Đề thi chọn học sinh giỏi quốc gia - Môn: SInh 12

docx 2 trang hoaithuong97 4230
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn học sinh giỏi quốc gia - Môn: SInh 12", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_thi_chon_hoc_sinh_gioi_quoc_gia_mon_sinh_12.docx

Nội dung text: Đề thi chọn học sinh giỏi quốc gia - Môn: SInh 12

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI QUỐC GIA LỚP 12 THPT NĂM 2004 Môn thi: Sinh học. ĐỀ THI CHÍNH THỨC Bảng A. Ngày thi thứ nhất: 11/03/2004. Thời gian làm bài: 180 phút (không kể thời gian giao đề). Câu 1: Dựa vào đặc điểm cấu trúc của màng tế bào (màng sinh chất), hãy cho biết: a. Những chất nào có thể đi qua lớp phôtpholipit kép nhờ sự khuếch tán? b. Các đại phân tử như prôtêin, các ion có thể đi qua màng tế bào bằng cách nào? Câu 2: Hãy cho biết chức năng của không bào ở các tế bào sau đây: a. Tế bào lông hút rễ cây. b. Tế bào cánh hoa. c. Tế bào đỉnh sinh trưởng. d. Tế bào lá cây của một số loài mà động vật không dám ăn. Câu 3: a. Tế bào biểu bì lông ruột và tế bào hồng cầu có gì khác nhau về cấu trúc và chức năng? b. Tìm đặc điểm chung về cấu trúc hai loại tế bào biểu bì lông ruột và tế bào hồng cầu thể hiện phù hợp với chức năng hấp thụ các chất. Câu 4: a. Nêu các thành phần chủ yếu cấu tạo nên một virion. b. Virus có bao nhiêu kiểu đối xứng chính? Trong đó kiểu nào thường gây bệnh trên người. Câu 5: a. Đặc điểm cơ bản nào về tế bào và hệ gen vi khuẩn giúp chúng có được khả năng thích nghi cao với các điều kiện môi trường khác nhau? b. Khi trực khuẩn Gram dương (Bacillus brevis) phát triển trong môi trường lỏng, người ta thêm lizôzim vào dung dịch nuôi cấy. Vi khuẩn này có liên tục sinh sản không? Vì sao? Câu 6: Sự tiêu hoá hoá học ở dạ dày diễn ra như thế nào? Thức ăn sau khin được tiêu hoá ở dạ dày được chuyển xuống ruột từng đợt với lượng nhỏ có ý nghĩa gì? Trình bày cơ chế của hiện tượng trên. Câu 7: Một số bệnh ở người gây nên do rối loạn về nội tiết. Việc điều trị bằng hoocmôn trong một số trường hợp đem lại hiệu quả rõ rệt, nhưng trong một số trường hợp khác lại không có hiệu quả. Hãy giải thích nguyên nhân dẫn đến các trường hợp trên. Câu 8: Hãy chọn 1 ý đúng (trong 4 ý a, b, c và d) ở mỗi câu dưới đây: 1
  2. 1. Ôxi được giải phóng ra khỏi hêmôglôbin để vào máu nhiều nhất khi: a. pH thấp, nhiệt độ cao ở mô. b. pH cao, nhiệt độ cao ở mô. c. pH thấp, nhiệt độ thấp ở mô. d. pH cao, nhiệt độ thấp ở mô. 2. Sợi đàn hồi và sợi cơ trơn trong thành động mạch chủ yếu có tác dụng: a. Điều hoà dung lượng máu chảy trong mạch. b. Làm cho dòng máu chảy liên tục. c. Làm cho máu chảy mạnh và nhanh hơn. d. Làm tăng huyết áp khi tim bơm máu lên động mạch. 3. Hoạt động nào sau đây của các van tim là do tăng áp lực trong tâm thất của tim ở động vật có vú? a. Đóng tất cả các van tim. b. Đóng các van bán nguyệt. c. Mở van hai lá và van ba lá. d. Mở các van bán nguyệt. Câu 9: Nêu sự khác nhau về các đặc điểm điển hình giữa thực vật C3 và thực vật C4. Câu 10: Cho hai cây A, B và ba chỉ tiêu sinh lí: áp suất thẩm thấu của tế bào rễ, điểm bù ánh sáng và điểm bù CO2. a. Hãy chọn chỉ tiêu sinh lí thích hợp để phân biệt cây A và cây B trong các nhóm thực vật sau: Cây ưa bóng và cây ưa sáng. Cây chịu hạn và cây kém chịu hạn. Cây C3 và cây C4. b. Nêu nguyên tắc của phương pháp xác định các chỉ tiêu sinh lí nêu trên. c. Giả thiết rằng nếu trồng cây A và cây B trên cùng một diện tích thì cây B sẽ ảnh hưởng xấu đến cây A. Hãy trình bày cách bố trí thí nghiệm đẻ xác minh sự ảnh hưởng đó. Hết Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Giám thị không giải thích gì thêm.