Giáo án Đại số Lớp 8 - Bài 11: Nhân hai số nguyên cùng dấu - Cao Quốc Kiệt

doc 3 trang dichphong 5440
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Đại số Lớp 8 - Bài 11: Nhân hai số nguyên cùng dấu - Cao Quốc Kiệt", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_dai_so_lop_8_bai_11_nhan_hai_so_nguyen_cung_dau_cao.doc

Nội dung text: Giáo án Đại số Lớp 8 - Bài 11: Nhân hai số nguyên cùng dấu - Cao Quốc Kiệt

  1. PHÒNG FD – ĐT ĐẦM DƠI TRƯỜNG THCS THANH TÙNG Giáo án dự thi vòng huyện tiết 1 Họ tên người dự thi: Cao Quốc Kiệt Chức vụ: Giáo viên Đơn vị: Trường THCS Thanh Tùng Môn dự thi: Toán 6 Ngày soạn: 25 tháng 12 năm 2012 Tuần dạy: Tuần 21 Tiết phân phối chương trình: 61 Bài dạy: §11. Nhân hai số nguyên cùng dấu Bài 11: NHÂN HAI SỐ NGUYÊN CÙNG DẤU. I. MỤC TIÊU : 1. Kiến thức : Học sinh nắm được quy tắc nhân hai số nguyên cùng dấu dấu ( đặc biệt là nhân hai số nguyên âm ) . 2. Kĩ năng : Học sinh vận dụng được quy tắc để tính đúng tích của hai số nguyên, biết cách biến đổi dấu của tích. 3. Thái độ: Rèn luyện tư duy cho học sinh và tính chính xác, cẩn thận. II. CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: Bảng phụ hoặc máy chiếu ( ghi quy tắc, ví dụ, các bài tập ). 2. Học sinh: Học sinh chuẩn bị trước bài ở nhà ( ôn lại phần nhân hai số nguyên khác dấu ) III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC: Vấn đáp + Luyện tập thực hành. IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: 1. Ổn định : Ổn định tổ chức lớp và kiểm tra sĩ số lớp. 2. Tiến trình dạy học: HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ HOẠT ĐỘNG 1: Kiểm tra bài cũ - Phát biểu quy tắc nhân hai số nguyên - Muốn nhân hai số nguyên khác dấu, ta nhân hai khác dấu? giá trị tuyệt đối của chúng rồi đặt dấu " - " trước Làm bài tập : kết quả nhận được. Thực hiện phép tính: Thực hiện phép tính: a) 4. (- 6 ) ; a) 4. (- 6 ) = - 24 b) 3 . (- 6 ); b) 3 . (- 6 ) = - 18 c) 2 . (- 6 ) ; c) 2 . (- 6 ) = - 12 d) 1 . (- 6 ); d) 1 . (- 6 ) = 6 e) 0 . ( -6 ) . e) 0 . (-6 ) = 0 - Yêu cầu học sinh nhận xét phần trả - Học sinh nhận xét phần trả bài và làm bài tập của bài và làm bài tập của bạn. bạn. HOẠT ĐỘNG 2: Nhân hai số nguyên dương - Học sinh làm ?1 - Yêu cầu học sinh làm ?1
  2. Tính : a) 12 . 3 ; b) 5 . 120 Tính : a) 12 . 3 = 36 b) 5 . 120 = 600 Nhân hai số nguyên dương thì ta nhân như hai số tự nhiên (là nhân hai số tự nhiên khác 0), còn nhân hai số nguyên âm thi sao ? Ta sẽ tìm hiểu ở phần 2 nhân hai số nguyên âm. HOẠT ĐỘNG 3: Nhân hai số nguyên âm - Cho học sinh hoạt động nhóm -Học sinh hoạt động nhóm làm ?2 . làm ?2 .( Ghi trong bảng phụ ) Hãy quan sát kết quả bốn tích đầu và dự đoán kết quả của hai tích cuối: 3 . (- 4) = - 12 Tăng 4 2 . (- 4) = - 8 Tăng 4 1 . (- 4) = - 4 0 . (- 4) = 0 Tăng 4 (- 1) . (- 4) = ? (- 1) . (- 4) = 4 (- 2) . (- 4) = ? (- 2) . (- 4) = 8 " Chú ý sự tăng 4 sau mỗi dòng " - Tương tự tính: (- 8) . (- 5) = ? - Tính: (- 8) . (- 5) = 40. Và cho biết em tính như thế nào? Ta lấy 8 nhân 5 bằng 40. - Vậy muốn nhân hai số nguyên âm ta - Muốn nhân hai số nguyên âm, ta nhân hai giá trị làm như thế nào? tuyệt đối của chúng. - Các em có nhận xét gì về tích của hai - Nhận xét: Tích của hai số nguyên âm là một số số nguyên âm ? nguyên dương. - Cho học sinh làm ?3 - Học sinh làm ?3 Tính: a) 5 . 17 ; b) (-15) . (- 6). a) 5 . 17 = 85 b) (-15) . (- 6) = 15 . 6 = 90 HOẠT ĐỘNG 4: Kết luận - Tích của một số nguyên với số 0 có - Tích của một số nguyên với số 0 thì bằng 0. kết quả như thế nào? - Nhân hai số nguyên cùng dấu ta nhân hai giá trị - Khi nhân hai số nguyên cùng dấu ta tuyệt đối của chúng. làm như thế nào? - Nhân hai số nguyên khác dấu ta nhân hai giá trị - Khi nhân hai số nguyên khác dấu ta tuyệt đối của chúng rồi đặt dấu " - " trước kết quả . làm như thế nào? - Ghi bài: - Đưa ra kết luận, học sinh ghi bài vào * a . 0 = 0 . a = 0 tập. * Nếu a, b cùng dấu thì a . b = a . b * Nếu a, b khác dấu thì a . b = - (a . b ) - Giới thiệu phần chú ý, học sinh ghi - Ghi phần chú ý: bài vào tập. * Cách nhận biết dấu của tích: ( + ) . ( + ) ( + ) ( - ) . ( - ) ( + ) ( + ) . ( - ) ( - ) ( - ) . ( + ) ( - ) * a . b = 0 thì a = 0 hoặc b = 0. * Khi đổi dấu một thừa số thì tích đổi dấu. Khi đổi dấu hai thừa số thì tích không thay đổi.
  3. - Cho học sinh làm ?4 - Học sinh làm ?4 Cho a là một số nguyên dương. Hỏi b là số nguyên dương hay số nguyên âm nếu: a) Tích a.b là một số nguyên dương? a) Tích a.b là một số nguyên dương. Suy ra b là số b) Tích a.b là một số nguyên nguyên dương. âm ? b) Tích a.b là một số nguyên âm. Suy ra b là một số nguyên âm. HOẠT ĐỘNG 5: Bài tập củng cố Bài tập 79. sgk. Tr 91: - Học sinh hoạt động nhóm rồi trả lời: Tính 27 . (- 5 ). Từ đó suy ra kết quả: 27 . (- 5 ) = - 135 (+ 27) . ( + 5); (- 27) . ( + 5); (+ 27) . ( + 5) = 135 (- 27) . ( - 5); ( + 5) . (- 27). (- 27) . ( + 5) = - 135 (- 27) . ( - 5) = 135 ( + 5) . (- 27) = - 135 Bài tập 81. sgk. Tr 91 ( ghi trong bảng Học sinh thảo luận nhóm 2 phút: phụ ). - Số điểm của Sơn bắn được: - Sơn bắn được: + Ba viên điểm 5: 3 . 5 = 15 điểm + Ba viên điểm 5 + Một viên điểm 0: 1 . 0 = 0 điểm + Một viên điểm 0 + Hai viên điểm – 2: 2 . ( - 2 )= - 4 điểm + Hai viên điểm – 2. 15 + 0 + ( - 4 ) = 15 + ( - 4 ) = 11 điểm - Dũng bắn được: - Dũng bắn được: + Hai viên điểm 10 + Hai viên điểm 10: 2 . 10 = 20 điểm + Một viên điểm – 2 + Một viên điểm – 2: 1 . ( - 2 ) = - 2 điểm + Ba viên điểm – 4. + Ba viên điểm – 4: 3 . ( - 4 ) = - 12 điểm Hỏi bạn nào được nhiều điểm hơn? 20 + ( - 2 ) + ( - 12 ) = 18 + ( - 12 ) = 16 điểm Vậy Dũng được điểm cao hơn Sơn. 3. Hướng dẫn về nhà: - Học thuộc quy tắc , kết luận và phần chú ý. - Làm bài tập: 79; 80; 82; 83 ( sgk. tr.91 và 92 ). - Đọc tìm hiểu phần có thể em chưa biết. V. NHỮNG ĐIỀU LƯU Ý: Thanh Tùng, ngày tháng năm 2012 Người soạn: Duyệt của Ban giám hiệu: Cao Quốc Kiệt