Giáo án Hoạt động trải nghiệm Lớp 1 - Chủ đề 2: Tự phục vụ ở nhà

docx 9 trang dichphong 4610
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hoạt động trải nghiệm Lớp 1 - Chủ đề 2: Tự phục vụ ở nhà", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_hoat_dong_trai_nghiem_lop_1_chu_de_2_tu_phuc_vu_o_nh.docx

Nội dung text: Giáo án Hoạt động trải nghiệm Lớp 1 - Chủ đề 2: Tự phục vụ ở nhà

  1. LỚP 1 – CHỦ ĐỀ 2 TỰ PHỤC VỤ Ở NHÀ 1. MỤC TIÊU Sau chủ đề này, học sinh: – Hình thành được một số thói quen tự phục vụ: tự chuẩn bị quần áo, tự mặc quần áo, tự chuẩn bị sách vở và đồ dùng học tập. – Thực hiện được các hoạt động tự phục vụ như: tự chuẩn bị quần áo và tự mặc quần áo, tự soạn sách vở, đồ dùng học tập theo thời khoá biểu, tự xây dựng được thời gian biểu theo ngày. Chủ đề này góp phần hình thành và phát triển cho học sinh: – Năng lực: Năng lực tự lực, tự giác trong học tập và rèn luyện (năng lực tự chủ), năng lực thích ứng với biến đổi của cuộc sống. – Phẩm chất: Chăm chỉ. 2. CHUẨN BỊ 2.1. Giáo viên – 1 thùng carton lớn; – 6 thẻ bằng bìa cứng, kích cỡ: 7cm x 10cm, mỗi thẻ viết một nhiệm vụ: + Khi em đi tập thể dục vào buổi sáng mùa đông. + Khi em đi chơi vườn bách thú vào mùa hè. + Khi em đến nhà bạn chơi. + Khi em đi ăn sinh nhật bạn. + Khi em đi học. + Khi em đi ngủ. 2.2. Học sinh: Bút màu, 1 chiếc quần/áo/váy/mũ/khăn/găng tay/tất/đôi giày/dép , sách vở, đồ dùng học tập của các môn học. 3. GỢI Ý TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG 3.1. Gợi ý tổ chức tiết 1, 2 Hoạt động 1: Tìm hiểu những việc tự phục vụ ở nhà 1. Giáo viên đọc yêu cầu trong sách học sinh (trang 15) cho cả lớp nghe và kiểm tra sự hiểu nhiệm vụ của học sinh. 2. Giáo viên yêu cầu mỗi học sinh tự thực hiện nhiệm vụ: – Đánh dấu X vào  dưới những việc các em cho là tự phục vụ ở nhà. – Tô màu vào những việc đã tự làm.
  2. 3. Giáo viên cho học sinh chia sẻ theo cặp về những công việc mà học sinh cho là tự phục vụ ở nhà. 4. Giáo viên gọi một số học sinh chia sẻ về các công việc tự phục vụ ở nhà trước lớp. 5. Giáo viên tổng kết lại các việc tự phục vụ ở nhà trong nhiệm vụ: học bài, đánh răng rửa mặt, tắm gội, xúc cơm ăn, chuẩn bị sách vở. Hoạt động 2: Tự chuẩn bị trang phục 1. Giáo viên đọc yêu cầu trong sách học sinh (trang 16,17) cho cả lớp nghe và kiểm tra việc hiểu nhiệm vụ của học sinh. 2. Giáo viên yêu cầu mỗi học sinh tự thực hiện nhiệm vụ: – Khoanh tròn vào trang phục sẽ lựa chọn khi: đi học, đi chơi công viên vào một ngày mùa đông, đi chơi thể thao vào một ngày mùa hè. 3. Giáo viên cho một số học sinh chia sẻ trước lớp về những trang phục đã lựa chọn và giải thích lí do. 4. Giáo viên tổng kết lại các loại trang phục phù hợp với từng hoạt động và thời tiết: – Em đi học: + Học sinh nam: Quần áo đồng phục nam, dép quai hậu nam. + Học sinh nữ: Áo và váy đồng phục nữ, dép quai hậu. – Em đi chơi công viên vào một ngày mùa đông: + Học sinh nam: Áo khoác nam, áo dài nam, quần dài nam, mũ len, khăn len, găng tay, giày nam. + Học sinh nữ: Áo khoác nữ, váy len dài tay, mũ len, khăn len, găng tay, giày nữ. – Em đi chơi thể thao vào một ngày mùa hè: + Học sinh nam: Quần áo thể thao nam, mũ lưỡi trai (có thể có hoặc không), giày thể thao. + Học sinh nữ: Quần áo thể thao nữ, mũ lưỡi trai (có thể có hoặc không), giày thể thao. Hoạt động 3: Tự chuẩn bị sách vở và đồ dùng học tập a. Tô màu em thích vào tương ứng với các môn học trong thời khoá biểu. 1. Giáo viên đọc yêu cầu trong sách học sinh (trang 17) cho cả lớp nghe và kiểm tra việc hiểu nhiệm vụ của học sinh. 2. Giáo viên yêu cầu mỗi học sinh tự thực hiện nhiệm vụ tô màu vào  dưới từng môn học. Ví dụ: Học sinh tô màu vàng cho môn Tiếng Việt lớp 1.
  3. 3. Giáo viên cho học sinh chia sẻ theo cặp về màu sắc cả các môn học trong thời khoá biểu. b. Tô màu môn học ở thời khoá biểu mẫu tương ứng với các màu em đã quy ước. 1. Giáo viên đọc yêu cầu trong học sinh (trang 18) cho cả lớp nghe và kiểm tra việc hiểu nhiệm vụ của học sinh. 2. Giáo viên yêu cầu mỗi học sinh tự thực hiện nhiệm vụ bằng cách dựa trên kết quả của mục a hoạt động 3 để tô màu vào các môn học trong thời khóa biểu mẫu. Ví dụ: Nếu học sinh lựa chọn màu vàng cho môn Tiếng Việt thì tất cả các tiết học có môn Tiếng Việt sẽ được tô màu vàng. THỜI KHOÁ BIỂU Tiết Thứ 2 Thứ 3 Thứ 4 Thứ 5 Thứ 6 1 Chào cờ Tiếng Việt Mĩ Thuật Tiếng Việt Toán 2 Tiếng Việt Tiếng Việt Tiếng Việt Toán Hát nhạc Toán Toán Tiếng Việt Tự nhiên và Tiếng việt 3 xã hội Tiếng Việt Đạo đức Toán Thủ công Hoạt động 4 trải nghiệm 3. Giáo viên cho học sinh chia sẻ theo cặp. c. Áp dụng tương tự với thời khoá biểu của em tại nhà. 1. Giáo viên đọc yêu cầu trong sách học sinh (trang 18) cho cả lớp nghe. 2. Giáo viên giải thích thêm cho học sinh về việc thực hiện tô màu thời khoá biểu thực tế của các em tại nhà. Gợi ý: Giáo viên có thể in thời khoá biểu của lớp và phát cho học sinh để các em thực hiện nhiệm vụ tại nhà và thu lại vào tiết học sau. 3. Giáo viên yêu cầu học sinh về nhà thực hiện nhiệm vụ và nộp lại thời khoá biểu vào tiết học sau. d. Tự chuẩn bị sách vở hằng ngày theo thời khoá biểu. 1. Giáo viên đọc yêu cầu trong sách học sinh (trang 18) cho cả lớp nghe và kiểm tra việc hiểu nhiệm vụ của học sinh.
  4. Gợi ý: Giáo viên có thể làm phiếu theo dõi việc tự chuẩn bị sách vở hằng ngày theo thời khoá biểu của học sinh trong vòng 1 tuần. Phiếu này sẽ được Giáo viên tổng kết trong hoạt động đánh giá. Mẫu: PHIẾU THEO DÕI VIỆC CHUẨN BỊ SÁCH VỞ VÀ ĐỒ DÙNG HỌC TẬP Em hãy theo dõi việc chuẩn bị sách vở, đồ dùng học tập theo hướng dẫn sau: a. Đánh dấu X vào các ô trong cột “Học sinh tự theo dõi” tương ứng với ngày em tự chuẩn bị sách vở. b. Nhờ người thân tô vào các ở ô “Bố/mẹ đánh giá em” để kiểm tra việc em tự chuẩn bị sách vở hằng ngày (3 : Em đã chuẩn bị đầy đủ sách vở cho ngày hôm sau; 2 : Em chuẩn bị sách vở còn thiếu; 1 : Em chưa tự chuẩn bị được sách vở. STT Thứ Học sinh tự theo dõi Bố/mẹ đánh giá em 1 Thứ hai 2 Thứ ba 3 Thứ tư 4 Thứ năm 5 Thứ sáu 2. Giáo viên yêu cầu học sinh tự chuẩn bị sách vở hằng ngày theo thời khoá biểu. Dặn dò học sinh: – Hôm nay, các con đã được tìm hiểu về những công việc tự phục vụ ở nhà. Con hãy tự thực hiện những việc làm đó trong tuần và nhờ bố mẹ hỗ trợ con khi cần thiết nhé! – Các con đã được phát thời khoá biểu thực tế, các con hãy về nhà thực hiện tô màu vào các môn học trong thời khoá biểu như chúng ta đã làm ở hoạt động 3 và tự chuẩn bị sách vở theo thời khoá biểu này. Mỗi bạn đã được phát phiếu theo dõi, hằng ngày, các con hãy tự đánh dấu sau khi tự soạn sách vở xong và nhờ bố mẹ theo dõi việc chuẩn bị sách vở của mình nhé! Hoạt động 4: Thời gian biểu của em
  5. 1. Giáo viên đọc yêu cầu trong sách học sinh (trang 18, 19) cho cả lớp nghe và kiểm tra việc hiểu nhiệm vụ của học sinh. 2. Giáo viên yêu cầu mỗi học sinh tự thực hiện nhiệm vụ: – Đánh dấu X vào  cạnh các hoạt động mà em có thể tự thực hiện. – Chia sẻ theo cặp về thứ tự các hoạt động trong một ngày của em. 3. Giáo viên lại gần các cặp, lắng nghe và hỗ trợ học sinh khi cần thiết. 4. Giáo viên gọi một số học sinh chia sẻ về thời gian biểu của các em trong một ngày trước lớp. 5. Giáo viên mời một số học sinh nhận xét về thời gian biểu của các bạn. 6. Giáo viên tổng kết hoạt động. Hoạt động 5: Xử lí tình huống 1. Giáo viên đọc yêu cầu trong sách học sinh (trang 19) cho cả lớp nghe và kiểm tra việc hiểu nhiệm vụ của học sinh. 2. Giáo viên mời một số học sinh miêu tả lại các tình huống trong mỗi bức tranh 3. Giáo viên tổng kết ý kiến của học sinh và mô tả lại các tình huống trong các bức tranh. Ví dụ: Tình huống 1: Tranh vẽ bạn nhỏ thức dậy vào buổi sáng. Các cách ứng xử được đưa ra là: Bạn nhỏ đi học mà không gấp chăn, xếp gối, cất đồ chơi; Bạn nhỏ nhờ mẹ gấp chăn, xếp gối, cất đồ chơi giúp; Bạn nhỏ tự gấp chăn, xếp gọn gối, cất đồ chơi. 4. Giáo viên yêu cầu mỗi học sinh tự thực hiện nhiệm vụ bằng cách đánh dấu X vào cách ứng xử phù hợp trong mỗi tình huống. 5. Giáo viên cho học sinh chia sẻ theo cặp và gọi một số học sinh chia sẻ trước lớp về cách em ứng xử trong mỗi tình huống và giải thích lí do tại sao. 6. Giáo viên nhận xét, tổng kết hoạt động. Chuẩn bị cho tiết học sau – Học sinh chuẩn bị ít nhất 1 chiếc quần/áo/váy/mũ/khăn/găng tay/tất hoặc đôi giày/dép để tham gia trò chơi thi mặc quần áo nhanh. Lưu ý: nên có sự phân công cụ thể cho các nhóm học sinh để đảm bảo có cả trang phục mùa đông, mùa hè, đi học, đi chơi, đi ngủ. – Học sinh tiếp tục thực hiện các công việc tự phục vụ ở nhà 3.2. Gợi ý tổ chức tiết 3, 4 Hoạt động 6: Khởi động – Nhảy dân vũ rửa tay
  6. 1. Giáo viên cho học sinh xem bài nhảy dân vũ rửa tay. 2. Giáo viên hướng dẫn học sinh từng động tác trong bài dân vũ rửa tay. 3. Giáo viên cho cả lớp thực hiện các động tác theo nhạc. 4. Giáo viên nêu câu hỏi cho cả lớp trao đổi sau khi thực bài nhảy dân vũ: Em có cảm xúc gì sau khi thực hiện bài nhảy dân vũ rửa tay? 5. Giáo viên tổng hợp các ý kiến của học sinh và giới thiệu vào chủ đề hoạt động. 6. Giáo viên dẫn dắt để học sinh thấy được tầm quan trọng của việc tự chăm sóc bản thân/tự phục vụ. Hoạt động 7: Trò chơi – Ai mặc nhanh hơn? 1. Giáo viên tổ chức cho học sinh chơi trò chơi: Ai mặc nhanh hơn? Chuẩn bị: – 6 thẻ bằng bìa cứng, kích cỡ: 7cm x 10cm, mỗi thẻ viết một nhiệm vụ: + Khi em đi tập thể dục vào buổi sáng mùa đông. + Khi em đi chơi vườn bách thú vào mùa hè. + Khi em đến nhà bạn chơi. + Khi em đi ăn sinh nhật bạn. + Khi em đi học. + Khi em đi ngủ. – Giáo viên tập hợp tất cả trang phục mà học sinh mang đến và cho vào thùng carton. – Cử 1 học sinh làm quản trò điều khiển trò chơi. – Quản trò chia lớp thành 8 đội chơi. – Mời 4 bạn làm giám khảo. Cách chơi: – Hai đội sẽ chơi 1 lượt. Sau khi kết thúc vòng 1, 4 đội thắng sẽ tiếp tục chơi vòng 2. –Ở vòng 2, 4 đội sẽ chia thành 2 lượt. Kết thúc vòng 2, 2 đội thắng sẽ tiếp tục chơi ở vòng 3 để tìm ra đội chiến thắng cuối cùng. – Quản trò yêu cầu các đội chơi cử 1 bạn làm “người mẫu” để mặc trang phục, các bạn còn lại sẽ là những người chọn trang phục cho “người mẫu” mặc theo yêu cầu của thẻ nhiệm vụ. – Quản trò bốc thăm 1 thẻ nhiệm vụ cho mỗi lượt chơi, giáo viên hỗ trợ đọc nội dung trong thẻ.
  7. – Sau khi quản trò hô “bắt đầu”, các thành viên ở 2 đội chơi lần lượt chạy thật nhanh tới bàn để trang phục, lấy 1 trang phục mang về cho “người mẫu” mặc (lưu ý: mỗi lượt chỉ được lấy 1 trang phục) – Trò chơi kết thúc khi 1 trong 2 đội ở 1 lượt chơi mặc xong trang phục cho “người mẫu”. Luật chơi: – Đội chiến thắng là đội nhận được nhiều bình chọn của ban giám khảo nhất, tiêu chí đánh giá là lựa chọn quần áo phù hợp, nhanh và đẹp nhất. 2. Giáo viên nêu câu hỏi cho cả lớp trao đổi sau khi chơi trò chơi: Theo các con, chúng ta nên lựa chọn trang phục như thế nào? (khi em đi tập thể dục vào buổi sáng mùa đông, khi em đi chơi vườn bách thú vào mùa hè, khi em đến nhà bạn chơi, khi em đi ăn sinh nhật bạn, khi em đi học, khi em đi ngủ) 3. Giáo viên tổng hợp các ý kiến của học sinh và tổng kết hoạt động. Hoạt động 8: Trò chơi – Thi soạn sách vở và đồ dùng học tập 1. Giáo viên tổ chức cho học sinh chơi trò chơi: Thi soạn sách vở và đồ dùng học tập Chuẩn bị: – Giáo viên tập hợp tất cả sách vở và đồ dùng của học sinh vào 1 thùng carton lớn. – Cử 1 học sinh làm quản trò điều khiển trò chơi. – Quản trò chia lớp thành 4 đội. Cách chơi: – Với mỗi lượt chơi, quản trò giao một nhiệm vụ cho các đội, ví dụ: “Soạn sách vở và đồ dùng học tập cho ngày thứ 2” – Sau khi quản trò hô “bắt đầu”, các thành viên của 4 đội lần lượt chạy thật nhanh lên thùng phía trên để lấy sách vở, đồ dùng học tập phù hợp với thời khoá biểu. (lưu ý: mỗi lượt chỉ được lấy 1 sách/vở/đồ dùng) Luật chơi: – Đội chiến thắng là đội hoàn thành việc soạn sách vở và đồ dùng học tập đúng và nhanh nhất. 2. Giáo viên nêu câu hỏi cho cả lớp trao đổi sau khi chơi trò chơi: Khi tự mình sắp xếp được sách vở đúng, các con cảm thấy như thế nào? 3. Giáo viên mời một số học sinh trả lời câu hỏi và tổng hợp ý kiến. Hoạt động 9: Sắm vai ứng xử với các tình huống 1. Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm. 2. Giáo viên nêu các tình huống (có thể kèm theo hình ảnh minh họa) và yêu cầu các nhóm thảo luận, trả lời câu hỏi ở mỗi tình huống. Nội dung các tình huống có thể là:
  8. – Một bạn học sinh vừa đi chơi đá bóng về, quần áo dính bẩn. Nếu là bạn học sinh, con sẽ làm gì? – Một bạn học sinh đang cầm một hộp xôi ăn sáng ở nhà. Nếu là bạn học sinh, sau khi ăn xong, con cần làm gì? – Một bạn học sinh đang ngồi đọc sách/truyện ở ghế sô pha tại phòng khách, bên cạnh là 1 vài cuốn sách đang để ngổn ngang trên sàn nhà. Nếu là bạn học sinh, sau khi đọc sách/truyện xong, con cần làm gì? 3. Thời gian thảo luận của các nhóm là 3 phút. Kết thúc thời gian thảo luận, Giáo viên yêu cầu đại diện các nhóm lên sắm vai để giải quyết tình huống. 4. Giáo viên gọi các nhóm nhận xét về cách giải quyết tình huống của nhóm bạn và tổng kết hoạt động. Hoạt động 10: Báo cáo kết quả rèn luyện ở nhà 1. Giáo viên tổ chức cho học sinh chia sẻ theo cặp kết quả việc thực hiện tô màu thời khoá biểu và theo dõi việc chuẩn bị sách vở và đồ dùng học tập trong tuần dựa trên phiếu theo dõi. 2. Giáo viên cho một số học sinh chia sẻ cảm nghĩ về việc tự chuẩn bị sách vở ở nhà 3. Giáo viên nêu câu hỏi: Con có gặp khó khăn gì không? Bố mẹ có hỗ trợ con trong quá trình tự chuẩn bị sách vở hay không? Con đã vượt qua các khó khăn như thế nào? 4. Giáo viên mời một số học sinh trả lời và tổng kết hoạt động. Hoạt động 11: Đánh giá 1. Giáo viên hướng dẫn học sinh tô màu vào các ngôi sao tương ứng với các việc làm tự phục vụ ở nhà trang 20, 21. 2. Giáo viên yêu cầu học sinh về xin ý kiến nhận xét của người thân và ghi vào mục b trang 21. 3. Giáo viên ghi nhận xét vào mục c trang 21. Thư gửi phụ huynh:
  9. Ngay từ tiết học đầu tiên của chủ đề, giáo viên sử dụng thư gửi phụ huynh để cùng phối hợp với gia đình học sinh trong những nội dung sau: 1. Ghi thông tin đánh giá về việc tự phục vụ ở nhà của học sinh (Thái độ làm việc, ý thức thực hiện, mức độ thực hiện). 2. Phụ huynh tiếp tục quan sát, nhắc nhở con ghi lại các hoạt động và viết cảm nhận sau khi thực hiện (bằng hình, bằng tranh vẽ, bằng chữ ). 3. Gửi lại nhận xét vào cuối học kì cho giáo viên chủ nhiệm.