Đề thi HSG lớp 9 cấp huyện - Môn: Lịch sử
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi HSG lớp 9 cấp huyện - Môn: Lịch sử", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_thi_hsg_lop_9_cap_huyen_mon_lich_su.doc
Nội dung text: Đề thi HSG lớp 9 cấp huyện - Môn: Lịch sử
- PHÒNG GD&ĐT ĐỀ THI HSG LỚP 9 CẤP HUYỆN NĂM HỌC 2014- 2015 VĨNH TƯỜNG MÔN: LỊCH SỬ (Thời gian làm bài: 150 phút) PHẦN A: Phần chung cho mọi học sinh. Câu 1: Quá trình khủng hoảng và tan rã của Liên Xô diễn ra như thế nào? Câu 2: Hãy trình bày những nét chính về tổ chức Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) từ khi thành lập đến năm 2000. Tại sao Việt Nam gia nhập ASEAN ? Câu 3: Các xu thế phát triển của quan hệ quốc tế sau khi chiến tranh lạnh kết thúc? Trong xu thế phát triển của thế giới ngày nay dân tộc ta đang đứng trước thời cơ lớn nào? Câu 4: Tại sao thực dân Pháp đẩy mạnh khai thác Việt Nam và Đông Dương sau chiến tranh thế giới thứ nhất ? Nội dung chương trình khai thác lần thứ hai trong lĩnh vực kinh tế. Chương trình khai thác thuộc địa lần hai đã tác động tới nền kinh tế Việt Nam lúc đó như thế nào? PHẦN B: Phần riêng cho học sinh trường THCS Vĩnh Tường- yêu cầu học sinh làm riêng phần B ra 1 tờ giấy thi; Câu 5: Hãy nêu nội dung những cải cách dân chủ của Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai và ý nghĩa của chúng.
- HDC-ĐỀ THI HSG LỚP 9 CẤP HUYỆN-NH 2014-2015 MÔN: LỊCH SỬ PHẦN A. 10 điểm Câu Nội dung trình bày Điểm 1 Quá trình khủng hoảng và tan rã của Liên Xô diễn ra như thế nào? 2.5 - Bối cảnh: + Thế giới: năm 1973 cuộc khủng hoảng dầu mỏ bùng nổ đã tác động 0.25 mạnh mẽ đến tình hình kinh tế, chính trị toàn thế giới trong đó có Liên Xô; đòi hỏi các nước cải cách kinh tế - chính trị - xã hội. Các nước tư bản đã tiến hành các cải cách, và thoát khỏi khủng hoảng. + Trong nước: Ban lãnh đạo Liên Xô không tiến hành cải cách cần 0.5 thiết về kinh tế xã hội; chậm đề ra những biện pháp thích ứng; không khắc phục các khuyết điểm trước đây. Đất nước lâm vào khủng hoảng toàn diện. Đầu những những năm 80 (TK XX), kinh tế công nông nghiệp trì trệ, mức sống người dân giảm sút; quan liêu, tham nhũng khủng hoảng toàn diện. - Diễn biến (nội dung công cuộc cải tổ) : T3-1985 M. Goóc-ba- 0.25 chốp lên nắm quyền, đề ra đường lối cải tổ đất nước. Cải tổ được tuyên bố như một cuộc cách mạng nhằm khắc phục sai lầm, thiếu sót trước đây, đưa đất nước thoát khỏi khủng hoảng Nhưng do không có sự chuẩn bị đầy đủ các điều kiện cần thiết, thiếu một đường lối chiến lược toàn diện, nhất quán, nên cải tổ rơi vào bị động, lúng tung, đầy khó khăn + Kinh tế: cải tổ theo hướng “ cải tổ kinh tế triệt để”, đề ra nhiều 0.25 phương án, nhưng chưa thực hiện được gì nền kinh tế càng lâm vào khủng hoảng trầm trọng hơn. + Chính trị - xã hội: được đẩy mạnh như thực hiện chế độ tổng 0.25 thống nắm mọi quyền lực, đa nguyên về chính trị (tức nhiều đảng cùng tham gia công việc chính trị của đất nước), xóa bỏ chế độ một đảng (tức xóa bỏ sự lãnh đạo của ĐCS LX), dân chủ và “công khai” mọi mặt. - Hậu quả: đất nước lâm vào khủng hoảng toàn điện và rối loạn, thu 0.25 nhập quốc dân giảm sút nghiêm trọng, nhiều cuộc biểu tình phản đối đảng và chính quyền nổ ra, nhân dân bất bình, các cuộc bãi công, xung đột sắc tộc diễn ra, tệ nạn xã hội tăng, nhiều nước cộng hòa đòi li khai - Những sự kiện chứng tỏ sự tan rã của Liên bang Xô Viết: + Ngày 19/8/1991, cuộc đảo chính lật đổ Tổng thống, nhưng không 0.25 thành dẫn tới những hậu quả nghiêm trọng: Goóc – ba – chốp từ chức tổng bí thư ĐCS LX, ĐCS Liên Xô bị đình chỉ hoạt động, Nhà nước Liên bang hầu như tê liệt + Ngày 21-12-1991, những người lãnh đạo 11 nước cộng hòa trong 0.25 Liên bang Xô Viết họp và kí hiệp định về giải tán Liên bang Xô viết,
