Hội thi giáo viên dạy giỏi bậc THPT - Môn thi: Hóa Học

doc 1 trang hoaithuong97 4010
Bạn đang xem tài liệu "Hội thi giáo viên dạy giỏi bậc THPT - Môn thi: Hóa Học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • dochoi_thi_giao_vien_day_gioi_bac_thpt_mon_thi_hoa_hoc.doc

Nội dung text: Hội thi giáo viên dạy giỏi bậc THPT - Môn thi: Hóa Học

  1. SỞ GD&ĐT NGHỆ AN HỘI THI GIÁO VIÊN DẠY GIỎI BẬC THPT CHU KỲ 2011 – 2015 Đề thi chính thức Môn thi: HÓA HỌC Thời gian làm bài 180 phút ( Không kể thời gian giao đề) Câu 1. (5,0 điểm) Anh (chị) hãy nêu: 1. Vắn tắt các khâu cơ bản và các cấp độ tư duy trong khi thiết kế ma trận đề kiểm tra ? 2. Chuẩn kiến thức kỹ năng khi dạy phần Axit nitric trong bài: Axit nitric và muối nitrat (SGK Hóa học 11 nâng cao ). Câu 2. Anh (chị) hãy giải các bài tập sau: Bài 1: (3,5điểm) 1. Trình bày phương pháp cân bằng các phương trình hóa học sau theo phương pháp thăng bằng electron. Cr2S3 Mn(NO3 )2 K2CO3 K2CrO4 K2SO4 K2MnO4 NO CO2 FeSO4 KMnO4 H2O 2. Có bốn hợp chất thơm C6H5-OH, C6H6, C6H5-CH3, C6H5-NO2 với các tính chất sau: Chất phản ứng C6H5-OH C6H6 C6H5-CH3 C6H5-NO2 Nước Br2 Có phản ứng Không phản ứng Không phản ứng Không phản ứng Phản ứng ở 0oC Chỉ phản ứng khi Br /Fe Có phản ứng Có phản ứng 2 không cần Fe đun nóng HNO /H SO Phản ứng với cả Có phản ứng không Chỉ phản ứng khi 3đặc 2 4 đặc Có phản ứng HNO3 loãng cần H2SO4 đun nóng Hãy sắp xếp các chất theo thứ tự tăng dần về khả năng tham gia phản ứng thế ở vòng benzen. Giải thích ảnh hưởng của các nhóm thế đến khả năng đó ? Bài 2: (6,5điểm) 1. Hỗn hợp X gồm 2 anđêhit đơn chức. Cho 13,48g X tác dụng hoàn toàn với AgNO 3 dư trong 0 dung dịch NH3 thì thu được 133,04g kết tủa. Mặt khác cho 13,48g X tác dụng hết với H 2(Ni, t ) thu được hỗn hợp Y. Cho Y tác dụng với Na dư thu được 3,472 lít H 2 (đktc). Hãy xác định công thức cấu tạo và % khối lượng của mỗi anđêhit trong hỗn hợp X. 2. Nung 12,12g một muối A thu được sản phẩm khí và 2,4g một hợp chất rắn không tan trong nước. Nếu cho toàn bộ sản phẩm khí trên hấp thụ vào 100g dung dịch NaOH 3,6% ở điều kiện xác định thì vừa đủ và thu được dung dịch chứa một muối có nồng độ 6,972%. Tìm công thức A. 3. Cho 14,4g hỗn hợp Fe, Mg, Cu (số mol mỗi kim loại bằng nhau) tác dụng hết với dung dịch HNO3 thu được dung dịch X và 2,688 lít (đktc) hỗn hợp gồm 4 khí N 2, NO, N2O, NO2 trong đó 2 khí N2 và NO2 có số mol bằng nhau. Cô cạn cẩn thận dung dịch X thu được 58,8g muối khan. Tìm số mol HNO3 đã phản ứng. Câu 3: (5.0 điểm) 1. Anh (chị) hãy trình bày cách tiến hành thí nghiệm điều chế etilen trong phòng thí nghiệm? (không cần vẽ hình). Khí etilen sinh ra có thể lẫn những tạp chất gì ? Giải thích bằng phản ứng hóa học. Nêu cách loại bỏ các tạp chất đó ? (Có trình bày bằng hình vẽ) 2. Khi tiến hành thí nghiệm 1 – Bài 6 (SGK Hóa học 12 nâng cao): Phản ứng của nhôm với dung dịch CuSO4, hai học sinh tiến hành như sau: Học sinh 1: Đánh sạch lá nhôm bằng giấy ráp rồi nhúng ngay vào dung dịch CuSO4 bão hòa. Học sinh 2:Nhúng lá nhôm chưa đánh giấy ráp vào dung dịch CuSO4 bão hòa. Theo anh (chị) hai học sinh trên quan sát được hiện tượng như thế nào, tại sao? Cho H = 1, C = 12, N = 14, O = 16, Mg = 24, Fe = 54, Cu = 64, Ag = 108 Hết Họ và tên : .Số báo danh