Giáo án Tiếng Việt Lớp 3 Sách Chân trời sáng tạo - Tuần 20 - Bài 4: Độc đáo lễ hội đèn trung thu - Năm học 2022-2023

docx 15 trang binhdn2 23/12/2022 4510
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tiếng Việt Lớp 3 Sách Chân trời sáng tạo - Tuần 20 - Bài 4: Độc đáo lễ hội đèn trung thu - Năm học 2022-2023", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_tieng_viet_lop_3_sach_chan_troi_sang_tao_tuan_20_bai.docx

Nội dung text: Giáo án Tiếng Việt Lớp 3 Sách Chân trời sáng tạo - Tuần 20 - Bài 4: Độc đáo lễ hội đèn trung thu - Năm học 2022-2023

  1. TUẦN 20 TIẾNG VIỆT CHỦ ĐIỂM: BỐN MÙA MỞ HỘI BÀI 4: ĐỘC ĐÁO LỄ HỘI ĐÈN TRUNG THU (Tiết 1 ) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT 1. Năng lực đặc thù: - Giải được câu đố, nêu được tên một số loại đèn Trung thu; nêu được phỏng đoán của bản thân về nội dung bài đọc qua tên bài, hoạt động khởi động và tranh minh họa. - Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ hơi đúng dấu câu, đúng logic ngữ nghĩa, trả lời được các câu hỏi tìm hiểu bài; hiểu được nội dung bài đọc: Không khí tưng bừng của một lễ hội mùa thu ở tỉnh Tuyên Quang với những chiếc đèn Trung thu độc đáo và giàu ý nghĩa. - Phát triển năng lực ngôn ngữ, năng lực văn học. 2. Năng lực chung: - Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, đọc bài và trả lời các câu hỏi. Nêu được nội dung bài. - Năng lực giao tiếp và hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập. - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng và thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống. 3. Phẩm chất: - Phẩm chất nhân ái: yêu quý, cảm nhận được giá trị tinh thần, giá trị văn hóa của lễ hội đèn Trung thu, quý trọng đèn trung thu. - Phẩm chất chăm chỉ: chăm chỉ đọc bài. - Phẩm chất trách nhiệm: tích cực tham gia lễ hội đèn Trung thu ở trường và địa phương tổ chức. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC. - GV:Tranh ảnh, video một số cảnh lễ hội Trung thu, làm đèn và rước đèn Trung thu, tranh ảnh minh họa bài đọc. Bảng phụ ghi đoạn từ “từ đầu các ngả đường của thành phố” - HS: SGK Tiếng Việt 3 vở Tiếng Việt . III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. Hoạt động khởi động : ( 5 phút ) a. Mục tiêu: Tạo cảm xúc vui tươi, kết nối với chủ đề bài học. b. Phương pháp, hình thức tổ chức: - Phương pháp: Trò chơi giải câu đố - Hình thức: nhóm, cả lớp. - Tổ chức cho HS làm việc theo cặp đôi - HS thảo luận theo cặp đôi thực hiện theo trong 2 phút theo yêu cầu sau: yêu cầu.
