Đề thi chọn hsg lớp 9 cấp huyện - Môn: Lịch Sử

doc 4 trang hoaithuong97 5510
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn hsg lớp 9 cấp huyện - Môn: Lịch Sử", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_chon_hsg_lop_9_cap_huyen_mon_lich_su.doc

Nội dung text: Đề thi chọn hsg lớp 9 cấp huyện - Môn: Lịch Sử

  1. UBND HUYỆN YÊN LẠC ĐỀ THI CHỌN HSG LỚP 9 CẤP HUYỆN PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NĂM HỌC 2015 -2016 MÔN: LỊCH SỬ ĐỀ THI CHÍNH THỨC ( Thời gian làm bài 150 phút, không kể thời gian giao đề ) Câu 1 (3,0 điểm). a) Trình bày những nét chính trong chính sách đối ngoại của Mĩ từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến giữa những năm 70 của thế kỷ XX. b) Mĩ đã triển khai “chiến lược toàn cầu” ở khu vực Tây Âu trong thời gian từ năm 1947 đến năm 1949 như thế nào ? c) Nêu tác động của “chiến lược toàn cầu” đối với quan hệ quốc tế thời kỳ từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến giữa những năm 70 của thế kỷ XX. Câu 2 (2,0 điểm). Nêu đặc điểm, ý nghĩa của cuộc cách mạng khoa học- kĩ thuật từ năm 1945 đến nay. Thời cơ và thách thức của Việt Nam trước sự phát triển của khoa học - công nghệ ngày nay ? Câu 3 (3,0 điểm). Tại sao các nước Liên Xô, Mĩ, Anh lại tổ chức Hội nghị I-an-ta vào đầu năm 1945 ? Nêu và nhận xét những quyết định quan trọng của Hội nghị này. Câu 4 (2,0 điểm). Hoàn cảnh lịch sử dẫn tới phong trào dân tộc dân chủ công khai ở nước ta trong những năm 1919-1925 ? Nhận xét về quy mô, nguyên nhân thất bại và ý nghĩa của phong trào. Hết (Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm)
  2. UBND HUYỆN YÊN LẠC ĐÁP ÁN VÀ HDC THI HSG LỚP 9 CẤP HUYỆN PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NĂM HỌC 2015 -2016 MÔN: LỊCH SỬ (Hướng dẫn chấm gồm có 03 trang) Câu 1 (3 điểm) Đáp án Điểm a) Những nét chính trong chính sách đối ngoại của Mĩ từ sau Chiến tranh thế 1,25 giới thứ hai đến giữa những năm 70 của thế kỷ XX. - Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, giới cầm quyền Mĩ đã đề ra “chiến lược toàn cầu” nhằm chống phá các nước XHCN, đẩy lùi phong trào giải phóng dân tộc và thiết lập 0,5 sự thống trị trên toàn thế giới. - Để thực hiện các mục tiêu của “chiến lược toàn cầu”, Mĩ đã tiến hành “ viện trợ” để lôi kéo, khống chế các nước nhận viện trợ, lập các khối quân sự, gây nhiều cuộc 0, 5 chiến tranh xâm lược -Trong quá trình thực hiện “chiến lược toàn cầu” tuy đã thực hiện được một số mưu đồ, nhưng Mĩ cũng vấp phải nhiều thất bại nặng nề, tiêu biểu là thất bại của Mĩ trong 0,25 cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam. b) Mĩ đã triển khai “chiến lược toàn cầu” ở khu vực Tây Âu trong thời gian từ 1,0 năm 1947 đến năm 1949 như sau: - Năm 1947 Mĩ đề ra “kế hoạch phục hưng châu Âu” (kế hoạch Macsan) nhằm giúp các nước Tây Âu phục hồi kinh tế, đồng thời qua kế hoạch này buộc các nước Tây 0,5 Âu ngày càng lệ thuộc vào Mĩ - Tháng 4-1949 Mĩ và 11 nước Tây Âu đã thành lập khối quân sự Bắc Đại Tây Dương (NATO) do Mĩ cầm đầu nhằm chống lại Liên Xô và các nước XHCN Đông 0,5 Âu; làm cho tình hình châu Âu trở nên căng thẳng c) Tác động của “chiến lược toàn cầu” đối với quan hệ quốc tế thời kỳ từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến giữa những năm 70 của thế kỷ XX: 0,75 - “Chiến lược toàn cầu” của Mĩ làm cho quan hệ Đồng minh giữa Mĩ và Liên Xô trong Chiến tranh thế giới thứ hai không còn, Mĩ và Liên Xô chuyển sang đối đầu 0,5 căng thẳng - “Chiến lược toàn cầu” của Mĩ dẫn đến tình trạng “Chiến tranh lạnh” giữa hai siêu cường Mĩ và Liên Xô, sự đối đầu Đông- Tây và các cuộc chiến tranh cục bộ ở nhiều 0,25 nơi trên thế giới do Mĩ gây ra Câu 2 (2 điểm) Nêu đặc điểm, ý nghĩa của cuộc cách mạng khoa học- kĩ thuật từ năm 1945 đến nay. Thời cơ và thách thức của Việt Nam trước sự phát triển của khoa học- công nghệ ngày nay ? Đáp án Điểm a) Đặc điểm của cuộc cách mạng khoa học- kĩ thuật từ năm 1945 đến nay 0, 5 - Khoa học đã trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp. Mọi phát minh về kĩ thuật đều bắt nguồn từ nghiên cứu khoa học 0,25 - Thời gian từ phát minh khoa học đến ứng dụng vào sản xuất ngày càng rút ngắn, 0,25 hiệu quả kinh tế ngày càng cao
  3. b) Ý nghĩa của cuộc cách mạng khoa học- kĩ thuật từ năm 1945 đến nay 1,0 - Cuộc cách mạng KH-KT có ý nghĩa vô cùng to lớn như một cột mốc chói lọi trong lịch sử tiến hóa văn minh của loài người, mang lại những tiến bộ phi thường, những 0,5 thành tựu kì diệu và những thay đổi to lớn trong cuộc sống của con người. - Cách mạng KH-KT đã cho phép con người thực hiện những bước nhảy vọt chưa từng thấy về năng suất lao động, nâng cao mức sống và chất lượng cuộc sống của 0,5 con người; đưa đến những thay đổi lớn về cơ cấu dân cư lao động c)Thời cơ và thách thức của Việt Nam trước sự phát triển của khoa học- công nghệ ngày nay 0,5 * Thời cơ: Việt Nam có cơ hội giao lưu, học hỏi về nhiều lĩnh vực (kinh tế-xã hội, khoa học- kĩ thuật, trình độ quản lí ), từ đó có thể ứng dụng những thành tựu khoa học công nghệ tiên tiến nhất vào sản xuất, qua đó rút ngắn khoảng cách kinh tế, khoa học- kĩ 0,25 thuật so với các nước trong khu vực và trên thế giới . Đồng thời tạo ra một không gian rộng lớn để Việt Nam quảng bá về văn hoá, du lịch, thu hút vốn đầu tư, tìm kiếm bạn hàng và thị trường, từng bước khẳng định vị thế của nước ta trên trường quốc tế . * Thách thức: Cơ sở hạ tầng của Việt Nam vẫn còn thấp, chất lượng nguồn nhân lực còn hạn chế, hành lang pháp lí chưa chặt chẽ, Nếu không có chiến lược khôn khéo, rất có thể 0,25 bị các nước lớn thao túng về kinh tế, chính trị. Đồng thời cũng tạo ra nhiều nguy cơ đánh mất truyền thống, bản sắc văn hoá của dân tộc Câu 3 (3 điểm) Tại sao các nước Liên Xô, Mĩ, Anh lại tổ chức Hội nghị I-an-ta vào đầu năm 1945 ? Nêu và nhận xét những quyết định quan trọng của Hội nghị này. Đáp án Điểm a) Các nước Liên Xô, Mỹ, Anh lại tổ chức Hội nghị quốc tế I-an-ta vào đầu năm 0,75 1945 vì: - Đầu năm 1945, chiến tranh thế giới thứ hai bước vào giai đoạn cuối và sắp đến hồi kết thúc, nhiều vấn đề quan trọng đặt ra với các nước Đồng minh (Liên Xô, Mĩ, 0,5 Anh) đó là: nhanh chóng đánh bại chủ nghĩa phát xít; tổ chức lại thế giới sau chiến tranh; phân chia thành quả giữa các nước thắng trận. - Từ ngày 4 đến ngày 11-2-1945, Hội nghị quốc tế diễn ra tại I-an-ta (Liên Xô) với 0,25 sự tham dự của ba nguyên thủ các cường quốc Liên Xô, Mĩ và Anh là Xta-lin, Ru- dơ-ven và Sớc- Sin để giải quyết các vấn đề trên. b) Những quyết định quan trọng của Hội nghị I-an-ta: 1,75 + Các nước thống nhất việc tiêu diệt phát xít Đức và quân phiệt Nhật 0,25 +Thành lập tổ chức Liên hợp quốc nhằm duy trì hoàn bình và an ninh thế giới 0,25 +Thỏa thuận việc đóng quân tại các nước nhằm giải giáp quân phát xít và phân chia phạm vi ảnh hưởng ở châu Âu và châu Á: 0,25 - Ở châu Âu: quân đội Liên Xô chiếm đóng và kiểm soát vùng Đông nước Đức, phía đông châu Âu ( Đông Âu); vùng Tây nước Đức và Tây Âu thuộc phạm vi ảnh hưởng 0,25 của Mĩ, Anh - Ở châu Á: Mĩ và Anh chấp nhận những điều kiện của Liên Xô là giữ nguyên hiện trạng Mông Cổ, trả lại cho Liên Xô phía Nam đảo Xa-kha-lin; trao trả cho Trung 0,25 Quốc những đất đai đã bị Nhật chiếm đóng trước đây - Triều Tiên được công nhận là quốc gia độc lập, nhưng tạm thời quân đội Liên Xô 0,25
