỌC: 2020 – 2021 Mã đề Si101 Môn: SINH Thời gian làm bài: 45 phút (không kể thời gian giao đề) Đề 1 A Trắc nghiệm: (3 điểm) chọn đáp án đúng nhất: Câu 1. Nơi kí sinh của trùng kiết lị là A. phổi người. B. máu người.C. ruột người.D. gan động vật. Câu 2. Ý kiến nào sau đây là đúng? A. Đỉa sống ở nước lợ ký sinh.B. Giun đất sống nơi đất khô ráo, cố định. C. Giun đỏ sống ao, hồ di chuyển.D. Rươi sống nước lợ tự do. Câu 3. Trong các nhóm động vật sau, nhóm nào thuộc ngành giun tròn? A. Giun kim, giun móc câu, giun đất.B. Giun đũa, giun kim, giun đất. C. Giun đỏ, giun kim, giun quế. D. Giun chỉ, giun đũa, giun kim. Câu 4. Nơi kí sinh của giun kim là A. ruột non. B. ruột già. C. dạ dày. D. tá tràng. Câu 5. Đặc điểm cấu tạo và hoạt động sống của nhóm ĐVNS kí sinh giúp chúng thích nghi với lối sống kí sinh là: A. Cơ quan di chuyển thường tiêu giảm, dị dưỡng, sinh sản vô tính với tốc độ nhanh. B. Cơ quan di chuyển thường phát triển, tự dưỡng, sinh sản vô tính với tốc độ nhanh. C. Cơ quan di chuyển thường tiêu giảm, tự dưỡng, sinh sản vô tính với tốc độ nhanh. D. Cơ quan di chuyển thường phát triển, dị dưỡng, sinh sản vô tính với tốc độ nhanh Câu 6. Loài nào sau đây gây bệnh phù chân voi? A. Giun kim.B. Giun đất. C. Giun chỉ. D. Giun rễ lúa. Câu 7. Các lớp vỏ của trai sông cấu tạo theo thứ tự từ ngoài vào trong là: A. Lớp xà cừ, lớp sừng, lớp đá vôi.B. Lớp sừng, lớp đá vôi, lớp xà cừ. C. Lớp đá vôi, lớp xà cừ, lớp sừng. D. Lớp xà cừ, lớp đá vôi, lớp sừng. Câu 8. Trai sông không sống được trong nước máy vì nguyên nhân nào sau đây? A. Nước máy có chất clo và không có thức ăn cho chúng. B. Nước máy quá sạch mà trai chỉ sống được ở những nơi ô nhiễm. C. Nước máy quá trong mà trai chỉ sống được ở những nơi nước đục D. Nước máy có chất clo nên trai bị ngộ độc. Câu 9. Thói quen mút tay của trẻ con làm trẻ có nguy cơ bị loài nào sau đây kí sinh? A. Giun rễ lúa. B. Giun móc. C. Giun chỉ. D. Giun kim. Câu 10. Để phòng giun chỉ kí sinh chúng ta sử dụng biện pháp nào sau đây? A. Không cho muỗi tiếp xúc với người. B. Ăn chín uống sôi. C. Không đi chân đất. D. Đi vệ sinh đúng nơi quy định. Câu 11. Sán lá máu xâm nhập vào cơ thể người qua con đường nào sau đây? A. Qua đường tiêu hóa. B. Qua đường máu. C. Qua da rồi vào máu. D. Qua đường hô hấp. Câu 12. Chúng ta có nguy cơ bị loài giun dẹp nào sau đây kí sinh khi ăn nem chua? A. Sán bã trầu.B. Sán lá gan. C. Sán lông.D. Sán dây. B. Tự luận: (7 điểm) Câu 13. (1đ) Mực và Trai sông thuộc ngành nào? Dù cùng một ngành nhưng mực và trai lại có lối sống khác nhau, đó là những lối sống gì? Mực có đặc điểm gì giúp chúng bơi nhanh? Câu 14. (2.5đ) Phân tích các bước bắt mồi và tiêu hóa mồi trong tập tính bắt mồi của nhện. Theo em những con nhện nhà có hại hay có lợi? Vì sao? Câu 15. (1.5điểm) Nêu một số bệnh thường gặp ở Việt Nam do ĐVNS gây ra. Chúng xâm nhiễm vào cơ thể người qua những con đường nào? Em hãy đề ra một số biện pháp để phòng bệnh. Câu 16. (1 điểm) Sán lá máu thuộc ngành nào? Xâm nhập vào cơ thể người qua con đường nào? Các em có cách gì để phòng tránh sán lá máu xâm nhập và kí sinh cơ thể?