  2. 1. Giải các câu đố sau: a) Cái đèn lồng b) Cái đèn ông sao 2. Thi kể tên các loại đèn Trung thu. + Đèn ông sao; Đèn cù (đèn ông sư); Đèn lồng tròn; Đèn kéo quân; Đèn cá chép; Đèn lồng ống lon (đèn quả trám) - Một vài HS chia sẻ trước lớp. - Gọi HS chia sẻ trước lớp. - HS quan sát tranh. - GV nhận xét, cho HS quan sát thêm hình ảnh một số loại đèn Trung thu. - HS đọc tên bài và quan sát tranh minh - Yêu cầu đọc tên bài học và quan sát họa phỏng đoán nội dung bài đọc: Tranh tranh minh họa trong bài để phỏng đoán vẽ hình ảnh rước đèn trung ngày tết đoán nội dung bài đọc. Trung thu. - GV giới thiệu bài học . - HS ghi tên bài vào vở. - GV ghi tên bài đọc mới lên bảng. B. Hoạt động Khám phá và luyện tập: (25 phút) B.1 Hoạt động Đọc (25 phút) 1. Hoạt động 1: Luyện đọc thành tiếng (12 phút) a. Mục tiêu: Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ hơi đúng dấu câu, đúng logic ngữ nghĩa, hiểu nghĩa từ trong bài. b. Phương pháp, hình thức tổ chức: - Phương pháp: thực hành giao tiếp , thảo luận nhóm. - Hình thức: cả lớp, nhóm , cá nhân. a. Đọc mẫu - GV đọc mẫu toàn bài. Lưu ý: đọc toàn - HS nghe bài giọng thong thả, chậm rãi, vui tươi, nhấn giọng những từ ngữ thể hiện vẻ đẹp của cảnh lễ hội, hình ảnh các loại đèn Trung thu, cảm xúc trước những hình ảnh đèn Trung thu rực rỡ trong lễ hội. b. Luyện đọc đoạn - Chia đoạn: Bài này có mấy đoạn? - Bài có 4 đoạn: + Đoạn 1: từ đầu .khổng lồ. + Đoạn 2: Trước lễ hội thành phố. + Đoạn 3: Người lớn vui vẻ .tự hào sâu sắc. + Đoạn : còn lại.
  3. - Tổ chức cho HS luyện đọc từng đoạn - HS luyện đọc từng đoạn trong nhóm 4 trong nhóm 4 HS. HS . - Theo dõi HS đọc bài. - Gọi đại diện HS đọc bài trước lớp. - Đại diện 4 HS đọc bài trước lớp. - Nhận xét HS đọc bài. - HS khác nhận xét. - HDHS đọc một số từ ngữ khó đọc trên - Một số HS luyện đọc từ khó trước lớp. bảng: náo nứ, rực rỡ, bay bổng, sâu sắc, - GV hướng dẫn HS luyện đọc câu văn - HS luyện đọc câu văn dài theo hướng dài trên bảng nhóm hoặc màn hình: dẫn trước lớp. Trước lễ hội khoảng một tuần,/ những chiếc xe gắn đèn màu/ đã mang đến không khí náo nức rộn rã/ cho các ngả đường thành phố.//; Mọi người luôn mong chờ/ đến lễ hội để đón xem/ những chiếc đèn khổng lồ/ được làm từ đôi bàn tay khéo léo,/ chan chứa tình yêu quê hương của các nghể nhân.// - Yêu cầu HS giải thích nghĩa một số từ - HS nêu: ngữ khó như: Tuyên Quang, rộn rã, hớn + Tuyên Quang: một tỉnh miền núi phía hở, đèn rồng, đèn phượng. Bắc Việt Nam, cách Hà Nội 131 km. - GV nhận xét, giải thích thêm(nếu HS +Rộn rã: có nhiều âm thanh sôi nổi, vui chưa nêu được) và cho HS quan sát hình vẻ và liên tiếp. ảnh đèn rồng, đèn phượng. +Hớn hở: vẻ mặt tươi tỉnh, lộ vẻ hài lòng, thích thú. +đèn rồng, đèn phượng: đèn hình con rồng, hình chim phượng hoàng. d. Luyện đọc cả bài: - Một số HS đọc cả bài trước lớp, cả lớp - Yêu cầu HS đọc cả bài trước lớp. đọc thầm theo. 2. Hoạt động 2: Luyện đọc hiểu (10 phút) a. Mục tiêu: trả lời được các câu hỏi tìm hiểu bài; hiểu được nội dung bài đọc: Không khí tưng bừng của một lễ hội mùa thu ở tỉnh Tuyên Quang với những chiếc đèn Trung thu độc đáo và giàu ý nghĩa. b. Phương pháp, hình thức tổ chức: - Phương pháp: thực hành giao tiếp , thảo luận nhóm. - Hình thức: cả lớp, nhóm , cá nhân. - GV yêu cầu HS đọc thầm lại bài đọc và - HS đọc thầm bài đọc và thảo luận cặp thảo luận cặp đôi trả lời các câu hỏi từ 1- đôi trả lời các câu hỏi từ 1-4 trong bài.