- thành lập cộng đồng các quốc gia độc lập( SNG). + Trong buổi tối giá lạnh ngày 25-12-1991, Goóc – ba – chốp từ 0.25 chức Tổng thống Liên Xô sụp đổ sau 74 năm tồn tại. 2 Hãy trình bày những nét chính về tổ chức Hiệp hội các nước Đông Nam Á 2.0 (ASEAN) từ khi thành lập đến năm 2000. Tại sao Việt Nam gia nhập ASEAN ? a. Trình bày về tổ chức ASEAN . 1,5 *Hoàn cảnh ra đời - Sau khi giành được độc lập, nhiều nước Đông Nam Á chủ trương thành lập 1 liên minh khu vực nhằm cùng nhau hợp tác để phát triển 0,1 đất nước đồng thời hạn chế ảnh hưởng của các cường quốc bên ngoài đối với khu vực. - Xu thế toàn cầu hóa đang diễn ra đòi hỏi các nước cần liên kết với 0,1 nhau để phát triển đất nước - Ngày 8- 8- 1967, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (viết tắt 0,1 theo tiếng Anh là ASEAN) đã được thành lập tại Băng Cốc (Thái Lan) với sự tham gia của 5 nước là In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Phi-líp-pin, Thái Lan và Xin-ga-po * Mục tiêu: - "Tuyên bố Băng Cốc" (8 - 1967) xác định mục tiêu của ASEAN là 0,2 phát triển kinh tế và văn hoá thông qua những nỗ lực hợp tác chung giữa các nước thành viên trên tinh thần duy trì hoà bình và ổn định khu vực. * Nguyên tắc hoạt động - Tháng 2- 1976 các nước ASEAN đã kí Hiệp ước thân thiện và hợp 0,1 tác ở Đông Nam Á (Hiệp ước Ba- li) xác định các nguyên tắc cơ bản trong quan hệ giữa các nước thành viên như: + Cùng nhau tôn trọng chủ quyền , toàn vẹn lãnh thổ. 0,1 + Không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, giải quyết các tranh 0,1 chấp bằng biện pháp hòa bình. + Hợp tác phát triển có kết quả. 0,1 * Quá trình phát triển. - Từ cuối những năm 70 của thế kỉ XX nền kinh tế các nước ASEAN 0,1 đã có những chuyển biến mạnh mẽ và đạt được sự tăng trưởng cao như Xin-ga-po, Ma-lai-xi-a, Thái Lan, - Năm 1984 Bru nây tham gia và trở thành viên thứ 6 của ASEAN 0,1 - Từ đầu những năm 90 của thế kỉ XX khi vấn đề Cam pu chia được 0,1 giải quyết, tình hình Đông Nam Á đã được cải thiện rõ rệt. Xu hướng nổi bật đầu tiên là sự mở rộng các thành viên của Hiệp hội - Lần lượt các nước đã gia nhập ASEAN : Việt Nam vào tháng 7 năm 0,1 1995, Lào và Mi-an-ma vào tháng 7 năm 1997, Cam-pu-chia vào tháng 4 năm 1999 - Với 10 nước thành viên, ASEAN quyết định chuyển trọng tâm hoạt 0,1 động sang hợp tác kinh tế, đồng thời xây dựng một khu vực Đông Nam
