Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 4 - Chương trình học kì 1 - Phan Thị Mỹ Hằng

doc 279 trang Hùng Thuận 4130
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 4 - Chương trình học kì 1 - Phan Thị Mỹ Hằng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_cac_mon_lop_4_chuong_trinh_hoc_ki_1_phan_th.doc

Nội dung text: Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 4 - Chương trình học kì 1 - Phan Thị Mỹ Hằng

  1. Giáo án lớp 4 Năm học 2008 - 2009 = 50 : 5 = 15 : 5 + 35 : 5 = 10 = 3 + 7 = 10 . Tương tự với những bài tiếp theo và bài2. Bài 3: HS nêu đề toán sau đó làm bài, chấm ,chữa Bài giải Số nhóm HS của lớp 4A có là: 32 : 4 = 8 (nhóm ) Số nhóm HS của lớp 4B có là: 28 : 4 = 7 (nhóm ) Số nhóm HS của lớp 4A và lớp 4B có là: 8 + 7 = 15 (nhóm) Đáp số : 15 nhóm C.GV chấm bài, nhận xét, dặn dò: Khoa học Một số cách làm sạch nước I. Mục tiêu : Sau bài học hs biết xử lí thông tin để : - Kể một số cách làm sạch nước và tác dụng của từng cách. - Nêu được tác dụng của từng giai đoạn trong cách lọc nước đơn giản và sản xuất nước sạch của nhà máy nước . - Hiểu được sự cần thiết phải đun sôi trước khi uống. II.Đồ dùng dạy học : -Tranh minh hoạ nội dung bài đọc trong - Phiếu học tập. III.Hoạt động dạy học : 1.Bài cũ:Đọc lại những điều cần biết bài học trước 2.Bài mới: HĐ1: Tìm hiểu một số cách làm sạch nước. - HS thảo luận N2 – Sau đó đại diện các nhóm trả lời: ? Kể ra một số cách làm sạch nớc mà gia đình và địa phương bạn đã sử dụng ? Thông thường có ba cách làm sạch nước: a. Lọc nước: - Bằng giấy lọc,bông , lót ở phễu. - Bằng sỏi ,cát ,than ,củi , đối với bể lọc. *Tác dụng : Tách các chất không bị hoà tan ra khỏi nớc . b. Khử trùng nước : - Để diệt vi khuẩn người ta có thể pha vào nước những chất khử trùng như nước Gia ven Tuy nhiên , chất này thường làm nước có mùi hắc . c. Đun sôi : - Đun nước cho tới khi sôi để thêm chừng mười phút phần lớn vi khẩn chết hết Nước bốc hơi mạnh, mùi thuốc khử trùng cũng hết. ? Kể tên cách làm sạch nước và tác dụng của từng cách . HĐ2: Thực hành lọc nước: - GV chia nhóm và hớng dẫn các nhóm làm thực hành và thảo luận theo các bước trong SGK trang 56 . - HS thực hành theo nhóm. 215 Người thực hiện: Phan Thị Mỹ Hằng
  2. Giáo án lớp 4 Năm học 2008 - 2009 - Đại diện các nhóm trình bày. Kết luận : Nguyên tắc chung của lọc nước đơn giản: -Than củi có tác dụng lọc , hấp thụ các chất lạ và màu trong nước. - Cát , sỏi có tác dụng lọc những chất không hoà tan. Kết quả : Nước đục trở thành nước trong HĐ3: Tìm hiểu quy trình sản xuất nước sạch: Làm việc theo nhóm : HS đọc các thông tin trong SGK trang 57 vầ trả lời câu hỏi vào phiếu học tập: GV chia nhóm và hướng dẫn các nhóm làm thực hành và thảo luận theo các bước trong sgk trang 57. HS thực hành theo nhóm. Đại diện các nhóm trình bày - GV chữa . Các giai đoạn của dây chuyền sản xuất nước sạch : 1. Trạm bơm đợt 1. 2.Dàn hở sắt , bể lắng. 3. Bể lọc. 4.Sát trùng. 5. Bể chứa. 6.Trạm bơm đợt 2. GV kết luận quy trình sản xuất nước sạch của nhà mày nước. HĐ4: Thảo luận về sự cần thiết phải đun sôi nước uống : - GV nêu các câu hỏi cho HS thảo luận: ? Nước đã được làm sạch bằng cách cách trên đã uống được chưa ?Tại sao ? ? Muốn có nước uống được chúng ta cầ phải làm gì ?Tại sao ? HS trả lời GV nhận xét và kết luận: 3.Củng cố – dặn dò: Chính tả (nghe –viết) Chiếc áo búp bê I. Mục tiêu : Nghe viết đúng chính tả ,trình bày đúng đoạn văn : Chiếc áo búp bê . Luyện viết đúng những tiếng có vần,âm dễ lẫn :s/x và ât / ôc. II.Đồ dùng dạy học : Ba tờ phiếu phô tô phóng tồ nội dung bài tập 2a để HS các nhóm thi tiếp sức . III.Hoạt động dạy học: 1. Bài cũ : GV đọc cho hai HS lên bảng viết ở bảng lớn còn cả lớp làm vào bảng con. Lỏng lẻo , nóng nảy, nợ nần. 2. Bài mới : HĐ1.Hướng dẫn HS nghe.viết : GV đọc bài : Chiếc áo búp bê. HS đọc thầm đoạn văn .Cho biết nội dung đoạn văn ? “ Tả chiếc áo búp bê xinh xắn .Một bạn nhỏ đã may áo cho búp bê của mình với biết bao tình yêu thương. ” GV nhắc các em những từ thường viết sai ,cách trình bày . GV đọc bài cho HS viết. Chấm một số bài ,chữa lỗi. 216 Người thực hiện: Phan Thị Mỹ Hằng
  3. Giáo án lớp 4 Năm học 2008 - 2009 HĐ2. HS làm bài tập : - HS làm bài tập 2a: HS đọc thầm đoạn văn ,suy nghĩ làm bài tập vào vở. - GV dán 3 tờ phiếu lên bảng .HS các nhóm thi tiếp sức điền chữ . xinh xinh ,trong xóm , xúm xít , màu xanh , ngôi sao , khẩu súng ,sờ , “xinh nhỉ ? ,nó sợ. - HS đọc lại các đoạn văn đã điền hoàn chỉnh. Bài 3b: Tính từ có chứa vần : ât / ôc - Chân thật , thật thà , vất vả , tất tả , tất bật , chật chội , chật vật , - Lấc cấc , xất xược , lấc láo , xấc láo , 3.Củng cố ,dặn dò Luyện toán (Đối tượng3) Ôn luyện chia một một tổng cho một số I.Mục tiêu: Giúp HS: - Củng cố tính chất 1 tổng chia cho 1 số. Thông qua BT HS tự phát hiện tính chất 1 hiệu chia cho 1 số. - Vận dụng tính chất vào tính toán. II.Hoạt động dạy học: HĐ1. Ôn lại lí thuyết HĐ2. Luyện tập: Bài 1: GV nêu yêu cầu của bài – hướng dẫn HS làm bài – Gọi HS lên làm bảng phụ cả lớp làm vào vở. Chữa bài. Tính bằng 2 cách a,(25 + 45) : 5 = 70 :5 = 14 (25 +45) : 5 = 25: 5 + 45: 5 = 5 + 9 = 14 b,24 :6 + 36 : 6 = 4 + 6 = 10 24 :6 + 36 :6 = (24 + 36 ) :6 = 60 :6 =10 Bài 2:Cho HS tự nêu tóm tắt bài toán rồi làm bài vào vở. C1 Lớp 4a có số nhóm là: 28:4 = 7(nhóm) Lớp 4a có số nhóm là: 32: 4 = 8 (nhóm) Cả 2 lớp có số nhóm là: 7+ 8 = 15 (nhóm) Đáp số :15 nhóm C2: Cả 2 lớp có số nhóm là: (28 : 4)+ (32:4) =15 (nhóm) Đáp số: 15 nhóm 217 Người thực hiện: Phan Thị Mỹ Hằng
  4. Giáo án lớp 4 Năm học 2008 - 2009 Bài3. a.Tương tự bài 1b. HS làm bài 3b, 3c rồi rút ra quy tắc, tính chất. HS nêu miệng. Thứ 3 ngày 2 tháng 12 năm 2008 Đạo đức Biết ơn thầy ,cô giáo I.Mục tiêu: Giúp HS có khả năng: 1. Hiểu: - Công lao của các thầy giáo,cô giáo đối với HS. - HS phải kính trọng,biết ơn,thầy cô giáo. 2 Biết bày tỏ sự kính trọng ,biết ơn thầy cô giáo. II.Hoạt động dạy học: HĐ1: Xử lí tình huống (trang 20;21SGK) - GV nêu tình huống – HS dự đoán cách ứng xử có thể xẩy ra . - HS chọn cách ứng xử và trình bày lí do cách lựa chọn. -Thảo luận lớp về cách ứng xử. GV kết luận : các thầy giáo,cô giáo đã dạy dỗ các em biết nhiều điều hay,điều tốt . Do đó các em phải biết kính trọng các thầy giáo,cô giáo. HĐ2 : Thảo luận theo nhóm 3 (bài tập 1 ) - GV yêu cầu từng nhóm HS làm bài,từng nhóm HS thảo luận. - Đại diện các nhóm lên chữa bài - các nhóm khác nhận xét bổ sung. - GV nhận xét và đa ra phơng án đúng: Các tranh 1;2;4 thể hiện thái độ kính trọng và biết ơn các thầy giáo ,cô giáo. HĐ3: Thảo luận nhóm 4: (Bài tập 2 SGK ) - G V chia HS thành nhóm,mỗi nhóm nhận một băng chữ viết tên một việc làm trong bài tập 2. Từng nhóm thảo luận và ghi kết quả thảo luận vào tờ giấy. Từng nhóm lên gián băng giấy đã nhận theo hai cột: Biết ơn hay không biết ơn. Các nhóm khác góp ý kiến bổ sung. GV kết luận : - Có nhiều cách thể hiện lòng biết ơn đới với các thầy giáo,cô giáo: a ;b;c;d;đ;e;g là những việc làm thể hiện lòng biết ơn các thầy giáo,cô giáo. GV mời một – hai HS đọc mục ghi nhớ SGK . HĐ nối tiếp : -Viết,vẽ,dựng về chủ đề bài học (Bài tập 4 sgk ) - Suư tầm các bài hát,bài thơ,ca dao,tục ngữ ca ngợi công lao các thầy giáo,cô giáo . 3.Dặn dò: Toán Chia cho số có một chữ số I.Mục tiêu :Giúp HS Rèn luyện kĩ năng chia cho số có một chữ số . HS vận dụng kiến thức đã học vào làm các bài tập. II.Hoạt động dạy học: 1.Bài cũ:Nêu quy tắc muốn chia một tổng cho một số 2.Bài mới: a. Giới thiệu bài: b. Tìm hiểu nội dung bài. HĐ1.Trường hợp chia hết 218 Người thực hiện: Phan Thị Mỹ Hằng
  5. Giáo án lớp 4 Năm học 2008 - 2009 128472 :6 =? HS đặt tính rồi tính từ phải sang trái 128472 6 08 21412 04 07 12 0 Vậy 128472 : 6 = 21412 (Đây là bài toán chia hết) HĐ2.Trường hợp chia có dư 230859 : 5 = ? HS đặt tính rồi tính từ phải sang trái 230859 5 30 46171 08 35 09 4 Vậy 230859 : 5 = 46171 (d 4 ) (Đây là bài toán chia có d ) *Trong phép chia có dư thì số dư bao giờ cũng bé hơn số chia . HĐ3:Thực hành Bài 1 :HS đọc yêu cầu bài – GV hướng dẫn cách làm. 2 HS lên bảng cả lớp làm vào vở – chữa bài. a)278157 :3 = 92719 b) 158735 : 3 = 52911 (d 2) 304968 : 4 = 76242 457908 : 5 = 95181 ( d 3 ) 408090 : 5 = 81618 301849 : 7 = 43121 (d 2) Bài 2: HS đọc bài rồi làm vào vở . Bài giải Số lít xăng ở mỗi bể là: 128610 : 6 = 21435 (lít) Đáp số : 21435 lít. Bài 3: HS đọc bài rồi làm vào vở . Bài giải Thực hiện phép chia ta có: 187250 :8 = 23406 (d 2) Vậy có thể xếp đợc vào nhiều nhất 23406 hộp và còn thừa 2 áo Đáp số : 23406 hộp và còn thừa 2 áo. GV chấm, chữa bài: 3.Củng cố ,dặn dò: Luyện từ và câu Luyện tập về câu hỏi I.Mục tiêu Luyện tập nhận biết một số từ nghi vấn và đặt câu với từ nghi vấn ấy. Bước đầu nhận biết một dạng câu có từ nghi vấn nhưng không dùng để hỏi. 219 Người thực hiện: Phan Thị Mỹ Hằng
  6. Giáo án lớp 4 Năm học 2008 - 2009 II.Hoạt động dạy học: 1.Bài cũ : GV kiểm tra nối tiếp baíH trả lời ba câu hỏi sau : ? Câu hỏi dùng để làm gì ? Cho ví dụ ? ? Em nhận biết câu hỏi nhờ dấu hiệu nào ? Cho ví dụ ? ? Cho một ví dụ về một câu hỏi em dùng để tự hỏi mình. 2.Bài mới: a.Giới thiệu bài : b. Luyện tập: Bài 1: HS đọc yêu cầu bài , tự đặt câu hỏi cho các bộ phận câu in đậm , viết vào vở.1HS làm vào bảng phụ. a.Hăng hái nhất và khoẻ nhất là ai ? b.Trước gờ học các em thường làm gì ? c.Bến cảng như thế nào ? d.Bạn nhỏ ở xóm em hay thả diều ở đâu ? - GV cùng cả lớp chữa bài. Bài 2: HS đọc yêu cầu bài, làm bài cá nhân vào vở. ? Ai đọc hay nhất lớp? ? Cái gì dùng để lợp nhà ? ? Hằng ngày, bạn làm gì để giúp đỡ cha mẹ ? ? Khi nhỏ ,chữ viết của Cao Bá Quát thế nào? ? Vì sao Cao Bá Quát phải ngày đêm luyện chữ ? ? Bao giờ chúng em được đi tham quan ? ? Nhà bạn ở đâu ? Bài 3: HS đọc yêu cầu bài, làm bài cá nhân vào vở để tìm từ nghi vấn trong mỗi câu bằng cách gạch chân các từ đó: a)Có phải chú bé Đất trở thành chú Đất Nung không ? b) Chú bé Đất trở thành chú Đất Nung, phải không ? c)Chú bé Đất trở thành chú Đất Nung à ? Bài 4: HS đọc yêu cầu bài,mỗi em tự đặt một câu hỏi vừa tìm đợc ở bài tập 3 và làm bài cá nhân vào vở - HS nối tiếp nhau đọc câu hỏi đã đặt. ? Có phải hồi nhỏ chữ của Cao Bá Quát rất xấu không ? ? Xi -ôn –cốt –xki ngày nhỏ bị ngã ngãy chân vì muốn bay như chim phải không ? ? Bạn thích chơi bóng đá à ? Bài 5: HS đọc yêu cầu bài, HS đọc thầm lại 5 câu hỏi , tìm câu nào là không phải câu hỏi và không được dùng dấu chấm hỏi . - Ba câu không phải là câu hỏi , không được dùng dấu chấm hỏi: Câu b. Nêu ý kiến của người nói. Câu c,e. Nêu đề nghị. GV chấm 1 số bài nhận xét. 3. Củng cố – dặn dò: Lịch sử Nhà trần thành lập I. Mục tiêu : Học xong bài này HS biết : - Hoàn cảnh ra đời của nhà Trần. - Về cơ bản nhà Trần cũng giống nhà Lí về tổ chức nhà nước,luật pháp và quân đội. Đặc biệt là mối quan hệ giữa vua với quan,vua với dân rất gần gũi nhau. II.Đồ dùng dạy học:Phiếu học tập . III.Hoạt động dạy học: 220 Người thực hiện: Phan Thị Mỹ Hằng
  7. Giáo án lớp 4 Năm học 2008 - 2009 1. Bài cũ: Trả lời các câu hỏi trong SGK 2. Bài mới: a.Giới thiệu bài: b.Tìm hiểu bài: GV trình bày tóm tắt sự ra đời của nhà Trần HĐ1: Làm việc N2 - GV yêu cầu HS sau khi đọc SGK,điền dấu nhân vào sau ô trống chỉ chính sách của nhà Trần thực hiện. - Đứng đầu nhà nớc là vua. - Vua đặt lệ nhờng ngôi sớm cho con. - Lập Hà đê sứ,Khuyến nông sứ,Đồn điền sứ. - Đặt chuông trước cung điện để nhân dân đến đánh chuông khi có điều oan ức hoặc cầu xin . - Cả nước chia thành các lộ,phủ,châu,huyện,xã . -Trai tráng mạnh khoẻ được tuyển vào bộ đội,thời bình thì sản xuất,khi có chiến tranh thì tham gia chiến đấu. - Đại diện các nhóm trình bày ,các nhóm khác nhận xét bổ sung . HĐ2: Làm việc cả lớp thảo luận câu hỏi : ? Những sự việc nào trong chứng tỏ rằng giữa vua với quan và vua với dân chúng dưới thời Trần cha có sự cách biệt quá xa? GV kết luận – HS nhắc lại( đọc ghi nhớ SGK) 3.Củng cố,dặn dò: Thứ 4 ngày 3 tháng 12 năm 2008 Tập đọc Chú đất nung I.Mục tiêu: Giúp HS: - Đọc luư loát,trôi chảy toàn bài .Biết đọc diễn cảm bài văn trôi chảy bài văn,chuyển giọng linh hoạt phù hợp với diễn biến của chuyện,đọc phân biệt giọng người kể với giọng của các nhân vật. - Hiểu được từ ngữ trong truyện. - Hiểu ý nghĩa câu chuyện :Muốn làm một người có ích phải biết rèn luyện không sợ gian khổ,khó khăn . Chú Đất Nung nhờ giám nung mình trong lửa đã trở thành người hữu ích,chịu được nắng mưa,cứu sống được hai người bột yếu đuối. II.Đồ dùng dạy học: III.Hoạt động dạy học: 1.Bài cũ : HS đọc nối tiếp nhau đọc bài : Chú Đất Nung phần 1. 2.Bài mới : a.Giới thiệu bài: b.Luyện đọc và tìm hiểu bài: HĐ1. Luyện đọc: HS tiếp nối nhau đọc 4 đoạn của bài Chú Đất Nung phần 2. Đoạn 1: Từ đầu đến vào cống tìm công chúa . Đoạn 2: Tiếp theo đến chạy trốn. Đoạn 3: Tiếp theo đến vớt lên bờ phơi nắng cho se bột lại. Đoạn 4 : Phần còn lại. - GV kết hợp với đọc hiêủ các từ ngữ chú giải. 221 Người thực hiện: Phan Thị Mỹ Hằng