  4. 4 trong bài. - Theo dõi HS trả lời. - HS trình bày câu trả lời. - Gọi đại diện nhóm trình bày câu trả lời trước lớp. Câu 1: Mỗi độ thu về, phố phường Tuyên - HS đọc câu đầu tiên trả lời: Mỗi độ thu Quang thay đổi như thế nào? về, phố phường Tuyên Quang thay đổi: Bừng lên lộng lẫy với đủ sắc màu và kiểu - Nhận xét, chốt câu trả lời. dáng của chiếc đèn lồng khổng lồ. Câu 2: Từ ngữ nào thể hiện cảm xúc của - HS đọc đoạn 3 trả lời: Từ ngữ thể hiện người lớn, trẻ em với những chiếc đèn cảm xúc của người lớn, trẻ em với những Trung thu? chiếc đèn Trung thu: vui vẻ, hớn hở, thích +Gợi ý: Em đọc kĩ đoạn văn thứ ba để thú. tìm những từ ngữ thể hiện cảm xúc của người lớn, trẻ em với những chiếc đèn Trung thu. - Nhận xét chung, bổ sung. Câu 3: Các loại đèn có trong lễ hội - HS đọc đoạn 3 trả lời: Các loại đèn có Trung thu ở Tuyên Quang có gì đặc trong lễ hội Trung thu ở Tuyên Quang có biệt? điều đặc biệt: Đèn ông sao rực rỡ, đèn rồng, đèn phượng bay bổng, đèn rùa và thỏ, đèn hình cô Tấm và quả thị gợi nhắc những câu chuyện cổ thân thương, đèn về các anh hùng dân tộc mang theo niềm tự hào sâu sắc. - HS giải thích: - Cho HS giải thích nghĩa cụm từ: các +anh hùng dân tộc: những người có công anh hùng dân tộc, cô Tấm. lao kệt xuất, được nhân dân suy tôn làm - Nhận xét, bổ sung ( nếu cần) anh hùng và ghi danh vào lịch sử dân tộc Việt Nam. +cô Tấm: tên một nhân vật trong truyện cố tích Tấm Cám, tiêu biểu cho những người hiền lành, chăm chỉ, chất phác, trải qua nhiều khó khăn để có được cuộc sống hạnh phúc. Câu 4: Vì sao người dân Tuyên Quang - HS đọc đoạn cuối trả lời: Người dân luôn mong chờ lễ hội Trung thu? Tuyên Quang luôn mong chờ lễ hội Trung thu vì: Lễ hội đèn Trung thu còn là dịp để người dân Tuyên Quang sống lại với tuổi thơ đầy sắc màu, mọi người luôn mong chờ đến lễ hội để đón xem những chiếc
  5. đèn khổng lồ được làm từ đôi bàn tay khéo léo, chan chứa tình yêu quê hương của các nghệ nhân. - Em hãy nêu nội dung bài văn? - HS nêu: Không khí tưng bừng của một - Nhận xét, chốt nội dung trên bảng hoặc lễ hội mùa thu ở tỉnh Tuyên Quang với màn hình. những chiếc đèn Trung thu độc đáo và giàu ý nghĩa. Câu 5: Nói về một loại đèn Trung thu em - HS chia sẻ trước lớp về một loại đèn thích. Trung thu. +Gợi ý : hình dáng, màu sắc, hình ảnh Ví dụ: Trong lễ hội trăng rằm em thích trang trí, lồng đèn thủ công hay điện tử. nhất là chiếc lồng đèn mang hình ngôi - GV nhận xét, liên hệ GDHS: luôn trân sao truyền thống, là biểu hiện của lá quốc trọng yêu quý, cảm nhận được giá trị tinh kỳ của Tổ Quốc Việt Nam, chúng ta thể thần, giá trị văn hóa của lễ hội đèn Trung