  4. Câu 17. (1 điểm) Thủy tức có lối sống tự do còn San hô lại có lối sống cố định nhưng vì sao chúng lại được xếp vào chung một ngành Ruột khoang?
  5. PHÒNG GD – ĐT NINH SƠN Tiết 36: KIỂM TRA HỌC KÌ I TRƯỜNG THCS TRẦN QUỐC TOẢN LỚP 7 - NĂM HỌC: 2020 – 2021 Mã đề Si101 Môn: SINH Thời gian làm bài: 45 phút (không kể thời gian giao đề) Đáp án đề 1 T.Nghiệm 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Đáp án C D D B A C B A D A C D Điểm 0.25đ 0.25đ 0.25đ 0.25đ 0.25đ 0.25đ 0.25đ 0.25đ 0.25đ 0.25đ 0.25đ 0.25đ Nội dung đáp án tự luận Điểm Câu 9: 1đ - Mực và trai sông thuộc ngành thân mềm. 0.25đ - Mực có lối sống là bơi lội tự do – Trai có lối sống vùi lấp 0.25đ - Những đặc điểm giúp mực di chuyển nhanh: + Cơ quan di chuyển phát triển. 0.25đ + Vỏ tiêu giảm. 0.25đ Câu 10: 2.5đ - Nhện ngoặm chặt mồi, chích nọc độc 0.25đ làm tê liệt con mồi để chúng không có cơ hội tẩu thoát 0.25đ - Tiết dịch tiêu hóa vào cơ thể mồi 0.25đ tiêu hóa con mồi. 0.25đ - Treo rồi trói chặt con mồi vào lưới để một thời gian. 0.25đ để đủ thời gian chuyển cơ thể mồi thành dạng chất lỏng. 0.25đ - Hút dịch lỏng từ con mồi 0.25đ lúc này phần thịt bên trong cơ thể mồi đã chuyển thành dạng lỏng nên nhện 0.25đ dễ dàng hút lấy thức ăn. * Nhện nhà vừa có lợi vừa có hại 0.25đ Vì chúng tiêu diệt sinh vật gây hại như muỗi, ruồi nhưng chúng giăng tơ nhện 0.25đ làm mất mỹ quan cho ngôi nhà. Câu 11 1.5đ - Những bệnh thường gặp do ĐVNS gây ra: bệnh sốt rét, bệnh kiết lị 0.25đ - Con đường lây nhiễm: do muỗi đốt hoặc đường tiêu hóa 0.25đ - Biện pháp phòng bệnh: + Bệnh sốt rét: phát quang bụi rậm, lấp ao tù nước động, không cho muỗi tiếp 0.5đ xúc với người. + Bệnh kiết lị: vệ sinh ăn uống (ăn chín uống sôi), vệ sinh cá nhân (rửa tay 0.5đ trước khi ăn), vệ sinh nhà của sạch sẽ thoáng mát (hs có thể trả lời khác, nếu phù hợp vẫn cho điểm) Câu 16: 1đ - Sán lá máu thuộc ngành giun dẹp, chúng thường sống trong nước ô nhiễm 0.5đ nên khi ta tiếp xúc với nước ô nhiễm chúng sẽ xâm nhập vào cơ thể qua da rồi vào máu - Cách phòng bệnh: không tiếp xúc với nước bẩn bằng nhiều cách (hs tự nêu) 0.5đ như không đi chân đất, đi ủng khi cần phải qua những vùng nước ô nhiễm, không sử dụng nguồn nước ô nhiễm để vệ sinh cá nhân Câu 17: Vì chúng có nhiều đặc điểm giống nhau, như: 0.25đ - Cơ thể đối xứng tỏa tròn. 0.25đ - Dị dưỡng 0.25đ - Sống tập đoàn hoặc đơn độc 0.25đ
