Giáo án Tiếng Việt Lớp 3 Sách Chân trời sáng tạo - Tuần 27 - Tiết 1: Ôn tập giữa học kì 2 - Năm học 2022-2023
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tiếng Việt Lớp 3 Sách Chân trời sáng tạo - Tuần 27 - Tiết 1: Ôn tập giữa học kì 2 - Năm học 2022-2023", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_tieng_viet_lop_3_sach_chan_troi_sang_tao_tuan_27_tie.docx
Nội dung text: Giáo án Tiếng Việt Lớp 3 Sách Chân trời sáng tạo - Tuần 27 - Tiết 1: Ôn tập giữa học kì 2 - Năm học 2022-2023
- KẾ HOẠCH BÀI DẠY MÔN: TIẾNG VIỆT- LỚP 3 BÀI 27: Ôn tập giữa học kì II (Tiết 1) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 1. Năng lực đặc thù. - Ôn tập về các văn bản truyện đã học từ đầu học kì II: đọc đúng một đoạn, trả lời được câu hỏi về nội dung đoạn đọc. - Ôn luyện viết chữ hoa: viết đúng các chữ V, H, O, Q, U, Ư, Y, X hoa, viết đúng tên địa danh Việt Nam và câu ca dao ứng dụng. 2. Năng lực chung. - Năng lực tự chủ, tự học: Tự giác học tập, tham gia vào các hoạt động. - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Đưa ra các ý kiến để giải quyết các câu hỏi trong bài học. - Năng lực giao tiếp và hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập. 3. Phẩm chất. - Phẩm chất chăm chỉ: Có ý thức tự suy nghĩ tìm tòi sáng tạo trong học tập và cuộc sống. - Phẩm chất trách nhiệm: Có ý thức tự giác trong học tập, biết ơn công lao của cha ông, biết trân trọng giữ gìn những di tích văn hóa của đất nước. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - GV: Phiếu cho HS bốc thăm đoạn đọc và câu hỏi. Mẫu chữ viết hoa V, H, O, Q, U, Ư, Y, X ( cỡ nhỏ). Bản đồ hành chính thủ đô Hà Nội. Tranh ảnh video clip một số hình ảnh Hồ Gươm, cầu Thê Húc, đền Ngọc Sơn, Đài Nghiên, Bút Tháp, Việt Nam thời Tiền Lý, vua Lê Hoàn, nhà thơ Lê Anh Xuân ( nếu có). - HS: SGK, đồ dùng học tập. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. Hoạt động khởi động: (5 phút) a. Mục tiêu: Tạo cảm xúc vui tươi, kết nối với chủ đề bài học. b. Phương pháp, hình thức tổ chức: Cả lớp. - Tổ chức cho HS chơi trò chơi hoặc hát. - HS tham gia chơi trò chơi hoặc hát. - Giới thiệu bài học. - Lắng nghe. B.Hoạt động thực hành: (27 phút) 1.Hoạt động 1: Ôn đọc thành tiếng và trả lời câu hỏi (12 phút)
- 2 a. Mục tiêu: Ôn tập về các văn bản truyện đã học từ đầu học kì II: đọc đúng một đoạn, trả lời được câu hỏi về nội dung đoạn đọc. b. Phương pháp, hình thức tổ chức: nhóm, cả lớp. Bài 1: - GV gọi HS đọc yêu cầu bài tập 1. - HS đọc. - HS bắt thăm theo nhóm 4, đọc thành tiếng một - Hoạt động nhóm 4. Đọc và đoạn trong bài và trả lời câu hỏi về nội dung đoạn nghe bạn đọc để nhớ lại tên đọc. tác giả, nội dung bài. - GV gọi HS nhận xét, GV nhận xét. - HS nghe bạn và GV nhận xét phần đọc và trả lời câu hỏi bằng bông hoa cảm xúc. 2. Hoạt động 2: Ôn luyện viết hoa V, H, O, Q, U, Ư, Y, X ( cỡ nhỏ) a. Mục tiêu: Ôn luyện viết chữ hoa: viết đúng các chữ V, H, O, Q, U, Ư, Y, X hoa, viết đúng tên địa danh Việt Nam và câu ca dao ứng dụng. b. Phương pháp, hình thức tổ chức: Cá nhân, cả lớp. 2.1. Ôn viết chữ V, H, O, Q, U, Ư, Y, X hoa. - GV yêu cầu HS quan sát các mẫu chữ V, H, O, - HS quan sát. Q, U, Ư, Y, X hoa, cỡ nhỏ, nhắc lại chiều cao, độ rộng các chữ (theo nhóm chữ). - GV viết mẫu và nhắc lại quy trình viết . - HS quan sát GV viết mẫu - GV gọi HS nhắc lại quy trình viết chữ 1 – 2 chữ - HS nhắc lại quy trình viết hoa cỡ nhỏ. chữ 1 – 2 chữ hoa cỡ nhỏ. - GV yêu cầu HS viết chữ V, H, O, Q, U, Ư, Y, X - HS viết vở tập viết. hoa cỡ nhỏ vào vở tập viết. - GV nhận xét, tuyên dương. - Lắng nghe. 2.2. Luyện viết từ ứng dụng. - GV yêu cầu HS đọc và tìm hiểu về tên Quốc Oai, Ứng Hòa, Yên Viên. - HS đọc và tìm hiểu về tên địa danh Quốc Oai ( một huyện nằm ở phía tây thủ đô Hà Nội), Ứng Hòa ( một huyện nằm ở phía nam thủ đô Hà Nội), Yên Viên ( một thị trấn thuộc huyện Gia Lâm, thủ đô Hà Nội). - Giáo viên giới thiệu vị trí Hà Nội trên bản đồ - Lắng nghe.