hiện tình đoàn kết của các dân tộc anh thu, quý trọng đèn trung thu. em. Bốn cánh ngôi sao làm bằng giấy kiếng màu đỏ, ở giữa lồng đèn trang trí màu vàng nhằm biểu trưng niềm tự hào của chúng ta là “Người Việt Nam màu đỏ, da vàng” và đó cũng là dòng máu của các anh hùng liệt sĩ đã huy sinh giành lại nền độc lập, tự do cho đất nước, để hôm nay chúng em có được cuộc sống thanh bình. 3. Hoạt động 3: Luyện đọc lại (8 phút) a. Mục tiêu: HS xác định được giọng đọc và một số từ ngữ cần nhấn giọng, luyện đọc lại đoạn1, 2 của bài. b. Phương pháp, hình thức tổ chức - Phương pháp: Thực hành giao tiếp. - Hình thức: cả lớp, nhóm, cá nhân. - GV yêu cầu HS nêu lại nội dung bài - HS nêu lại nội dung bài đọc. đọc. - Yêu cầu HS nêu lại giọng đọc của bài. - HS xác định lại giọng đọc: đọc toàn bài giọng thong thả, chậm rãi, vui tươi, nhấn giọng những từ ngữ thể hiện vẻ đẹp của cảnh lễ hội, hình ảnh các loại đèn Trung thu, cảm xúc trước những hình ảnh đèn Trung thu rực rỡ trong lễ hội. - GV treo bảng nhóm hoặc chiếu màn - HS nghe. hình đoạn1, 2 của bài và đọc mẫu HS nghe. - Gv cho HS luyện đọc lại đoạn 1, 2 - HS luyện đọc trong nhóm đôi.
  6. trong nhóm đôi. - Gọi HS HS thi đọc đoạn1, 2 trước lớp. - Đại diện 4 HS thi đọc đoạn1, 2 trước - Nhận xét, tuyên dương. lớp. - HS khác nhận xét. - Gọi HS đọc lại cả bài. - 2 HS đọc lại cả bài, cả lớp đọc thầm - GV nhận xét HS đọc bài. theo. - HS nhận xét. * Hoạt động nối tiếp: (2 phút) a. Mục tiêu: HS ôn lại những kiến thức, kĩ năng đã học, chuẩn bị bài cho tiết sau. b. Phương pháp, hình thức tổ chức: Trình bày 1 phút/ cả lớp. + Ở địa phương em thường có các loại - HS nói trước lớp. đèn Trung thu nào? - GV nhận xét tiết học. - HS nghe. - Dặn HS đọc lại bài và trả lời câu hỏi. - Chuẩn bị: Viết câu văn hoặc sáng tác thơ về đèn Trung thu . Sưu tầm trước câu chuyện “Ông già mùa đông và cô bé tuyết”. IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY: TUẦN 20 TIẾNG VIỆT BÀI 4: ĐỘC ĐÁO LỄ HỘI ĐÈN TRUNG THU (Tiết 2 ) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT 1. Năng lực đặc thù: - Viết được câu văn hoặc sáng tác được một vài dòng thơ ngắn về một loại đèn Trung thu em thích. - Nghe kể được truyện “ Ông già mùa đông và cô bé tuyết”; thêm được vào đoạn cuối cảm xúc của các em nhỏ khi nhận được quà theo gợi ý. - Phát triển năng lực ngôn ngữ, năng lực văn học. 2. Năng lực chung: - Năng lực tự chủ, tự học: Viết được câu văn hoặc sáng tác được một vài dòng thơ ngắn về một loại đèn Trung thu em thích, biết nghe và kể được từng đoạn và toàn bộ câu chuyện, thêm được vào đoạn cuối cảm xúc của các em nhỏ khi nhận được quà theo gợi ý.
