Giáo án Hoạt động trải nghiệm Lớp 2 – Chủ đề 1: Tôi có thể làm được gì?

docx 5 trang dichphong 8120
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hoạt động trải nghiệm Lớp 2 – Chủ đề 1: Tôi có thể làm được gì?", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_hoat_dong_trai_nghiem_lop_2_chu_de_1_toi_co_the_lam.docx

Nội dung text: Giáo án Hoạt động trải nghiệm Lớp 2 – Chủ đề 1: Tôi có thể làm được gì?

  1. LỚP 2 – CHỦ ĐỀ 1 TÔI CÓ THỂ LÀM ĐƯỢC GÌ? 1. MỤC TIÊU Sau chủ đề này, học sinh: – Kể được những việc làm tốt của bản thân. – Biết làm những việc để xây dựng hình ảnh bản thân và để được mọi người yêu mến. – Tự theo dõi được những việc làm của bản thân trong tuần. Chủ đề này góp phần hình thành và phát triển cho học sinh: – Năng lực: Năng lực tự lực, tự giác trong học tập và rèn luyện (năng lực tự chủ); năng lực thích ứng với biến đổi của cuộc sống. – Phẩm chất: Nhân ái, chăm chỉ. 2. CHUẨN BỊ 2.1. Giáo viên 6 bộ thẻ chữ, bao gồm các thẻ: Vui vẻ, vui tươi, hạnh phúc, vui mừng, phấn khởi, sung sướng, hào hứng, buồn bã, buồn tẻ, buồn rầu, ủ rũ, đau khổ, lo lắng, lo âu, băn khoăn. 2.2. Học sinh Bút viết, bút màu, giấy A4, bút dạ, giấy màu, kéo, băng dính/hồ dán, 3. GỢI Ý TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG 3.1. Gợi ý tổ chức tiết 1, 2 Hoạt động 1: Nhớ lại những việc em đã làm để được mọi người yêu mến 1. Yêu cầu 1 – 2 học sinh đọc nội dung của hoạt động 1, trang 5, sách học sinh cho cả lớp nghe và giáo viên kiểm tra việc hiểu nhiệm vụ của học sinh. 2. Giáo viên yêu cầu mỗi học sinh tự thực hiện các nhiệm vụ: – Học sinh đánh dấu X vào ô trống cạnh những việc em đã làm để được mọi người yêu mến. – Hỏi học sinh có làm thêm việc khác ngoài những việc đã nêu trong sách không. Nếu học sinh có thể làm được việc khác, đề nghị học sinh vẽ hoặc viết vào ô cuối cùng. – Yêu cầu học sinh lựa chọn biểu tượng cảm xúc (vui, buồn, lo lắng) mà em thường có khi làm những việc này. 3. Giáo viên cho học sinh chia sẻ theo cặp về những việc mình đã làm để được mọi người yêu mến. 1
  2. Hoạt động 2: Xây dựng hình ảnh của em 1. Giáo viên yêu cầu học sinh đọc thầm yêu cầu của hoạt động này trong sách học sinh và kiểm tra việc hiểu nhiệm vụ của học sinh. 2. Giáo viên hướng dẫn học sinh tự thực hiện nhiệm vụ: – Dán/vẽ chân dung hoặc viết tên của mình vào ô giữa sơ đồ tư duy ở trang 7, sách học sinh. – Lựa chọn nội dung ở các thẻ chữ phía cuối trang 6 – 7 để điền vào các ô trong sơ đồ tư duy. – Gợi ý học sinh: Nội dung trong các thẻ chữ chính là các cách cụ thể để xây dựng hình ảnh cho bản thân theo 4 nhóm: Tôi khoẻ đẹp; Tôi thông minh; Tôi vui vẻ, thân thiện; Tôi trách nhiệm. Học sinh cần lựa chọn các thẻ chữ và điền vào sơ đồ tư duy sao cho phù hợp. Ví dụ: Để xây dựng hình ảnh Tôi khoẻ đẹp, ngoại trừ việc ăn mặc gọn gàng, sạch sẽ, học sinh cần tập thể dục hằng ngày, giữ gìn cơ thể sạch sẽ, ăn ngủ đúng giờ. Học sinh cần lựa chọn các thẻ chữ này và điền vào sơ đồ ở nhánh Tôi khoẻ đẹp. – Giáo viên mời một số học sinh chia sẻ trước lớp về sơ đồ tư duy của mình. Hoạt động 3: Xác định cảm xúc khi thực hiện những việc làm xây dựng hình ảnh bản thân 1. Giáo viên yêu cầu học sinh đọc thầm hoạt động 3, trang 6, sách học sinh và kiểm tra việc hiểu nhiệm vụ của học sinh. 2. Giáo viên yêu cầu mỗi học sinh tự tô màu theo ý thích vào các ô cảm xúc Vui vẻ, Buồn bã, Thích thú, Lo lắng. (Lưu ý học sinh tô mỗi ô một màu khác nhau). 