  6. PHÒNG GD – ĐT NINH SƠN Tiết 36: KIỂM TRA HỌC KÌ I TRƯỜNG THCS TRẦN QUỐC TOẢN LỚP 7 - NĂM HỌC: 2020 – 2021 (Mã đề Si201) Môn: SINH Thời gian làm bài: 45 phút (không kể thời gian giao đề) Đề thi: A Trắc nghiệm: (3 điểm) chọn đáp án đúng nhất: Câu 1. Nơi kí sinh của trùng sốt rét là A. phổi người B. ruột động vật. C. máu người D. gan động vật Câu 2.Trong những loài sau đây loài nào có khả năng tái sinh? A. Giun đấtB. Sán lá ganC. Giun đũaD. Đĩa Câu 3. Trong các nhóm động vật sau , nhóm nào thuộc ngành giun đốt? A. Giun chỉ, giun đũa, giun kim. B. Giun đỏ, giun quế, giun đất. C. Giun đỏ, giun kim, giun đất. D. Giun đũa, giun kim, giun đất. Câu 4. Nơi kí sinh của giun tóc là A. ruột non. B. ruột già. C. dạ dày. D. tá tràng. Câu 5. Để lấy được mẫu nước có trùng roi xanh ta nên lấy mẫu ở khu vực nào sau đây? A. Mặt nước ao hồ.B. Dưới đáy bùn.C. Nước biển. D. Nước ruộng. Câu 6. Loài nào sau đây làm cho đất màu mỡ, tơi xốp? A. Giun kim.B. Giun chỉ. C. Giun đất. D. Giun rễ lúa. Câu 7. Các lớp vỏ của trai sông cấu tạo theo thứ tự từ trong ra ngoài là: A. Lớp xà cừ, lớp sừng, lớp đá vôi.B. Lớp xà cừ, lớp đá vôi, lớp sừng. C. Lớp đá vôi, lớp xà cừ, lớp sừng. D. Lớp sừng, lớp đá vôi, lớp xà cừ. Câu 8. Cơ quan hô hấp của trai sông là A. mang.B. da. C. phổi. D. ống khí. Câu 9. Khi đi chân trần qua những vùng nước ô nhiễm chúng ta có nguy cơ bị loài nào sau đây kí sinh? A. Sán lông. B. Sán lá gan. C. Sán dây. D. Sán lá máu. Câu 10. Để phòng bệnh phù chân voi chúng ta sử dụng biện pháp nào sau đây? A. Không cho muỗi tiếp xúc với người. B. Ăn chín uống sôi. C. Không đi chân đất. D. Đi vệ sinh đúng nơi quy định. Câu 11. Sán dây lây nhiễm qua con đường nào sau đây? A. Qua đường máu. B. Qua da rồi vào máu. C. Qua đường tiêu hóa. D. Qua đường hô hấp. Câu 12. Chúng ta có nguy cơ bị loài giun dẹp nào sau đây kí sinh khi ăn những loại rau thủy sinh? A. Sán chó.B. Sán lá máu. C. Sán lông.D. Sán lá gan. B. Tự luận: (7 điểm) Câu 13. (1 điểm) Hãy kể tên một số loài trong ngành thân mềm có cách di chuyển nhanh mà em biết. Chúng có những đặc điểm cấu tạo gì khác so với những loài cùng ngành di chuyển chậm chạp? Câu 14. (2.5 điểm) Phân tích các bước bắt mồi và tiêu hóa mồi trong tập tính bắt mồi của nhện. Theo em những con nhện nhà có hại hay có lợi? Vì sao? Câu 15. (1.5điểm) Vì sao dịch sốt rét hay bùng phát ở miền núi? Để phòng tránh bệt sốt rét cho bản thân và cộng đồng, ta có những biện pháp gì? Câu 16. (1 điểm) Trình bày vòng đời của giun đũa bằng sơ đồ. Câu 17. (1 điểm) Nêu đặc điểm chung của ngành Ruột khoang. Vì sao nói ngành ruột khoang có vai trò quan trọng đối với hệ sinh thái biển?