  8. Giáo án lớp 4 Năm học 2008 - 2009 - HS luyện đọc theo cặp . Hai HS đọc cả bài. - GV đọc diễn cảm bài. HĐ2.Tìm hiểu bài Đọc đoạn văn :Từ đầu đến cả hai bị ngấm nước ,nhũn cả chân tay. ? Kể lại tai nạn của hai người bột ?(Hai người bột sống trong lọ thuỷ tinh .Chuột cạy nắp lọ tha nàng công chúa vào cống ,chàng kị sĩ đi tìm nàng công chúa ) Đọc đoạn văn còn lại: ? Đất nung đã làm gì khi thấy hai người bột gặp nạn ?( Đất Nung nhảy xuống nước,vớt họ lên bờ phơi nắng cho se bột lại.) ? Vì sao Đất Nung có thể nhảy xuống nước cứu hai người bột ?(Vì Đất Nung đã được nung trong lửa,chịu đựng nắng mưa nên không sợ nước,không sợ bị nhũn chân tay khi gặp nước như hai người bột.) ? Câu nói cộc lốc của Đất Nung ở cuối truyện có ý nghĩa gì ?( Cần phải rèn luyện mới cứng rắn,chịu được thử thách ,khó khăn,trở thành người có ích.) ? Tự đặt tên câu chuyện: Hãy tôi luyện trong lửa đỏ. HĐ3.HS đọc diễn cảm : HS đọc diễn cảm theo cách phân vai. - Cả lớp thi đọc diễn cảm theo cách phân vai. 3.Củng cố,dặn dò: Câu chuyện muốn nói với em điều gì ? (Muốn trở thành người cứng rắn, mạnh mẽ,có ích,phải dám chịu thử thách,gian nan. ) Toán Luyện tập I.Mục tiêu: Giúp HS rèn kĩ năng : -Thực hành phép chia một số có nhiều chữ số cho số có một chữ số. -Thực hiện quy tắc chia một tổng (hoặc một hiệu )cho một số. II.Hoạt động dạy học: Bài 1: HS làm vào bảng phụ – cả lớp làm vào vở. Chữa bài: 67494 : 7 = 9642 ; 42789 : 5 = 8557 (d 4) 359361 : 9 = 39929 ; 238057 : 8 = 29757 (d1) Bài 2: HS nêu yêu cầu bài – GV hướng dẫn cách làm HS làm bài vào vở. Bài giải : Số bé là : (42506 - 18472 ) : 2 = 12017 Số lớn là : 12017 + 18472 = 30489 Đáp số : số lớn :30489 Số bé : 12017 Bài 3: Tương tự bài 2. Bài 4: HS đọc bài- gọi HS làm vào bảng phụ - cả lớp làm vào vở . a. (33164 + 28528 ) : 4 Cách 1: Cách 2: (33164 + 28528 ) : 4 (33164 + 28528 ) : 4 = 33164 : 4 + 28528 : 4 = 61692 : 4 = 15423 = 8291 + 7132 = 15423 b.(tương tự.) - GV chấm 1 số bài nhận xét. 222 Người thực hiện: Phan Thị Mỹ Hằng
  9. Giáo án lớp 4 Năm học 2008 - 2009 3.GV củng cố ,dặn dò . kể chuyện búp bê của ai I.mục tiêu 1.Rèn kĩ năng nói : Nghe cô giáo kể chuyện Búp bê của ai .Nhớ đợc câu chuyện ,nói đúng lời thuyết minh cho từng tranh minh hoạ trong truyện ,kể lại đợc câu chuyện bằng lời của búp bê ,phối hợp lời kể với điệu bộ ,nét mặt Hiểu truyện ,biết phát triển thêm phần kết của câu chuyện theo tình huống giả thiết 2 : Rèn kĩ năng nghe : Chăm chú nghe thầy (cô ) giáo kể chuyện và nhớ chuyện Theo dõi bạn kể chuyện ,nhận xét đúng lời kể của bạn ,kể tiếp đợc lời kể của bạn ii. đồ dùng dạy học Tranh minh hoạ trong truyện iiI hoạt động dạy học A: Bài cũ : Hai bạn kể lại câu chuyện em đã chứng kiến B: Bài mới : 1.Giới thiệu bài 2. GV kể chuyện Búp bê của ai GV kể chuyện Búp bê của ai lần 1 GV kể chuyện Búp bê của ai lần hai vừa kể ,vừa chỉ vào tranh minh hoạ 3. HS thực hiện các yêu cầu sau : Bài 1 : HS đọc yêu cầu của đề HS xem 6 tranh minh hoạ ,tìm lời thuyết minh cho mỗi tranh Tranh 1 : Búp bê nỏ quên trên nóc tủ cùng với các đồ chơi khác Tranh2 : Mùa đông ,không có váy áo ,búp bê bị lạnh cóng,tủi thân khóc Tranh 3 : Đêm tối ,búp bê bỏ cô chủ đi ra phố Tranh 4 : Một cô bé tốt bụng nhìn thấy búp bê nằm trong đống lá cây khô Tranh 5 : Cô bé may váy áo mới cho búp bê Bài 2 : Kể lại câu chuyện bằng lời kể của búp bê HS đọc yêu câud của bài GV mời một hs kể mẫu đoạn đầu câu chuyện Từng cặp hs thực hành kể chuyện HS thi kể trớc lớp Cả lớp và gv nhận xét Bài 3: Kể lại phần kết của câu chuyện theo tình huống mới HS đọc yêu cầu của bài HS thi kể phần kết câu chuyện 4: Cũng cố ,dặn dò Câu chuyện muốn nói với các em điều gì ? 223 Người thực hiện: Phan Thị Mỹ Hằng
  10. Giáo án lớp 4 Năm học 2008 - 2009 (Phải biết yêu quý và giữ gìn đồ chơi ) địa lí hoạt động sản xuất của người dân đồng bằng bắc bộ I:mục tiêu Học xong bài này hs biết : Trình bày được một số đặc điểm tiêu biểu về hoạt động và trồng trọt,chăn nuôi của ng- ười dân đồng bằng Bắc Bộ Các công việc cần phải làm trong quá trình sản xuất lúa gạo Xác lập mối quan hệ giữa thiên nhiên ,dân cư với hoạt động sản xuất Tôn trọng và bảo vệ các thành quả lao động của người dân ii. đồ dùng dạy học Bản đồ nông nghiệp Việt Nam iiI hoạt động dạy học A:Bài cũ : Làng Việt cổ có những đặc điểm gì? Ngày nay làng ở đồng bằng Bắc Bộ có thay đổi như thế nào? Kể tên một số lễ hội nỗi tiếng của người dân ở đồng bằng Bắc Bộ ? B:Bài mới 1 Giới thiệu bài 2:Phát triển bài : 1: Vựa lúa lớn thứ hai của cả nước HĐ1: Làm việc cá nhân HS dựa vào sgk trả lời các câu hỏi sau Đồng bằng Bắc Bộ có những thuận lợi nào để trở thành vựa lúa lớn thứ hai của đất nước ? Nêu thứ tự các công trình cần phải làm trong quá trình sản xuất lúa gạo .Từ đó em rút ra nhận xét gì về việc trồng lúa gạo của người nông dân ? HS trình bày kết quả thảo luận . HĐ2: Làm việc cả lớp HS dựa vào sgk nêu tên các cây trồng vật nuôi khác của đồng bằng Bắc Bộ? Vì sao nơi đây nuôi nhiều lợn ,gà , vịt ? 2 : Vùng trồng nhiều rau xứ lạnh HĐ3: Làm việc theo nhóm HS dựa vào sgk trả lời các câu hỏi sau Mùa đông ở đồng bằng Bắc Bộ dài bao nhiêu tháng ? Khi đó nhiệt độ như thế nào Quan sát bảng số liệu trả lời các câu hỏi sau Nhiệt độ thấp vào mùa đông có thuận lợi và khó khăn gì sản xuất nông nghiệp ? Kể tên một số rau xứ lạnh được trồng ở đồng bằng Bắc Bộ? Các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình *GV nhận xét ,dặn dò Luyện tiếng việt Ôn luyện:Luyện tập đặt câu hỏi I.Mục tiêu Giúp HS củng cố lại kiến thức Nhận biết về câu hỏi. 224 Người thực hiện: Phan Thị Mỹ Hằng
  11. Giáo án lớp 4 Năm học 2008 - 2009 Luyện tập thực hành thông qua một sốbài tập. II.Dạy và học HĐ1: Ôn luyện 1.Tìm từ nghi vấn( từ dùng để hỏi) trong các câu dưới đây (n3) a, Nhà cháu có những ai? b, Cả lớp cùng đi, không trừ một ai. c, Ai về đích đầu tiên trong cuộc thi chạy? d, Ai ơi chớ bỏ ruộng hoang Bao nhiêu tức đất tấc vàng bấy nhiêu. (Ca dao) 2.Chuyển từng câu dưới đây thành câu không dùng dấu hỏi – sao cho nội dung, mục đích của câu không thay đổi.(n1) a, Anh chị nói chuyện nhỏ một chút có được không ạ? Đề nghị anh chị nói chuyện nhỏ hơn một chút. b, Các bạn có thể ra chổ khác đá bóng được không? Các bạn ra chổ khác đá bóng nhé. c, Mục “Những người kỉ lục Việt Nam” trên truyền hình hay nhỉ? Mục “ những kỉ lục Việt Nam” trên truyền hình hay thật đấy. Luyện toán Luyện:Phép chia I.Mục tiêu: - Rèn kĩ năng thch hiện phép chia 1 số có nhiều chữ số cho số có 1 chữ số. - Thực hiện quy tắc chia 1 tổng , 1 hiệu cho 1 số. II.Hoạt động dạy học: 1.Giới thiệu bài: GV nêu nội dung yêu cầu giờ học. 2.Luyện tập: Bài 1: HS đặt tính rồi tính. Luư ý: Mỗi phép chia thực hiện 5 lần chia. GV gọi HS làm vào bảng phụ, cả lớp làm vào vở rồi chữa bài. 525945 : 7 ( chia hết) 379075 : 9 ( chia có d) 489690 : 8 ( chia có d ) Bài 2: HS vận dụng cách tìm 2 số khi biết tổng và hiệu của chúng để làm. HS nhắc lại công thức tổng quát.HS làm bài vào vở. Bài 3: HS đọc đề toán. ? Bài toán cho biết gì ? yêu cầu gì? ? Muốn biết trung bình mỗi kho chứa bao nhiêu kg gạo các em phải tìm gì? GV hướng dẫn HS làm bài vào vở. GV chấm chữa bài. 3. Củng cố – dặn dò: Luyện viết Chú đất nung I.Mục tiêu Rèn kĩ năng viết đúng độ cao các con chữ. Rèn kĩ năng viết đúng “ Đoạn1,2” bài Chú đất Nung. II.dạy và học 225 Người thực hiện: Phan Thị Mỹ Hằng
  12. Giáo án lớp 4 Năm học 2008 - 2009 HĐ1: Hướng dẫn nghe viết Gọi 1 HS đọc đoạn cần viết Nội dung ý đoạn cần viết là gì? Luyện viết chữ thường xuyên sai G, h. l,k Luyện viết từ khó HĐ2: HS luyện viết Gv đọc cho HS viết cụm từ, câu ngắn. Gv theo dõi uốn nắn những HS còn lúng túng khi viết. HĐ3: Chấm và nhận xét Thứ 5 ngày 4 tháng 12 năm 2008 Tập làm văn Thế nào là văn miêu tả I.Mục tiêu:Học xong bài này HS biết : Thế nào là văn miêu tả. Bước đầu viết được một đoạn văn miêu tả. II.Hoạt động dạy học: 1.Bài cũ : Một HS kể một cau chuyện theo một trong 4 đề bài đã nêu ở bài tập 2. 2. Bài mới a.Giới thiệu bài: b.Phần nhận xét : Bài1 : Một HS đọc yêu cầu của bài .Cả lớp đọc thầm . ? Tìm tên những sự vật miêu tả trong đoạn văn .( Các sự vật đó là : Cây sồi,cây cơm nguội,lạch nớc.) Bài 2: Một HS đọc yêu cầu ,cả lớp đọc thầm sau đó làm vào vở. tt Tên sự vật Hình dáng Màu sắc Chuyển động Tiếng động 1 Cây sồi Cao lớn Lá đỏ chói Lá rập rình lay lọi động nh đốm lửa đỏ 2 Cây cơm Lá vàng Lá rập rình lay nguội rực rỡ động nh những đốm lửa vàng 3 Lạch nớc Trờn trên mấy Róc rách tảng đá ,luồn dới mấy gốc cây ẩm mục Bài 3 : HS đọc yêu cầu của bài. GV hướng dẫn HS làm bài. c.Ghi nhớ :Ba HS đọc nội dung phần ghi nhớ . d.Phần luyện tập : Bài 1 : HS đọc yêu cầu bài - HS đọc thầm truyện Chú Đất Nung để tìm câu văn miêu tả :Đó là một chàng kị sĩ rất bảnh trai,cưỡi ngựa tía,dây cương vàng, và một nàng công chúa mặt trắng,ngồi trong mái lầu son. 226 Người thực hiện: Phan Thị Mỹ Hằng
  13. Giáo án lớp 4 Năm học 2008 - 2009 Bài 2 :HS đọc yêu cầu bài . Một HS làm mẫu. HS đọc thầm đoạn thơ,tìm một hình ảnh mình thích. HS nối tiếp nhau đọc những câu văn miêu tả của mình. GV chấm bài. 3.Củng cố,dặn dò: HS nhắc lại nội dung ghi nhớ trong bài . HS về nhà tập quan sát một cảnh vật trên đường em tới trường . Luyện từ và câu Dùng câu hỏi vào mục đích khác I.Mục tiêu - Nắm được một số tác dụng phụ của câu hỏi. - Bước đầu biết dùng câu hỏi để thể hiện thái độ khen chê ,sự khẳng định , phủ định hoặc yêu cầu mong muốn trong những tình huống cụ thể. II.Hoạt động dạy học: 1.Bài cũ : GV kiểm tra nối tiếp ba HS trả lời ba câu hỏi sau: ? Đặt câu hỏi trong đó có từ nghi vấn ? 2.Bài mới: a.Giới thiệu bài : b.Phân nhận xét : Bài 1 :HS đọc đoạn đối thoại giữa ông Hòn Rấm với cu Đất trong truyện Chú Đất Nung . - HS tìm câu hỏi trong đoạn văn. Sao chú mày nhút nhát thế ? Nung ấy à ? Chứ sao ? Bài2: HS đọc yêu cầu bài - Phân tích câu hỏi 1 của bài 1 . - Câu hỏi này không dùng để hỏi về điều cha biết vì ông Hòn Rấm với cu Đất đã biết cu Đất rất nhát ? Câu hỏi dùng để làm gì ? (Để chê Cu Đất ) - Phân tích câu hỏi 2 của bài 1 – Câu hỏi này không dùng để hỏi. - Câu hỏi có tác dụng : - Câu hỏi này là câu khẳng định : Đất có thể nung trong lửa c. Phần ghi nhớ : HS đọc lại phần ghi nhớ trong SGK. d. Phần luyện tập: Bài1 : Bốn HS nối tiếp nhau đọc yêu cầu của bài 1 a ;b;c;d HS đọc thầm từng câu và làm vào vở: a.Câu hỏi được mẹ dùng đẻ hỏi con nín khóc (Thể hiện yêu cầu ) b. Câu hỏi được bạn để thể hiện ý chê trách. c.Câu hỏi được chị dùng để chê em vẽ ngựa không giống. d.Câu hỏi được bà cụ dùng để nhờ cậy giúp đỡ. Bài2 : Bốn HS nối tiếp nhau đọc yêu cầu của bài 2 a ;b;c;d – GV hớng dẫn làm vào vở. a.Bạn có thể chờ hết giờ sinh hoạt chúng mình cùng nói chuyện được không ? b.Sao nhà bạn sạch sẽ ngăn nắp thế ? c.Bài toán không khó nhng mình làm phép nhân sai .Sao mà mình lú lẫn thế nhỉ ? d.Chơi diều cũng thích chứ ? 227 Người thực hiện: Phan Thị Mỹ Hằng
  14. Giáo án lớp 4 Năm học 2008 - 2009 Bài3 : HS nối tiếp nhau đọc yêu cầu của bài – GV hơứng dẫn HS làm vào vở. Sau đó nối tiếp nhau trình bày miệng trước lớp – GV và các bạn khác nhận xét bổ sung . 3.Củng cố,dặn dò : Toán Chia một số cho một tích I.Mục tiêu: - Giúp HS nhận biết cách chia một số cho một tích . - Biết vận dụng cách tính thuận tiện,hợp lí. II.Hoạt động dạy học: 1.Bài cũ 2.Bài mới HĐ1.Tính và so sánh giá trị của ba biểu thức: 24 :(3 x 2 ) ; 24 : 2 : 3 ; 24 : 3 : 2 - Ba HS lên bảng tính cả lớp làm vaò nháp 24 :(3 x 2 ) = 24 : 6 = 4 24 : 2 : 3 = 12 : 3 = 4 24 : 3 : 2 =8 : 2 = 4 - Các giá trị của các biểu thức đều bằng 4 .Vậy các biểu thức đó đều bằng nhau . 24 :(3 x 2 ) = 24 : 2 : 3 = 24 : 3 : 2 - HS phát biểu quy tắc nh SGK. HĐ2. Thực hành : Bài 1 : HS lên bảng làm bài – cả lớp làm vào vở sau đó chữa bài. a. 50 :( 2 x5 ) 50 :( 2 x5 ) 50 :( 2 x5 ) =50 : 10 = 5 = 50 : 2 : 5 = 50 : 5 : 2 = 25 : 5 = 5 = 10 : 2 = 5 Bài2. HS làm bài sau đó chữa . Bài 3 : HS làm bài. Giải Số vở của hai bạn mua là: 3 x2 = 6(quyển ) Giái tiền của mỗi quyển vở là: 7200 : 6 = 1200(đồng) Đáp số : 1200 đồng. GV chấm , chữa bài. 3.Củng cố – dặn dò: LuyệnTiếng việt Luyện: Tập làm văn I.Mục tiêu: Qua giờ học giúp HS : - Nắm vững cấu tạo của bài văn miêu tả đồ vật. - Vận dụng kiến thức đã học để viết mở bài, kết bài cho một bài văn miêu tả đồ vật. II.Hoạt động dạy học: 1.Tìm hiểu đề bài: - GV đọc đề bài và hớng dẫn HS làm bài: Tả cái bàn em ngồi học ở nhà. - HS xác định mở bài, thân bài và kết bài. - Trong phần thân bài chỉ rõ từng trình tự miêu tả. 228 Người thực hiện: Phan Thị Mỹ Hằng