3. Hướng dẫn học sinh xác định cảm xúc của bản thân khi thực hiện hoạt động nêu trong mỗi thẻ chữ cuối trang 6 – 7 (quy về 4 loại cảm xúc: vui vẻ, buồn bã, thích thú, lo lắng). Với mỗi một hoạt động, học sinh có cảm xúc gì thì sẽ tô màu tương ứng với màu của cảm xúc đó. Ví dụ: Ở mục a, học sinh tô màu hồng vào ô cảm xúc Vui vẻ, thì ở mục b, nếu việc Tập thể dục hằng ngày khiến học sinh vui vẻ thì em đó sẽ tô màu hồng vào thẻ chữ Tập thể dục hằng ngày. 4. Cho học sinh chia sẻ theo nhóm 4. Giáo viên gọi một số học sinh chia sẻ trước lớp về những hoạt động khiến mình vui vẻ, buồn bã, thích thú, hay lo lắng. Hoạt động 4: Điều em sẽ làm 1. Giáo viên yêu cầu học sinh đọc thầm nội dung của hoạt động 4, trang 8, sách học sinh và kiểm tra việc hiểu nhiệm vụ của học sinh. 2. Giáo viên yêu cầu mỗi học sinh tự thực hiện nhiệm vụ: 2
  3. – Mỗi học sinh tự viết tên của mình lên lòng bàn tay và viết 5 việc mình có thể thực hiện được trong tuần để xây dựng hình ảnh của bản thân lên 5 ngón tay. Gợi ý học sinh có thể tham khảo những hoạt động để xây dựng hình ảnh bản thân đã nêu ở hoạt động 2. Trong số đó, có những việc nào có thể thực hiện ngay trong tuần. Bổ sung thêm các hoạt động khác dựa theo 4 nhóm hình ảnh: Tôi khoẻ đẹp; Tôi thông minh; Tôi vui vẻ, thân thiện; Tôi trách nhiệm. – Học sinh chia sẻ theo cặp về lí do tại sao em chọn 5 việc đó. Hoạt động 5: Tự theo dõi việc làm của em 1. Giáo viên yêu cầu học sinh đọc thầm nội dung hoạt động 5, trang 9, sách học sinh và kiểm tra việc hiểu nhiệm vụ của học sinh. 2. Giáo viên hướng dẫn học sinh viết tên các công việc mình sẽ làm trong tuần vào cột Việc em làm trong tuần. Đây là các công việc mà học sinh đã tự đề ra ở hoạt động 4. 3. Giáo viên yêu cầu học sinh về nhà theo dõi việc làm của mình trong một tuần, đánh dấu vào những ngày mình đã thực hiện mỗi việc làm và báo cáo kết quả ở tiết trải nghiệm sau. Chuẩn bị cho tiết học sau Dặn học sinh hoàn thành phiếu theo dõi việc làm của mình ở hoạt động 5, trang 9, sách học sinh). 3.2. Gợi ý tổ chức tiết 3, 4 Hoạt động 6: Báo cáo hoạt động tự theo dõi việc làm của em 1. Giáo viên cho học sinh hoạt động theo nhóm 4, chia sẻ về những việc làm mà học sinh đã thực hiện trong tuần vừa qua: – Em đã thực hiện những việc gì? – Việc nào em thực hiện thường xuyên/hằng ngày? – Việc nào em thỉnh thoảng mới làm? – Em thấy mình cần thực hiện việc gì thường xuyên hơn? 2. Giáo viên mời một số học sinh chia sẻ trước lớp về kết quả tự theo dõi của mình. 3. Giáo viên tổng kết hoạt động. Hoạt động 7: Thi vẽ tranh về việc làm em thích nhất 1. Giáo viên kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh: Bút viết, bút màu, giấy A4. 3