  7. - Năng lực giao tiếp và hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập. - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng và thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống. 3. Phẩm chất: - Phẩm chất nhân ái: luôn yêu quý, quan tâm tới mọi người. - Phẩm chất chăm chỉ: Ham học hỏi, thích đọc truyện. - Phẩm chất trách nhiệm: thể hiện tình cảm, trách nhiệm với mọi người bằng những việc làm cụ thể. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC. - GV: tranh ảnh về câu chuyện “ Ông giá mùa đông và cô bé tuyết; hình ảnh về Lễ hội Mùa Đông của nước Nga. - HS: SGK Tiếng Việt 3 vở Tiếng Việt . Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. Hoạt động khởi động: (5 phút) a. Mục tiêu: Tạo cảm xúc vui tươi, kết nối với chủ đề bài học. b. Phương pháp, hình thức tổ chức: - Hình thức cả lớp: Cả lớp. - GV tổ chức cho HS hát bài hát về ngày giáng - HS hát. sinh. - GV giới thiệu bài học, ghi bảng tên bài. - HS ghi tên bài học. B. Hoạt động Khám phá và luyện tập: (25 phút) 1.2. Viết câu văn hoặc sáng tác thơ về đèn Trung thu (10 phút) a. Mục tiêu: Viết được câu văn hoặc sáng tác được một vài dòng thơ ngắn về một loại đèn Trung thu em thích. b. Phương pháp, hình thức tổ chức - Phương pháp: thực hành giao tiếp. - Hình thức: cả lớp, nhóm, cá nhân. - Gọi HS đọc yêu cầu bài. - HS đọc yêu cầu bài. - GVHD hiểu yêu cầu đề bài: - HS nghe yêu cầu. + Em viết 1 – 2 câu miêu tả chiếc đèn Trung - HS làm vào vở bài tập. thu, về cảm xúc của em với đèn Trung +Đèn cá chép: Đêm Trung thu/ Cá thu, hoặc em sáng tác 2 – 4 dòng thơ ngắn về chép vàng/ Cũng mơ màng/ Đi dự một loại đèn Trung thu mà em thích. hội. Ví dụ: +Đèn con ong: Đèn ong vàng/ Bay Đèn ông sao nhẹ nhàng/ Vui múa lượn/ Đón chị Đèn ông sao Hằng. Sao năm cánh +Rước đèn Trung thu: Trung thu Sáng lấp lánh tới rồi/ Nhanh nào bạn ơi/ Ông sao Dưới trăng vàng. sẵn sàng/ Cùng rước đèn nhé!
  8. - Theo dõi HS làm việc. + Đèn cá chép: Đây đèn cá chép/ Tôm tép cũng hùa/ Như rồng hóa phép/ Rực cả sân chùa. - GV gọi HS đọc trước lớp. - Một vài HS đọc trước lớp. - GV nhận xét, khen HS thực tốt yêu cầu. - HS khác nhận xét. 2. Nói và nghe (15 phút) a. Mục tiêu: Nghe kể được truyện “ Ông già mùa đông và cô bé tuyết”; thêm được vào đoạn cuối cảm xúc của các em nhỏ khi nhận được quà theo gợi ý. b. Phương pháp, hình thức tổ chức - Phương pháp: kể chuyện, thực hành giao tiếp. - Hình thức: cả lớp, nhóm, cá nhân 2.1. Nghe kể truyện“Ông già mùa đông và cô bé tuyết”. - GV yêu cầu HS đọc tên truyện. - HS đọc tên truyện. - GV giới thiệu thêm về hình tượng ông già - HS nghe. mùa đông trong văn hóa Nga: Ông già mùa động: một vị phúc thần của người Nga có nguồn gốc từ văn hóa dân gian Nga. Ông phát quà cho trẻ nhỏ vào Lễ hội Mùa Đông, ông có cháu gái là một cô bé tuyết làm phụ tá. Người Nga thường tổ chức Lễ hội Mùa Đông vào dịp Giáng sinh hoặc đầu năm mới; họ thường làm một ngôi sao, giữa là hình nộm bà chúa tuyết. Ngày lễ, họ mang ngôi sao đến lễ hội để