  15. Giáo án lớp 4 Năm học 2008 - 2009 2.HS thảo luận nhóm 4 . - Phần mở bài: giới thiệu trực tiếp hoàn cảnh có cái bàn. - Phần thân bài : Giới thiệu cái bàn học. - Phần kết bài : Nêu tình cảm của bạn HS đối với cái bàn. 3.Luyện nói:Đại diện các nhóm luyện nói phần mở bài , kết bài . 4.Củng cố – dặn dò. Luyện toán Luyện : Phép chia một số cho một tích. I.Mục tiêu: - Rèn luyện cho HS cách chia 1 số cho một tích. - Biết vận dụng vào tính thuận tiện hợp lí. II.Hoạt động dạy học: 1.Luyện tập: HS làm bài vào vở BT. Bài 1: Cách 1: nhân trước chia sau. Cách 2: Chia trước nhân sau.( cách này chỉ thch hiện đợc khi ít nhất có 1 thừa số chia hết cho số kia.) HS làm bảng phụ – cả lớp làm vào vở sau đó chữa bài. Bài 2: HS vận dụng bài mẫu để làm bài vào vở. Bài 3: GV cho HS dọc đề sau đó hướng cho HS cách giải. Tìm tổng số mét vải rồi khi đó mới tìm số mét vải đã bán. 2.GV chấm chữa bài. 3.Nhận xét giờ học. Thứ 6 ngày 5 tháng 12 năm 2008 Tập làm văn Cấu tạo bài văn miêu tả đồ vật I.Mục tiêu: Học xong bài này HS biết : - Cấu tạo của bài văn miêu tả đồ vật ,các kiểu mở bài ,kết bài ,trình tự miêu tả trong phần thân bài. - Bước đầu vận dụng kiến thức đã học để viết mở bài ,kết bài cho một bài văn miêu tả đồ vật. II.Hoạt động dạy học 1.Bài cũ :Một HStrả lời: ? thế nào là văn miêu tả? 2.Bài mới : a. Giới thiệu bài: b. Phần nhận xét: Bài1 :HS nối tiếp nhau đọc bài văn : Cái cối tân – thảo luận: a.Phần mở bài: Bài văn miêu tả cái gì ? ( Cái cối xay bằng tre ) b.Phần thân bài : Giới thiệu cái cối (đồ vật đợc miêu tả ) c.Phần kết bài : Nêu kết thúc của bài ( tình cảm thân thiết của đồ vật trong nhà với các bạn nhỏ ). - Các phần mở bài,kết bài đó giống các kiểu mở bài trực tiếp,kết bài mở rộng trong văn kể chuyện. 229 Người thực hiện: Phan Thị Mỹ Hằng
  16. Giáo án lớp 4 Năm học 2008 - 2009 - Phần thân bài tả cái cối theo trình tự bộ phận lớn,đến bộ phận nhỏ,từ ngoài vào trong ,từ phần chính đến phần phụ. Bài2 : Cả lớp đọc thầm yêu cầu của bài - Khi tả đồ vật tá cần tả bao quát toàn bộ đồ vật,sau đó đi vào tả những bộ phận có đặc điểm riêng nổi bật,kết hợp tình cảm với đồ vật. c. Phần ghi nhớ : HS đọc phần ghi nhớ SGK. d. Phần luyện tập thực hành: Bài1 :HS đọc thầm bài văn và làm vào vở - Anh chàng trống này tròn như cái chum ,lúc nào cũng chiễm chệ trên một cái giá gỗ kê ở góc phòng bảo vệ . - Mình trống ,ngang lưng trống,hai đầu trống. - Hình dáng: Tròn như cái chum,mình được ghép bởi những tấm ván đều chằn chằn,nở ở giữa,khum nhỏ lại ở hai đầu ,ngang lưng quấn - Âm thanh : Tiếng trống ồm ồm dục giã “ Tùng ! Tùng !Tùng ! ”giục tre rải bước tới trường. - Mở bài gián tiếp: Kỉ niệm của ngày đầu đi học là kỉ niệm mà mỗi người không bao giờ quên. Kỉ niện của những ngày đầu đi học luôn gắn với những đồ vật và con người.Nhớ những ngày đầu đi học tôi luôn nhớ tới chiếc trống trường và những âm thanh thôi thúc - Kết bài mở rộng : Tạm biệt anh trống đám trò nhỏ chúng tôi ríu rít ra về . - GV chấm 1 số bài nhận xét. 3. Dặn dò: Toán Chia một tích cho một số I.Mục tiêu: - Giúp HS nhận biết cách chia một tích cho một số. - Biết vận dụng cách tính thuận tiện,hợp lí. II.Hoạt động dạy học: 1.Bài cũ: HS lên chữa bài tập trang 102 2.Bài mới: HĐ1. Tính và so sánh giá trị của ba biểu thức : (9 x 15 ) : 3 ; 9 x ( 15 : 3 ) ; ( 9 : 3 ) x 15 Ba HS lên bảng tính các bạn khác làm vào nháp . HS nêu nhận xét về kết quả. Giá trị của ba biểu thức đó đều bằng 45. GV : Vậy ba biểu thức đó bằng nhau . (9 x 15 ) : 3 = 9 x ( 15 : 3 ) = ( 9 : 3 ) x 15 = 45. HĐ2. Tính và so sánh giá trị của hai biểu thức sau : ( 7 x 15): 3 và 7 x ( 15 : 3 ) - Hai hs lên bảng tính các bạn khác làm vào nháp rồi so sánh kết quả. ( 7 x 15): 3 = 105 : 3 = 35 7 x ( 15 : 3 ) = 7 x 5 = 35 - Giá trị của hai biểu thức đó đều bằng 35. GV :Vậy hai biểu thức đó bằng nhau. ( 7 x 15): 3 = 7 x ( 15 : 3 ) = 35. Vì sao ta không tính ( 7 : 3 ) x 15 vì 7 không chia hết cho 3 *Từ hai ví dụ trên rút ra kết luận như SGK – HS nhắc lại. 230 Người thực hiện: Phan Thị Mỹ Hằng
  17. Giáo án lớp 4 Năm học 2008 - 2009 HĐ3.Thực hành Bài 1 : HS đọc đề làm bài sau đó chữa bài a) (8 x 23 ) : 4 Cách 2 : ( 8 x 23 ) : 4 Cách 1 : (8 x 23 ) : 4 = 8 : 4 x 23 = 184 : 4 = 46 = 2 x 23 = 46 Bài sau tương tự. Bài2 : HS đọc bài, làm bài sau đó chữa bài ( 25 x 36 ) : 9 = 25 x ( 36 : 9 ) = 25 x 4 = 100 Bài 3 : HS đọc đề GV hướng dẫn HS làm bài Bài giải: Cả hàng có số mét vải là: 30 x 5 = 150 (m) Cả hàng đã bán số mét vải là: 150 : 5 = 30 (m ) Đáp số : 30 m - GV chấm chữa bài. 4.Củng cố – dặn dò: Khoa học Bảo vệ nguồn nước I.Mục tiêu :Sau bài học HS biết : - Nêu một số việc nên làm và không nên làm để bảo vệ nguồn nước. - Cam kết thực hiện bảo vệ nguồn nước. -Vẽ tranh cổ động t uyên truyền bảo vệ nguồn nước. II.Hoạt động dạy học : 1.Bài cũ: Nêu một cách làm sạch nước 2. Bài mới: HĐ1: Tìm hiểu một số biện pháp để bảo vệ nguồn nước: - Làm việc theo cặp - HS quan sát các hình và trả lời câu hỏi : ? Chỉ vào từng hình vẽ,nêu những việc nên làm và không nên làm để bảo vệ nguồn nước. - Đại diện từng cặp đứng tại chỗ nêu kết quả thảo luận. - Các nhóm khác nhận xét bổ sung thêm. - GV nhận xét và rút ra kết luận đúng cho hình vẽ. - Những việc không nên làm để bảo vệ nguồn nước :Hình 1,hình 2 - Những việc nên làm để bảo vệ nguồn nớc: Hình3, hình 4 ,Hình 5,hình 6 . - HS liên hệ bản thân và gia đình . Kết luận : nh SGK – 1 số HS đọc. HĐ2: Vẽ tranh cổ động bảo vệ nguồn nước. Chia nhóm vẽ tranh cổ động bảo vệ nguồn nước. Các nhóm vẽ tranh cổ động bảo vệ nguồn nước. Trình bày và đánh giá sản phẩm của các nhóm. Các nhóm nhận xét và đánh giá lẫn nhau. 3.GV nhận xét dặn dò: 231 Người thực hiện: Phan Thị Mỹ Hằng
  18. Giáo án lớp 4 Năm học 2008 - 2009 Hoạt động tập thể Sinh hoạt lớp I.Mục tiêu Giúp HS nhận ra những mặt đạt được trong tuần Nhận ra những ưư khuyết điểm và biết cách sữa chữa. II.Dạy và học HĐ1:Nhận xét tuần qua Các tổ trưỡng nhận xét về ưư khuyết điểm trong tuần. Lớp trưỡng nhận xét. Gv chốt lại Vệ sinh, lao động Phong trào VSCĐ. Học tập và rèn luyện đạo đức HĐ2: Kế hoạch tuần tới Dạy và học đúng chương trình Kế hoạch phụ đạo HS yếu. Rèn luyện cho HS VSCĐ. Kĩ thuật Vật liệu và dụng cụ trồng rau và hoa I.Mục tiêu: - HS biết đặc điểm, tác dụng của các vật liệu, dụng cụ thờng dùng để gieo trồng hoặc chăm sóc rau, hoa. - Biết sử dụng 1 số dụng cụ lao động trồng rau , hoa đơn giản. - Có ý thức giữ gìn và đảm bảo an toàn lao động khi sử dụng dụng cụ lao động trồng rau , hoa đơn giản. II.Đồ dùng dạy học: III.Hoạt động dạy học: 1.Giới thiệu bài : Giới thiệu và nêu mục đích bài học. 2.Tìm hiểu nội dung bài học. HĐ1:Tìm hiểu những vật liệu chủ yếu đợc sử dụng khi gieo trồng rau, hoa. - HS đọc nội dung 1 trong SGK. - Nêu tên , tác dụng của những vật liệu cần thiết thờng sử dụngkhi trồng rau, hoa. HĐ2:Hớng dẫn HS tìm hiểu các dụng cụ gieo trồng , chăm sóc hoa. 3.GV nhận xét giờ học – dặn dò: 232 Người thực hiện: Phan Thị Mỹ Hằng
  19. Giáo án lớp 4 Năm học 2008 - 2009 Tuần 15 Thứ 2 ngày 18 tháng 12 năm 2006 Tập đọc Cánh diều tuổi thơ I. Mục tiêu: 1. Đọc trôi chảy, lưu loát toàn bài. Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng vui tha thiết, thể hiện niềm vui sướng của đám trẻ khi chơi thả diều. 2. Hiểu những từ ngữ mới trong bài bài (mục đồng, huyền ảo, khát vọng, tuổi ngọc ngà, khát khao). Hiểu nội dung, ý nghĩa bài: Niềm vui sướng và khát vọng tốt đẹp mà trò chơi thả diều mang lại cho đám trẻ mục đồng khi các em lắng nghe tiếng sáo diều, ngắm những cánh diều bay lơ lửng trên bầu trời. II. Đồ dùng dạy học: Tranh minh hoạ bài tập đọc trong SGK III. Hoạt động dạy học: A.Bài cũ - Gọi 2HS đọc nối tiếp từng đoạn trong bài: “Chú Đất Nung" (phần 2) và trả lời câu hỏi theo nội dung bài. - GV nhận xét, cho điểm. B. Dạy bài mới: 1. Giới thiệu bài học. Treo tranh minh hoạ và gọi 1HS lên bảng mô tả lại những cảnh vẽ trong bức tranh. Từ đó giới thiệu bài 2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài. HĐ1: Luyện đọc. - Gọi HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn của bài: Đoạn 1: 5 dòng đầu. Đoạn 2: phần còn lại. GV sửa lỗi phát âm, ngắt, nghỉ hơi cho từng HS. - Gọi HS đọc phần Chú giải - Gọi 1HS đọc toàn bài. - GV đọc mẫu. HĐ2: Tìm hiểu bài: GV tổ chức cho HS đọc thầm các câu hỏi, tự trả lời. Sau đó, làm việc theo nhóm, trao đổi, cử đại diện trả lời trước lớp. Mỗi nhóm đều trả lời 3 câu hỏi. Câu hỏi 1: Tác giả đã chọn những chi tiết nào đẻ tả cánh diều? Câu hỏi 2: a/ Trò chơi thả diều đem lại cho trẻ em những niềm vui lớn như thế nào? b/ Trò chơi thả diều đem lại cho trẻ em những mơ ước đẹp như thế nào? Câu hỏi 3: Qua các câu mở bài và kết bài, tác giả muốn nói điều gì về cánh diều tuổi thơ? 233 Người thực hiện: Phan Thị Mỹ Hằng
  20. Giáo án lớp 4 Năm học 2008 - 2009 HĐ3: Đọc diễn cảm. - Hai HS tiếp nối nhau đọc 2 đoạn. Cả lớp theo dõi để tìm ra giọng đọc phù hợp cho bài và thể hiện được tình cảm. - GV tổ chức cho HS luyện đọc diễn cảm đoạn: Tuổi thơ của tôi những vì sao sớm. - Yêu cầu HS đọc trong nhóm đôi - Tổ chức thi đọc diễn cảm. - GV nhận xét, cho điểm. 3. Củng cố, dặn dò: - Gọi 1HS đọc toàn bài. -Yêu cầu HS nói nội dung bài văn. GV ghi bảng nội dung bài. HS ghi vào vở. - Nhận xét tiết học. TOáN Chia hai số có tận cùng là các chữ số 0 I. mục tiêu: Giúp HS biết thực hiện phép chia hai số có tận cùng là các chữ số 0. II. đồ dùng dạy- học: Bảng phụ. III. Hoạt động dạy- học: A. Bài cũ: - GV gọi 1HS lên bảng nêu cách chia nhẩm cho 10; 100; 1000; và lấy ví dụ. - GV gọi 1HS lên bảng nêu quy tắc chia một số cho một tích và nê ví dụ. - GV nhận xét, cho điểm. B. Bài mới: HĐ1. Giới thiệu trường hợp số bị chia (SBC) và số chia (SC) đều có một chữ số 0 ở tận cùng 320 : 40 = ? a/ Yêu cầu HS tự tìm cách chia (gợi ý tiến hành theo cách chia một số cho một tích) - HS làm bài. GV theo dõi, giúp đỡ. - HS trình bày. GV viết lên bảng (như SGK) - Hướng dẫn HS nhận xét: 320 : 40 = 32 : 4 Có thể cùng xóa một chữ số 0 ở tận cùng của số chia và số bị chia để được phép chia 32 : 4, rồi chia thường (32 : 4 = 8) b/ GV hướng dẫn HS cách đặt tính và tính theo hàng dọc và hàng ngang. HĐ2. Giới thiệu trường hợp số chữ só 0 ở tận cùng của SBC nhiều hơn SC 32000 : 400 = ? (Tiến hành tương tự như phần 1) 234 Người thực hiện: Phan Thị Mỹ Hằng
  21. Giáo án lớp 4 Năm học 2008 - 2009 - Nhận xét: Có thể cùng xóa hai chữ số 0 ở tận cùng của SC và SBC để được phép chia 320 : 4, rồi chia như thường (320 : 4 = 8) HĐ3. Kết luận chung: GV nêu kết luận (như SGK) Lưu ý: + Xóa bao nhiêu chữ số 0 ở tận cùng của SC thì xóa bấy nhiêu chữ số 0 ở tận cùng của SBC. + Sau đó thực hiện phép chia như thường. ( ở bài này chưa xét trường hợp số chữ số 0 ở tận cùng của SC ít hơn SBC) HĐ4. Thực hành: Làm bài tập ở VBT Bài1: Tính (theo mẫu) - Yêu cầu HS tự làm vào vở bài tập - GV nhận xét, chữa bài. Bài2 : - Gọi HS đọc BT - Yêu cầu HS làm bài cá nhân ( 1HS làm trên bảng phụ) - GV nhận xét, chữa bài và cho điểm. Bài3: Tính giá trị biểu thức - Gọi HS đọc yêu cầu. - HS suy nghĩ làm bài.GV theo dõi, giúp đỡ. C. Củng cố, dặn dò: - GV nhận xét tiết học. - Dặn HS ghi nhớ cách chia hai số có tận cùng là các chữ số 0 Khoa học Tiết kiệm nước I. mục tiêu: Sau bài học, HS biết: - Nêu những việc nên và không nên làm để tiết kiệm nước. - Giải thích được vì sao phải tiết kiệm nước. - Vẽ tranh cổ động tuyên truyền tiết kiệm nước. II. đồ dùng dạy- học: - Hình trang 60, 61 SGK. - Giấy bìa to, bút màu cho các nhóm vẽ tranh. III. Hoạt động dạy- học: A. Bài cũ: - GV nêu câu hỏi: + Em hãy nêu những việc nên và không nên làm khi bảo vệ nguồn nước? - GV nhận xét, cho điểm. B. Bài mới: * Giới thiệu, ghi mục bài. HĐ1: Tìm hiểu tại sao phải tiết kiệm nước và làm thế nào để tiết kiệm nước. 235 Người thực hiện: Phan Thị Mỹ Hằng