  7. PHÒNG GD – ĐT NINH SƠN Tiết 36: KIỂM TRA HỌC KÌ I TRƯỜNG THCS TRẦN QUỐC TOẢN LỚP 7 - NĂM HỌC: 2020 – 2021 (Mã đề Si201) Môn: SINH Thời gian làm bài: 45 phút (không kể thời gian giao đề) Đáp án: T.Nghiệm 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Đáp án C D B B A C B A D A C D Điểm 0.25đ 0.25đ 0.25đ 0.25đ 0.25đ 0.25đ 0.25đ 0.25đ 0.25đ 0.25đ 0.25đ 0.25đ Nội dung đáp án tự luận Điểm Câu 9: 1đ - Một số đại diện: mực, bạch tuộc 0.25đ - Những đặc điểm khác với những loài di chuyển chậm cùng ngành là: + Cơ quan di chuyển phát triển. 0,25đ + Giác quan phát triển 0.25đ + Vỏ tiêu giảm. 0.25đ Câu 10: 2.5đ - Nhện ngoặm chặt mồi, chích nọc độc 0.25đ làm tê liệt con mồi để chúng không có cơ hội tẩu thoát 0.25đ - Tiết dịch tiêu hóa vào cơ thể mồi 0.25đ tiêu hóa con mồi. 0.25đ - Treo rồi trói chặt con mồi vào lưới để một thời gian. 0.25đ để đủ thời gian chuyển cơ thể mồi thành dạng chất lỏng. 0.25đ - Hút dịch lỏng từ con mồi 0.25đ lúc này phần thịt bên trong cơ thể mồi đã chuyển thành dạng lỏng nên nhện 0.25đ dễ dàng hút lấy thức ăn. * Nhện nhà vừa có lợi vừa có hại 0.25đ Vì chúng tiêu diệt sinh vật gây hại như muỗi, ruồi nhưng chúng giăng tơ nhện 0.25đ làm mất mỹ quan cho ngôi nhà. Câu 11 1.5đ Nguyên nhân: + Môi trường nhiều cây cối um tùm (nơi muỗi trú ẩn), nhiều ao tù nước 0.25đ động (nơi muỗi sinh sản). + Ý thức phòng và trị bệnh của người dân chưa cao. 0.25đ + Nơi sống của người dân cách xa cơ sở y tế. 0.25đ Biện pháp: + Hạn chế môi trường sống và sinh sản của muỗi (phát quang bụi rậm, lấp 0.25đ ao tù nước động). + Không để muỗi tiếp xúc với người (ngủ màng, bôi kem chống muỗi ) 0.25đ + Tăng cường công tác tuyên truyền. 0.25đ (HS có thể lựa chọn câu trả lời khác, nếu phù hợp vẫn cho điểm) Câu 16: 1đ Giun đũa đẻ trứng ra ngoài gặp ẩm ấu trùng trong trứng thức ăn sống (ruột non)  máu, phổi, gan, tim  Ruột non (ấu trùng) Câu 17 1đ - Cơ thể đối xứng tỏa tròn. 0.25đ - Dị dưỡng. 0.25đ - Sống đơn độc hoặc tập đoàn 0.25đ * Vì chúng tạo các điều kiện sống và môi trường sống cho nhiều loài sinh vật. 0.25đ