- Á hòa bình ổn định cùng nhau phát triển phồn vinh. - Năm 1992 ASEAN quyết định xây dựng Đông Nam Á thành 1 khu vực mậu dịch tự do (AFTA) ; Năm 1994 lập Diễn đàn khu vực (ARF). 0,1 Nhiều nước ngoài khu vực đã tham gia hai tổ chức trên như : Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mĩ, Ấn Độ, b.Tại sao Việt Nam gia nhập ASEAN. 0,5 - Tại vì: + Việc gia nhập ASEAN tạo điều kiện để Việt Nam hòa nhập vào các hoạt động của khu vực Đông Nam Á. 0,25 + Giúp VN tăng cường mối quan hệ hợp tác và hiểu biết lẫn nhau trên các lĩnh vực kinh tế văn hòa, khoa học- kĩ thuật giữa Việt Nam và các nước 0,25 3 Các xu thế phát triển của quan hệ quốc tế sau khi chiến tranh lạnh kết thúc? 2.5 Trong xu thế phát triển của thế giới ngày nay dân tộc ta đang đứng trước thời cơ lớn nào? - Các xu thế phát triển: 2.0 + Xu thế hòa hoãn, hòa dịu trong quan hệ quốc tế. Từ đầu những năm 0.5 90 của thế kỉ XX các cuộc xung đột quân sự ở nhiều khu vực đi dần vào thương lượng, giải quyết các tranh chấp bằng phương pháp hòa bình. + Sự tan rã của trật tự hai cực I-an-ta và thế giới đang tiến tới xác lập 0.25 một trật tự thế giới mới đa cực nhiều trung tâm + Do tác động của CMKHKT các nước điều chỉnh chiến lược phát 0.5 triển, lấy kinh tế làm trung tâm các tổ chức hợp tác khu vực ra đời. + Tuy hòa bình được củng cố, nhiều khu vực vẫn xảy ra xung đột 0.5 quân sự hoặc nội chiến + Xu thế chung ngày nay là hòa bình, ổn định và hợp tác phát triển 0.25 kinh tế, đây vừa là thời cơ vừa là thách thức cho các dân tộc. - Thời cơ của Việt Nam 0.5 + Xu thế của thế giới tạo ra cho ta có nhiều cơ hội để mở rộng quan hệ hợp tới các nước trên thế giới, học hỏi tiếp thu những thành tựu tiên tiến trên tất cả các lĩnh vực để nhanh chóng phát triển; hội nhập với khu vực và thế giới, có thêm điều kiện để phát triển kinh tế, sớm thoát khỏi tình trạng nước nghèo, xuất khẩu lao động thu ngoại tệ 4 Tại sao thực dân Pháp đẩy mạnh khai thác Việt Nam và Đông Dương sau chiến tranh thế giới thứ nhất ? Nội dung chương trình khai thác lần thứ hai trong lĩnh vực kinh tế. Chương trình khai thác thuộc địa lần hai đã tác động tới nền kinh tế Việt Nam lúc đó như thế nào? a. Tại sao Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc, Pháp là nước thắng trận, nhưng bị tàn phá nặng nề, nền kinh tế kiệt quệ,Pháp mất trắng khỏa đầu tư ở Nga. Để bù bắp những thiệt hại do chiến tranh gây ra tư bản Pháp đẩy 0,5 mạnh chương trình khai thác thuộc địa ở Đông Dương trong đó có Việt Nam.
- b. Nội dung chương trình khai thác lần thứ hai trong lĩnh vực kinh 1,5 tế. - Pháp tăng cường đầu tư vào Việt Nam ( Từ 1924-1926 số vốn đầu tư 0,2 vào Đông Dương tăng gấp 6 lần giai đoạn 1898-1918 ) bỏ vốn nhiều nhất vào nông nghiệp (chủ yếu là đồn điền cao su) và khai mỏ (chủ yếu là mỏ than). - Nông nghiệp: Đẩy mạnh việc cướp đoạt ruộng đất để mở rộng diện 0,2 tích trồng cao su.Làm diện tích trồng cây cao su tăng nhanh (Năm 1918 là 15000 ha đến 1930 tăng lên 120.000 ha ), nhiều công ti cao su lớn ra đời: Công ti Đất Đỏ, công ti Mi-sơ-lanh - Công nghiệp: + Đẩy mạnh khai thác than đá, Pháp mở rộng các mỏ than cũ, lập thêm 0,15 các công ti than mới như: Công ti than Hạ Long-Đồng Đăng, Công ti than Tuyên Quang + Pháp mở thêm một số cơ sở công nghiệp nhẹ như : nhà máy sợi 0,15 Nam Định, nhà máy rượu Hà Nội, nhà máy xay xát gạo Chợ Lớn - Thương nghiệp: Pháp độc chiếm thị trường Việt Nam biến VN trở 0,2 thành thị trường tiêu thụ của Pháp. - Giao thông vận tải: Được đầu tư phát triển thêm. Đường sắt xuyên 0,2 Đông Dương được nối liền nhiều đoạn: Đồng Đăng – Na Sầm (1922), Vinh – Đông Hà (1927). - Tài chính Ngân hàng Đông Dương nắm quyền chỉ huy các ngành 0,2 kinh tế. - Thuế khoá: Chúng đánh