  22. Giáo án lớp 4 Năm học 2008 - 2009 - Cho HS thảo luận cặp đôi theo câu hỏi sau: + Quan sát hình vẽ và trả lời các câu hỏi trang 60, 61 SGK. + Chỉ vào từng hình vẽ và nêu những việc nên làm và không nên làm để tiết kiệm nước? + Quan sát hình vẽ trang 61 và đọc mục Bạn cần biết để thảo luận lí do cần phải tiết kiệm nước. - Gọi đại diện một số cặp trình bày kết quả làm việc. - Yêu cầu HS liên hệ thực tế về việc sử dụng nước của cá nhân, gia đình và người dân địa phương nơi em sinh sống theo các gợi ý: + Gia đình, trường học và địa phương em có đủ nước dùng không? + Gia đình và nhân dân địa phương đã có ý thức tiết kiệm nước chưa? - GV kết luận: Nước sạch không phải tự nhiên mà có. Nhà nước phải chi phí nhiều công sức, tiền của để xây dựng các nhà máy sản xuất nước sạch. Trên thực tế không phải địa phương nào cũng được dùng nước sạch. Mặt khác, các nguồn nước trong thiên nhiên có thể dùng được là có hạn. Vì vậy, chúng ta phải tiêt kiệm nước. HĐ2: Vẽ tranh cổ động tuyên truyền tiết kiệm nước - GV chia nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm: + Xây dựng bản cam kết tiết kiệm nước. + Thảo luận tìm nội dung tranh tuyên truyền cổ động mọi người cùng tiết kiệm nước. + Phân công từng thành viên của nhóm vẽ hoặc viết từng phần của bức tranh. - Các nhóm thực hành, GV theo dõi, giúp đỡ thêm. - Các nhóm trình bày sản phẩm và nêu ý tưởng của bức tranh. - GV đánh giá, nhận xét, tuyên dương tinh thần của các em. HĐ3: Củng cố, dặn dò: - Gọi 2 HS đọc mục Bạn cần biết. - GV nhận xét tiết học. - Dặn HS về nhà thực hiện theo bài học và vận động gia đình thực hiện tiết kiệm nước Chính tả (Nghe - viết) Cánh diều tuổi thơ I. Mục tiêu 1. Nghe - viết đúng chính tả, trình bày đúng một đoạn trong bài Cánh diều tuổi thơ. 2. Luyện viết đúng tên các đồ chơi hoặc trò chơi chứa tiếng bắt đầu bằng tr/ ch, thanh hỏi/ thanh ngã. 3. Biết miêu tả một đồ chơi hoặc trò chơi theo yêu cầu của BT2, sao cho các bạn hình dung được đồ chơi, có thể biết đồ chơi và trò chơi đó. II. Đồ dùng dạy học: - Một số đồ chơi phục vụ cho BT2, 3. - Phiếu viết kẻ bảng nội dung bài tập 2. 236 Người thực hiện: Phan Thị Mỹ Hằng
  23. Giáo án lớp 4 Năm học 2008 - 2009 III. Hoạt động dạy học: A. Kiểm tra bài cũ: - GV đọc cho 3HS lên bảng viết (còn lại viết vào vở nháp): 5 tính từchứa tiếng bắt đầu bằng s/ x - GV nhận xét, cho điểm. B. Dạy bài mới: 1. Giới thiệu bài: GV nêu nội dung của tiết học. 2. Hướng dẫn viết chính tả. - GV đọc đoạn văn cần viết chính tả trong bài Cánh diều tuổi thơ - HS đọc thầm đoạn văn, tìm những chữ dễ viết sai. - GV yêu cầu HS luyện viết từ khó. - GV nhận xét. - GV đọc cho HS viết. - HS đổi vở cho nhau để soát lỗi. - GV chấm một số bài, nhận xét. 3. Hướng dẫn làm bài tập chính tả. - GV tổ chức cho HS làm bài tập ở vở bài tập trang 102: BT1.b: Viết tên các đồ chơi hoặc trò chơi chứa tiếng có thanh hỏi hoặc thanh ngã. - GV nêu yêu cầu của BT. - HS theo nhóm trao đổi, tìm tên các đồ chơi, trò chơi theo yêu cầu của BT và viết ra phiếu theo hình thức tiếp sức. - Các nhóm dán phiếu lên bảng. - GV nhận xét, chữa bài - HS viết vào VBT (khoảng 8 từ) BT3: Miêu tả một trong những đồ chơi hoặc trò chơi nói trên - GV nêu yêu cầu của BT, nhắc mỗi HS chọn một đồ chơi hoặc trò chơi nói trên để miêu tả. - Một số HS nối tiếp nhau miêu tả đồ chơi - Một số HS nối tiếp nhau tả trò chơi - Cả lớp và GV nhận xét, bình chọn bạn miêu tả hay nhất. C. Củng cố, dặn dò: . - Nhận xét tiết học. Khuyến khích HS về nhà viết BT2 vào vở. Thứ 3 ngày 7 tháng 11 năm 2006 đạo đức Biết ơn thầy giáo, cô giáo (tiết 2) I. Mục tiêu: Học xong bài này, HS có khả năng: 1. Hiểu: + Công lao của các thầy giáo, cô giáo đối với HS. + HS phải quý trọng, biết ơn, yêu quý thầy giáo, cô giáo. 237 Người thực hiện: Phan Thị Mỹ Hằng
  24. Giáo án lớp 4 Năm học 2008 - 2009 2. Biết bày tỏ sự kính trọng, biết ơn thầy cô giáo. II. đồ dùng dạy- học: Giấy trắng, bút vẽ. III. Hoạt động dạy- học: Tiết 2 A. Kiểm tra bài cũ: - HS nhắc lại nội dung bài học "Biết ơn thầy giáo, cô giáo” B. Bài mới: *Giới thiệu bài, ghi mục bài. HĐ1: Trình bày sáng tác hoặc tư liệu sưu tầm được (BT4, 5 SGK) - GV mời HS trình bày, giới thiệu. - Cả lớp theo dõi, nhận xét và bình chọn. - GV nhận xét. HĐ2: Làm bưu thiếp chúc mừng các thầy giáo, cô giáo cũ. 1. GV nêu yêu cầu: mỗi HS làm một tấm bưu thiếp để chúc mừng thầy giáo hoặc cô giáo cũ. 2. HS làm việc theo nhóm. HS trong nhóm góp ý cho nhau để hoàn thành bài. 3. Tổ chức trưng bày. 4. GV nhắc HS nhớ gửi tặng các thầy cô tấm bưu thiếp mà mình đã làm. C. Củng cố, dặn dò Kết luận chung: - Cần phải kính trọng, biết ơn các thầy giáo, cô giáo. - Chăm ngoan, học giỏi là biểu hiện của lòng biết ơn. - GV nhận xét tiết học, dặn HS thực hiện các nội dung ở mục Thực hành trong SGK. Toán Chia cho số có hai chữ số I. Mục tiêu: Giúp HS biết thực hiện phép chia số có ba chữ số cho số có hai chữ số. II. Hoạt động dạy - học: A.Bài cũ: - Gọi HS làm BT3 SGK tiết 71. - GV nhận xét, cho điểm. B. Bài mới: HĐ1: Trường hợp chia hết - GV viết lên bảng phép tính: 672 : 21= ? - Hướng dẫn HS đặt tính. - Hướng dẫn HS cách chia: + Lần 1: 67 chia 21 được 3, viết 3; 3 nhân 1 bằng 3, viết 3; 3 nhân 2 bằng 6, viết 6; 238 Người thực hiện: Phan Thị Mỹ Hằng
  25. Giáo án lớp 4 Năm học 2008 - 2009 67 trừ 63 bằng 4, viết 4. + Lần 2: Hạ 2 được 42; 42 chia 21 được 2, viết 2; 2 nhân 1 bằng 2, viết 2; 2 nhân 2 bằng 4, viết 4; 42 trừ 42 bằng 0, viết 0. Chú ý: Hướng dẫn HS tập ước lượng tìm thương trong mỗi lần chia. Chẳng hạn: 67 : 21 được 3; có thể lấy 6 : 2 được 3 42 : 21 được 2; có thể lấy 4 : 2 được 2. HĐ2: Trường hợp chia có dư. GV viết phép tính: 779 : 18 = ? - Yêu cầu HS đặt tính.(1 HS lên bảng thực hiện) - GV hướng dẫn HS thực hiện các bước tương tự như ví dụ 1. - HS thực hành, GV theo dõi, hướng dẫn HS cách ước lượng tìm thương trong mỗi lần chia. - GV gọi HS trình bày cách tính, HS khác nhận xét, bổ sung. - GV trình bày lại cho cả lớp nghe, cho HS rút ra nhận xét: Đây là phép chia có dư. HĐ3: Thực hành GV tổ chức cho HS làm vào VBT Bài 1: Đặt tính rồi tính. - Gọi học sinh đọc yêu cầu của đề bài. - Cho HS làm bài cá nhân vào VBT (2 HS làm bài trên bảng lớp). - Yêu cầu HS nhận xét, chữa bài. - GV kết luận. Bài 2: Toán giải. - Gọi 1 HS đọc bài toán. - Một số HS trình bày cách làm. - HS tự làm bài vào VBT.(1 HS làm trên bảng phụ). - Hướng dẫn HS nhận xét, chữa bài. Bài 3: Nối phép tính với kết quả của phép tính đó(theo mẫu) - HS tự làm bài, (1 HS làm trên bảng phụ) - Chữa bài. 3. Củng cố,dăn dò: - Nhận xét giờ học. - Dặn về học bài và chuẩn bị bài tiết sau Luyện từ và câu Mở rộng vốn từ: Đồ chơi- Trò chơi I. Mục tiêu: 239 Người thực hiện: Phan Thị Mỹ Hằng
  26. Giáo án lớp 4 Năm học 2008 - 2009 1 HS biết tên một số đồ chơi, trò chơi, những đồ chơi có lợi, những đồ chơi có hại. 2. Biết các từ ngữ miêu tả tình cảm, thái độ của con người khi tham gia các trò chơi. II. đồ dùng dạy- học: - Tranh vẽ các đồ chơi, trò chơi trong SGK. - Bảng phụ viết tên các đồ chơi, trò chơi(lời giải BT2) - Ba tờ phiếu viết yêu cầu của BT3, 4. III. Hoạt động dạy- học: A.Kiểm tra bài cũ: Yêu cầu 2 HS đứng tại chỗ: + 1 HS nói lại nội dung cần ghi nhớ của tiết LTVC trước, làm lại BT.III.1 + 1 HS làm lại BT.III.3. GV nhận xét, cho điểm. B. Dạy bài mới: HĐ1:Giới thiệu bài. HĐ2: Hướng dẫn làm bài tập Bài1: Viết tên đồ chơi hoặc trò chơi được tả trong các bức tranh sau - Gọi 1 HS đọc đề bài. - Cả lớp quan sát kỹ từng tranh, nói đúng, nói đủ tên những đồ chơi ứng với các trò chơi trong mỗi tranh. - Một HS làm mẫu.(tranh 1). - Gọi 2 HS lên bảng, chỉ tranh minh họa, nói tên các đồ chơi ứng với các trò chơi. GV cùng cả lớp nhận xét, bổ sung. Bài2: Tìm thêm các từ ngữ chỉ đồ chơi hoặc trò chơi khác: - Gọi HS đọc yêu cầu trong VBT - GV nhắc HS chú ý kể tên các trò chơi dân gian, hiện đại. - Cả lớp suy nghĩ, tìm thêm những từ ngữ chỉ các đồ chơi, hoặc trò chơi khác.Cả lớp nhận xét, bổ sung. - GVtreo bảng phụ đã viết tên các đồ chơi, trò chơi. 1 HS nhìn bảng phụ và đọc lại. - HS viết vào VBT các từ ngữ chỉ đồ chơi, trò chơi mới lạ với mình. Bài3: - Gọi HS đọc đề bài . Cả lớp theo dõi trong SGK và thảo luận cặp đôi để làm BT. - Gọi HS trình bày bài làm, kèm theo lời thuyết minh. - Cả lớp và GV kết luận lời giải đúng. Bài4: - Gọi HS đọc yêu cầu bài và thảo luận nhóm tìm ví dụ minh hoạ về một loại ước mơ. - GV kết luận. Bài5: - Gọi HS đọc yêu cầu của đề. - Yêu cầu HS suy nghĩ, trả lời câu hỏi. 240 Người thực hiện: Phan Thị Mỹ Hằng
  27. Giáo án lớp 4 Năm học 2008 - 2009 - Cả lớp nhận xét, bổ sung. (Yêu cầu một số HS đặt câu với một số từ) - GV kết luận. C. Củng cố, dặn dò: - Dặn HS ghi nhớ các từ ngữ về trò chơi vừa học. Lịch sử Nhà Trần và việc đắp đê I. Mục tiêu: Học xong bài này, HS biết: - Nhà Trần rất quan tâm tới việc đắp đê. - Đắp đê giúp cho nông nghiệp phát triển và là cơ sở xây dựng khối đoàn kết dân tộc. - Có ý thức bảo vệ đê điều và phòng chống lũ lụt. II. Đồ DùNG dạy - học: Tranh: Cảnh đắp đê dưới thời Trần. III. Hoạt động dạy - học: A. Bài cũ: - Gọi 1HS trả lời câu hỏi: Nhà Trần đã có những việc làm gì để củng cố, xây dựng đất nước? - GV nhận xét cho điểm. B. Dạy bài mới: HĐ1: Làm việc cả lớp - GV đặt câu hỏi cho cả lớp thảo luận: + Sông ngòi tạo nhiều thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp nhưng cũng gây ra khó khăn gì? + Em hãy kể tóm tắt về một cảnh lụt lội mà em đã chứng kiến hoặc được biết qua các phương tiện thông tin - HS trình bày. GV nhận xét về lời kể của GV. - GV kết luận: Sông ngòi cung cấp nước cho nông nghiệp phát triển, song cũng có khi lụt lội làm ảnh hưởng tới sản xuất nông nghiệp. HĐ2: Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân. - GV đặt câu hỏi: Em hãy tìm các sự kiện trong bài nói lên sự quan tâm đến đê điều của nhà Trần. - Một số HS trình bày. - GV kết luận: Nhà Trần đặt ra lệ mọi người đều phải tham gia đắp đê. Có lúc, vua nhà Trần cũng trông nom việc đắp đê. HĐ3: Làm việc cả lớp 241 Người thực hiện: Phan Thị Mỹ Hằng
  28. Giáo án lớp 4 Năm học 2008 - 2009 - HS trả lời câu hỏi của GV: Nhà Trần đã thu được kết quả như thế nào trong công cuộc đắp đê? - GV kết luận: Hệ thống đê dọc theo những con sông chính được xây đắp, nông nghiệp phát triển. HĐ4: Làm việc cả lớp - HS thảo luận câu hỏi: ở dịa phương em, nhân dân đã làm gì để chống lũ lụt? - GV bổ sung. C. Củng cố, dặn dò: HS đọc nội dung tóm tắt trong SGK. Thứ 4 ngày 20 tháng 12 năm 2006 Tập đọc Tuổi ngựa I. Mục tiêu: 1. Đọc trơn tru, lưu loát toàn bài. Đọc diễn cảm bài thơ với giọng nhẹ nhàng, hào hứng, trải dài ở khổ thơ 2, 3 miêu tả ước vọng lãng mạn của cậu bé tuổi ngựa. 2. Hiểu các từ ngữ mới trong bài: tuổi Ngựa, đại ngàn. Hiểu nội dung bài: Cởu bé tuổi ngựa thích bay nhảy, thích du ngoạn nhiều nơi nhưng cậu yêu mẹ, đi đâu cũng nhớ đường về với mẹ. II. Đồ dùng dạy học: Bảng phụ ghi sẵn câu, đoạn cần hướng dẫn. III. Hoạt động dạy học: A. Kiểm tra bài cũ: - Gọi 2HS đọc nối tiếp nhau từng đoạn bài "Cánh diều tuổi thơ"và trả lời câu hỏi về nội dung. - Nhận xét và cho điểm. B. Dạy bài mới: 1. Giới thiệu bài: GV treo tranh minh hoạ cho HS quan sát và giới thiệu bài. 2. Hướng dẫn đọc và tìm hiểu bài. HĐ1. Luyện đọc. - GV yêu cầu HS nối tiếp nhau đọc 4 khổ thơ 2, 3 lượt. GV sửa lỗi phát âm, ngắt giọng. - GV gọi HS đọc Chú giải. - GV gọi HS đọc toàn bài. - GV đọc mẫu. HĐ2. Tìm hiểu bài: - Yêu cầu HS đọc khổ thơ 1 và trả lời câu hỏi: ? Bạn nhỏ tuổi gì? ? Mẹ bảo tuổi ấy tính nết thế nào? - GV yêu cầu HS đọc khổ thơ 2 và trả lời câu hỏi: ? “Ngựa con” theo ngọn gió rong chơi những đâu? 242 Người thực hiện: Phan Thị Mỹ Hằng
  29. Giáo án lớp 4 Năm học 2008 - 2009 - GV yêu cầu HS đọc khổ thơ 3 và trả lời câu hỏi: ? Điều gì hấp dẫn “ngựa con” trên những cánh đồng hoa? - HS đọc thành tiếng, đọc thầm khổ thơ1 TLCH: ? Trong khổ thơ cuối, “ngựa con” nhắn nhủ mẹ điều gì? - GV cho HS đọc toàn bài TLCH: ? Nếu vẽ một bức tranh minh họa bài thơ này, em sẽ vẽ như thế nào? ( một số HS phát biểu). ? Nội dung của bài thơ này là gì? GV ghi nội dung bài lên bảng. HĐ3. Luyện đọc diễn cảm - Bốn HS nối tiếp nhau đọc bài thơ. Cả lớp theo dõi để tìm ra giọng đọc phù hợp. - Tổ chức cho HS luyện đọc diễn cảm một khổ thơ (khổ 2) - HS nhẩm thuộc bài thơ. GV tổ chức cho HS thi đọc thuộc lòng từng khổ, cả bài thơ. - Nhận xét giờ học, dặn về nhà tiếp tục HTL bài thơ. Toán Chia cho số có hai chữ số (tiếp theo) I. Mục tiêu: Giúp HS biết cách thực hiện phép chia số có năm chữ số cho số có hai chữ số. II. Đồ dùng dạy học: Bảng phụ III. Hoạt động dạy- học: A. Bài cũ: - GV gọi 2HS lên bảng làm BT1 của tiết trước (mỗi HS làm một phần) - GV nhận xét, cho điểm. B. Dạy bài mới: HĐ1. Trường hợp chia hết 10105 : 43 = ? - GV yêu cầu HS nhận xét về số chữ số trong phép chia - GV nêu: Chia số có năm chữ số cho số có một chữ số cũng tương tự như chia số có bốn chữ số cho số có một chữ số. - Yêu cầu HS tự đặt tính và tính. - HS trình bày. GV ghi bảng và nói như SGK. - GV giúp HS biết cách ước lượng thương trong mỗi lần chia. HĐ2. Trường hợp chia có dư 26345 : 35 = ? - Các bước tiến hành tương tự như trên. HĐ3. Thực hành - Gọi HS đọc yêu cầu của các bài tập. - HS nào không hiểu đề thì nêu các câu hỏi để GV giải đáp. - GV yêu cầu HS làm các bài tập vào vở bài tập. 243 Người thực hiện: Phan Thị Mỹ Hằng
