Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT chuyên - Môn: Sinh Học

doc 2 trang hoaithuong97 4920
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT chuyên - Môn: Sinh Học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_tuyen_sinh_vao_lop_10_thpt_chuyen_mon_sinh_hoc.doc

Nội dung text: Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT chuyên - Môn: Sinh Học

  1. UBND TỈNH BẮC NINH ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CHUYÊN SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NĂM HỌC 2019 - 2020 Môn thi: Sinh học (Dành cho thí sinh chuyên: Sinh học) ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian giao đề) (Đề thi có 02 trang) Câu 1 (1,5 điểm). a) Thể đa bội là gì ? Nêu đặc điểm của thể đa bội. Trình bày các phương pháp nhận biết thể đa bội. b) Nêu cơ chế hình thành thể đa bội có số lượng bộ nhiễm sắc thể là 36 từ một loài có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội 2n = 18. Câu 2 (1,5 điểm). Ở một loài sinh vật, trong quá trình phát sinh giao tử có khả năng tạo ra 1048576 số loại giao tử khác nhau về nguồn gốc nhiễm sắc thể (biết rằng không xảy ra trao đổi chéo và đột biến nhiễm sắc thể). Nếu các tinh bào bậc I và noãn bào bậc I của loài sinh vật này có số lượng bằng nhau cùng tiến hành giảm phân, đã tạo ra tất cả 1600 nhiễm sắc thể trong các tinh trùng và các trứng tạo thành. Tổng số hợp tử thu được sau thụ tinh là 4 hợp tử. a) Tính hiệu suất thụ tinh của trứng và của tinh trùng. b) Tính số nhiễm sắc thể mà môi trường cung cấp cho một tế bào mầm sinh dục đực và một tế bào mầm sinh dục cái để tạo ra số tinh trùng và số trứng trên. Câu 3 (1,5 điểm). Bệnh mù màu do một gen lặn nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X quy định. Trong một gia đình bố mẹ đều bình thường, sinh được con trai đầu và con gái thứ hai bình thường, con gái thứ ba vừa bị mù màu vừa mắc hội chứng Tớcnơ. a) Xác định kiểu gen của từng người trong gia đình trên. b) Giải thích cơ chế hình thành người con gái thứ ba vừa bị mù màu vừa mắc hội chứng Tớcnơ. Biết rằng không xảy ra đột biến gen và đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể. Câu 4 (2,0 điểm). Ở ngô, khi lai hai cơ thể bố mẹ thuần chủng có kiểu gen khác nhau, F 1 thu được đồng loạt cây có kiểu hình thân cao, hạt tròn, màu vàng. Tiếp tục cho cây F 1 tự thụ phấn, F2 thu được 271 cây thân cao, hạt tròn, màu vàng; 89 cây thân cao, hạt dài, màu tím; 90 cây thân thấp, hạt tròn, màu vàng; 30 cây thân thấp, hạt dài, màu tím. Biết mỗi gen gồm 2 alen và một gen quy định một tính trạng. a) Biện luận tìm kiểu gen của các cây P. b) Cho cây F1 giao phấn với các cây thân cao, hạt tròn, màu vàng ở F 2, tính xác suất xuất hiện cây có kiểu gen đồng hợp lặn về cả ba tính trạng ở đời con. 1
  2. Câu 5 (1,0 điểm). Alen A có 20% Ađênin và có 3120 liên kết hiđrô. Alen A đột biến điểm thành alen a. Khi cặp gen Aa nhân đôi ba lần liên tiếp đã phá vỡ 43694 liên kết hiđrô. Trong quá trình này môi trường nội bào đã cung cấp 33614 nuclêôtit tự do. a) Tính số lượng từng loại nuclêôtit của alen A. b) Xác định dạng đột biến trên. Giải thích ? Câu 6 (1,5 điểm). Trong một khu rừng, một loài thực vật là nguồn thức ăn của nhiều loài sinh vật. Sâu đục thân ăn gỗ; bướm sử dụng mật và phấn hoa làm thức ăn; quả làm thức ăn cho sâu ăn quả và chim ăn quả; chuột gặm rễ cây làm thức ăn. Chim ăn côn trùng tiêu diệt sâu đục thân, bướm, sâu ăn quả nhưng chúng lại làm mồi cho chim ăn thịt lớn. Chuột là thức ăn của rắn, thú ăn thịt, chim ăn thịt lớn. Chim ăn thịt lớn bắt chim ăn quả làm mồi. a) Vẽ sơ đồ lưới thức ăn trong khu rừng trên. b) Các loài sâu đục thân, bướm và sâu ăn quả đều dùng một loài thực vật làm thức ăn, chúng có xảy ra hiện tượng cạnh tranh với nhau hay không ? Vì sao ? c) Do điều kiện khí hậu bất thường nên số lượng chuột giảm mạnh, lúc đó sự cạnh tranh giữa các loài nào sẽ xảy ra gay gắt nhất ? Vì sao ? Câu 7 (1,0 điểm). a) Nhân tố sinh thái là gì ? Các nhân tố sinh thái chia thành những nhóm nào ? b) Chuột sống trong rừng mưa nhiệt đới có thể chịu ảnh hưởng của các nhân tố sinh thái sau : mức độ ngập nước, kiến, độ dốc của đất, nhiệt độ không khí, ánh sáng, độ ẩm không khí, rắn hổ mang, áp suất không khí, xác sinh vật, gió thổi, cây cỏ, thảm lá khô, sâu ăn lá cây, độ tơi xốp của đất, lượng mưa, cây gỗ. Hãy sắp xếp các nhân tố sinh thái đã cho vào từng nhóm nhân tố sinh thái. === Hết === Họ và tên thí sinh: Số báo danh: 2