thuế nặng và đặt ra nhiều thứ thuế để vơ vét, 0,2 bóc lột nhân dân ta. Chương trình khai thác thuộc địa lần hai đã tác động tới nền kinh 1,0 tế Việt Nam lúc đó như thế nào? *.Tích cực 0,5 - Quá trình khai thác thuộc địa của Pháp ở Việt Nam làm cho nền kinh tế nước ta có sự chuyển biến theo hướng tư bản. Sự thâm nhập của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa dẫn tới sự tan rã của nền kinh tế tự nhiên, tự cấp tự túc ở nông thôn. Do đó, nền kinh tế hàng hoá có 0,25 điều kiện để phát triển. - Do mục đích của Pháp biến Việt Nam thành thị trường cung ứng nguyên vật liệu và tiêu thụ hàng hoá, nên tác dụng của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa du nhập vào cũng rất hạn chế. 0,25 *Tiêu cực 0,5 - Mặt khác, Pháp vẫn tiếp tục duy trì quan hệ sản xuất phong kiến, sử dụng giai cấp địa chủ phong kiến. Vì vậy, Việt Nam không còn là nước độc lập và không thể có nền kinh tế dân tộc phát triển bình thường lên
- tư bản chủ nghĩa, mà trở thành một nước thuộc địa nửa phong kiến. 0,25 - Tóm lại, nền kinh tế Việt Nam lúc bấy giờ là nền kinh tế đan xen tồn tại phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa và phương thức sản xuất phong kiến. Đó là một nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu, què quặt, lệ 0,25 thuộc vào nền kinh tế Pháp 4 Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất xã hội Việt Nam phân hóa như thế nào? 3.0 Nguyên nhân cơ bản dẫn đến sự phân hóa đó là gì? 1- Giai cấp địa chủ phong kiến: chúng ở nông thôn, chia nhau 0.5 chiếm đoạt ruộng đất của nông dân. Vốn là giai cấp thống trị cũ đã đầu hàng, làm tay sai cho đế quốc. Giai cấp này tiếp tục phân hóa và phân chia thành hai bộ phận: - Bộ phận nhỏ là đại địa chủ (địa chủ lớn), giàu có lên nhờ dựa vào Pháp, chúng câu kết chặt chẽ với Pháp, chống lại cách mạng, nên là kẻ thù và là đối tượng của cách mạng. - Bộ phận lớn là trung và tiểu địa chủ (địa chủ vừa và nhỏ), bị đế quốc chèn ép, đụng chạm tới quyền lợi nên ít nhiều có tinh thần yêu nước, chống đế quốc, tham gia vào phong trào yêu nước khi có điều kiện. 2- Giai cấp tư sản: số lượng của tầng lớp tư sản ngày càng đông, 0.5 mấy năm sau chiến tranh thế giới thứ nhất giai cấp tư sản mới ra đời. Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai, tầng lớp tư sản phần đông là lớp người làm trung gian cho tư bản Pháp, khi đã kiếm được vốn đứng ra kinh doanh riêng, và trở thành nhà tư sản - Giai cấp tư sản Việt Nam bị tư bản Pháp chèn ép, kìm hãm, nên số lượng ít, thế lực kinh tế yếu, không cạnh tranh nổi với tư bản Pháp. - Giai cấp tư sản phân hoá thành hai bộ phận: + Tầng lớp tư sản mại bản có quyền lợi kinh tế gắn liền với đế quốc, nên chúng ôm chân đế quốc, câu kết chặt chẽ về chính trị với đế quốc chống lại dân tộc. Chúng là đối tượng của cách mạng. + Tầng lớp tư sản dân tộc có khuynh hướng kinh doanh độc lập, phát triển kinh tế dân tộc, bị chèn ép nên dễ bị phá sản; họ có lòng yêu nước, có tinh thần dân tộc dân chủ chống đế quốc và phong kiến, có hệ tư tưởng riêng là một lực lượng trong cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân chống đế quốc và phong kiến. 3- Tầng lớp tiểu tư sản thành thị: tầng lớp này ra đời trong cuộc 0.5 khai thác thuộc địa lần thứ nhất và tăng nhanh về số lượng - Họ sống tập trung