  30. Giáo án lớp 4 Năm học 2008 - 2009 - GV nhận xét, chấm điểm cho học sinh và chữa bài tập. - GV nhận xét chung tiết học. Kể chuyện Kể chuyện đã nghe, đã đọc I. Mục tiêu: 1. Rèn kĩ năng nói: - Biết kể tự nhiên, bằng lời của mình một câu chuyện (đoạn truyện) đã nghe, đã đọc về đồ chơi của trẻ em hoặc những con vật gần guũi với trẻ em. - Hiểu đợc câu chuyện (đoạn truyện), trao đổi đợc với các bạn về tính cách của nhân vật và ý nghĩa câu chuyện. 2. Rèn kĩ năng nghe: Chăm chú nghe bạn kể, biết nhận xét, đánh giá đúng lời kể của bạn. II.Dạy và học A.Bài cũ - Gọi 1HS lên kể lại một đoạn của câu chuyện Búp bê của ai? Bằng lời của búp bê. - GV nhận xét, cho điểm. B. Dạy bài mới: 1. Giới thiệu bài. - GV nêu MĐ, YC của tiết học - GV kiểm tra HS đã tìm đọc truyện ở nhà như thế nào? 2. Hướng dẫn HS kể chuyện: a) Hướng dẫn HS tìm hiểu yêu cầu của bài tập. - GV gọi HS đọc đề bài. Cả lớp theo dõi trong SGK - GV đọc, phân tích đề bài, dùng phấn gạch chân các từ: đồ chơi, con vật gần gũi. - HS quan sát tranh minh họa trong SGK phát biểu: Truyện nào có nhân vật là đồ chơi của trẻ em? Truyện nào có nhân vật là những con vật gần gũi với các em? - GV khuyến khích các HS: tìm kể truyện ngoài SGK thì sẽ được điểm cao hơn. - Một số HS tiếp nối nhau giới thiệu tên câu chuyện của mình và nói rõ nhân vật trong truyện là đồ chơi hay con vật. b) HS thực hành kể chuyện, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện. - GV nhắc: KC phải có đầu có cuối, kể phải tự nhiên, nên kết chuyện theo lối mở rộng, những truyện dài có thể kể một hoặc hai đoạn. - HS KC trong nhóm đôi. - Tổ chức thi KC trước lớp.Cả lớp theo dõi và nhận xét bạn kể. - GV nhận xét, cho điểm, tuyên dương những HS kể tốt, chọn được truyện hay. 244 Người thực hiện: Phan Thị Mỹ Hằng
  31. Giáo án lớp 4 Năm học 2008 - 2009 3. Củng cố, dặn dò: - GV nhận xét tiết học, khen những HS biết chăm chú nghe bạn kể, nhận xét đúng lời kể củabạn. - Khuyến khích HS về kể lại câu chuyện cho người thân nghe. - Dặn HS chuẩn bị trước bài KC được chứng kiến hoặc tham gia tuần 16. Địa lí Hoạt động sản xuất của người dân ở đồng bằng Bắc Bộ (tiếp theo) I. Mục tiêu: Học xong bài này, HS biết: - Trình bày một số đặc điểm tiêu biểu về nghề thủ công và chợ phiên ở đồng bằng Bắc Bộ - Các công việc cần phải làm trong quá trình tạo ra sản phẩm gốm. - Xác lập mối quan hệ địa lí giữa thiên nhiên , dân cư với hoạt động sản xuất. - Tôn trọng, bảo vệ các thành quả lao động của người dân. II. đồ dùng dạy học: Tranh ảnh về nghề thủ công, chợ phiên ở đồng bằng Bắc Bộ. III. Hoạt động dạy học: A. Bài cũ: - Gọi HS lên bảng TLCH: Kể tên một số cậy trồng, vật nuôi chính ở đồng bằng Bắc Bộ. - GV nhận xét, cho điểm. B. Bài mới: Giới thiệu bài. 3. Khai thác sức nước. HĐ1: Làm việc theo nhóm - GV yêu cầu các nhóm dựa vào tranh ảnh, SGK và vốn hiểu biết của bản thân thảo luận theo các câu hỏi gợi ý sau: ? Em biết gì về nghề thủ công truyền thống của ng[[ười dân đồng bằng Bắc Bộ? ? Khi nào một làng trở thành làng nghề? Kể tên các làng nghề thủ công truyền thống mà em biết? - Thế nào là nghệ nhân của làng thủ công? - HS các nhóm trình bày kết quả thảo luận. - GV nói về một số làng nghề và sản phẩm thủ công nổi tiếng của đồng bằng Bắc Bộ. HĐ2: Làm việc cá nhân Yêu cầu HS quan sát các hình về sản xuất gốm ở Bát Tràng và TLCH trong SGK. HS trình bày kết quả quan sát. GV bổ sung sắp xếp lại cho đúng thứ tự. GV nói thêm một công đoạn quan trọng trong quá trình sản xuất gốm là tráng men cho sản phẩm gốm. 4. Chợ phiên HĐ3: Làm việc theo nhóm 245 Người thực hiện: Phan Thị Mỹ Hằng
  32. Giáo án lớp 4 Năm học 2008 - 2009 GV yêu cầu các nhóm dựa vào tranh ảnh, SGK và vốn hiểu biết của bản thân thảo luận theo các câu hỏi gợi ý sau: - Chợ phiên ở đồng bằng Bắc Bộ có đặc điểm gì? - Mô tả về chợ theo tranh, ảnh: Chợ nhiều người hay ít người? Trong chợ có những loại hàng hóa nào? HS trao đổi kết quả trước lớp. GV giúp HS hoàn thiện câu trả lời và giới thiệu thêm trong chợ còn nhiều mặt hàng khác phục vụ cuộc sống. C.Củng cố, dặn dò: - HS đọc nội dung tóm tắt cuối bài. - Nhận xét giờ học. Thứ 5 ngày 9 tháng 11 năm 2006 Tập làm văn Luyện tập miêu tả đồ vật I. Mục tiêu: 1. HS luyện tập phân tích cấu tạo 3 phần (mở bài, thân bài, kết bài) của một bài văn miêu tả đồ vật; trình tự miêu tả. 2. Hiểu vai trò của quan sát trong việc miêu tả những chi tiết của bài văn, sự xen kẻ của lời tả với lời kể. 3. Luyện tập lập dàn ý một bài văn miêu tả (tả chiếc áo em mặc đến lớp hôm nay) II. Đồ dùng Dạy- học: - Phiếu viết 1 ý của BT2b, 1phiếu viết lời giảI BT2, một số tờ phiếu không để HS lập dàn ý (BT3). III. Hoạt động dạy - học: A. Kiểm tra bài cũ: - 1HS đọc ghi nhớ trong hai bài TLV trước: Thế nào là miêu tả? Cấu tạo bài văn miêu tả đồ vật? - Một HS đọc phần mở bài và kết bài để hoàn thiện bài văn tả cái trống. - GV nhận xét, cho điểm. B. Dạy bài mới: 1. Giới thiệu bài. 2. Hướng dẫn làm bài tập: Bài1: - Gọi 2HS tiếp nối nhau đọc yêu cầu của BT1. Cả lơpa theo dõi trong SGK. - HS đọc thầm bài văn Chiếc xe đạp của chú Tư, suy nghĩ, trao đổi, trả lời lần lượt từng câu hỏi (1 HS viết vào phiếu ghi BT2). - GV nhận xét, chốt lời giải đúng. Bài2: - Gọi HS đọc yêu cầu. - GV viết bảng đề bài, nhắc HS chúi ý: Tả chiếc áo em mặc hôm nay; Lập dàn ý cho bài văn dựa theo nội dung ghi nhớ trong tiết TLV trước và các bài văn mẫu. 246 Người thực hiện: Phan Thị Mỹ Hằng
  33. Giáo án lớp 4 Năm học 2008 - 2009 - HS làm bài cá nhân. GV phát phiếu cho một vài HS làm. - Một số HS đọc dàn ý. GV nhận xét. - Những HS làm trên phiếu dán bài lên bảng, trình bày. GV nhận xét đi đến một dàn ý chung cho cả lớp tham khảo. 3. Củng cố, dặn dò: - GV mời một HS nhắc lại nội dung cần củng cố qua bài học. - Nhận xét giờ học. Dặn HS về nhà hoàn chỉnh dàn ý bài văn tả chiếc áo. Toán Luyện tập I. mục tiêu: Giúp HS rèn kĩ năng: - Thực hiện phép chia cho số có hai chữ số. - Tính giá trị của biểu thức. - Giải bài toán về phép chia có dư. II. đồ dùng dạy- học: Bảng phụ III. Hoạt động dạy- học: GV tổ chức cho HS làm lần lượt từng BT trong VBT: Bài1: GV yêu cầu HS tự đặt tính rồi tính. GV theo dõi, giúp đỡ HS yếu. Bài2: HS đặt tính rồi tính. GV theo dõi, nhận xét. Bài3: Tính giá trị biểu thức bằng hai cách - GV yêu cầu HS nhắc lại các cách chia một số cho một tích. - HS làm bài vào vở (1 HS làm trên bảng phụ). GV theo dõi, giúp đỡ. - Cả lớp nhận xét và chữa bài trên bảng phụ. Bài 4: HS đọc bài toán và tự trình bày bài giải vào vở, trình bày. Cả lớp nhận xét. Củng cố, dặn dò: GV nhận xét chung về kĩ năng làm bài của HS. Luyện từ và câu Giữ phép lịch sự khi đặt câu hỏi I. Mục tiêu: 1. HS biết phép lịch sự khi hỏi chuyện người khác (biết thưa gửi, xưng hô phù hợp với quan hệ giữa mình và người được hỏi; tránh những câu hỏi tò mò hoặc làm phiền lòng người khác). 2. Phát hiện được quan hệ về tính cách nhân vật qua lời đối đáp; biết cách hỏi trong những trường hợp tế nhị cần bày tỏ sự thông cảm với đối tượng giao tiếp. II. đồ dùng dạy- học: - Phiếu học tập ( 1 phiếu ghi BTI.2; 1 phiếu kẻ bảng BTIII.1, 1 phiếu ghi kết quả so sánh BTIII.2) III. Hoạt động dạy- học: A. Kiểm tra bài cũ: - GV gọi 1HS lên bảng làm bài 1, 2 của tiết trước. 247 Người thực hiện: Phan Thị Mỹ Hằng
  34. Giáo án lớp 4 Năm học 2008 - 2009 - GV gọi 1HS lên bảng làm bài 3c của tiết trước. - GV nhận xét, cho điểm. B. Dạy bài mới: 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết trước. 2. Phần Nhận xét: Bài tập 1: - HS đọc yêu cầu của bài, suy nghĩ, làm bài cá nhân, phát biểu ý kiến. Cả lớp và GV nhận xét, chốt lời giải đúng. Bài tập 2: - HS đọc yêu cầu của bài, suy nghĩ, viết vào VBT. GV phát phiếu cho một số HS làm. - HS tiếp nối nhau đọc câu hỏi của mình cho từng đối tượng. Cả lớp và GV nhận xét xem câu hỏi bạn đặt đã phù hợp chưa? - Những HS làm trên phiếu dán bài lên bảng lớp và đọc những câu hỏi mình vừa đặt. GV nhận xét. Bài tập 3: - HS đọc yêu cầu của bài, suy nghĩ, TLCH. - GV nhắc HS chú ý tìm được ví dụ minh họa cho ý kiến của mình. - HS phát biểu. GV kết luận ý kiến đúng: Để giữ phép lịch sự, cần tránh những câu hỏi tò mò, làm phiền lòng, phật ý người khác. 3. Phần ghi nhớ: Hai, ba HS đọc nội dung ghi nhớ trong SGK. Cả lớp đọc thầm. 4. Phần Luyện tập: Bài tập 1: - 2HS tiếp nối nhau đọc yêu cầu của BT1. - Cả lớp đọc thầm từng đoạn văn, trao đổi với bạn ngồi bên cạnh. GV phát phiếu cho một vài nhóm HS viết vắn tặt câu trả lời. - Các nhóm làm trên phiếu trình bày kết quả. Cả lớp và GV nhận xét, bổ sung, chốt lời giải đúng. Bài tập 2: - 1HS đọc yêu cầu của bài tập. - GV mời 2HS tìm đọc các câu hỏi trong đoạn trích truyện Các em nhỏ và cụ già. - GV giải thích thêm yêu cầu của BT. - HS đọc lại các câu hỏi, suy nghĩ, trả lời. GV nhận xét, dán bảng so sánh lên bảng , chốt lời giải đúng. 5. Củng cố, dặn dò: - Một HS nhắc lại nội dung cần ghi nhớ của bài học. - Nhận xét tiết học. Nhắc HS có ý thức khi đặt câu hỏi cho người khác. Kĩ thuật Thêu móc xích ( tiết 1) I. Mục tiêu: - Học sinh biết cách thêu móc xích và ứng dụng của thêu móc xích. 248 Người thực hiện: Phan Thị Mỹ Hằng
  35. Giáo án lớp 4 Năm học 2008 - 2009 - Thêu được các mũi thêu móc xích. - HS hứng thú học thêu. II. Đồ dùng dạy- học: - Tranh quy trình thêu móc xích. - Mẫu thêu móc xích bằng len trên bìa. - Kim khâu len,chỉ thêu, thước, kéo, phấn vạch, vải. III. Hoạt động- dạy- học: Tiết 1 *Giới thiệu bài: GV giới thiệu bài và nêu mục đích của bài học. HĐ1: GV hướng dẫn HS quan sát và nhận xét mẫu - GV giới thiệu mẫu, hướng dẫn HS quan sát các mũi thêu mặt trái, mặt phải kết hợp quan sát hình 1 để trả lời các câu hỏi về đặc điểm của các mũi thêu móc xích. - GV nhận xét và tóm tắt về đặc điểm của đường thêu móc xích. - HS nêu khái niệm thêu móc xích. - GV giới thiệu mốt số sản phẩm thêu móc xích và yêu cầu HS nêu ứng dụng của thêu móc xích. HĐ2: GV hướng dẫn thao tác kĩ thuật. - GV treo tranh quy trình thêu móc xích. - HD HS quan sát các hình 2,3 SGK để nêu các bước trong quy trình khâu đột mau. - HS quan sát H4 để trả lời câu hỏi trong SGK - Khi hướng dẫn cần lưu ý một số điểm sau: Khâu theo chiều từ phải sang trái, cách tạo vòng chỉ, cách lên kim, xuống kim, không rút chỉ chặt quá, cách kết thúc đường thêu. - GV hướng dẫn thực hành 2 lần toàn bộ các thao tác thêu và kết thúc đường thêu móc xích . - Gọi HS đọc mục 2 của phần ghi nhớ ở cuối bài. - Thời gian còn lại của tiết 1, GV tổ chức cho HS tập thêu móc xích. Củng cố, dặn dò: - HS nhắc lại quy trình khâu đột mau - Nhận xét giờ học, tinh thần học tập - Dặn tiết sau tiếp tục thực hành Thứ 6 ngày 22 tháng 12 năm 2006 Tập làm văn Quan sát đồ vật I. Mục tiêu: 1. HS quan sát được đồ vật theo một trình tự hợp lí, bằng nhiều cách (mắt nhìn, tai nghe, tay sờ, ); phát hiện được những đặc điểm riêng phân biệt đồ vật đó với những đồ vật khác. 249 Người thực hiện: Phan Thị Mỹ Hằng
  36. Giáo án lớp 4 Năm học 2008 - 2009 2. Dựa vào kết quả quan sát, biết lập dàn ý để tả một đồ chơi em đã chọn II. Đồ dùng Dạy- học: - Tranh minh họa một số đồ chơi trong SGK; Một số đồ chơi - Bảng phụ ghi dàn ý tả một đồ chơi. III. Hoạt động dạy - học: ` A.Kiểm tra: - Gọi 1 HS đọc dàn ý bài văn tả chiếc áo (BT3, tiết trước); - GV nhận xét, cho điểm. B. Dạy bài mới: 1. Giới thiệu bài - GV nêu nội dung tiết học. - GV kiểm tra HS đã mang đồ chơi đến lớp thế nào. 2. Phần nhận xét. Bài tập 1: Quan sát một đồ chơi em thích và ghi lại những điều đã quan sát được. - Gọi 3 HS nối tiếp nhau đọc yêu cầu của bài và các gợi ý a, b, c, d. - Một số HS giới thiệu với các bạn đồ chơi mình mang đến lớp để học quan sát. - HS đọc thầm lại yêu cầu của bài và gợi ý trong SGK, quan sát đồ chơi mình chọn, viết kết quả quan sát vào VBT theo cách gạch đầu dòng. - Yêu cầu HS nối tiếp nhau trình bày kết quả quan sát của mình. - Cả lớp và GV nhận xét theo tiêu chí (trình tự quan sát hợp lí, giác quan khi sử dụng quan sát, khả năng phát hiện đặc điểm riêng); bình chọn bạn quan sát chính xác, tinh tế, phát hiện điểm độc đáo của đồ chơi. Bài tập 2: - GV nêu câu hỏi: Khi quan sát đồ vật cần chú ý những điểm gì? - HS suy nghĩ, trả lời. GV nhận xét, kết luận. 3 Phần ghi nhớ. Gọi 2 HS đọc phần ghi nhớ trong SGK. 4. Phần bài tập: GV yêu cầu HS làm vào vở bài tập. - GV nêu yêu cầu của bài tập. - HS làm bài vào VBT dựa theo kết quả quan sát một đồ chơi, lập dàn ý cho bài văn tả đồ chơi đó. - Gọi HS nối tiếp nhau đọc dàn ý đã lập. GV nhận xét, bình chọn bạn làm tốt nhất. 5. Củng cố, dặn dò: - GV nhận xét tiết học. - Dặn HS chuẩn bị bài mới. Thể dục Bài thể dục phát triển chung. Trò chơi “Lò cò tiếp sức” I. Mục tiêu: 250 Người thực hiện: Phan Thị Mỹ Hằng