tham gia trò chơi, hát hò, nhảy múa quanh đống lửa và cùng chúc nhau mạnh khỏe. - GV cho HS quan sát tranh về Lễ hội Mùa - HS quan sát . Đông của nước Nga. - GV cho HS quan sát tranh minh họa trong - HS đọc lại tên truyện, xem tranh bài, từ ngữ gợi ý để phỏng đoán nội dung. minh họa, từ ngữ gợi ý để phỏng đoán nội dung truyện. - GV kể chuyện lần thứ nhất và đặt câu hỏi : - HS nghe +Vì sao các cô bé cậu bé mong chờ Lễ hội - HS trao đổi về phỏng đoán trả lời. Mùa Đông? Có ai ra ngoài vào đêm đông giá + các cô bé cậu bé mong chờ Lễ hội Mùa Đông để được gặp ông già
  9. lạnh và tuyết ngập mọi ngả đường không? mùa đông và cô bé tuyết. Vẫn có những người rời căn nhà gỗ sối ấm cúng đi vào rừng. - HS nghe. - GV kể chuyện lần 2 kết hợp chỉ tranh minh họa trên bảng. 2.2.Kể từng đoạn câu chuyện. - HS dựa vào gợi ý kể lại từng đoạn - Yêu cầu HS kể lại từng đoạn trong nhóm 4. câu chuyện. - Theo dõi HS kể chuyện. - Đại diện 1-2 nhóm kể nối tiếp - Gọi HS kể lại từng đoạn trước lớp. từng đoạn câu chuyện trước lớp kèm theo chỉ theo tranh. - HS nhận xét. - GV nhận xét, khen ngợi HS kể từng đoạn hay, có sáng tạo khi kể. 2.3. Kể toàn bộ câu chuyện. - HS luyện kể chuyện trong nhóm - Yêu cầu HS kể lại toàn bộ câu chuyện trong 4. nhóm 4. - Theo dõi HS kể chuyện. - 2 HS kể toàn bộ câu chuyện - Gọi HS kể toàn bộ câu chuyện trước lớp. trước lớp. - HS nhận xét. - GV nhận xét, tuyên dương HS kể tốt. 2.4. Tưởng tượng, kể thêm phần kết cho câu chuyện. - HS đọc yêu cầu. - Gọi HS đọc yêu cầu bài tập 4. - HS quan sát tranh 4 và thực hiện - GV cho HS quan sát tranh 4, hướng dẫn theo yêu cầu. thêm vào đoạn cuối cảm xúc của các em nhỏ khi nhận quà dựa vào gợi ý: + vui vẻ, thích thú, nôn nao, háo + Gương mặt, ánh mắt, dáng vẻ của các em hức, hào hứng, hớn hở, phấn khởi, nhỏ cho thấy tình cảm, cảm xúc của các em vui mừng, mừng rỡ, hạnh phúc, nhỏ như thế nào khi nhận quà? Có thể dùng từ ngữ nào ngoài hai từ ngữ đã cho để thêm vào đoạn cuối cảm xúc của các em nhỏ khi nhận quà? - HS ngồi kể thêm đoạn kết cho câu - Cho HS kể đoạn kết theo nhóm ba người. chuyện. - Theo dõi HS kể chuyện. Ngay khi lễ hội Mùa Đông đến, ông
  10. già mùa đông và cô bé tuyết sẽ ra khỏi rừng và đi về các ngôi làng để gửi tặng những phần quà cho các cô bé, cậu bé. Các cô bé, cậu bé đã rất vui vẻ và thích thú khi nhận được quà của ông già mùa đông và cô bé tuyết. Khi mở gói quà ra, các bạn nhỏ đã rất ngạc nhiên vì những phần quà trong đó là những thứ các bạn đã mong muốn và viết vào thư ước nguyện của mình. Các bạn rất bất ngờ vì những mong ước của mình đã được gửi đến ông già mùa đông và cô bé tuyết. - HS kể trước lớp. HS khác nhận - Gọi HS kể trước lớp. xét - GV nhận xét phần kể thêm phần kết cho câu chuyện. * Hoạt động nối tiếp: ( 5 phút) a. Mục tiêu: HS ôn lại những kiến thức, kĩ năng đã học, chuẩn bị bài cho tiết sau. b. Phương pháp, hình thức tổ chức - Phương pháp/ kĩ thuật: động não. - Hình thức tổ chức: Cả lớp. - Câu chuyện “ Ông già mùa đông và cô bé - HS trả lời theo ý hiểu. tuyết” nói về điều gì? - Dặn HS về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe. - Chuẩn bị bài sau : Nói về một ngày hội em đã - HS nghe và thực hiện theo yêu được chứng kiến; viết đoạn văn ngắn thuật lại cầu. một ngày hội em đã được chứng kiến? IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY: ___ ___
