Giáo án Tiếng Việt Lớp 3 Sách Chân trời sáng tạo - Tuần 9 - Tiết 1: Ôn tập giữa học kì 1 - Năm học 2022-2023

docx 5 trang binhdn2 3840
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tiếng Việt Lớp 3 Sách Chân trời sáng tạo - Tuần 9 - Tiết 1: Ôn tập giữa học kì 1 - Năm học 2022-2023", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_tieng_viet_lop_3_sach_chan_troi_sang_tao_tuan_9_tiet.docx

Nội dung text: Giáo án Tiếng Việt Lớp 3 Sách Chân trời sáng tạo - Tuần 9 - Tiết 1: Ôn tập giữa học kì 1 - Năm học 2022-2023

  1. KẾ HOẠCH BÀI DẠY MÔN: TIẾNG VIỆT - LỚP 3 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ I (TUẦN 9) ÔN TẬP TIẾT 1 I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 1. Năng lực đặc thù. 1. Ôn luyện lại các văn bản truyện đã học từ đầu học kì I: đọc thành tiếng một đoạn trong bài và trả lời câu hỏi về nội dung đoạn đọc hoặc nội dung bài. 2. Ôn luyện viết chữ hoa: viết đúng các chữ Ă, Â, N, M, Đ, P, R, B hoa cỡ nhỏ, tên người, tên địa danh Việt Nam và câu ứng dụng. 2. Năng lực chung. - Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, trả lời câu hỏi, làm bài tập. - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng. - Năng lực giao tiếp và hợp tác: hoạt động nhóm. 3. Phẩm chất. - Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ. - Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập. - Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - GV: + Mẫu chữ viết hoa Ă, Â, N, M, Đ, P, R, B (cỡ nhỏ). + Bản đồ hành chính Việt Nam và tranh ảnh về Nà Mạ, Đồng Tháp Mười (nếu có). + Phiếu cho HS bốc thăm đoạn đọc và câu hỏi (nếu có). - HS: Sách học sinh, vở bài tập. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. Hoạt động khởi động: (2 phút) a. Mục tiêu: Tạo cảm xúc vui tươi, kết nối với chủ đề bài học. b. Phương pháp, hình thức tổ chức: Hát, cả lớp. B. Hoạt động Khám phá và Luyện tập: (30 phút) 1. Hoạt động 1: Ôn đọc thành tiếng và trả lời câu hỏi (10 phút) - Yêu cầu HS đọc yêu cầu BT1. - HS xác định yêu cầu của BT1. - Nhóm 4 HS bốc thăm, đọc thành tiếng một - HS thực hiện yêu cầu. đoạn trong bài và trả lời câu hỏi về nội dung đoạn đọc hoặc nội dung bài.
  2. 2 - Yêu cầu một số HS đọc và trả lời câu hỏi trước - Một số HS đọc và trả lời câu lớp. hỏi trước lớp. - HS lắng nghe bạn trả lời. Chiếc nhãn vở đặc biệt: Ngắm những quyển vở mặc áo mới, dán chiếc nhãn xinh như một đám mây nhỏ, bạn nhỏ thích quá! Cậu học sinh mới: Ngoài giờ học, Lu-I và các bạn thường chơi những ván bi quyết liệt, những “pha" bóng chớp nhoáng, đầy hứng thú và say mê, Lu-i thường rủ Véc- xen, người bạn thân nhất của mình câu cá ở dưới chân cầu. Gió sông Hương: Cách tự giới thiệu của bạn Nhã Uyên thật đặc biệt khi Uyên đọc bài thơ về Huế với dòng sông Hương, lớp học hôm ấy như có gió sông Hương thổi tới. Vì Uyên đã mang giọng nói quê hương sâu lắng ra Thủ đô thân thương Phần thưởng: Ngày đầu vào lớp Một, nhìn chiếc khăn quàng đỏ trên vai các anh chị lớp lớn, Nhi thích mê. - GV nhận xét phần đọc và trả lời câu hỏi bằng bông hoa cảm xúc. 2. Hoạt động 2: Ôn luyện viết chữ Ă, Â, N, M, Đ, P, R, B hoa (cỡ nhỏ). 2. 1. Ôn luyện viết chữ Ă, Â, N, M, Đ, P, R, B hoa