  37. Giáo án lớp 4 Năm học 2008 - 2009 - Hoàn thiện bài thể dục phát triển chung. Yêu cầu tập thuộc cả bài và thực hiện cơ bản đúng động tác. - Trò chơi: "Lò cò tiếp sức". Yêu cầu tham gia trò chơi nhiệt tình, sôi nổi và chủ động. II. đồ dùng dạy- học: - Chuẩn bị 1còi, vệ sinh sân trường sạch sẽ. III. Hoạt động dạy - học: A. Phần mở đầu: - Tập hợp, chấn chỉnh đội ngũ, phổ biến nội dung của tiết học. - Khởi động - Chơi trò chơi tại chỗ. - GV nhận xét. B. Phần cơ bản: a. Bài thể dục phát triển chung. - GV điều khiển lớp tập 1 lần, mỗi động tác 2 x 8 nhịp. - GV yêu cầu lớp trưởng điều khiển cho cả lớp tập 2 lần. GV quan sát, nhận xét. - Các tổ tự tập luyện. - Các tổ biểu diễn thi đua. Các em khác quan sát và nhận xét. b. Trò chơi vận động - GV cho HS khởi động lại các khớp. - GV tập hợp đội hình chơi, nêu tên và nhắc lại luật chơi. Sau đó cho chơi thử. - Cho cả lớp tiến hành chơi. - GV theo dõi nhận xét, biểu dương tổ thắng cuộc. - Sau các lần chơi, đội nào bị thua sẽ chịu một hình thức phạt. C. Phần kết thúc: - GV cho cả lớp vừa hát vừa vỗ tay theo nhịp. GV cùng cả lớp hệ thống bài học. - GV nhận xét, đánh giá kết quả. - GV giao bài tập về nhà: ôn Bài thể dục phát triển chung Toán Chia cho số có hai chữ số (tiếp theo) I. mục tiêu: - Giúp HS biết thực hiện phép chia số có năm chữ số cho số có hai chữ số. II. Hoạt động dạy- học: A. Bài cũ: - GV gọi 2 HS lên bảng chia: 9276 : 39 9009 : 33 - Gọi HS nhận xét bài làm của bạn. - GV nhận xét, cho điểm. B. Bài mới: 1. Trường hợp chia hết: 251 Người thực hiện: Phan Thị Mỹ Hằng
  38. Giáo án lớp 4 Năm học 2008 - 2009 GV ghi phép tính lên bảng: 10105 : 43 = ? - GV hướng dẫn HS đặt tính. - GV hướng dẫn HS cách tính. Tính từ trái sang phải: Lần 1: 101 chia 43 được 2, viết 2. 2 nhân 3 bằng 6; 11 trừ 6 bằng 5, viết 5 nhớ 1; 3 nhân 3 bằng 9, 10 trừ 9 bằng 1, viết 1 nhớ 1. Lần 2: Hạ 0 được 150 ; 150 chia 43 được 3, viết 3 3 nhân 3 bằng 9; 10 trừ 9 bằng 1, viết 1 nhớ 1; 3 nhân 4 bằng 12, thêm 1 bằng 13; 15 trừ 13 bằng 2, viết 2 Lần 2: Hạ 5 được 215; 215 chia 43 được 5, viết 5 5 nhân 3 bằng 15, 15 trừ 15 bằng 15, viết 0 nhớ 1; 5 nhân 4 bằng 20, thêm 1 bằng 21 21 trừ 21 bằng 0, viết 0. GV chú ý giúp HS ước lượng thương trong mỗi lần chia. Chẳng hạn: 101 : 43 =? Có thể ước lượng : 10 : 4 = 2 (dư 2) 150 : 43 = ? Có thể ước lượng: 15 : 4 = 3 (dư 3) 215 : 43 = ? Có thể ước lượng 20 : 4 = 5 2. Trường hợp chia có dư: 26345 : 35 = ? Tiến hành tương tự như ví dụ trên. 3. Thực hành: Bài1: Đặt tính rồi tính - Gọi HS đọc yêu cầu đề bài. - Yêu cầu HS tự làm bài vào VBT (3 HS làm trên bảng) - GV hướng dẫn HS nhận xét, chữa bài.(yêu cầu HS trình bày cách tính) Bài2: Tính giá trị của biểu thức - Cho HS nêu yêu cầu của bài tập. - Một số HS nêu cách làm. - HS tự làm bài vào vở.(2 HS làm trên bảng phụ) - GV hướng dẫn HS nhận xét, chữa bài. Bài3: a. Viết số thích hợp vào ô trống: - Yêu cầu HS tự điền vào bảng sau đó nêu kết quả. 252 Người thực hiện: Phan Thị Mỹ Hằng
  39. Giáo án lớp 4 Năm học 2008 - 2009 - HS nhận xét bài làm của bạn. b. Viết tiếp vào chỗ chấm. GV yêu cầu HS tự điền vào vở và nêu kết quả. - GV nhận xét, kết luận. 4. Củng cố, dặn dò: - GV nhận xét tiết học. - Dặn HS về chuẩn bị bài tiết sau Khoa học Làm thế nào để biết có không khí? I. mục tiêu: Sau bài học, HS biết: - Làm thí nghiệm chứng minh không khí có ở quanh mọi vật và các chỗ rỗng trong các vật. - Phát biểu định nghĩa về khí quyển. II. đồ dùng dạy- học: - Hình trang 62, 63 SGK. - HS chuẩn bị đồ dùng thí nghiệm theo nhóm. III. Hoạt động dạy- học: A. Bài cũ: - Yêu cầu HS nhắc lại những việc nên và không nên làm để tiết kiệm nước. - GV nhận xét, cho điểm. B. Bài mới: * Giới thiêu, ghi mục bài. HĐ1: Thí nghiệm chứng minh không khí có ở quanh mọi vật. - GV kiểm tra sự chuẩn bị của các nhóm. - Yêu cầu các nhóm đọc các mục Thực hành trang 62, 63 để biết cách làm. - HS làm thí nghiệm theo nhóm, GV theo dõi, hướng dẫn thêm. - Cả nhóm thảo luận để rút ra kết luận qua các thí nghiệm trên. - Đại diện nhóm trình bày kết quả và giải thích về cách nhận biết không khí có ở xung quanh ta. - GV nhận xét, kết luận và lưu ý HS có thể làm thí nghiệm khác để chứng minh không khí có ở quanh mọi vật. HĐ 2: Thí nghiệm chứng minh không khí có ttong những chỗ rỗng của mọi vật. - GV kiẻm tra sự chuẩn bị của các nhóm. - Yêu cầu các nhóm đọc mục Thực hành trang 63 để biết cách làm. - Tổ chức cho các nhóm thực hành, GV theo dõi, hướng dẫn thêm. - Cả nhóm thảo luận để rút ra kết luận về các thí ngiệm trên. - Đại diện nhóm trình bày kết quả làm việc và giải thích tại sao các bọt khí lại nổi lên trong cả hai thí nghiệm kể trên. 253 Người thực hiện: Phan Thị Mỹ Hằng
  40. Giáo án lớp 4 Năm học 2008 - 2009 - GV nhận xét. Kết luận chung cho cả hai hoạt động: Xung quanh mọi vật và mọi chỗ rỗng bên trong vật đều có không khí. HĐ3: Hệ thống hóa kiến thức về sự tồn tại của không khí. GV lần lượt nêu các câu hỏi sau cho HS thảo luận lớp và trả lời: - Lớp không khí bao quanh Trái Đất gọi là gì? - Tìm ví dụ chứng tỏ không khí có ở xung quanh ta và không khí có trong những chỗ rỗng của mọi vật. - GV nhận xét, kết luận. C. Củng cố, dặn dò: - GV nhận xét giờ học. -Về nhà học bài và chuản bị bài mới. Tuần 17 Thứ 2 ngày 1 tháng 1 năm 2007 ( Dạy bù vào thứ 3) Tập đọc Rất nhiều mặt trăng I. Mục tiêu: 1. Đọc trôi chảy, lưu loát toàn bài. Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng nhẹ nhàng, chậm rãi, đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật: chú rể, nàng công chúa nhỏ. 2. Hiểu những từ ngữ mới trong bài (mục đồng, huyền ảo, khát vọng, tuổi ngọc ngà, khát khao). Hiểu nội dung bài: cách nghĩ của trẻ em về thế giới, về mặt trăng rất ngộ nghĩnh, rất khác với người lớn. II. Đồ dùng dạy học: Tranh minh hoạ bài tập đọc trong SGK III. Hoạt động dạy học: Bài cũ: - Gọi 4HS đọc phân vai truyện: Trong quán ăn “Ba- cá-bống" và trả lời câu hỏi 4 của bài. - GV nhận xét, cho điểm. B. Dạy bài mới: 1. Giới thiệu bài học. 254 Người thực hiện: Phan Thị Mỹ Hằng
  41. Giáo án lớp 4 Năm học 2008 - 2009 Treo tranh minh hoạ và gọi 1HS lên bảng mô tả lại những cảnh vẽ trong bức tranh. Từ đó giới thiệu bài 2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài. HĐ1: Luyện đọc. - Gọi HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn của bài: Đoạn 1: 8 dòng đầu. Đoạn 2: Tiếp theo đến Tất nhiên là bằng vàng rồi. Đoạn 3: Phần còn lại. GV sửa lỗi phát âm, ngắt, nghỉ hơi cho từng HS. - Gọi HS đọc phần Chú giải - Gọi 1HS đọc toàn bài. - GV đọc mẫu. HĐ 2: Tìm hiểu bài: - HS đọc đoạn 1, trả lời các câu hỏi: + Cô công chúa có nguyện vọng gì? + Trước yêu cầu của công chúa, nhà vua đã làm gì? + Các vị đại thần và các nhà khoa học nói với nhà vua như thế nào về đòi hỏi của công chúa? + Tai sao họ cho rằng đó là đòi hỏi không thể thực hiện được? - HS đọc thầm đoạn 2, lần lượt trả lời các câu hỏi sau: + Cách nghĩ của chú hề có gì khác với các vị đại thần và các nha khoa học? + Tìm những chi tiết cho thấy cách nghĩ của cô công chúa nhỏ về mặt trăng khác với cách nghĩ của người lớn? - HS đọc đoạn 3, trả lời các câu hỏi phụ: + Sau khi biết rõ công chúa muốn có một “mặt trăng” theo ý nàng, chú hề đã làm gì? + TháI độ của công chúa thế nào khi nhận món quà? HĐ 3: Đọc diễn cảm. - Ba HS đọc theo cách phân vai. Cả lớp theo dõi để tìm ra giọng đọc phù hợp cho đúng với các nhân vật. - GV tổ chức cho HS luyện đọc diễn cảm đoạn: Thế là chú hề tất nhiên là bằng vàng rồi. - Yêu cầu HS đọc trong nhóm đôi - Tổ chức thi đọc diễn cảm. - GV nhận xét, cho điểm. 3. Củng cố, dặn dò: - Gọi 1HS đọc toàn bài. -Yêu cầu HS cho biết: câu chuyện giúp em hiểu điều gì?. GV ghi bảng nội dung bài. HS ghi vào vở. - Nhận xét tiết học. 255 Người thực hiện: Phan Thị Mỹ Hằng
  42. Giáo án lớp 4 Năm học 2008 - 2009 Chính tả (Nghe - viết) Mùa đông trên rẻo cao I. Mục tiêu: 1. Nghe - viết đúng chính tả, trình bày đúng bài văn miêu tả Mùa đông trên rẻo cao. 2. Luyện viết đúng các tiếng có âm hoặc vần dễ lẫn. II. Đồ dùng dạy học: - Một số đồ chơi phục vụ cho BT2b, BT2. III. Hoạt động dạy học: A. Kiểm tra bài cũ: - GV kiểm tra 3HS lên bảng viết (còn lại viết vào vở nháp): lời giải của BT2 tiết trước (1HS đọc câu ghi nghĩa cho bạn viết). - GV nhận xét, cho điểm. B. Dạy bài mới: 1. Giới thiệu bài: GV nêu nội dung của tiết học. 2. Hướng dẫn viết chính tả. - GV đọc bài chính tả Mùa đông trên rẻo cao. - HS đọc thầm đoạn văn, tìm những chữ dễ viết sai. - GV yêu cầu HS luyện viết từ khó. - GV nhận xét. - GV đọc cho HS viết. - HS đổi vở cho nhau để soát lỗi. - GV chấm một số bài, nhận xét. 3. Hướng dẫn làm bài tập chính tả. - GV tổ chức cho HS làm bài tập ở vở bài tập trang 119: BT1.b: Điền vào chỗ trống tiếng có vần ât hoặc ấc - GV nêu yêu cầu của BT. - HS điền vào vở bằng bút chì. Hai HS điền trên bảng phụ. - GV tổ chức cho cả lớp nhận xét, chữa bài trên bảng phụ. - HS viết vào VBT theo lời giải đúng. BT2: Chọn chữ viết đúng chính tả trong ngoặc đơn điền vào chỗ trống để hoàn chỉnh đoạn văn. - HS đọc đoạn văn chưa điền. - GV nêu yêu cầu của BT, nhắc mỗi HS suy nghĩ chọn từ viết đúng chính tả để điền. - Một số HS nối tiếp nhau nêu từ mình điền. - Cả lớp và GV nhận xét, GV ghi vào ô trống từ đúng. 256 Người thực hiện: Phan Thị Mỹ Hằng
  43. Giáo án lớp 4 Năm học 2008 - 2009 - HS đọc đoạn văn đã điền hoàn chỉnh. - HS viết vào vở theo lời giải đúng. C. Củng cố, dặn dò: . - GV nhận xét tiết học. Khuyến khích HS về nhà viết BT1a vào vở. TOáN Luyện tập I. mục tiêu: Giúp HS rèn kĩ năng: - Thực hiện phép chia cho số có ba chữ số. - Giải bài toán có lời văn. II. đồ dùng dạy- học: Bảng phụ. III. Hoạt động dạy- học: GV tổ chức cho HS làm bài tập ở VBT: Bài1: Đặt tính rồi tính: - Yêu cầu HS tự làm vào vở bài tập. Hai HS làm trên bảng. - GV nhận xét, chữa bài. Bài2 : Tìm x - Gọi 1HS đọc BT - Yêu cầu HS làm bài cá nhân ( 1HS làm trên bảng phụ) - GV nhận xét, chữa bài và cho điểm. Bài3: - Gọi HS đọc bài toán. - HS suy nghĩ làm bài.GV theo dõi, giúp đỡ. - Một HS trình bày, HS khác nhận xét, bổ sung. 5. Củng cố, dặn dò: - GV nhận xét tiết học. - Dặn HS ghi nhớ cách chia cho số có hai chữ số. Khoa học Ôn tập học kì I I. mục tiêu: Giúp HS củng cố các kiến thức về: - Tháp dinh dưỡng cân đối - Tính chất của nước, không khí; Thành phần của không khí. - Vòng tuần hoàn của nước trong thiên nhiên. - Vai trò của nước, không khí trong sinh hoạt, lao động và sản xuất và vui chơi giải trí. 257 Người thực hiện: Phan Thị Mỹ Hằng
  44. Giáo án lớp 4 Năm học 2008 - 2009 - Luôn luôn có ý thức bảo vệ môi trường nước, không khí và vận động mọi người cùng thực hiện. II. đồ dùng dạy- học: - Hình vẽ tháp dinh dưỡng cân đối chưa hoàn chỉnh. - Giấy khổ to, bút màu. III. Hoạt động dạy- học: A. Bài cũ: - Gọi 3 HS lên bảng: HS1: Mô tả hiện tượng và kết quả của thí nghiệm 1. HS2: Mô tả hiện tượng và kết quả của thí nghiệm 2. HS3: Nêu các thành phần của không khí. - GV nhận xét, cho điểm. B. Bài ôn: * Giới thiệu, ghi mục bài. HĐ 1: Ôn về vật chất a/ Cho HS hoàn thành tháp dinh dưỡng cân đối (BT1- VBT) b/ HS làm BT2 ở VBT. c/ Nêu các thành phần chính của không khí? ( ô-xi và ni- tơ) d/ Thành phần của không khí quan trọng đối với con người là gì? ( ô-xi) e/ HS hoàn thành sơ đồ vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên vào phiếu. HĐ2: Vai trò của nước, không khí trong đời sống: - Các nhóm thảo luận theo các câu hỏi sau rồi trình bày trước lớp: + Nêu vai trò của nước, không khí trong sinh hoạt, lao động và sản xuất của con người và của động, thực vật. - Các nhóm thảo luận, báo cáo. - GV nhận xét, bổ sung, kết luận. HĐ 3: Thi tuyên truyền viên xuất sắc - GV tổ chức cho HS vẽ tranh, thuyết minh về chủ đề bảo vệ môi trường nước, không khí. - Cả lớp bình chọn bạn vẽ đẹp và thuyết minh hay nhất. - GV nhận xét tiết học. HĐ4: Củng cố: - Dặn HS về nhà ôn lại bài để tiết sau làm bài kiểm ttra. Thứ 3 ngày 2 tháng 1 năm 2007 Toán Luyện tập chung I. Mục tiêu: Giúp HS: - Thực hiện tính nhân và chia. 258 Người thực hiện: Phan Thị Mỹ Hằng
  45. Giáo án lớp 4 Năm học 2008 - 2009 - Giải bài toán có lời văn. - Đọc biểu đồ và tính toán số liệu trên biểu đồ. II. Hoạt động dạy - học: GV tổ chức cho HS làm vào VBT: Bài 1: Viết số thích hợp vào ô trống: - Gọi học sinh đọc yêu cầu của bài tập. - HS nêu các thành phần chưa biết: thừa số, số bị chia, số chia. - Cho HS làm bài cá nhân vào VBT. - Yêu cầu một số HS nêu kết quả. - GV kết luận, ghi lên bảng lớp. Bài 2: Tính: - 1 HS nêu thứ tự thực hiện các phép tính trong biểu thức. - HS làm bài cá nhân. - Một số HS trình bày cách làm và kết quả. - GV kết luận. Bài 3: - HS đọc bài toán. - HS tự làm bài giải, (1 HS làm trên bảng phụ) - Cả lớp nhận xét, chữa bài. 3. Củng cố,dăn dò: - Nhận xét giờ học. Luyện từ và câu: Câu kể: Ai làm gì? I. Mục tiêu: 1. Nắm được cấu tạo cơ bản của câu kể Ai làm gì? 2. Nhận ra hai bộ phận CN, VN của câu kể Ai làm gì?; Từ đó biết vận dụng kiểu câu kể Ai làm gì? vào bài viết. II. đồ dùng dạy- học: - Bảng phụ viết từng câu trong BTI.1 để phân tích mẫu. - Ba tờ phiếu viết nội dung của BTIII.1. III. Hoạt động dạy- học: A.Kiểm tra bài cũ: - Yêu cầu 2 HS đứng tại chỗ trả lời: Câu kể được dùng để làm gì? - GV nhận xét, cho điểm. B. Dạy bài mới: B. Dạy bài mới: 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết trước. 259 Người thực hiện: Phan Thị Mỹ Hằng