  11. TUẦN 20 TIẾNG VIỆT BÀI 4: ĐỘC ĐÁO LỄ HỘI ĐÈN TRUNG THU (Tiết 3 ) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT 1. Năng lực đặc thù: - Nói và viết được đoạn văn ngắn thuật lại một ngày hội đã chứng kiến. - Thực hiện được yêu cầu trò chơi Đèn Trung thu khổng lồ. - Phát triển năng lực ngôn ngữ, năng lực văn học. 2. Năng lực chung: - Năng lực tự chủ, tự học: Nói và viết được đoạn văn ngắn thuật lại một ngày hội đã chứng kiến. Thực hiện được yêu cầu trò chơi Đèn Trung thu khổng lồ. - Năng lực giao tiếp và hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập. - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng và thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống. 3. Phẩm chất: - Phẩm chất nhân ái: yêu thích các ngày hội. - Phẩm chất chăm chỉ: Ham thích viết văn. - Phẩm chất trách nhiệm: tích cực tham gia các hoạt động trong ngày hội ở trường, địa phương. Chấp hành các quy định trong ngày hội, không chen lấn, xả rác khi tham gia. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC. - GV: Tranh “ Đèn Trung thu khổng lồ” hoặc phần mềm Power point. - HS: SGK Tiếng Việt 3 vở Tiếng Việt, phong bì thư, bài hát về tình cảm gia đình. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. Hoạt động khởi động: (4 phút) a. Mục tiêu: Tạo cảm xúc vui tươi, kết nối với chủ đề bài học. b. Phương pháp: Trò chơi. - Hình thức cả lớp: Cả lớp. - GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “ Nhìn - HS nghe cách chơi. tranh đoán tên lễ hội”. - GV cho HS quan sát một số tranh về - HS thực hiện trò chơi. ngày hội hoặc lễ hội để đoán tên lễ hội. 1. Ngày hội trăng rằm hoặc Ngày hội Trung thu/ Đêm hội trăng rằm
  12. 2. Ngày hội đọc sách. - HS ghi tên bài học. - GV nhận xét. - GV giới thiệu bài học, ghi bảng tên bài. B. Hoạt động Khám phá và luyện tập: (24 phút) B.5 Hoạt động Viết sáng tạo (24 phút) a. Mục tiêu: Nói và viết được đoạn văn ngắn thuật lại một ngày hội đã chứng kiến. b. Phương pháp, hình thức tổ chức - Phương pháp: Thực hành giao tiếp, hỏi đáp. - Hình thức: cả lớp, cá nhân, nhóm. Bài 1: Nói về một ngày hội em đã chứng kiến. - Gọi HS đọc yêu cầu bài 1. - HS đọc yêu cầu bài 1 và quan sát các - GVHD: Em hãy nói về một ngày hội em tranh. đã được chứng kiến dựa vào gợi ý: - HS nghe hướng dẫn. 1. Dẫn dắt, giới thiệu sơ lược về ngày hội quê hương em mà em định kể. 2. Giới thiệu chi tiết ngày hội: - Giới thiệu tên ngày hội. - Thời gian diễn ra ngày hội, tổ chức hàng năm hay mấy năm một lần? - Địa điểm diễn ra ngày hội. - Các công việc chuẩn bị cho ngày hội: - Ngày hội bắt đầu bằng hoạt động gì? (tuyên bố lý do, các đại biểu nêu ý nghĩa, cảm tưởng về lễ hội )
