Kiểm tra chương III môn Toán 7

doc 3 trang mainguyen 7380
Bạn đang xem tài liệu "Kiểm tra chương III môn Toán 7", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • dockiem_tra_chuong_iii_mon_toan_7.doc

Nội dung text: Kiểm tra chương III môn Toán 7

  1. TRƯỜNG THCS Họ và tên: KIỂM TRA CHƯƠNG III Lớp: . Môn: Toán 7 Điểm Lời phê của giáo viên I/ TRẮC NGHIỆM (5 điểm) Bài 1 Điểm kiểm tra môn toán của 20 học sinh được liệt kê trong bảng sau: 8 9 7 10 5 7 8 7 9 8 6 7 9 6 4 10 7 9 7 8 Hãy chọn chữ cái in hoa đứng trước kết quả đúng ghi vào giấy làm bài 1) Số các giá trị của dấu hiệu phải tìm là A. 10 B. 7 C. 20 D. 12 2) Số các giá trị khác nhau của dấu hiệu là: A. 7 B. 10 C. 20 D. 8 3) Tần số của học sinh có điểm 10 là: A. 5 B. 4 C. 3 D. 2 4) Tần số học sinh có điểm 7 là: A. 7 B. 6 C. 8 D. 5 5) Mốt của dấu hiệu là: A. 6 B. 7 C. 5 D. 8 6) Số trung bình cộng là: A. 7,55 B. 8,25 C. 7,82 D.7,65 Bài 2. Số cân nặng của 20 HS (làm tròn đến kg) trong một lớp được ghi lại như sau: Số cân nặng (x) 28 30 31 32 36 45 Tần số (n) 3 3 5 6 2 1 N = 20 1) Dấu hiệu điều tra ở đây là: A. Số cân nặng của mỗi học sinh trong 1 lớp B. Một lớp C. Số cân nặng của 20 học sinh D. Mỗi học sinh 2) Số các giá trị của dấu hiệu là: A. 6 B. 202 C. 20 D. 3 3) Mốt của dấu hiệu là:: A. 45 B. 6 C. 31 D. 32 4) Số các giá trị khác nhau của dấu hiệu là: A. 20 B. 6 C. 28; 30; 31; 32; 36; 45 D. 32 II. TỰ LUẬN ( 5 điểm) Bài 1: (4 điểm). Thời gian giải xong một bài toán (tính bằng phút) của mỗi học sinh lớp 7 được ghi lại ở bảng sau: 10 13 15 10 13 15 17 17 15 13 15 17 15 17 10 17 17 15 13 15 a/ Dấu hiệu ở đây là gì? Số các giá trị khác nhau là bao nhiêu? b/ Lập bảng “tần số” và tính số trung binh cộng c/ Tìm mốt của dấu hiệu và nêu nhận xét d/ Vẽ biểu đồ đoạn thẳng. Bài 2: (1 điểm). Điểm kiểm tra “1 tiết” môn toán của một “tổ học sinh” được ghi lại ở bảng “tần số” sau: Điểm (x) 5 6 9 10 Tần số (n) 2 n 2 1 Biết điểm trung bình cộng bằng 6,8. Hãy tìm giá trị của n.
  2. TRƯỜNG THCS Họ và tên: KIỂM TRA CHƯƠNG III Lớp: . Môn: Toán 7 Điểm Lời phê của giáo viên I/ TRẮC NGHIỆM (5 điểm) Bài 1. Điều tra số giấy vụn thu được của các lớp ở trường A được ghi lại bảng sau (đơn vị tính là kilogam): 58 60 57 60 61 61 57 58 61 60 58 57 1) Bảng trên được gọi là: A. Bảng “tần số” B. Bảng “phân phối thực nghiệm” C. Bảng thống kê số liệu ban đầu C. Bảng dấu hiệu. 2) Đơn vị điều tra ở đây là: A. 12 B. Trường THCS A C. Số giấy vụn thu được D. Một lớp học của trường THCS A 3) Số các giá trị khác nhau là: A. 4 B. 57; 58; 60 C. 12 D. 57; 58; 60; 61 4) Số trung bình cộng là: A. 57 B. 58 C. 59 D.60 Bài 2.Theo dõi thời gian làm 1 bài toán ( tính bằng phút ) của 40 HS, thầy giáo lập được bảng sau : Thời gian (x) 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Tần số ( n) 6 3 4 2 7 5 5 7 1 N= 40 1. Mốt của dấu hiệu là : A. 7 B. 9 ; 10 C. 8 ; 11 D. 12 2. Số các giá trị của dấu hiệu là : A. 12 B. 40 C. 9 D. 8 3. Tần số 3 là của giá trị: A. 9 B. 10 C. 5 D. 3 4. Tần số học sinh làm bài trong 10 phút là : A. 6 B. 9 C. 5 D. 7 5. Số các giá trị khác nhau của dấu hiệu là : A. 40 B. 12 C. 8 D. 9 6. Tổng các tần số của dấu hiệu là : A. 40 B. 12 C. 8 D. 10 II. TỰ LUẬN (5 điểm) Bài 1: (4 điểm). Thời gian giải xong một bài toán (tính bằng phút) của mỗi học sinh lớp 7 được ghi lại ở bảng sau: 10 13 15 15 13 15 17 17 10 13 15 17 15 17 10 17 15 15 13 15 a/ Dấu hiệu ở đây là gì? Số các giá trị khác nhau là bao nhiêu? b/ Lập bảng “tần số” và tìm mốt của dấu hiệu. c/ Tính số trung bình cộng d/ Vẽ biểu đồ đoạn thẳng. Bài 2: (1 điểm). Điểm kiểm tra “1 tiết” môn toán của một “tổ học sinh” được ghi lại ở bảng “tần số” sau: Điểm (x) 5 6 9 10 Tần số (n) 2 5 n 1 Biết điểm trung bình cộng bằng 6,8. Hãy tìm giá trị của n.