  46. Giáo án lớp 4 Năm học 2008 - 2009 2. Phần Nhận xét: Bài tập 1, 2: - 2HS tiếp nối nhau đọc các yêu cầu của bài 1, 2. - GV cùng HS phân tích, làm mẫu câu 2 - HS làm bài còn lại theo nhóm (viết vào phiếu) - Cả lớp và GV nhận xét, chốt lời giải đúng. Bài tập 3: - 1HS đọc yêu cầu của bài, suy nghĩ, TLCH. - GV đặt câu hỏi mẫu cho câu thứ hai. - HS phát biểu miệng các câu tiếp theo. GV cùng cả lớp nhận xét, kết luận. 3. Phần ghi nhớ: Hai, ba HS đọc nội dung ghi nhớ trong SGK. Cả lớp đọc thầm. - GV viết sơ đồ phân tích cấu tạo câu mẫu và giải thích: Câu kể Ai làm gì? thường có hai bộ phận (Bộ phận 1gọi là CN, bộ phận 2 gọi là vị ngữ VN) 4. Phần Luyện tập: Bài tập 1: - HS đọc yêu cầu của BT1, làm bài cá nhân, tìm các câu kể Ai làm gì? có trong đoạn văn. - HS phát biểu ý kiến. Cả lớp và GV nhận xét, bổ sung, chốt lời giải đúng. Bài tập 2: - 1HS đọc yêu cầu của bài tập. - HS trao đổi theo cặp, xác định bộ phận CN, VN trong mỗi câu văn vừa tìm được trong BT1.GV dán 3 tờ phiếu lên bảng, ba HS lên bảng làm bài, trình bày. - Cả lớp và GV nhận xét, chốt lời giải đúng. Bài tập 3: - HS đọc yêu cầu của bài tập. - GV nhắc HS khi viết xong , dùng bút chì gạch chân những câu là câu kể Ai làm gì? - Một số HS tiếp nối nhau đọc bài làm của mình, nói rõ câu nào là câu kể Ai làm gì? trong đoạn văn. Cả lớp và GV nhận xét. 5. Củng cố, dặn dò: - Một HS nhắc lại nội dung cần ghi nhớ của bài học. - Nhận xét tiết học, biểu dương những HS học tốt. Lịch sử Ôn tập học kì I I. Mục tiêu: Giúp HS ôn tập, hệ thống các kiến thức lịch sử: - Các giai đoạn: Hơn 1000 năm đấu tranh giành độc lập ; Buổi đầu độc lập; Nước Đại Việt thời Lý, Nước Đại Việt thời Trần. 260 Người thực hiện: Phan Thị Mỹ Hằng
  47. Giáo án lớp 4 Năm học 2008 - 2009 - Các sự kiện lịch sử tiêu biểu của mỗi giai đoạn và trình bày tóm tắt các sự kiện đó bằng lời của mình. II. Đồ DùNG dạy - học: Phiếu học tập cho HS III. Hoạt động dạy - học: HĐ1: Ôn tập các giai đoạn lịch sử: - GV phát phiếu cho các nhóm HS: Yêu cầu HS hoàn thành nội dung của phiếu: Phiếu 1: Ghi tên các giai đoạn lịch sử đã học từ bài 3 đến bài 14; - Các nhóm hoàn thành, trình bày trước lớp. - GV nhận xét, bổ sung. HĐ2: Ôn tập về các triều đại đã học: - HS hoàn thành nội dung theo phiếu sau: Phiếu 2: Các triều đại việt Nam từ năm700 TCN đến năm 1400: Thời gian, các triều đại, tên nước và kinh đô; - HS trình bày. GV kết luận. HĐ3: Ôn tập về các triều đại đã học: - GV phát phiếu cho các nhóm HS: Yêu cầu HS hoàn thành nội dung của phiếu: Phiếu 3: Các sự kiện lịch sử tiêu biểu từ buổi đầu độc lập đến cuối đời nhà Trần. - Các nhóm hoàn thành, trình bày trước lớp. - GV nhận xét, bổ sung. HĐ4: Thuật lại một số trận đánh đã được học - GV tổ chức cho HS theo nhóm đội, mỗi HS chọn một trận đánh tiêu biểu mà mình có ấn tượng nhất để thuật lại cho bạn nghe. - Một số HS trình bày trước lớp. GV nhận xét, bổ sung. C. Củng cố, dặn dò: Dặn HS ôn tập để tiết sau kiểm tra. đạo đức Yêu lao động (tiết 2) I. Mục tiêu: Học xong bài này, HS biết: - Tích cực tham gia các công việc lao động ở lớp, ở trường, ở nhà phù hợp với khả năng của bản thân. 261 Người thực hiện: Phan Thị Mỹ Hằng
  48. Giáo án lớp 4 Năm học 2008 - 2009 - Biết phê phán những biểu hiện chây lười lao động. II. đồ dùng dạy- học: III. Hoạt động dạy- học: Tiết 2 A. Kiểm tra bài cũ: - HS nhắc lại nội dung ghi nhớ của bài "Yêu lao động” B. Bài mới: *Giới thiệu bài, ghi mục bài. HĐ1: Làm việc nhóm đôi (BT5- SGK) - Hsổtao đổi với nhau theo nhóm đôI về nội dung trong BT - Một vài HS trình bày trước lớp. - Cả lớp theo dõi, nhận xét. - GV nhắc nhở HS: cần cố gắng học tập, rèn luyện để có thể thực hiện được mơ ước về nghề nghiệp trong tương lai của mình. HĐ2: Trình bày, giới thiệu các bài viết, ttranh vẽ - GV tổ chức cho HS trình bày, giới thiệu các bài viết, tranh vẽ về một số công việc mà em yêu thích. Cả lớp theo dõi và phát biểu ý kiến. HĐ3: HS làm BT3: - HS nêu các câu ca dao, tục ngữ, thành ngữ nói về ý nghĩa, tác dụng của lao động. - Cả lớp nghe và phát biểu về ý nghĩa của các câu ca dao, tục ngữ, thành ngữ đó. HĐ4: Liên hệ bản thân: HS nêu các công việc mà mình thích. HĐ5: Hoạt động tiếp nối - Thực hiện nội dung mục “ Thực hành trong SGK” Thứ 4 ngày 3 tháng 1 năm 2007 Toán Dấu hiệu chia hết cho 2 I. Mục tiêu: Giúp HS : - Biết dấu hiệu chia hết cho 2 và không chia hết cho 2 - Nhận biết số chẵn và số lẻ. - Vận dụng để giải các bài tập có liên quan đến chia hết cho 2 và không chia hết cho 2. II. Đồ dùng dạy học: Bảng phụ III. Hoạt động dạy- học: 262 Người thực hiện: Phan Thị Mỹ Hằng
  49. Giáo án lớp 4 Năm học 2008 - 2009 1. Giới thiệu bài 2. HS tự phát hiện ra dấu hiệu chia hết cho 2 - Yêu cầu HS: +Tìm một số số chia hết cho 2 và một vài số không chia hết cho 2. + Sắp xếp các số đó vào nhóm chia hết cho 2, không chia hết cho 2. - Yêu cầu HS nhận xét số có tận cùng là chữ số nào thì chia hết cho 2, số có tận cùng là chữ số nào thì không chia hết cho 2. 3. Giới thiệu số chẵn, số lẻ: - GV: Các số chia hết cho 2 là các số chẵn (tận cùng là các chữ số 0, 2, 4, 6, 8). Các số không chia hết cho 2 là các số lẻ (tận cùng là các chữ số 1, 3, 5, 7, 9). - HS nêu ví dụ về các số chẵn, nêu ví dụ về các số lẻ. - Yêu cầu HS nhắc lại: Dấu hiệu chia hết cho 2; Số chẵn, số lẻ. 4. Thực hành: GV tổ chức cho HS làm BT ở SGK trang 95 - Gọi HS đọc yêu cầu của các bài tập. - HS nào không hiểu đề thì nêu các câu hỏi để GV giải đáp. - GV yêu cầu HS làm các bài tập vào vở bài tập. - GV nhận xét, chấm điểm cho học sinh và chữa bài tập. - GV nhận xét chung tiết học. Kể chuyện Một phát minh nho nhỏ I. Mục tiêu: 1. Rèn kĩ năng nói: - Dựa vào lời kể của GV và tranh minh họa, HS kể lại được câu chuyện “ Một phát minh nho nhỏ”, có thể phối hợp lời kể với điệu bộ, nét mặt một cách tự nhiên. - Hiểu được nội dung câu chuyện, biết trao đổi được với các bạn về ý nghĩa của câu chuyện. 2. Rèn kĩ năng nghe: - Chăm chú nghe GV kể chuyện, nhớ được câu chuyện. - Theo dõi bạn KC, biết nhận xét, đánh giá đúng lời kể của bạn, kể tiếp được lời kể của bạn. II. đồ dùng dạy- học: Tranh minh họa truyện trong SGK III. Hoạt động dạy- học: 1. Giới thiệu bài: GV nêu MĐ, YC của tiết học 2. GV kể chuyện: (3 lần) - Kể lần 1: HS lắng nghe 263 Người thực hiện: Phan Thị Mỹ Hằng
  50. Giáo án lớp 4 Năm học 2008 - 2009 - Kể lần 2 kết hợp cho HS xem tranh minh họa. - Kể lần 3: kể tóm tắt. 3. Hướng dẫn HS KC, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện - 1HS đọc yêu cầu của bài tập 1, 2. Cả lớp theo dõi trong SGK. - HS KC theo nhóm- dựa vào tranh kể từng đoạn. - KC trước lớp: +Thi kể từng đoạn + Kể toàn bộ câu chuyện - HS nêu ý nghĩa câu chuyện. GV kết luận. - Cả lớp bình chọn bạn KC hay nhất. - GV nhận xét, cho điểm, tuyên dương những HS kể tốt. 3. Củng cố, dặn dò: - GV nhận xét tiết học, khen những HS biết chăm chú nghe bạn kể, nhận xét đúng lời kể của bạn. - Khuyến khích HS về kể lại câu chuyện cho người thân nghe. Thể dục Bài tập rèn luyện tư thế và kĩ năng vận động cơ bản. Trò chơi “Nhảy lướt sóng” I. Mục tiêu: - Tiếp tục ôn tập đi kiễng gót hai tay chống hông. Yêu cầu thực hiện cơ bản chính xác động tác. - Trò chơi: "Nhảy lướt sóng". Yêu cầu tham gia trò chơi tương đối chủ động. II. đồ dùng dạy- học: Chuẩn bị 1còi, vệ sinh sân trường sạch sẽ. III. Hoạt động dạy - học: A. Phần mở đầu: - GV nhận lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu của tiết học. - Khởi động - Chơi trò chơi tại chỗ. - GV nhận xét. B. Phần cơ bản: a) Bài tập RLTT và KNVĐCB - Ôn đi kiễng gót hai tay chống hông: GV tổ chức cho cả lớp tập sau đó HS tập theo tổ. 264 Người thực hiện: Phan Thị Mỹ Hằng
  51. Giáo án lớp 4 Năm học 2008 - 2009 - Các tổ biểu diễn thi đua. Các em khác quan sát và nhận xét. b) Trò chơi vận động: Trò chơi “Nhảy lướt sóng” - GV cho HS khởi động lại các khớp. - GV tập hợp đội hình chơi, nêu tên và nhắc lại luật chơi. Sau đó cho chơi thử một lần để hiểu cách chơi. - Cho cả lớp tiến hành chơi thật. - GV theo dõi , nhắc nhở HS giữ an toàn trong khi chơi. - Sau các lần chơi, em nào bị vướng chân sẽ chịu một hình thức phạt. C. Phần kết thúc: - GV cho cả lớp chạy chậm và hít thở sâu. GV cùng cả lớp hệ thống bài học. - GV nhận xét, đánh giá kết quả, - GV giao bài tập về nhà: ôn bài thể dục phát triển chung và BTRLTTCB. Tập đọc Rất nhiều mặt trăng (tiếp theo) I. Mục tiêu: 1. Đọc lưu loát toàn bài. Đọc diễn cảm bài văn với giọng kể linh hoạt. Đọc phân biệt được lời các nhân vật. 2. Hiểu các từ ngữ mới trong bài: tuổi Ngựa, đại ngàn. Hiểu nội dung bài: Trẻ em rất ngộ nghĩnh, đáng yêu. Các em nghĩ về đồ chơi như về các vật có thật trong đời sống. Các em nhìn thế giới xung quanh, giải thích về thế giới xung quanh rất khác người lớn. II. Đồ dùng dạy học: - Tranh minh họa; Bảng phụ ghi sẵn câu, đoạn cần hướng dẫn. III. Hoạt động dạy học: A. Kiểm tra bài cũ: - Gọi 4HS đọc nối tiếp nhau từng đoạn bài "Rất nhiều mặt trăng "(phần đầu) và trả lời câu hỏi về nội dung bài. - Nhận xét và cho điểm. B. Dạy bài mới: 1. Giới thiệu bài: HS quan sát tranh minh hoạ- GV giới thiệu bài. 2. Hướng dẫn đọc và tìm hiểu bài. a) Luyện đọc. - GV yêu cầu HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn 2, 3 lượt: Đoạn 1: 6 dòng đầu. Đoạn 2: 5 dòng tiếp theo. Đoạn 3: Phần còn lại. - GV sửa lỗi phát âm, ngắt, nghỉ hơi cho HS. - GV gọi HS đọc Chú giải. - GV gọi 1HS đọc toàn bài. 265 Người thực hiện: Phan Thị Mỹ Hằng
  52. Giáo án lớp 4 Năm học 2008 - 2009 - GV đọc mẫu. b) Tìm hiểu bài: - Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 1 và trả lời câu hỏi: ? Nhà vua lo lắng điều gì? ? Vì sao một lần nữa các vị đại thần lại không giúp được nhà vua? HS trả lời- GV nêu: Vì theo cách nghĩ của người lớn nên một lần nữa họ lại không giúp được nhà vua. - GV yêu cầu HS đọc đoạn 2 và 3, trả lời câu hỏi: ? Chú hề đặt câu hỏi với công chúa về hai mặt trăng để làm gì? ? Công chúa trả lời thế nào? ? Cách trả lời của công chúa nói lên điều gì? - GV cho HS đọc toàn bài TLCH: ? Nội dung của bài văn này là gì? GV ghi nội dung bài lên bảng. c. Luyện đọc diễn cảm - Ba HS đọc bài theo cách phân vai. Cả lớp theo dõi để tìm ra giọng đọc phù hợp với các nhân vật. - Tổ chức cho HS luyện đọc diễn cảm đoạn: “ Làm sao mặt trăng .Nàng đã ngủ” 3. Củng cố, dặn dò: - GV nhận xét tiết học, khuyến khích HS về nhà kể câu chuyện cho người thân nghe. Địa lí ÔN tập học kì I I. Mục tiêu: Học xong bài này, HS biết: - HS chỉ được vị trí của dãy núi Hoàng Liên Sơn, Trung du Bắc Bộ, Tây Nguyên, thành phố Đà Lạt, thủ đô Hà Nội, đồng bằng Bắc Bọ trên bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam. - So sánh họat động sản xuất của người dân ở Hoàng Liên Sơn và Tây Nguyên. II. đồ dùng dạy học: Bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam; Phiếu học tập. III. Hoạt động dạy học: A. Bài cũ: - Gọi 1HS nêu những đặc điểm tiêu biểu của thủ đô Hà Nội. - GV nhận xét, cho điểm. B. Bài ôn: 266 Người thực hiện: Phan Thị Mỹ Hằng
  53. Giáo án lớp 4 Năm học 2008 - 2009 GV tổ chức cho HS hoàn thành các BT sau: Bài 1: Quan sát trên bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam, chỉ vị trí của dãy núi Hoàng Liên Sơn, Trung du Bắc Bộ, Tây Nguyên, thành phố Đà Lạt, thủ đô Hà Nội, đồng bằng Bắc Bộ trên bản đồ. - Mỗi HS chỉ và trình bày đặc điểm về địa hình của một vùng. Bài 2: So sánh hoạt động sản xuất của người dân ở Hoàng Liên Sơn và Tây Nguyên. - HS trình bày trong nhóm - HS trình bày trước lớp. - GV nhận xét, bổ sung và kết luận. C. Củng cố, dặn dò: - Nhắc HS ôn các nội dung để tiết sau kiểm tra. - Nhận xét giờ học. Thứ 5 ngày 9 tháng 11 năm 2006 Tập làm văn Đoạn văn trong bài văn miêu tả đồ vật I. Mục tiêu: 1. HS hiểu được cấu tạo cơ bản của một đoạn văn miêu tả đồ vật, hình thức thể hiện giúp nhận biết mỗi đoạn văn. 3. Luyện tập xây dựng một đoạn văn miêu tả đồ vật. II. Đồ dùng Dạy- học: Bảng phụ, VBT. III. Hoạt động dạy - học: A. Trả bài viết của tiết trước. - GV nhận xét về ưu- khuyết điểm ở các bài viết của HS. - Tuyên bố điểm. B. Dạy bài mới: 1. Giới thiệu bài. 2. Phần Nhận xét: - Gọi 3 HS tiếp nối nhau đọc yêu cầu của BT 1, 2, 3. - Cả lớp đoc thầm bài “Cái cối tân”, suy nghĩ làm bài vào VBT (cá nhân). - HS phát biểu ý kiến. Cả lớp và GV nhận xét, bổ sung, kết luận lời giải đúng. 1/ Mở bài: Đoạn 1: Giới thiệu về cái cối được tả trong bài. 2/ Thân bài: Đoạn 2: Tả hình dáng bên ngoài của cái cối. 3/ Kết bài: Đoạn 4: Nêu cảm nghĩ về cái cối. 3. Phần ghi nhớ. Gọi 3 HS đọc nội dung cần ghi nhớ trong SGK. 267 Người thực hiện: Phan Thị Mỹ Hằng