ở các đô thị, đông đảo và phức tạp về thành phần, xu hướng. Họ bị đế quốc áp bức, bóc lột nặng nề, khinh rẻ và miệt thị dân tộc nên có lòng yêu nước; nhưng không có hệ tư tưởng riêng, đời sống kinh tế lại bấp bênh, dễ hoang mang, dao động, không thể lãnh đạo được cách mạng. - Tuy vậy một bộ phận lớn là học sinh, sinh viên, trí thức, có chút ít học thức, có điều kiện tiếp xúc với các trào lưu văn hóa tư tưởng tiến bộ nhạy bén với tình hình chính trị, nên tầng lớp này cũng có tinh thần
- hăng hái đấu tranh cách mạng và là một lực lượng quan trọng của cách mạng dân tộc dân chủ ở nước ta. 4- Giai cấp nông dân: chiếm trên 90% dân số, sống ở nông thôn, bị 0.5 hai tầng áp bức bóc lột nặng nề là thực dân và phong kiến bằng các thủ đoạn sưu cao, thuế nặng, tô tức, phu phen, tạp dịch, cướp đoạt ruộng đất. - Giai cấp này tiếp tục bị bần cùng hóa và phá sản vì chính sách của tư bản và phong kiến. Họ vốn giàu lòng yêu nước, có tinh thần chống đế quốc và phong kiến, là lực lượng hăng hái và đông đảo nhất của cách mạng. 5- Giai cấp công nhân: ra đời trong khai thác thuộc địa lần thứ nhất 0.5 và ngày càng phát triển nhanh về số lượng và chất lượng. Phần lớn tập trung ở các vùng mỏ, đồn điền và các thành phố công nghiệp - Giai cấp công nhân Việt Nam còn có những đặc điểm riêng : là con đẻ của sự du nhập QHSX TBCN, chịu 3 tầng áp bức bóc lột của thực dân, phong kiến, tư sản người Việt, có quan hệ tự nhiên, gắn bó với giai cấp nông dân, kế thừa truyền thống yêu nước anh hùng và bất khuất của dân tộc, có tinh thần cách mạng cao nhất, dễ tổ chức đấu tranh, có ý thức tổ chức kỉ luật cao. - Giai cấp công nhân Việt Nam vươn lên nắm quyền lãnh đạo cách mạng nước ta, trở thành lực lượng chính trị độc lập, tự giác, đánh đổ đế quốc, phong kiến và tay sai * Nguyên nhân cơ bản dẫn đến sự phân hóa xã hội: đó là do 0.5 chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp (1919- 1929) ở Việt Nam đã tác động đến xã hội, làm xã hội VN phân hóa ngày càng sâu sắc. PHẦN B. 1.0 điểm Câu Nội dung trình bày Điểm 1 Hãy nêu nội dung những cải cách dân chủ của Nhật Bản sau Chiến tranh thế 1.0 giới thứ hai và ý nghĩa của chúng. - Nhật Bản là nước bại trận trong Chiến tranh thế giới thứ hai. Sau 0.25 Chiến tranh, Nhật Bản bị quân đội Mĩ chiếm đóng Chế độ quân quản của Mĩ thi hành những cải cách dân chủ với nội dung: + Ban hành Hiến pháp mới (1946) với nhiều nội dung tiến bộ; + Cải cách ruộng đất (1946-1949); + Xóa bỏ chủ nghĩa quân phiệt và trừng trị tội phạm chiến tranh; + Giải giáp các lực lượng vũ trang; 0.25 + Giải thể các công ti độc quyền lớn; + Thanh lọc các phần tử phát xít ra khỏi các cơ quan nhà nước; + Ban hành các quyền tự do dân chủ. - Ý nghĩa: 0.5
- + Nhờ đó chuyển biến to lớn và sâu sắc, Nhật từ chế độ chuyên chế chuyển sang chế độ dân chủ. Những cải cách đã mang lại luồng không khí mới (niềm hi vọng mới) đối với các tầng lớp nhân dân, là nhân tố quan trọng đưa nước Nhật phát triển sau này (tạo nên sự phát triển thần kì của nền kinh tế Nhật Bản giai đoạn 1952-1973). Những điểm lưu ý: - Trên đây là những kiến thức cơ bản của các câu hỏi yêu cầu bài làm phải có. - Chỉ cho điểm tối đa các ý khi bài làm của thí sinh trình bày chi tiết, rõ ràng, có bố cục chặt chẽ theo yêu cầu kiến thức lịch sử của HSG cấp THCS.