  4. 2. Giáo viên yêu cầu mỗi học sinh tự vẽ một việc làm mà mình thích nhất hoặc cho rằng mình làm tốt nhất. Nêu câu hỏi gợi ý cho học sinh: – Em thích nhất hay cho rằng mình làm tốt nhất việc gì? – Em thực hiện việc đó ở đâu, khi nào và như thế nào? (Gợi ý học sinh nhớ lại cách thức, địa điểm mình làm việc, từ đó có thể vẽ bản thân mình đang thực hiện việc làm đó). 3. Sau khi học sinh vẽ tranh xong, giáo viên cho tất cả các học sinh treo/dán tranh lên bảng và các bức tường xung quanh lớp để tổ chức triển lãm tranh. Dưới mỗi bức tranh, giáo viên dán 1 mảnh giấy để HS có thể tiến hành bình chọn. 4. Giáo viên yêu cầu học sinh đi vòng tròn, quan sát tất cả các bức tranh và vẽ hình trái tim dưới những bức tranh mà mình thích. Mỗi học sinh chỉ được vẽ 1 trái tim cho mỗi bức tranh. Bức tranh nào được nhiều tim nhất sẽ được chọn là “bức tranh được yêu thích nhất”. Hoạt động 8: Làm dây xúc xích theo chủ đề “Tôi có thể ” 1. Giáo viên kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh: Giấy màu, bút màu, kéo, băng dính/hồ dán. 2. Giáo viên hướng dẫn học sinh tự làm dây xúc xích theo chủ đề “Tôi có thể ” như sau: – Mỗi học sinh tự cắt các dải giấy màu dài 10 cm, rộng 1 cm. – Sau khi cắt xong, mỗi em dùng bút màu ghi lên mỗi dải giấy các việc làm mình có thể thực hiện được để thể hiện bản thân. Ví dụ: Tôi có thể tự mặc được quần áo/thắt được dây giày rất nhanh, Tôi chào hỏi thầy/cô khi đến lớp, Tôi giúp mẹ nhặt rau, Tôi hát rất hay, Tôi có thể múa được bài , Tôi luôn đi ngủ đúng giờ, – Sau khi viết việc mình làm được lên các dải giấy màu, học sinh dán hai đầu dải giấy màu lại thành các vòng tròn móc vào nhau. 3. Cuối hoạt động, giáo viên tổ chức cho học sinh chia sẻ theo nhóm 6 về những nội dung mình đã ghi trong các đoạn dây xúc xích. Mỗi học tự lựa chọn ít nhất 1 việc làm mà mình thích nhất và giới thiệu trong nhóm. Học sinh có thể giới thiệu việc làm của mình theo nhiều cách khác nhau. Ví dụ: – Học sinh viết “Tôi hát rất hay” có thể hát một đoạn hoặc cả bài hát cho các bạn trong nhóm nghe. 4
  5. – Với các việc làm không thể thể hiện tại lớp học, giáo viên hướng dẫn học sinh có thể kể thêm về việc làm đó theo các gợi ý như: + Em thực hiện việc đó khi nào? + Em cảm thấy thế nào mỗi khi thực hiện/hoàn thành việc đó? + Em sẽ làm gì để ngày càng trở nên hoàn thiện hơn? 4. Giáo viên yêu cầu mỗi nhóm chọn ra 1 bạn để trình bày trước lớp về dây xúc xích của mình. 5. Giáo viên yêu cầu học sinh làm dài dây xúc xích bằng cách tiếp tục thực hiện các việc làm để xây dựng hình ảnh bản thân ở nhà và ở trường, ghi lên đoạn dây rồi nối vào dây xúc xích đang có. Hoạt động 9: Đánh giá 1. Giáo viên đề nghị học sinh hoàn thành phần tự đánh giá ở trang 9, sách học sinh. 2. Giáo viên tổ chức cho học sinh trao đổi với bạn để nhận xét nhau. Yêu cầu mỗi cặp học sinh đổi sách cho nhau và thực hiện nhiệm vụ ở mục b, trang 10, sách học sinh. Có thể nêu câu hỏi để hướng dẫn học sinh trong hoạt động đánh giá bạn: – Em nhận xét bạn tham gia hoạt động đã tốt chưa? – Em sẽ cho bạn mấy sao với mỗi nội dung đánh giá trong bảng? Yêu cầu học sinh tô màu vào số ngôi sao tương ứng với các mức độ đánh giá đã quy định trong sách học sinh. 3. Giáo viên ghi nhận xét vào mục c trang 10, sách học sinh. 4. Giáo viên nhắc học sinh tiếp tục thực hiện và tự theo dõi các việc làm để xây dựng hình ảnh bản thân. Thư gửi phụ huynh: Giáo viên sử dụng thư gửi phụ huynh để cùng phối hợp với gia đình học sinh trong những nội dung sau: 1. Phụ huynh quan sát và khuyến khích con tự thực hiện những việc làm để thể hiện bản thân con, không chê bai khi con làm sai hay làm chưa tốt. 2. Động viên con tiếp tục thực hiện các việc làm con đang làm tốt và cùng con làm 1 sợi dây xúc xích như ở hoạt động 8 tại nhà. 5