- 3 Việt Nam, vị trí huyện Quốc Oai, huyện Ứng Hòa, huyện Gia Lâm và thị trấn Yên Viên trên bản đồ hành chính thủ đô Hà Nội nếu được. - GV viết mẫu các tên riêng. - HS quan sát, nhận xét cách viết các tên riêng Quốc Oai, Ứng Hòa, Yên Viên. - GV yêu cầu HS xác định độ cao các con chữ, vị - HS nêu. trí đặt dấu thanh, khoảng cách giữa các tiếng, - Giáo viên viết từ Yên Viên - HS quan sát cách giáo viên viết từ Yên Viên. - GV yêu cầu HS viết các tên riêng Quốc Oai, - HS viết vào VTV. Ứng Hòa, Yên Viên vào VTV. - GV nhận xét, tuyên dương. - Lắng nghe. 2.3. Luyện viết câu ứng dụng. - GV yêu cầu HS đọc và tìm hiểu nghĩa của bài - HS đọc và nêu: Ca ngợi ca dao. vẻ đẹp cổ kính của Thăng Long – Hà Nội, gửi gắm niềm tự hào về các giá trị văn hóa mà cha ông để lại, nhắn nhủ thế hệ sau biết ơn công lao của cha ông, biết trân trọng giữ gìn những di tích văn hóa của đất nước. - GV hướng dẫn HS cách viết. - Theo dõi. - GV yêu cầu HS viết vào vở tập viết. - HS viết vở tập viết. - GV nhận xét. - Lắng nghe. 2.4. Luyện viết thêm. - GV yêu cầu HS đọc và nêu tên riêng: Lê Hoàn, - Học sinh đọc và tìm hiểu về Lê Anh Xuân, Lý Công Uẩn. tên riêng người Việt Nam: Lê Hoàn (941- 1005, một trong 14 vị anh hùng tiêu biểu của dân tộc), Lê Anh Xuân ( 1940 – 1968, tên thật là Ca Lê Hiến, ông là một nhà thơ, một chiến sĩ, đã được nhà nước Việt Nam truy tặng giải thưởng Nhà nước và danh hiệu anh
- 4 hùng lực lượng vũ trang nhân dân); Lý Công Uẩn ( là người đã sáng lập lên nhà Lý của nước Việt ta, năm 1010 ông quyết định dời kinh đô từ Hoa Lư về Đại La và đổi tên thành Thăng Long) - Học sinh đọc và tìm hiểu nghĩa của câu ứng - HS đọc và nêu nghĩa: Vạn dụng. Xuân là tên nước Việt Nam thời Tiền Lý. - GV yêu cầu HS viết nội dung luyện viết thêm - HS viết VTV. vào VTV 2.5. Đánh giá bài viết. - GV yêu cầu HS tự đánh giá bài viết của mình - HS đánh giá bài viết. và của bạn. - Giáo viên nhận xét một số bài viết. - Lắng nghe. * Hoạt động nối tiếp: (3 phút) a. Mục tiêu: HS ôn lại những kiến thức, kĩ năng đã học, chuẩn bị bài cho tiết sau. b. Phương pháp, hình thức tổ chức: cả lớp. - GV yêu cầu HS viết các chữ hoa: Quốc Oai, - HS viết bảng con. Ứng Hòa, Yên Viên. - GV nhận xét. - Lắng nghe. - Dặn HS về nhà luyện viết thêm và chuẩn bị bài - Theo dõi. cho tiết học sau. IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY: