Đè thi học sinh giỏi lớp 9 cấp huyện - Môn: Giáo dục công dân 9
Bạn đang xem tài liệu "Đè thi học sinh giỏi lớp 9 cấp huyện - Môn: Giáo dục công dân 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_thi_hoc_sinh_gioi_lop_9_cap_huyen_mon_giao_duc_cong_dan_9.pdf
Nội dung text: Đè thi học sinh giỏi lớp 9 cấp huyện - Môn: Giáo dục công dân 9
- PHÒNG GIÁO DỰC VÀ ĐÀO TẠO ĐÈ THI HỌC SINH GIỎI LỚP 9 CẤP HUYỆN HUYỆN LỘC NINH NĂM HỌC: 2013 - 2014 (Đề thi gồm có 01 trang) MÔN THI: GIÁO DỤC CÔNG DÂN Thời gian làm bài 150 phút (Không kể thời gian phát đề) Ị Cấu 1 : (4 điểm) Bác Hồ căn dặn anh erA cảnh vệ phải luôn có ý thức kỷ Ịuật, triệt để tôn trọng kỷ luật, luật lệ chung. Bác còn nói: - Khi bản bạc công việc gì xong, đã quyết định thì phải triệt để thi hành. Neu đã đặt ra,cho mình những việc phải làm thì phải kiên quyết thực hiện cho kỳ được. Em hãy phân tích mối quan hệ giữa dân chủ và kỷ luật trong câu nói trên của Bác Hồ? Câu 2: (4 điểm) Bằng sự hiểu biết của mình, em hãy giải thích câu nói nổi tiếng của Lênin: “Học, Học nữa, Học mãi”. Nêu một ví dụ của bản thân em về việc đã thực hiện câu nói trên của Lêiiin. Câu 3: (4 điểm) Phát biểu tại Hội nghị cán bộ Đoàn Thanh niên lao động Việt Nam toàn miền Bắc ngày 22/9/19Ố2. Bác Hồ có nói: “Đâu cần thanh niên có, việc gì khó cố thanh niên”. Em hãy phân tích câu nói trên? Em hãy nêu những biểu hiện, những việc làm của người Thanh niên sống có lý tưỏ'ng? Câu 4: (4 điểm) Em hãy viết một đoạn văn (dài 100 từ) suy nghĩ của em về việc những bạn học sinh nghèo vượt khó, những người tàn tật thiệt thòi nhưng đã biết vươn lên trong cuộc sông và đã có những người thành đạt? Câu 5: (4 điểm) Em hiểu vì sao Pháp luật quy định rõ nghĩa vụ và quyền của công dân trong gia đình? Cho tình huống sau: - Bố mẹ Tuân li hôn, mới 14 tuổi Tuân được bà Nội đem về nuôi. Bà vừa ơià, yếu lại nghèo. Thương bà, Tuân bỏ học đi kiếm tiền. Do bị bạn bè xấu rủ rê, Tuân đã lao vào con đường trộm cắp, cướp giật và giờ đây Tuân đang ở trong trại giam để chờ ngày xét xử của Pháp luật. Theo em: a/ Bố mẹ Tuân đã vi phạm điều gì? b/ Chúng ta có thể giúp đỡ Tuân nhũng gì? c/ Là người bạn, em hãy cho Tuân một lời khuyên? — Hết — (Giậm thị coi thi không giải thích gì thêm)
- HƯƠNG DẪN CHẤM MÔN: GDCD Câụ 1: (4 điểm) Bác Hồ căn dặn anh em cảnh vệ phải luôn có ý thức kỷ luật, triệt đê tôn trọng kỷ luật, luật lệ chung. Bác còn nói: - Khi bàn bạc công việc gì xong, đã quyết định thì phải triệt để thi hành. Nếu đã đặt ra cho mình những việc phải làm thì phải kiên quyễt thực hiện cho kỳ được. Em hãy phân tích môi quan hệ giữa dân chủ và kỷ luật trong câu nói trên của Bác Hồ. . Hướng dẫn chẩm: Học sinh có thể trả lời nhiều hướng và sắp xếp khác nhau nhưng phần trả lời theo ý gần đúng với nội dung chấm thì sẽ cho điểm tùy theo cách trình bày của học sinh: - Dân chủ là mọi người được làm chủ công việc của tập thể và xã hội, mọi người phải được biết, được cùng tham gia bàn bậc, gốp phần thực hiện, giám sát những công việc chung của tập thể và xã hội có liên quan đến mọi người, đến cộng đồng và đất nước. 0.25 đ - Kỷ luật là tuân theo những quy định chung của cộng đồng, của một tổ chức xã hội nhăm tạo ra sự thông nhât hành động để đạt chất lượng, hiệu quả trong công việc vì mục tiêu chung. 0,25 đ - Dân chủ tạo cơ hội để mọi người thể hiện và phát huy được sự đóng góp của mình vào công việc chung 0,25 đ\ Kỷ luật là điều kiện đảm bảo cho dân chủ được thực hiện có hiệu quả, dân chủ phải đảm nảo tính kỷ luật. 0,25 đ - Thực hiện tốt dân chủ và kỷ luật sẽ tạo ra sự thống nhất cao về nhận thức, ý chi và hành động của mọi người 0,25 đ ; tạo cơ hội cho mọi người phát triển, xây dựng được quan hệ xã hội tốt đẹp và nâng cao hiệu quả, chất lượng lao động, tổ chức tốt các hoạt động xã hội. 0,25 đ - Mọi người cần tự giác chấp hành kỷ luật 0,25 ã: cán bộ lãnh đạo và các tổ chức xã hội phải có trách nhiệm tạo điều kiện để mọi người được phát huy dân chủ. 0,25 đ - Trong câu nói trên tính dân chủ được thể hiện “ khi bàn bạc công việc gì xong” 0,25 đ; thể hiện tính kỷ luật “đã quyết định thì phải triệt để thi hành” “phải kiên quyết thực hiện cho kỳ được” 0.25 đ - Tính dân chủ và kỷ luật luôn có mối quan hệ mật thiết vói nhau để hoàn thành tốt nhiệm vụ một khi đã được tập thể bàn bạc thảo luận, mỗi một cá nhân trong tổ chức cần phải nghiêm túc thực hiện nhiệm vụ được phân công một cách trung thành tuyệt đối theo sự phân công 0.25 đ: Tránh tình trạng dân chủ mất tập trung và thực hiện nhiệm vụ một cách qua loa đại khái không đến nơi đến chốn. 0.25đ. ' - Đối với học sinh trong nhà trường cần tích cực tham gia các phong trào của trường lớp 0,25 ã\ tham gia phát biểu xây dựng những vấn đề. được tập thể tổ chức lấy ý kiến 0,25 đ: khi thống nhất xong thì gương mẫu thực hiện có kết quả và động viên mọi người cùng thực hiện những nội dung mà chính mình có tham gia trong tập thể. 0,5 đ
- Câu 2: (4 điếm) Bằng sự hiểu biết cửa mình, em hãy giải thích câu nói nổi tiếng của Lênin: “Học, Học nữa, Học mãi”. Nêu một ví dụ của bản thân em về việc đã thực hiện câu nói trên của Lênin. Hướn2 dẫn chấm: Học sinh có thể giải thích nhiều ý kiến khác nhau nhưng phần làm bài có những ý đúng theo những định hướng sau thì cho điểm: - Đó là chân lý của học tập 0,25 đ: tri thức của cuộc sống chưa bao giờ là ừọn vẹn; chưa bao giờ cỏ giới hạn 0.25 đ. - “Học” không chỉ đơn thuần là tích lũy thật nhiều kiến thức 0,5 đ: mà còn là sự trau dồi thêm về lối sống đạo đức 0.5 đ: những cái hay cái đẹp của cuộc sống, con người từ trước đến nay được hình thành qua nhiều thế hệ 0.5 đ. Cuộc đời con người là cả một quá trình học tập 0,25 đ: cần có nhiều việc làm có ý nghĩa 0,25 đ\ có ích cho bản thân, có lợi cho xã hội 0,25 đ. Học nữa, học mãi chính là chân lý cho việc tìm hiểu nhiều hGồ. 2.5 đ Phần nêu ví dụ: lđìểm Học sinh nêu ví dụ sát với các gợi ý trến thì cho điểm tùy ý nhưng không quá 0.75 đ* nếu ví dụ có tính sầng tạo và nhân rộng thì cho trọn 1,0 ã. Câu 3: (4 điểm) Phát biểu tại Hội nghị cán bộ Đoàn Thanh niên lao động Việt Nam toàn miền Bắc ngày 22/9/1962. Bác Hồ có nói: “Đâu cần thanh niên có, việc gì khó có thanh niên”. Em hãy phân tích câu nói trên? Em hãy nêu những biểu hiện, những việc làm của người Thanh niên sống có lý tưởng? Hướng dẫn chấm: Dựa trên phần trả lời của học sinh những ý sát với gợi ý chấm thì cho điểm: - Thanh niên là lực lượng trẻ tuổi đông đảo, yêu nước nhiệt huyết 0.5 đ: là lực lượng lao động chính tạo ra của cải vật chất nhiều cho xã hội. 0.5 đ - Trong đấu tranh bảo vệ tổ quốc nhiều thế hệ thanh niên VN đã anh dũng ngã xuống để giành được sự độc lập và thống nhất đất nước, sự bình yên cho nhân dân như ngày hôm nay. 0.5 đ - Trong lao động sản xuất xây dựng đất nước, lực lượng thanh niên luôn là lực lượng tạo ra nhiều thành quả phục vụ sự phát triển của xã hội. 0,5 đ - Hiện nay có nhiều thời cơ và thách thức đến với lực lượng thanh niên 0,5đ; đó. là trách nhiệm, vinh dự và cũng ỉà nhiệm vụ khó khăn để tuổi trẻ Việt Nam rèn luyện và phấn đấu. 0.5 đ ^ - Cần tăng cường bồi dưỡng lý tưởng sống, lòng yêu nước và tăng cường giáo dục những truyền thống tốt đẹp 0.5 đ: để mỗi một Đoàn viên thanh niên hãy biêt sông và đóng góp xứng đáng hơn nữa cho tổ quốc trong giai đoạn mới. 0,5 đ Câu 4: (4 điểm) Em hãy viết một đoạn văn (dài 100 từ) suy nghĩ của em về việc những bạn học sinh nghèo vượt khó, những người tàn tật thiệt thòi nhưng đã biết vươn lên trong cuộc sống và đã có những người thành đạt? Hướng dẫn chấm: Học sinh có thể trình bày nhiều hướng khác nhau nhưng cần đạt được các ý sau là chấm điểm: Phần trả lời nếu sát với hướng dẫn chấm thì cho nguyên điểm. Nếu trả lời có ý tương đồng thì trừ 0.25 đ đối với mỗi ý.
- Đôi với những học sinh nghèo vượt khó, những người tàn tật thiệt thòi nhưng đã biết vươn lên trong cuộc sống và có những người đã thành đạt. - Chúng ta phải cảm thông và chia sẻ. 0,75 đ - Chúng ta phải khâm phục ý chí tự lập của họ. 1,0 đ - Họ là những người đáng được trân trọng và ca ngợi. 1.0 đ - Cân có các tô chức, cá nhân và Nhà nước giúp đỡ tạo điều kiện cho họ có một cuộc sống đầy đủ hơn và hạnh phức hơn. 1,0 đ - Đoạn văn đủ 100 từ. 0,25 đ Câu 5: (4 điểm) Em hiểu vì sao Pháp luật quy định rõ nghĩa vụ và quyền của công dân trong gia đình? Cho tình huống sau: - Bố mẹ Tuân li hôn, mới 14 tuổi Tuân được bà Nội đem vê nuôi. Bà vừa già, yếu lại nghèo. Thương bà, Tuân bỏ học đi kiếm tiền. Do bị bạn bè xấu rủ rẽ, Tuân đã lao vào con đường trộm cắp, cướp giật và giờ đây Tuân đang ở trong trại giam đê chờ ngày xét xử của Pháp luật. Theo em: a/ Bố mẹ Tuân đã vi phạm điều gì? b/ Chúng ta có thể giúp đỡ Tuân những gì? c/ Là người bạn, em hãy cho Tuân một lời khuyên? Hướns dẫn chấm: Pháp ỉuật quy định rõ nghĩá vụ và quyền của công dân trong gia đình nhằm: - Thấy được sự cần thiết của những quy định của Pháp luật để mọi người thực hiện đúng trách nhiệm, bổn phận của mình. 0,5 đ - Thấy được những việc làm sai trái có thể xãy ra nếu không có những quy định của Pháp luật. 0,5 đ Tình huống: a/ Bố mẹ Tuân không thực hiện nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng con cái theo quy định của Pháp luật (Luật Hôn nhân và Gia đinh) 1,0 đ b/ có thể giúp đỡ Tuân bằng cách không xa lánh Tuân, động viên Tuân hoàn lương sau khi cải tạo về 0.5 đ; vận động các đoàn thể tại địa phương giúp đỡ hoán cảnh bà Nội Tuân, tạo điều kiện giới thiệu việc làm phù hợp với Tuân nếu Tuân không thích đi học tiếp tực. 0,5 đ c/ Động viên, giúp đỡ Tuân tiếp tục học tập để trở thành công dân có ích cho gia đình và xã hội. 1,0 đ