  54. Giáo án lớp 4 Năm học 2008 - 2009 4. Phần luyện tập. Bài1: - Gọi HS đọc yêu cầu. - Cả lớp đọc thầm bài Cây bút máy, thực hiện lần lượt từng yêu cầu của BT. - HS làm bài cá nhân. - Một số HS đọc bài làm của mình, GV và cả lớp nhận xét. Bài tập 2: - Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài, cả lớp đọc thầm, suy nghĩ để viết bài. - GV nhắc HS chú ý: + Đề bài chỉ yêu cầu viết một đoạn tả bao quát chiếc bút của em. + Các em cần quan sát kĩ chiếc bút về hình dáng, kích thước, màu sắc, chất liệu, cầu tạo; chú ý những đặc điểm riêng khiến cái bút của em khác với của các bạn. + Tập diễn đạt, sắp xếp ý, kết hợp bộc lộ cảm xúc khi tả. - HS viết bài. - Một số HS nối tiếp nhau đọc bài viết, GV nhận xét. 3. Củng cố, dặn dò: - GV mời một HS nhắc lại nội dung cần ghi nhớ trong SGK. - Nhận xét giờ học. Dặn HS về nhà hoàn chỉnh bài văn tả bao quát cái bút của em; chuẩn bị bài mới. Toán Dấu hiệu chia hết cho 5 I. mục tiêu: Giúp HS : - Biết dấu hiệu chia hết cho 5, và không chia hết cho5. - Vận dụng dấu hiệu chia hết cho 5 để chọn hay viết các số chia hết cho 5. - Củng cố dấu hiệu chia hết cho 2, kết hợp với dấu hiệu chia hết cho 5. II. đồ dùng dạy- học: Bảng phụ III. Hoạt động dạy- học: 1. Kiểm tra bài cũ: Gọi 2 HS nhắc lại dấu hiệu chia hết cho 2, nêu ví dụ về số chia hết cho 2 và không chia hết cho 2. 2. Bài mới: GV hướng dẫn HS tìm ra dấu hiệu chia hết cho 5. - GV cho HS nêu các số chia hết cho 5 và không chia hết cho 5 ( GV ghi thành hai cột) 268 Người thực hiện: Phan Thị Mỹ Hằng
  55. Giáo án lớp 4 Năm học 2008 - 2009 - Yêu cầu HS nêu nhận xét chung về các số chia hết cho 5 ( có tận cùng là chữ số 0 hoặc 5) - Nêu nhận xét về các số không chia hết cho 5 ( có tận cùng là các chữ số 1, 2, 3, 4, 6, 7, 8, 9) - Cho HS tự nêu ví dụ khác về các số chia hết cho 5 và số không chia hết cho 5. - GV kết luận: Muốn biết một số có chia hết cho 5 hay không chỉ cần xét chữ số tận cùng bên phải, nếu chữ số đó là 0 hoặc 5 thì số đó chia hết cho5; nếu chữ số tận cùng khác 0 và 5 thì số đó không chia hết cho 5. 3. Thực hành. GV tổ chức cho HS làm lần lượt từng BT trong VBT: Bài1: GV yêu cầu HS tìm các số chia hết cho 5 và không chia hết cho5 trong các số cho sẵn. GV theo dõi, giúp đỡ HS yếu. - Gọi một số HS trả lời, cả lớp nhận xét, kết luận. Bài2: HS viết vào chỗ chấm số chia hết cho 5 thích hợp (một HS làm trên bảng phụ) - GV hướng dẫn HS nhận xét. Bài3: Với ba chữ số 5; 0; 7 hãy viết các số có ba chữ số và chia hết cho 5, mỗi số có cả ba chữ số đó. - GV yêu cầu HS nhắc lại yêu cầu của bài tập. - HS làm bài vào vở (1 HS làm trên bảng phụ). GV theo dõi, giúp đỡ. - Cả lớp nhận xét và chữa bài trên bảng phụ. Bài 4: HS đọc bài toán và tự trình bày bài làm vào vở, trình bày. Cả lớp nhận xét, kết luận: Những số chia hết cho 5 và chia hết cho 2 là những số có chữ số tận cùng là chữ số 0; những số có tận cùng là chữ số 5 là những số chia hết cho5 nhưng không chia hết cho2; số có tận cùng là các chữ số2, 4, 6, 8 là những số chia hết cho2 nhưng không chia hết cho5. 4.Củng cố, dặn dò: GV nhận xét chung về kĩ năng làm bài của HS. Luyện từ và câu Vị ngữ trong câu kể Ai làm gì? I. Mục tiêu: HS hiểu: - Trong câu kể Ai làm gì? Vị ngữ nêu lên hoạt động của người hay vật. 269 Người thực hiện: Phan Thị Mỹ Hằng
  56. Giáo án lớp 4 Năm học 2008 - 2009 -Vị ngữ trong câu kể Ai làm gì thường do động từ hay cụm động từ đảm nhiệm. II. đồ dùng dạy- học: - Bảng phụ, VBT. III. Hoạt động dạy- học: A. Kiểm tra bài cũ: - GV gọi 2HS lên bảng làm lại bài tập 3 của tiết trước. - GV nhận xét, cho điểm. B. Dạy bài mới: 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết trước. 2. Phần Nhận xét: a. Gọi 2 HS nối tiếp nhau đọc nội dung bài tập. - HS1 đọc đoạn văn tả hội đua voi. HS2 đọc 4 yêu cầu của bài tập. - HS đọc yêu cầu của bài, suy nghĩ, tìm các câu kể, phát biểu ý kiến. Cả lớp và GV nhận xét, chốt lời giải đúng. b. Đoạn văn có 6 câu, ba câu đầu là những câu kể Ai làm gì? còn các câu khác thuộc kiểu câu Ai thế nào? (các em sẽ được học sau). c. HS làm bài cá nhân vào VBT (một HS lên bảng làm) - HS tiếp nối nhau đọc bài làm của mình . Cả lớp và GV nhận xét chốt lại lời giải đúng. -ý nghĩa của Vị ngữ: Nêu hoạt động của người, của vật trong câu. d. HS suy nghĩ, thực hiện yêu cầu 4. - HS phát biểu. GV kết luận ý kiến đúng: (ý b: VN của câu trên do ĐT và các từ kèm theo nó (cụm ĐT) tạo thành. 3. Phần ghi nhớ: Hai, ba HS đọc nội dung ghi nhớ trong SGK. Cả lớp đọc thầm. 4. Phần Luyện tập: Bài tập 1: - 2HS tiếp nối nhau đọc yêu cầu của BT1. - Cả lớp đọc thầm từng đoạn văn, trao đổi với bạn ngồi bên cạnh. - HS nối tiếp nhau trình bày kết quả thảo luận. - Yêu cầu HS xác định bộ phận VN trong câu bằng cách gạch dưới VN. - Cả lớp và GV nhận xét, bổ sung, chốt lời giải đúng. Bài tập 2: - 1HS đọc yêu cầu của bài tập. - HS làm bài cá nhân. - GV hướng dẫn HS nhận xét. Bài tập 3: GV nêu yêu cầu, hướng dẫn HS quan sát cảnh sân trường trong giờ ra chơi. 270 Người thực hiện: Phan Thị Mỹ Hằng
  57. Giáo án lớp 4 Năm học 2008 - 2009 - HS viết 3 – 5 câu miêu tả hoạt động của các nhân vật trong tranh theo mẫu câu Ai làm gì? - Một số HS nối tiếp nhau trình bày bài làm của mình. - Cả lớp và GV nhận xét. 5. Củng cố, dặn dò: - Một HS nhắc lại nội dung cần ghi nhớ của bài học. - Nhận xét tiết học. Nhắc HS về luyện viết câu kể theo mẫu Ai làm gì? Kĩ thuật Cắt, khâu, thêu sản phẩm tự chọn ( tiết 1) I. Mục tiêu: Đánh giá kiến thức, kĩ năng khâu, thêu qua mức độ hoàn thành sản phẩm tự chọn của HS. II. Đồ dùng dạy- học: - Tranh quy trình các bài trong chương. - Mẫu khâu, thêu đã học. III. Hoạt động- dạy- học: Tiết 1 *Giới thiệu bài: GV giới thiệu bài và nêu mục đích của bài học. 2. Tổ chức ôn tập. HĐ1: GV tổ chức ôn tập các bài trong chương đã học. - GV yêu cầu HS nhắc lại các loại mũi khâu, thêu đã học ( khâu thường, khâu đột thưa, khâu đột mau, thêu lướt vặn, thêu móc xích). - Gọi một số HS nhắc lại quy trình và cách cắt vải theo đường vạch dấu; khâu thường; khâu ghép hai mép vải bằng mũi khâu thường; khâu đột thưa; khâu đột mau; khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột; thêu lướt vặn; thêu móc xích.của các bài khâu, thêu đã học. - HS khác nhận xét, bổ sung. - GV nhận xét và sử dụng tranh quy trình để củng cố kiến thức cơ bản về cắt, khâu, thêu đã học. 3. Củng cố, dặn dò: - Nhận xét giờ học, tinh thần học tập - Dặn tiết sau sẽ tiến hành tự chọn sản phẩm và thực hành làm sản phẩm tự chọn. Thứ 6 ngày 5 tháng 1 năm 2007 Tập làm văn 271 Người thực hiện: Phan Thị Mỹ Hằng
  58. Giáo án lớp 4 Năm học 2008 - 2009 Luyện tập xây dựng đoạn văn miêu tả đồ vật I. Mục tiêu: 1. HS tiếp tục tìm hiểu về đoạn văn: biết xác định mỗi đoạn văn thuộc phần nào trong bài văn miêu tả, nội dung miêu tả của từng đoạn, dấu hiệu mở đầu đoạn văn. 2. Biết viết các đoạn văn trong một bài văn miêu tả đồ vật. II. Đồ dùng Dạy- học: Một số kiểu, mẫu cặp sách của HS III. Hoạt động dạy - học: `A.Kiểm tra: - Gọi 1 HS đọc dàn ý bài văn tả chiếc áo (BT3, tiết trước); - GV nhận xét, cho điểm. B. Dạy bài mới: 1. Giới thiệu bài : GV nêu MĐ, YC của tiết học 2. Hướng dẫn HS luyện tập Bài tập 1: - Gọi 1HS đọc đoạn văn và các yêu cầu của bài tập. - HS đọc thầm lại đoạn văn và các yêu cầu của bài rồi trao đổi với bạn bên cạnh. - HS nối tiếp nhau trình bày kết quả làm việc của mình. - Cả lớp và GV nhận xét, chốt lời giải đúng. Bài tập 2: - HS đọc yêu cầu của bài tập và các gợi ý. - GV nhắc: + Đề bài chỉ yêu cầu viết một đoạn văn, không phải viết cả bài; Miêu tả hình dáng bên ngoài của cái cặp, không phải miêu tả bên trong; Có thể tả về chiếc cặp của em hoặc của bạn em. + Chú ý tìm được đặc điểm riêng của cái cặp. - HS đặt chiếc cặp lên trước mặt quan sát và tập viết đoạn văn tả hình dáng bên ngoài của chiếc cặp. - HS tiếp nối nhau đọc đoạn văn của mình. GV nhận xét. - GV chọn một vài bài viết tốt, đọc chậm cho cả lớp nghe, nêu nhận xét, chấm điểm. Bài tập 3: - HS đọc yêu cầu của bài tập và các gợi ý. - GV nhắc HS chú ý: Đề bài chỉ yêu cầu viết một đoạn văn, tả bên trong, không phải miêu tả bên ngoài chiếc cặp của em. 5. Củng cố, dặn dò: - GV nhận xét tiết học. - Yêu cầu HS về nhà hoàn chỉnh, viết lại hai đoạn văn đã thực hành luyện viết trên lớp. Thể dục 272 Người thực hiện: Phan Thị Mỹ Hằng
  59. Giáo án lớp 4 Năm học 2008 - 2009 Đi nhanh chuyển sang chạy. Trò chơi “Nhảy lướt sóng” I. Mục tiêu: - Ôn tập hàng ngang, dóng hàng. Yêu cầu thực hiện tương đối chính xác động tác. - Ôn đi nhanh chuyển sang chạy. Yêu cầu thực hiện tương đối chính xác động tác. - Trò chơi: "Nhảy lướt sóng". Yêu cầu tham gia trò chơi tương đối chủ động. II. đồ dùng dạy- học: Chuẩn bị 1còi, một số dây để chơi trò chơi, vệ sinh sân trường sạch sẽ. III. Hoạt động dạy - học: A. Phần mở đầu: - GV nhận lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu của tiết học. - Khởi động: Cả lớp chạy chậm theo một hàng dọc trên địa hình tự nhiên. - Chơi trò chơi “Kéo cưa lừa xẻ” - Tập bài thể dục phát triển chung. B. Phần cơ bản: a) Đội hình đội ngũ - Ôn tập hàng ngang, dóng hàng: Các tổ tập luyện theo khu vực đã được phân công. Các tổ cử bạn thay nhau làm chỉ huy.GV đi đến các tổ quan sát, nhắc nhở, giúp đỡ. b) Bài tập RLTTCB: - Ôn đi nhanh chuyể sang chạy. Cả lớp cùng thực hiện theo đội hình hàng dọc. GV điều khiển chung và nhắc nhở các em đảm bảo an toàn. - Các tổ biểu diễn. Các em khác quan sát và nhận xét. b) Trò chơi vận động: Trò chơi “Nhảy lướt sóng” - GV tổ chức cho HS chơi, thi đua giữa các tổ xem tổ nào có ít bạn bị vướng chân nhất sẽ được biểu dương. - GV theo dõi , nhắc nhở HS giữ an toàn trong khi chơi. - Sau các lần chơi, em nào bị vướng chân sẽ chịu một hình thức phạt. C. Phần kết thúc: - GV cho cả lớp chạy chậm thả lỏng theo đội hình vòng tròn. - Đứng tại chỗ vỗ tay và hát. - GV cùng cả lớp hệ thống bài học. - GV nhận xét, đánh giá kết quả giờ học. - GV giao bài tập về nhà: ôn ĐHĐN và BTRLTTCB. Toán 273 Người thực hiện: Phan Thị Mỹ Hằng
  60. Giáo án lớp 4 Năm học 2008 - 2009 Luyện tập I. mục tiêu: Giúp HS : - Củng cố về dấu hiệu chia hết cho 2 và đấu hiệu chia hết cho 5 - Biết kết hợp hai dấu hiệu để nhận biết các số vừa chia hết cho 2 vừa chia hết cho 5 thì chữ số tận cùng phải là 0. II. Hoạt động dạy- học: Thực hành: Bài 1: HS suy nghĩ, chọn số và giảI thích cách làm. Bài 2: - HS viết vào vở - Cho HS nêu miệng kết quả. - GV hướng dẫn HS nhận xét, chữa bài. Bài 3: - GV yêu cầu HS tự làm bài. - Một số HS nêu cách làm. GV chữa bài. Bài 4: - HS đọc yêu cầu, suy nghĩ, trả lời trước lớp. GV kết luận. Bài 5: - HS đọc kĩ bài toán, thảo luận trong nhóm đôi rồi trình bày trước lớp. - GV và cả lớp nhận xét, kết luận. Khoa học Kiểm tra học kì I I. mục tiêu: - GV kiểm tra kiến thức khoa học của HS thông qua hệ thống câu hỏi. - Giúp HS nhớ lại các kiến thức khoa học đã học. II. Đề bài: 1. Người ta phân các loại thức ăn thành mấy nhóm? 2. Thế nào là thực phẩm sạch và an toàn? 3. Nước có những tính chất gì? 4. Không khí có những thành phần nào? III. Tiến hành kiểm tra: - GV nêu yêu cầu của tiết kiểm tra - GV viết đề bài lên bảng - HS làm bài kiểm tra. GV theo dõi. 274 Người thực hiện: Phan Thị Mỹ Hằng
  61. Giáo án lớp 4 Năm học 2008 - 2009 - Hết giờ, GV thu bài, nhận xét giờ học. 275 Người thực hiện: Phan Thị Mỹ Hằng
  62. Giáo án lớp 4 Năm học 2008 - 2009 276 Người thực hiện: Phan Thị Mỹ Hằng
  63. Giáo án lớp 4 Năm học 2008 - 2009 Tiếng việt Luyện: Tập làm văn I.Mục tiêu:Qua giờ học giúp HS : - Nắm vững cấu tạo của bài văn miêu tả đồ vật. - Vận dụng kiến thức đã học để viết mở bài, kết bài cho một bài văn miêu tả đồ vật. II.Hoạt động dạy học: 1.Tìm hiểu đề bài: - GV đọc đề bài và hớng dẫn HS làm bài: Tả cái bàn em ngồi học ở nhà. - HS xác định mở bài, thân bài và kết bài. 277 Người thực hiện: Phan Thị Mỹ Hằng
  64. Giáo án lớp 4 Năm học 2008 - 2009 - Trong phần thân bài chỉ rõ từng trình tự miêu tả. 2.HS thảo luận nhóm 4 . - Phần mở bài: giới thiệu trực tiếp hoàn cảnh có cái bàn. - Phần thân bài : Giới thiệu cái bàn học. - Phần kết bài : Nêu tình cảm của bạn HS đối với cái bàn. 3.Luyện nói:Đại diện các nhóm luyện nói phần mở bài , kết bài . 4.Củng cố – dặn dò. Luyện toán Luyện : Phép chia một tích cho một số. I.Mục tiêu: - Rèn luyện cho HS cách chia 1 tích cho một số. - Biết vận dụng vào tính thuận tiện hợp lí. II.Hoạt động dạy học: 1.Luyện tập: HS làm bài vào vở BT. Bài 1: Cách 1: nhân trớc chia sau. Cách 2: Chia trớc nhân sau.( cách này chỉ thch hiện đợc khi ít nhất có 1 thừa số chia hết cho số kia.) - HS làm bảng phụ – cả lớp làm vào vở sau đó chữa bài. Bài 2: HS vận dụng bài mẫu để làm bài vào vở. Bài 3: - GV cho HS dọc đề sau đó hớng cho HS cách giải. - Tìm tổng số mét vải rồi khi đó mới tìm số mét vải đã bán. 2.GV chấm chữa bài. 3.Nhận xét giờ học. 278 Người thực hiện: Phan Thị Mỹ Hằng
  65. Giáo án lớp 4 Năm học 2008 - 2009 279 Người thực hiện: Phan Thị Mỹ Hằng