  4. và Mĩ chia nhau kiểm soát và đóng quân ở Bắc và Nam vĩ tuyến 38. -Các vùng còn lại của châu Á (Đông Nam Á, Nam Á ) vẫn thuộc phạm vi ảnh 0,25 hưởng của các nước phương Tây c) Nhận xét những quyết định quan trọng của Hội nghị I-an-ta: 0,5 - Hội nghị I-an-ta thực chất là sự phân chia phạm vi ảnh hưởng giữa Mĩ và Liên Xô. Toàn bộ những quyết định của Hội nghị I-an-ta cùng những thỏa thuận sau đó của 3 cường quốc Liên Xô, Mĩ, Anh đã trở thanh khuôn khổ của trật tự thế giới mới 0,25 thường được gọi là trật tự hai cực I-an-ta. Theo đó, thế giới được chia thành hai phe do 2 siêu cường Mĩ và Liên Xô đứng đầu mỗi phe. - Từ sự phân chia này đã dẫn tới tình trạng đối đầu Liên Xô- Mĩ, đối đầu Đông -Tây 0,25 và cuộc “chiến tranh lạnh” kéo dài trong nhiều thập kỉ Câu 4 (2 điểm) Hoàn cảnh lịch sử dẫn tới phong trào dân tộc dân chủ công khai ở nước ta trong những năm 1919-1925 ? Nhận xét về quy mô, nguyên nhân thất bại và ý nghĩa của phong trào. Đáp án Điểm a) Hoàn cảnh: 0,5 - Do ảnh hưởng của Cách mạng tháng Mười Nga, phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới, sự ra đời của Quốc tế Cộng sản đã ảnh hưởng và thúc đẩy phong trào dân 0,25 tộc dân chủ công khai ở nước ta phát triển - Chính sách khai thác bóc lột thuộc địa của thực dân Pháp đã làm cho mâu thuẫn giữa dân tộc Việt Nam và thực dân Pháp ngày càng gay gắt . Đây chính là nguồn 0,25 gốc, động lực dẫn đến sự bùng nổ của phong trào yêu nước sau chiến tranh thế giới thứ nhất. b) Nhận xét: 1,5 * Về quy mô: Phong trào dân tộc dân chủ trong những năm 1919 đến 1925 đã diễn ra sôi nổi, thu hút đông đảo các tầng lớp tham gia đấu tranh, chủ yếu là tư sản dân 0,5 tộc và tiểu tư sản. Quy mô của phong trào rộng lớn, không chỉ bó hẹp ở trong nước mà cả ở nước ngoài kết quả là tất cả các phong trào đều thất bại. * Nguyên nhân thất bại: + Khách quan: Hệ tư tưởng dân chủ tư sản đã lỗi thời không còn hấp dẫn như trước, không phù hợp với điều kiện hoàn cảnh của Việt Nam Do thực dân Pháp còn 0,25 mạnh, còn đủ sức để đối phó với phong trào. + Chủ quan: Giai cấp tư sản Việt Nam còn nhỏ bé, không có tinh thần đấu tranh triệt để. Tầng lớp tiểu tư sản do đời sống bấp bênh nên chưa kiên định đấu tranh. Sự thất bại này thể hiện tính non yếu, không vững chắc của phong trào tư sản và cũng là sự 0,25 thất bại của giai cấp tư sản dân tộc trong cuộc đấu tranh giành quyền lãnh đạo cách mạng Việt Nam với giai cấp vô sản. +Ý nghĩa: Khơi dậy lòng yêu nước, truyền thống đấu tranh bất khuất của dân tộc, góp phần truyền bá tư tưởng tiến bộ vào nước ta, hỗ trợ và thúc đẩy phong trào công nhân phát triển; làm nảy sinh những tổ chức chính trị; xuất hiện một bộ phận tiên 0,5 tiến đi đầu trong sự nghiệp cứu nước . Lưu ý : Trên đây là những nội dung mà khi làm bài học sinh phải đề cập tới. Cho điểm tối đa khi bài làm đủ nội dung, chính xác, lô gíc, khoa học, có tính sáng tạo khi làm bài.