Đề thi Olympic Hóa học lớp 10

doc 1 trang hoaithuong97 10160
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi Olympic Hóa học lớp 10", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_olympic_hoa_hoc_lop_10.doc

Nội dung text: Đề thi Olympic Hóa học lớp 10

  1. SỞ GD & ĐT HÀ NỘI ĐỀ THI OLYMPIC HÓA HỌC LỚP 10 TRƯỜNG THPT ĐA PHÚC (Thời gian làm bài 90 phút) Năm học 2012-2013 Cho biết nguyên tử khối của các nguyên tố: H=1, Li= 7, F=9, N=14, O=16, Na=23, Al=27, S=32, Cl=35,5, K=39, Mn=55, Br=80, I=127, Cs=133 Câu 1: (6 điểm) 1) Cân bằng các phản ứng sau bằng phương pháp thăng bằng electron: (4 điểm) t o a) K2Cr2O7 + KI + H2SO4 (đ)  K2SO4 + Cr2(SO4)3 + I2 + H2O b) Cu2S + HNO3  Cu(NO3)2 + CuSO4 + NO + H2O c) Fe + HNO3  Fe(NO3)3 + NO + N2O + H2O Biết tỉ lệ số mol NO : N2O = 1 : 1 d) Mg + HNO3  Mg(NO3)2 + NO + N2O + N2 + H2O Biết hỗn hợp khí thu được có M 36,5 . Nếu cho hỗn hợp khí phản ứng vừa đủ với O 2 ở điều kiện thường thu được hỗn hợp khí có M 40,5 . 2) Nêu nội dung phương pháp sunfat điều chế HCl? Tại sao không dùng phương pháp này để điều chế HBr, HI? (2 điểm) Câu 2: (5 điểm) 1) Cho hợp chất X có dạng A2B, có tổng số proton trong X bằng 18 và có các tính chất sau: t0 X + O2  Y + Z X + Y  B + Z X + Cl2  B + HCl a) Xác định X và hoàn thành các PTHH trên. b) Viết các PTHH của các phản ứng xảy ra (nếu có) khi cho X lần lượt tác dụng với: dung dịch nước clo; dung dịch FeCl3; dung dịch Cu(NO3)2; dung dịch Fe(NO3)2 (3 điểm) 2) X và Y là các nguyên tố thuộc nhóm A, đều tạo hợp chất với hiđro có dạng RH (R là kí hiệu của nguyên tố X hoặc Y). Gọi A và B lần lượt là hiđroxit ứng với hóa trị cao nhất của X và Y. Trong B, Y chiếm 35,323% khối lượng. Trung hòa hoàn toàn 50 gam dung dịch A 16,8% cần 150 ml dung dịch B 1M. Xác định các nguyên tố X và Y. (2 điểm) Câu 3: (5 điểm) 1) Hấp thụ hoàn toàn 1,344 lít SO2 (đktc) vào 13,95 ml dung dịch KOH 28%, có khối lượng riêng là 1,147g/ml. Hãy tính nồng độ phần trăm các chất có trong dung dịch sau phản ứng. (2 điểm) 2) Cho 10,8 gam kim loại hoá trị 3 tác dụng với khí clo tạo thành 53,4g clorua kim loại. a) Xác định tên kim loại? b) Tính lượng MnO2 và thể tích dung dịch HCl 37% (d = 1,19g/ml) cần để điều chế lượng clo dùng cho phản ứng trên. Biết hiệu suất phản ứng điều chế bằng 80%. (3 điểm) Câu 4: ( 4 điểm) Hòa tan hoàn toàn 1,62 gam nhôm trong 280 ml dung dịch HNO 3 1M được dung dịch A và khí NO (sản phẩm khử duy nhất). Mặt khác, cho 7,35 gam hai kim loại kiềm thuộc hai chu kì liên tiếp vào 500ml dung dịch HCl, được dung dịch B và 2,8 lít khí H 2 (đktc). Khi trộn dung dịch A vào dung dịch B thấy tạo thành 1,56 gam kết tủa. a) Xác định tên 2 kim loại kiềm. b) Tính nồng độ mol/lít của dung dịch HCl đã dùng. HẾT Ghi chú: - Học sinh không được sử dụng bất kì tài liệu nào (kể cả Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học) - Giám thị coi thi không cần giải thích gì thêm.