  3. 3 - GV giới thiệu mẫu chữ Ă, Â, N, M, Đ, P, R, B - HS quan sát. hoa cỡ nhỏ, xác định chiều cao, độ rộng các chữ, cấu tạo nét của các chữ cái (theo nhóm chữ). - GV viết mẫu hoặc quan sát qua phần mềm viết - HS quan sát. chữ (có thể gọi HS có kĩ thuật viết tốt viết mẫu) và nêu quy trình viết 1 – 2 chữ hoa cỡ nhỏ. - HS viết chữ Ă, Â, N, M, Đ, P, R, B hoa cỡ nhỏ - HS thực hiện theo yêu cầu của vào vở tập viết. GV. 2.2. Ôn luyện viết từ ứng dụng (tên người, tên địa danh) - Yêu cầu HS trình bày hiểu biết của mình về tên - Tên một thôn ở xã Trường địa danh Nà Mạ. Hà, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng, quê hương của anh Kim Đồng và cũng là nơi Đội Nhi đồng cứu quốc được thành lập. - GV giới thiệu và yêu cầu HS xác định vị trí của - HS lắng nghe và thực hiện tỉnh Cao Bằng trên bản đồ Việt Nam, vị trí thôn theo yêu cầu của GV. Nà Mạ trên bản đồ hành chính Cao Bằng. - Yêu cầu HS trình bày hiểu biết về tên riêng Đức - Đức Thanh: Tên người phụ Thanh, Thanh Minh. trách đầu tiên của Đội Nhi đồng Cứu quốc khi mới thành lập, nay là Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh - Thanh Minh: Tên thật là Lý Văn Tình, là một trong năm đội viên đầu tiên của Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh. - Yêu cầu HS quan sát và nhận xét cách viết các - HS trình bày. tên riêng: Nà Mạ, Thanh Minh, Đức Thanh. - GV lưu ý HS trước khi viết bài: - HS lắng nghe. + Khi viết tên riêng cần viết hoa chữ cái đầu của mỗi tiếng tạo thành tên riêng đó. + Chữ viết phải chính xác về độ rộng, chiều cao, đủ nét, có nét thanh nét đậm + Khi viết cần chú ý viết nét liền mạch, hạn chế tối đa số lần nhấc bút.
  4. 4 + Nét rê bút, lia bút phải thanh mảnh, tinh tế, chữ viết mới đẹp và tạo được ấn tượng tốt. - Yêu cầu HS xác định độ cao của các con chữ, vị - HS trình bày. trí đặt dấu, khoảng cách giữa các tiếng, - GV viết từ Nà Mạ, Thanh Minh, Đức Thanh hoặc có thể gọi HS có kĩ thuật viết tốt viết mẫu. - HS quan sát. - Yêu cầu HS viết các tên riêng Nà Mạ, Thanh - HS thực hiện yêu cầu. Minh, Đức Thanh vào vở tập viết. 2.3. Luyện viết câu ứng dụng - Yêu cầu HS đọc và tìm hiểu nghĩa của bài ca dao: - HS trả lời: Ca ngợi vẻ đẹp trù Ai đi Châu Đốc, Nam Vang, phú cảu vùng Đồng Tháp Mười Ghé qua Đồng Tháp bạt ngàn bông sen. – một vùng đất ngập nước của Ca dao đồng bằng sông Cửu Long, đặc biệt là sản vật nơi đây vô cùng phong phú với nhiều tôm và trồng rất nhiều hoa sen, hoa súng, - Yêu cầu HS nhận xét câu ứng dụng: - HS trả lời: + Cách trình bày. + Dòng thơ thứ nhất thụt đầu dòng 2 ôli, dòng thơ thứ hai thụt đầu dòng 1 ôli. + Viết hoa những chữ nào? + Viết hoa các chữ cái đầu dòng và viết hoa chữ cái đầu các tên riêng: Châu Đốc, Nam Vang, Đồng Tháp. - Yêu cầu HS viết câu ứng dụng vào vở tập viết. - HS viết bài. 2.4. Luyện viết thêm - Yêu cầu HS viết chữ Ă, Â, N, M, Đ, P, R, B hoa cỡ nhỏ và câu ca dao vào vở tập viết. - HS thực hiện yêu cầu. - Yêu cầu HS đọc và tìm hiểu nghĩa của các từ Đinh Bộ Lĩnh, Trần Phú, Bình Dương. - HS trình bày. + Đinh Bộ Lĩnh (924 – 979, là người có công dẹp loạn 12 sứ quân, thống nhất giang sơn. Ông là vị hoàng đế đầu tiên của Việt Nam và đặt tên nước là Đại Cồ Việt) + Trần Phú (1904 – 1931, là một nhà cách mạng của Việt Nam, là Tổng Bí thư đầu tiên
  5. 5 của Đảng Cộng Sản Việt Nam – lúc đó có tên là Đảng Cộng Sản Đông Dương – khi mới 26 tuổi). + Bình Dương (tên một tỉnh thuộc vùng Đông Nam Bộ) và của câu ứng dụng: Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh. - Yêu cầu HS nhận xét, bổ sung. - GV nhận xét, tuyên dương. 2.5. Đánh giá bài viết - HS thực hiện tự đánh giá. - Yêu cầu HS tự đánh giá phần viết vủa mình và - HS lắng nghe. của bạn. - GV nhận xét một số bài viết và tổng kết. C. Hoạt động củng cố và nối tiếp: (3 phút) - Nêu lại nội dung bài. - Nêu lại nội dung bài học. - Nhận xét, đánh giá. - Lắng nghe. - Học bài, chuẩn bị bài mới. IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY: