Giáo án Hoạt động trải nghiệm Lớp 1 - Chủ đề 1: Tôi là ai? điều gì làm tôi khác biệt?

docx 9 trang dichphong 4420
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hoạt động trải nghiệm Lớp 1 - Chủ đề 1: Tôi là ai? điều gì làm tôi khác biệt?", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_hoat_dong_trai_nghiem_lop_1_chu_de_1_toi_la_ai_dieu.docx

Nội dung text: Giáo án Hoạt động trải nghiệm Lớp 1 - Chủ đề 1: Tôi là ai? điều gì làm tôi khác biệt?

  1. LỚP 1 – CHỦ ĐỀ 1 TÔI LÀ AI? ĐIỀU GÌ LÀM TÔI KHÁC BIỆT? 1. MỤC TIÊU Sau chủ đề này, học sinh: – Mô tả được hình ảnh bên ngoài của bản thân; – Thể hiện được cảm xúc của bản thân phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp thông thường. Chủ đề này góp phần hình thành và phát triển cho học sinh: – Năng lực: Năng lực thích ứng với cuộc sống; năng lực tự nhận thức về bản thân qua việc xác định được một số đặc điểm của khuôn mặt, hình thể và qua các mối quan hệ; năng lực tự phát triển điểm mạnh, hạn chế điểm yếu của bản thân. – Phẩm chất: Trách nhiệm – Kỹ năng: Kỹ năng thể hiện sự tự tin, và thái độ tự trọng, tôn trọng người khác. 2. CHUẨN BỊ 2.1. Giáo viên: Giấy A4, A0, bút màu, hồ/keo dán 2.2. Học sinh: Tranh vẽ/ảnh chụp chân dung của em, bút màu, hồ/keo dán 3. GỢI Ý TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG 3.1. Gợi ý tổ chức tiết 1, 2 Hoạt động 1: Giới thiệu về bản thân – đây là tôi 1. Giáo viên kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh: ảnh/tranh vẽ chân dung, bút màu, hồ/keo dán. 2. Giáo viên đọc yêu cầu trong sách học sinh cho cả lớp nghe kiểm tra việc hiểu nhiệm vụ của học sinh. 3. Giáo viên yêu cầu mỗi học sinh tự thực hiện nhiệm vụ dán ảnh/hoặc vẽ tranh vào trang 5 của sách học sinh và hỗ trợ học sinh nếu cần. 4. Giáo viên cho học sinh chia sẻ theo cặp. 5. Giáo viên tổ chức cho một số học sinh chia sẻ trước lớp, có thể đặt thêm một số câu hỏi trên lớp như: – Em có thể cho biết ý nghĩa tên gọi của em là gì? – Em có cảm giác như thế nào khi ai đó không gọi đúng tên của em?
  2. – Em có điểm đặc biệt nào trên khuôn mặt? Hoạt động 2: Giới thiệu việc em làm giỏi nhất 1. Giáo viên kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh: bút màu 2. Giáo viên nêu yêu cầu: Các em dành thời gian suy nghĩ trong 3 phút để xác định việc em làm giỏi nhất (đó có thể là môn thể thao, môn học, năng khiếu ) 3. Giáo viên yêu cầu mỗi học sinh tự thực hiện nhiệm vụ. 4. Giáo viên quan sát và hỗ trợ học sinh thể hiện ý tưởng. Chú ý, không quan trọng việc học sinh vẽ đẹp hay xấu, mà cần lưu ý đến ý tưởng của các em. 5. Giáo viên gợi ý và gọi một số học sinh chia sẻ về: – Ý tưởng của bức vẽ; – Việc làm mà em giỏi nhất. Lưu ý: Với những em thể hiện việc làm giỏi nhất ngay tại lớp như: hát, múa, tập võ, khiêu vũ giáo viên khuyến khích, động viên các em. Đề nghị cả lớp cổ vũ, và giáo viên nên dành nhiều lời khen ngợi các em. 5. Giáo viên tổng kết hoạt động. Hoạt động 3: Tạo dấu ấn riêng biệt 1. Giáo viên đọc nhiệm vụ trang 6 và tổ chức cho học sinh làm việc theo nhóm 4 2. Giáo viên hướng dẫn học sinh: bôi màu vào ngón cái, rồi cùng ấn vào ô trống ở trang 7. Sau đó, mời ba bạn khác cũng làm tương tự. 3. Giáo viên yêu cầu mỗi học sinh tự thực hiện nhiệm vụ. 4. Giáo viên gợi ý hướng dẫn học sinh nhận biết các dấu vân tay. 5. Giáo viên yêu cầu học sinh so sánh các dấu tay đó có giống nhau không? Em có nhận xét gì về điều này? Và gọi một số học sinh trả lời. 6. Giáo viên nhận xét, đánh giá hoạt động. Hoạt động 4: Em và bạn trông khác nhau như thế nào? 1. Giáo viên đọc câu lệnh trang 7 và hướng dẫn, tổ chức cho học sinh tự vẽ khuôn mặt của mình và khuôn mặt của bạn thân nhất vào ô trống trang 7.
  3. Lưu ý: Trong hoạt động này, không quan trọng viêc học sinh vẽ đẹp hay xấu, giống hay không giống, mà giáo viên cần gợi ý cho các em đặc tả những nét khác biệt trên khuôn mặt của mình và của bạn. Giáo viên có thể hỏi các em về ý tưởng hay các em đã tập trung quan sát bạn ở những nét nào? Tại sao? 2. Giáo viên yêu cầu học sinh chia sẻ theo cặp về những điểm giống nhau và khác nhau giữa khuôn mặt em và bạn em. 3. Giáo viên yêu cầu học sinh nêu nhận xét về sự giống và khác nhau giữa bản thân và các bạn khác trong lớp. Mời một số học sinh chia sẻ ý kiến trước lớp. 4. Giáo viên đưa ra nhận xét và kết luận. Hoạt động 5: Lựa chọn những điều quan trọng đối với em 1. Giáo viên đọc yêu cầu của hoạt động và kiểm tra việc hiểu nhiệm vụ của học sinh. 2. Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát một lượt tất cả các bức tranh, sau đó tự thực hiện nhiệm vụ: – Xác định 5 điều quan trọng đối với học sinh và tô màu vào các hình thể hiện điều đó. – Điền số thứ tự 1, 2, 3, 4, 5 vào  dưới 5 hình vừa tô màu (theo thứ tự từ điều quan trọng nhất đến ít quan trọng hơn). Lưu ý: – Giáo viên chỉ đặt câu hỏi gợi ý, kiểm tra những lựa chọn đó có đúng với học sinh hay không và tại sao lại lựa chọn những điều đó. Giáo viên cần tôn trọng lựa chọn của học sinh. – Nếu học sinh có những lựa chọn khác, giáo viên hướng dẫn học sinh vẽ vào các khung ở mục c, trang 9. Giáo viên khuyến khích các em trình bày ý tưởng của mình, có thể không cần vẽ, mà cho phép xé dán hoặc nêu ý kiến. 3. Giáo viên quan sát, hướng dẫn các em trao đổi, giải thích với bạn bên cạnh tại sao em lựa chọn 5 điều đó. 4. Giáo viên nhận xét, tổng kết các hoạt động của học sinh.
  4. Hoạt động 6: Kể những việc em làm tốt 1. Giáo viên đọc yêu cầu của hoạt động trong sách học sinh trang 10 và hướng dẫn học sinh vẽ mặt cười vào  dưới mỗi việc em làm tốt. 2. Giáo viên nêu yêu cầu, gợi ý để học sinh kể lại cách thức, phương pháp thực hiện công việc đó. Hình thức tổ chức có thể cho các em trình bày trong 1 phút, các bạn kế tiếp sẽ phải suy nghĩ và trình bày. Lưu ý: Ngoài những gợi ý ở mục a, nếu học sinh nào có ý kiến khác, giáo viên cũng có thể gợi ý cho các em trình bày ý tưởng của bản thân vào một tờ giấy A4 bằng cách vẽ, xé dán 3. Giáo viên quan sát và nhận xét các hoạt động của học sinh. Hoạt động 7: Thể hiện cảm xúc của em 1. Giáo viên đọc yêu cầu của hoạt động trong sách học sinh trang 11 và hướng dẫn học sinh đánh dấu X vào  dưới hình thể hiện cảm xúc trong các tình huống. Lưu ý: Giáo viên cần tôn trọng cách thể hiện cảm xúc của học sinh. Giáo viên cần đặc biệt quan sát cách thể hiện cảm xúc của học sinh. 2. Giáo viên cho học sinh chia sẻ theo cặp về cảm xúc của các em trong các tình huống và mời một số học sinh chia sẻ trước lớp. 3. Qua sự lựa chọn cảm xúc của học sinh, giáo viên có thể điều chỉnh, gợi ý một số cách thể hiện cảm xúc thông thường và yêu cầu các em có thể thực hiện theo. Lưu ý: Nếu có học sinh nào thể hiện cảm xúc khác thường, giáo viên cần khơi gợi để các em có thể kể những câu chuyện của bản thân. Trong những trường hợp rất đặc biệt, giáo viên có thể tìm hiểu qua phụ huynh. 4. Giáo vên tổng kết hoạt động.
  5. Hoạt động 8: Chúng ta cùng cam kết 1. Giáo viên đọc yêu cầu của hoạt động trong sách học sinh trang 13 và tổ chức cho học sinh trao đổi xem các em đã hiểu nhiệm vụ chưa. 2. Giáo viên hướng dẫn học sinh suy nghĩ và phát biểu cam kết của mình. 3. Giáo viên mời một số học sinh phát biểu cam kết trước lớp. 4. Giáo viên nhận xét, kết luận. Chuẩn bị cho tiết học sau Giáo viên dặn học sinh mang những vật dụng cần thiết cho tiết học sau: ảnh cá nhân, hồ/keo dán. 3.2. Gợi ý tổ chức tiết 3, 4 Hoạt động 9: Khởi động 1. Giáo viên yêu cầu cả lớp hát bài: Năm ngón tay ngoan của nhạc sĩ Trần Văn Thụ. 2. Sau khi học sinh hát xong, giáo viên mời 5 học sinh lên miêu tả lại hình ảnh, tính cách của 5 anh em trong bài hát. Gợi ý: Giáo viên có thể lần lượt hỏi tiếp, bạn nào trong lớp giống với anh thứ nhất, anh thứ hai, anh thứ ba, anh thứ tư, anh thứ năm? 3. Giáo viên tổng kết và giới thiệu vào chủ đề. Hoạt động 10: Trò chơi: “Giới thiệu về bản thân” 1. Giáo viên nêu tên trò chơi: “Giới thiệu về bản thân”. 2. Giáo viên nêu yêu cầu của trò chơi: Giáo viên chia lớp thành các nhóm bốn người, đứng đối diện và nhìn thẳng vào mặt nhau. Mỗi cặp học sinh giới thiệu về bản thân mình trong thời gian 1 – 2 phút.
  6. Nội dung giới thiệu: – Chào bạn (mỉm cười) – Tên tôi là . – Tôi giỏi nhất là – Năm điều quan trọng nhất với tôi là – Tôi có thể làm tốt việc: 3. Sau khi học sinh giới thiệu xong, giáo viên có thể yêu cầu một số học sinh giới thiệu lại về người bạn vừa mới giới thiệu với em. Giáo viên yêu cầu bạn được giới thiệu sẽ xác nhận thông tin. 4. Giáo viên nhận xét, tổng kết hoạt động Hoạt động 11: Trò chơi “Học cách tôn trọng sự khác biệt” 1. Giáo viên nên tên của trò chơi: Người ngoài hành tinh 2. Giáo viên chuẩn bị và tổ chức cho học sinh chơi trò chơi với người ngoài hành tinh theo các bước sau: Bước 1: Kẻ hai đường thẳng song song, cách nhau khoảng 10 – 15 m. Có thể chơi ở sân trường, sân tập thể dục hoặc thu dọn bàn, ghế để có không gian chơi theo hai phía, đầu – cuối lớp. Bước 2: Giáo viên chỉ định 1 học sinh làm quản trò. Quản trò chia học sinh của lớp thành hai hàng, đứng theo hai đường vừa kẻ. Bước 3: Quản trò yêu cầu cả hai nhóm nhắm mắt, sau đó đến vỗ nhẹ vào vai 1 – 2 bạn để chọn bạn đóng vai là người ngoài hành tinh. Nhiệm vụ của người ngoài hành tinh là thực hiện những hành động khác với các bạn còn lại, các bạn chơi phải làm theo các động tác của quản trò. Bước 4: Yêu cầu hai nhóm mở mắt và chạy về phía hàng đối diện, động tác chạy theo hướng dẫn của quản trò. Riêng người ngoài hành tinh có thể chạy mà không cần thực hiện theo hướng dẫn của quản trò.
  7. Gợi ý một số động tác của quản trò – Vừa khom lưng chạy, vừa vỗ tay – Vừa chống tay vào đầu gối vừa chạy – Vừa chạy nhảy bằng một chân vừa vỗ tay – (Quản trò có thể thực hiện bất cứ hành động nào mà quản trò nghĩ ra) – Hết một lượt, người quản trò lại chỉ định 1 – 2 người ngoài hành tinh khác. 3. Sau 3 – 4 lượt chơi, giáo viên yêu cầu học sinh đứng về hàng lúc ban đầu của mình. 4. Giáo viên đặt câu hỏi để học sinh thảo luận: – Em có thích trò chơi này không? – Em thích là người chạy hay là người ngoài hành tinh? – Em cảm thấy thế nào khi mình đóng vai là người ngoài hành tinh? – Em đã bao giờ cảm thấy mình khác biệt với mọi người chưa? Có thể đưa ra ví dụ được không? – Em có thích mình khác biệt với mọi người không? Tại sao? – Em có cảm thấy mình khác với các bạn trong nhóm của mình không? Tại sao? – Em có thể làm gì để hiểu các bạn trong nhóm tốt hơn? – Em có thể làm gì để chào đón bạn khác vào nhóm của mình? 5. Giáo viên tổng kết trò chơi. Hoạt động 12: Đóng vai thể hiện cảm xúc 1. Giáo viên chia lớp thành 5 nhóm. 2. Giáo viên yêu cầu các nhóm đóng vai thể hiện cảm xúc theo các tình huống gợi ý trong hoạt động 7 trang 11, 12. – Giáo viên phân công tình huống cho các nhóm một cách ngẫu nhiên hoặc theo thứ tự, chọn số học sinh tham gia đóng vai theo tình huống đã gợi ý.
  8. – Giáo viên tổ chức cho học sinh đóng vai. Chú ý đến sự thể cảm xúc của các em là không giống nhau, do đó có thể hỏi thêm những câu hỏi như: + Tại sao em lại thể hiện cảm xúc như vậy? + Hỏi các học sinh khác, gặp tình huống tương tự em sẽ thể hiện cảm xúc thế nào? – Giáo viên cũng có thể đưa thêm một số tình huống sau để học sinh thể hiện cảm xúc: + Khi em bị các bạn chế giễu bằng biệt hiệu. + Khi em bị các bạn không cho chơi cùng. + Khi em thấy bạn cùng lớp bị bắt nạt. 3. Giáo viên tổ chức cho học sinh thảo luận sau khi đóng vai. Lưu ý: + Tôn trọng cách thể hiện cảm xúc của các em. + Nếu có học sinh có biểu hiện cảm xúc khá đặc biệt, giáo viên nên tìm hiểu thêm một cách kín đáo hoặc trao đổi thêm với gia đình. 4. Giáo viên nhận xét, tổng kết hoạt động. Hoạt động 13: Chúng ta cùng cam kết 1. Giáo viên đề dẫn: Những hoạt động trên đây đã giúp các em hiểu được mỗi em là một học sinh khác nhau với khuôn mặt, hình dáng, khả năng, tình cảm yêu, ghét khác nhau. Tuy nhiên, khi chúng ta cùng nhau học tập trong cùng một lớp, chúng ta vừa phải tôn trọng những sự khác biệt vừa phải có quy tắc và mong muốn cùng nhau cam kết để chung sống. Những quy tắc và mong muốn đó cần được các em tự suy nghĩ và nêu ra. 2. Giáo viên tổ chức cho lớp cùng làm một bản Cam kết của lớp học. – Giáo viên chia lớp thành 4 – 6 nhóm. Yêu cầu mỗi nhóm tự đặt tên, bầu ra một bạn làm nhóm trưởng. Yêu cầu mỗi nhóm cùng thảo luận và nghĩ ra từ 1 – 2 điều. Theo mẫu dưới đây: Chúng tôi sẽ: Lắng nghe khi người khác nói! Chúng tôi sẽ: Không chế giễu khuyết tật của người khác!
  9. – Giáo viên yêu cầu các nhóm thảo luận trong 5 phút. Sau đó, yêu cầu nhóm trưởng thay mặt các bạn phát biểu ý kiến của nhóm mình. – Giáo viên ghi lại những những quy tắc và mong muốn của học sinh lên bảng. – Sau khi ghi hết ý kiến phát biểu của các nhóm lên bảng, giáo viên cho học sinh cùng tham gia biểu quyết bằng cách giơ tay với từng ý kiến. Giáo viên cũng cần nêu ra luật biểu quyết. Chỉ những ý kiến nào có trên hơn nửa lớp đồng ý giơ tay mới được giữ lại. Còn lại sẽ bỏ đi. – Giáo viên giúp học sinh ghi lại những ý kiến đã được biểu quyết lên giấy A0. HỌC SINH LỚP 1 CAM KẾT Chúng tôi sẽ: Lắng nghe khi người khác nói! Chúng tôi sẽ: Không nói tục, chửi bậy hay dùng những từ ngữ khiến người khác bị tổn thương! – Giáo viên yêu cầu học sinh trang trí Bản cam kết và dán trên tường lớp học. – Giáo viên gửi nội dung Bản cam kết cho gia đình để các bậc phụ huỳnh cùng nhà trường phối hợp đánh giá sự cam kết của các em. Lưu ý: Bản cam kết này cũng có thể được bổ sung nếu trong quá trình học tập, cùng chung sống nếu các em thấy cần. 3. Giáo viên nhận xét, tông kết hoạt động Hoạt động 14: Đánh giá 1. Giáo viên đề nghị học sinh hoàn thành phần tự đánh giá ở trang 14, sách học sinh. 2. Giáo viên tổ chức cho học sinh trao đổi với bạn để đánh giá lẫn nhau. 3. Giáo viên ghi nhận xét vào mục c trang 14, sách học sinh.