  13. - Những hoạt động chính diễn ra trong suốt ngày hội (có thể thêm các từ bắt đầu, tiếp theo, sau đó, kết thúc/ cuối cùng) 3. Cảm xúc của em khi được tham dự ngày hội. - GV cho HS quan sát thêm một số tranh ảnh về ngày hội ở trường, địa phương đã - HS quan sát thêm. tổ chức. - Tổ chức tập nói theo nhóm đôi. - Theo dõi, hỗ trợ HS. - HS nói về một ngày hội theo nhóm đôi. Ví dụ: Năm nào cũng vậy, cứ vào ngày 16 tháng Giêng là quê em lại tổ chức hội đua thuyền. Dòng sông uốn lượn như một dải lụa đào, hai bên sông những chùm bóng bay, băng rôn, khẩu hiệu được trang hoàng rực rỡ. Mở đầu là phần tế lễ ở đình làng. Các bô lão dâng hương và lễ vật để tế Thành Hoàng làng. Tiếp theo là hội đua thuyền. Trên sông là hàng chục chiếc thuyền đua nhau nằm chờ ở điểm xuất phát, mỗi thuyền có mười chàng trai khỏe mạnh sẵn sàng trong tư thế chèo thuyền. Họ mặc những bộ đồng phục thật đẹp với màu sắc của mỗi đội khác nhau. Khi tiếng còi báo hiệu cuộc đua bắt đầu, những con thuyền lao nhanh vun vút về phía đích. Hai bên bờ sông người đứng chen nhau cổ vũ cho hội đua. Em mong năm nào cũng được về quê chơi để lại được chứng kiến lễ hội đua thuyền truyền - Tổ chức HS nói trước lớp. thống ở quê hương em. - GV nhận xét chung. - HS nói trước lớp. Bài 2: Viết đoạn văn ngắn (từ 7 đến 9 - HS khác nhận xét. câu) thuật lại một ngày hội em đã được chứng kiến. - Gọi HS đọc yêu cầu bài. - GV cho viết đoạn văn từ 7 - 9 câu dựa - HS đọc yêu cầu bài tập. trên nội dung đã nói ở bài 1 vào vở. - HS viết đoạn văn từ 7-19 câu dựa trên - Theo dõi hỗ trợ HS còn lúng túng. nội dung đã nói ở bài 1 vào vở. - Gọi HS chia sẻ kết quả trước lớp.
  14. - GV nhận xét về cách viết của HS, khen - Một vài HS đọc kết quả trước lớp. ngợi HS viết tốt. - HS nghe nhận xét. C. Vận dụng ( 4 phút) a. Mục tiêu: Thực hiện được yêu cầu trò chơi Đèn Trung thu khổng lồ. b. Phương pháp, hình thức tổ chức - Phương pháp: Trò chơi. - Hình thức: cả lớp - Gọi HS đọc yêu cầu của phần vận dụng. - HS đọc yêu cầu. - GV dùng tranh đèn Trung thu phóng to - HS nghe. hoặc Power point hướng dẫn trò chơi. - GV tổ chức cho HS chơi theo 5 nhóm . - HS từng nhóm chọn một yêu cầu ghi - Gọi HS các nhóm trình bày kết quả trên cánh sao và thực hiện trong nhóm. trước lớp. - Đại diện từng nhóm trình bày trước lớp. - HS khác nhận xét, khen ngợi nhóm bạn. - GV nhận xét khen ngợi HS thực hiện đúng yêu cầu. * Hoạt động nối tiếp: (3 phút) a. Mục tiêu: HS ôn lại những kiến thức, kĩ năng đã học. Dặn dò chuẩn bị bài cho tiết sau. b. Phương pháp, hình thức tổ chức: - Kĩ thuật DH: Trình bày 1 phút. - Hình thức: Cả lớp. - GV hỏi: Khi tham gia các ngày hội em - HS xung phong nêu trước lớp. cần chú ý điều gì? - GDHS: Chấp hành các quy định trong - HS nghe. ngày hội, không chen lấn, xả rác khi tham gia. - GV nhận xét tiết học. - Dặn HS đọc lại đoạn văn cho người thên nghe.
  15. - Chuẩn bị bài sau tuần 21: Bản nhạc bị đánh rơi ( tiết 1,2) IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY: