Đề thi thử tuyển sinh vào lớp 10 môn Hóa học

doc 2 trang mainguyen 4640
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử tuyển sinh vào lớp 10 môn Hóa học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_thu_tuyen_sinh_vao_lop_10_mon_hoa_hoc.doc

Nội dung text: Đề thi thử tuyển sinh vào lớp 10 môn Hóa học

  1. TRUNG TÂM DẠY –HỌC THÊM PTNK ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 MÔN: HÓA HỌC THỜI GIAN 120 PHÚT Câu 1 (2,0 điểm): 1.1. Tiến hành các thí nghiệm sau: (1) Cho Cu dư vào dung dịch FeCl3 (2) Sục khí CO2 dư vào dung dịch NaOH (3) Cho Na2CO3 dư vào dung dịch Ca(HSO4)2 (4) Cho phân NPK vào dung dịch Ba(OH)2 Cho biết các hiện tượng quan sát được và viết các phương trình phản ứng hóa học xảy ra ở các thí nghiệm trên. 1.2. Karat – ký hiệu K là đơn vị đo độ tinh khiết của vàng. 1K = 1/24 độ tinh khiết. Vàng 24K chứa 99,99% (~100%) vàng nguyên chất. Các kim loại như nicken, đồng, bạc .được đưa vào vàng để chuyển từ vàng 24K thành vàng 22K, 18K, 14K, Một loại vàng 18K đang lưu thông trên thị trường là hợp kim của vàng, bạc và đồng trong đó hàm lượng đồng chiếm 12,5% (tính theo khối lượng). Ở Việt Nam khối lượng vàng thường được quy theo đơn vị là chỉ hoặc lượng. Biết 10 chỉ vàng = 1 lượng vàng và 1 chỉ vàng nặng 3,75g. a. Cho biết khối lượng của vàng, bạc và đồng có trong 1 lượng vàng 18K? b. Từ 7 chỉ vàng 24K thì có thể gia công được bao nhiêu chỉ vàng 14K? Câu 2 (1,5 điểm): Hỗn hợp gồm 2 anken hơn kém nhau 1 carbon (biết công thức tổng quát của anken: CnH2n với n≥ 2). Dung dịch chứa 1,4g hỗn hợp hai hydrocarbon này làm mất màu vừa đủ 300 mL dung dịch Br2 0,1M. a. Xác định công thức phân tử và gọi tên 2 anken trong hỗn hợp trên. b. Viết các phương trình phản ứng hóa học xảy ra. c. Tính phần trăm thể tích các khí trong hỗn hợp đầu. Câu 3 (2,0 điểm): Vôi sống (CaO) hay vôi nung được tạo ra từ quá trình nung đá vôi ở nhiệt độ cao trên 900oC. Vôi sống thường được sử dụng trong các ngành công nghiệp luyện kim, xử lý nước thải, môi trường, điều chỉnh độ pH của đất, hấp thụ hơi axít Cho 5,6g CaO vào 200g o nước, khuấy đều và để yên hỗn hợp một thời gian ở 25 C. Lấy 10,00 g dung dịch Ca(OH)2, sau đó thực hiện phản ứng trung hòa thì cần hết 17,60 ml dung dịch HCl 0,025 M. (a) Tính độ tan (g/100g dung môi) và nồng độ % của dung dịch Ca(OH)2 ở nhiệt độ trên?. (b) Nếu cho thêm 500g nước vào hỗn hợp trên thì nồng độ Ca(OH)2 thay đổi như thế nào? (c) Có tồn tại dung dịch Ca(OH)2 0,5M hay không? Giải thích (d) Cần tối thiểu bao nhiêu gam nước để hòa tan hoàn toàn 5,6g CaO ở trên? (e) Trộn 50,0 g dung dịch CaCl 2 16,65 % vào 100g dung dịch NaOH 2% và Na 2CO3 5,3% được dung dịch B và m gam kết tủa. Tính khối lượng kết tủa và nồng độ % các chất có trong dung dịch B. Biết rằng các thí nghiệm thực hiện ở 25 oC và giả sử trong dung dịch các muối không làm thay đổi độ tan của Ca(OH)2 trong nước.
  2. Câu 4 (1,5 điểm): Hỗn hợp gồm D với propan được dùng rộng rãi làm nhiên liệu (làm khí khí đốt; ví dụ nhiên liệu trong quẹt gas); là thành phần chủ yếu của khí dầu mỏ hoá lỏng PLG. D có thể được điều chế khi hydro hóa khí A (phản ứng theo tỷ lệ 1:1 mol). Ở 27oC và 1 atm, 6,72 gam hơi A chiếm thể tích 2,954 Lít. A là hydrocarbon và có cấu tạo mạch nhánh. a. Tìm công thức cấu tạo của A. b. Hoàn thành các phương trình phản ứng trong chuỗi chuyển hóa sau. Biết mỗi mũi tên là 1 phản ứng. Câu 5 (1,5 điểm): Cracking khí butan một thời gian thì thu được hỗn hợp khí X gồm CH 4, C3H6, C2H6, C2H4 và C4H10 dư. Cho toàn bộ hỗn hợp X đi qua dung dịch nước Br 2 dư thì khối lượng bình brom tăng lên 0,91 gam và có 4,0 gam Br2 phản ứng, đồng thời có hỗn hợp khí Y thoát ra khỏi bình Br2 (thể tích của Y bằng 54,545% thể tích của X). a. Tính hiệu suất của phản ứng cracking butan. b. Để đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp Y cần tối thiểu bao nhiêu lít không khí (ở đktc) biết O2 chiếm 1/5 thể tích không khí. Câu 6 (1,5 điểm): Một học sinh đã thực hiện phản ứng este hóa giữa axit hữu cơ (RCOOH, dùng lượng dư so với ancol) và ancol (R’OH) có hiện diện của xúc tác axit thu được hỗn hợp gồm RCOOH, R’OH, RCOOR1, xúc tác và nước. Sau khi loại nước, xúc tác và axit dư được hỗn hợp X gồm este RCOOR’ và R’OH. Thủy phân hoàn toàn 30,4 gam X cần lượng vừa đủ dung dịch chứa 0,2 mol NaOH thu được 22,0 gam R’OH. Cho R’OH hòa tan vào nước nhận thấy R’OH tan kém trong nước và R’OH không làm mất màu dung dịch Br2. a. Cho biết học sinh trên đã tổng hợp este gì và hiệu suất tổng hợp este là bao nhiêu? b. Theo bạn thì quy trình thí nghiệm trên có giúp bạn xác định đúng công thức của este trong hỗn hợp X không? Nếu không bạn hãy đề xuất thêm thí nghiệm để xác định công thức đúng của este. Cho biết độ tan S (số gam trong 100g nước) ở 25oC của các ancol như sau: Công thức Tên S (g/100g nước) CH3OH Metanol Tan vô hạn CH3CH2OH Etanol Tan vô hạn CH3CH2CH2OH Propanol Tan vô hạn CH3CH2CH2CH2OH Butanol 9,0 CH3CH2CH2CH2CH2OH Pentanol 2,7 CH3CH2CH2CH2CH2CH2OH Hexanol 0,6 Cho biết H=1; O=16; Na=23; Cu=64; Zn= 65; Fe=56; Ag=108; Cl=35,5; Al= 27; S=32; N=14, K=39, Ca = 40, Ba = 137, Br =80, P=31.